Lót Giấy Bạc Khi Dùng Nồi Chiên Không Dầu Có ảnh Hưởng đến Sức ...

Lót giấy bạc khi dùng nồi chiên không dầu có ảnh hưởng đến sức khỏe không?Lót giấy bạc khi dùng nồi chiên không dầu có ảnh hưởng đến sức khỏe không?Sử dụng giấy bạc khi chiên thực phẩm trong nồi chiên không dầu có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Nhiều người lo ngại tính an toàn khi nhiệt lượng tiếp xúc với giấy bạc sẽ tạo ra phản ứng hóa học trên thực phẩm. Tuy nhiên sự thật không hoàn toàn như vậy.Nội dung:
  • 1. Sử dụng giấy bạc cho nồi chiên không dầu có thật sự an toàn?
  • 2. Cách dùng giấy bạc cho nồi chiên không dầu an toàn
  • 3. Có thể thay giấy bạc bằng giấy nến không?

Giấy bạc thực chất là giấy nhôm vì được sản xuất bằng nhôm tuy nhiên chúng ta thường gọi bằng tên gọi là giấy bạc thực phẩm. Loại giấy này được ứng dụng nhiều trong nấu ăn, đặc biệt là với những món phải chiên, rán hoặc nấu bằng nhiệt độ cao.

1. Sử dụng giấy bạc cho nồi chiên không dầu có thật sự an toàn?

Nhiều người tiêu dùng lo ngại việc sử dụng giấy bạc khi nấu ăn bằng nồi chiên không dầu có thể gây ra nguy hiểm cho sức khỏe, thực tế cho thấy, giấy bạc được thiết kế phù hợp và an toàn ở nhiệt độ cao.

Theo chia sẻ của phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội, giấy bạc rất nhẹ và mỏng, thường được sử dụng để bọc, gói, phủ lên trên hoặc lót phía dưới khi nấu nướng và bảo quản thức ăn, sử dụng giấy bạc cho nồi chiên không dầu là an toàn.

Chỉ có một lưu ý đó là không sử dụng giấy bạc kết hợp với những thực phẩm giàu axit hoặc được ướp nướng có tính axit như chanh, giấm, mẻ.... vì chúng kết hợp với giấy bạc giải phóng nhôm sẽ sinh ra các chất độc hại cho sức khỏe người tiêu dùng. Trong giấy bạc có thành phần kim loại là nhôm, khi axit trong món ăn phản ứng với chất nhôm trong giấy bạc làm ăn mòn giấy bạc, một lượng nhỏ nhôm có thể ngấm vào thức ăn gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Lót giấy bạc khi dùng nồi chiên không dầu có ảnh hưởng đến sức khỏe không? - Ảnh 2.

Lót giấy bạc khi dùng nồi chiên không dầu là an toàn, giúp thực phẩm chín đều - Ảnh: Internet

Đọc thêm:

- Ăn đồ chiên rán có thể khiến bạn mắc 4 căn bệnh cực kỳ nguy hiểm này

- Một số lời khuyên trong chế độ ăn uống giúp bạn phòng tránh ung thư thực quản

Còn trong các trường hợp chiên, rán thực phẩm bình thường như thịt, cá... thì không gây nguy hiểm, tuy nhiên chúng ta nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm được nấu với nhiệt lượng cao.

Nồi chiên không dầu được hoạt động theo nguyên lý chiên chân không với cơ chế làm nóng bằng thanh nhiệt, nguồn nhiệt từ điện và kết hợp với quạt tản nhiệt giúp thực phẩm được làm chín mà không cần qua dầu mỡ (làm chín bằng không khí nóng). Khi sử dụng giấy bạc trong nồi chiên không dầu sẽ giúp thực phẩm được chín đều, nhanh và hạn chế lượng dầu trong khi nướng. Giấy bạc cũng giúp thực phẩm khi chín mềm hơn, không nhỏ nước xuống khay nồi và giúp tạo hương vị cho món ăn.

Tuy nhiên cần hết sức tránh sử dụng giấy bạc kết hợp với các thực phẩm axit hoặc được tẩm ướp bằng những loại gia vị giàu axit như chanh, giấm, vì chúng có thể phản ứng với giấy bạc gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

2. Cách dùng giấy bạc cho nồi chiên không dầu an toàn

Nồi chiên không dầu ngày càng phổ biến với mỗi gia đình, tuy nhiên để thực phẩm được chế biến một cách đúng cách và an toàn với giấy bạc thì người sử dụng nên chú ý một số lưu ý sau để sử dụng giấy bạc cho nồi chiên không dầu một cách an toàn.

Lót giấy bạc khi dùng nồi chiên không dầu có ảnh hưởng đến sức khỏe không? - Ảnh 3.

Không nên sử dụng giấy bạc cho các trường hợp thực phẩm có chứa nhiều axit hoặc tẩm ướp gia vị có tính axit - Ảnh: Internet

- Giấy bạc cho nồi chiên không dầu dùng tốt nhất khi đặt một lớp dưới khay chiên, đảm bảo có khoảng lưu thông trống xung quanh bép, không phủ giấy bạc che kín mép giỏ vì sẽ cản trở khi lưu thông tự do khiến cho thức ăn chín không đều, giảm tuổi thọ của thiết bị.

- Bọc giấy bạc bao quanh thực phẩm và đặt vào nồi chiên không dầu, đảm bảo không che các lỗ thông hơi trong nồi.

- Không để mỡ hoặc nước chảy trên giấy bạc, một số loại gia vị ướp chảy trên giấy bạc có thể gây cháy khét thực phẩm.

- Không bọc giấy bạc quá chặt vì sẽ cản trở khí nóng lưu thông đến thực phẩm, khiến món ăn không chín đều, không giòn và mất nhiều thời gian chiên.

- Sử dụng những loại giấy bạc cho nồi chiên không dầu đảm bảo chất lượng, không dùng những loại giấy đã mốc, ẩm.

- Thay giấy bạc sau mỗi lần sử dụng và sử dụng loại giấy bạc dày, tốt.

- Nếu muốn thức ăn không dính vào giấy bạc, nên bôi 1 lớp bơ hay dầu hoặc xịt chống dính lên.

3. Có thể thay giấy bạc bằng giấy nến không?

Nếu gia đình bạn không muốn sử dụng giấy bạc, có thể thay thế bằng giấy nến khi sử dụng nồi chiên không dầu. Giấy nến thường được dùng trong làm bánh vì có tác dụng chống dính, chống dầu mỡ và giúp làm mềm thực phẩm. Việc sử dụng giấy nến được đánh giá là an toàn hơn giấy bạc, an toàn khi sử dụng những loại thực phẩm có chứa axit.

Lót giấy bạc khi dùng nồi chiên không dầu có ảnh hưởng đến sức khỏe không? - Ảnh 4.

Có thể thay thế giấy nến cho giấy bạc khi sử dụng nồi chiên không dầu - Ảnh: Internet

Tuy nhiên cần lưu ý, giấy nến có thể chịu được nhiệt thấp hơn giấy bạc, tối đa trong khoảng 220-250 độ C, và nó cũng bị cháy nếu để quá gần phần tỏa nhiệt bên trên.

Nhiều gia đình lo ngại tính an toàn của các loại giấy bạc cho nên thường đặt trực tiếp thực phẩm vào khay chiên không dầu, hoặc để trực tiếp đĩa vào trong khay. Nên lưu ý lật thực phẩm hoặc để với nhiệt độ vừa phải, tránh thực phẩm bị cháy khét.

Nồi chiên không dầu có tốt như mọi người vẫn tưởng?Tác giả: Minh Ngọc Theo Phụ nữ Việt Nam Link bài gốc Link bài gốc Copy link

  • Chia sẻ

Bạn thường quan tâm đến các vấn đề sức khỏe gì dưới đây ? Kiến thức chung Viêm gan bí ẩn Đậu mùa khỉ Đăng ký nhận tin

Vui lòng nhập Email của bạn

Hoàn thành

Bài viết đọc nhiều

Chuyên gia hướng dẫn cách làm sạch cặn bã trong đường ruột không phải ai cũng biết Dừng ngay những thói quen khiến vi khuẩn lây lan nhanh chóng này Sáng 8-3, Việt Nam bắt đầu chiến dịch tiêm vắc-xin Covid-19 lớn nhất từ trước đến nay 5 tư thế yoga tốt cho bệnh cao huyết áp Các nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát phổ biến nhất Tiêm vaccine Covid-19 gây đau đầu có phải triệu chứng bất thường?

Bài viết cùng chủ đề Kiến thức chung

Mặt đỏ bừng sau khi uống rượu bia có nguy hiểm không? Mặt đỏ bừng sau khi uống rượu bia có nguy hiểm không? Nổi mẩn ngứa sau khi uống rượu bia có nguy hiểm không? Có phải dấu hiệu gan kém? Nổi mẩn ngứa sau khi uống rượu bia có nguy hiểm không? Có phải dấu hiệu gan kém? Đau xương khớp trở nặng vào mùa lạnh, bạn nên ra vườn hái ngay 5 loại cây này để uống Đau xương khớp trở nặng vào mùa lạnh, bạn nên ra vườn hái ngay 5 loại cây này để uống

Sức khỏe thể chất

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Tác dụng của tư thế con ếch trong yoga: Thường xuyên mỏi người, đau lưng không nên bỏ qua [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 5 chấn thương thường gặp khi chơi Pickleball và cách phòng tránh [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Đi bộ thể dục thấy dấu hiệu này nên ngừng tập ngay!

Làm sao để giữ cơ thể khoẻ mạnh?

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Ngâm chân bằng nước muối gừng để nhận được nhiều lợi ích sức khỏe [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 4 việc cần làm sau khi thức dậy để phòng bệnh mùa lạnh, đột quỵ tránh xa [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 10 thực phẩm tốt cho não bộ nên ăn sau tuổi 50

Tin tức và công nghệ update

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Bệnh viện Nhi Trung ương: Làm chủ kỹ thuật cao mang đến cuộc sống mới cho các 'chiến binh nhí' [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Nghiên cứu mới: Giảm cân hiệu quả hơn nhờ ngủ đủ giấc [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Bệnh sán lợn có chữa được không và chữa như thế nào?

Bệnh theo mùa

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? "Lao đao" vì chứng ngứa da mùa lạnh, cần làm gì để giảm nhẹ? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 8 cấm kỵ với bệnh nhân cao huyết áp, mùa lạnh càng đặc biệt cần chú ý kẻo dễ đột quỵ [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Dấu hiệu viêm thanh quản ở trẻ mùa lạnh: Chớ nên coi thường!

Ô nhiễm môi trường

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Cách bảo vệ phổi cho trẻ khi chỉ số ô nhiễm không khí tăng cao [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Trường học cần làm gì để dự phòng tác hại của ô nhiễm không khí? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Ô nhiễm không khí có thể gây trầm trọng thêm COVID-19

Xét nghiệm đánh giá chức năng cơ quan

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Trước tuổi 45, hãy nội soi đại tràng ngay nếu có các dấu hiệu này [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Sau 30 tuổi muốn kiểm tra sức khỏe nên làm 9 xét nghiệm sau [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Xét nghiệm ALT/GPT là gì? Khi nào cần làm xét nghiệm?

Phòng tránh các bệnh truyền nhiễm

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Mất khứu giác có nguy hiểm không? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Các loại bệnh lây truyền qua đường không khí [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Mùa bệnh truyền nhiễm: 8 triệu chứng cho thấy bạn nên nghỉ làm ở nhà

Chăm sóc sức khỏe theo mùa

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Đau xương khớp trở nặng vào mùa lạnh, bạn nên ra vườn hái ngay 5 loại cây này để uống [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 4 loại rau được ví như "nhà vô địch dinh dưỡng", mùa này nên ăn càng nhiều càng tốt [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 4 việc cần làm sau khi thức dậy để phòng bệnh mùa lạnh, đột quỵ tránh xa

Sức khỏe sinh sản

[Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày có sao không? [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? 11 loại thực phẩm tăng khả năng sinh sản cho cả 2 giới [Infographics] - 8 bộ phận cơ thể bị "bào mòn" như thế nào bởi thức ăn nhanh? Kinh nguyệt có mùi hôi khó chịu: Khi nào là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung? Hỏi bác sỹBS. Nguyễn Xuân KiênBS. Nguyễn Xuân KiênBác sĩ Chuyên khoa I Bệnh viện Quân Y 108Ths-BS Nguyễn Đình VươngThs-BS Nguyễn Đình VươngKhoa Ngoại Tổng hợpTư vấn và giải đáp những khúc mắc về bệnh Tiểu Đường từ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành.

Đọc nhiều nhất

Bà đẻ ăn được quả gì? 7 loại quả tốt cho mẹ và bé không nên bỏ qua Bà đẻ ăn được quả gì? 7 loại quả tốt cho mẹ và bé không nên bỏ qua Gội đầu nhiều có tốt không? Nên gội đầu mấy lần/tuần? Gội đầu nhiều có tốt không? Nên gội đầu mấy lần/tuần? Bị ong vò vẽ đốt có sao không? Hướng dẫn cách trị ong vò vẽ đốt Bị ong vò vẽ đốt có sao không? Hướng dẫn cách trị ong vò vẽ đốt Xuất tinh nhiều ở tuổi dậy thì có sao không? Xuất tinh nhiều ở tuổi dậy thì có sao không? Bà bầu ăn lá mơ được không? Những lưu ý khi ăn lá mơ đối với phụ nữ mang thai Bà bầu ăn lá mơ được không? Những lưu ý khi ăn lá mơ đối với phụ nữ mang thai

Từ khóa » Có Nên Lót Giấy Bạc Vào Nồi Chiên Không Dầu