Lột Trần Huyền Thoại HCM - Tải Xuống Sách | 1-50 Các Trang | AnyFlip
Có thể bạn quan tâm
- Quick Upload
- Explore
- Features
- Example
- Support
- Contact Us
- FAQ
- Help Document
- Pricing
- Explore
- Features
- Example
- Support
- Contact Us
- FAQ
- Help Document
- Pricing
- Enrichment
- Business
- Books
- Art
- Lifestyle
- Religion
- Home
- Science
Lotran_huyenthoai_HCM
Like this book? You can publish your book online for free in a few minutes!- nguyendangtrinh29
- http://anyflip.com/tnaj/zzes/
Related Publications
Discover the best professional documents and content resources in AnyFlip Document Base. Search Published by nguyendangtrinh29, 2017-01-01 21:33:30 Lột trần huyền thoại HCM- Pages:
- 1 - 50
- 51 - 100
- 101 - 102
Lotran_huyenthoai_HCM
TRẦN GIA PHỤNGHUYỀN THOẠIHỒ CHÍ MINH1.- HUYỀN THOẠI VỀ NGƯỜI CHA Trang 032.- HUYỀN THOẠI RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC 083.- HUYỀN THOẠI CUỘC SỐNG ĐỘC THÂN GIẢN DỊ 124.- HUYỀN THOẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 245.- HUYỀN THOẠI GIẢI PHÓNG DÂN TỘC 326.- HUYỀN THOẠI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 437.- HUYỀN THOẠI LĂNG HỒ CHÍ MINH 568.- HUYỀN THOẠI DANH NHÂN VĂN HÓA THẾ GIỚI 729.- TỔNG KẾT VỀ HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH 7810.- HỒ CHÍ MINH VÀ HỘI TAM ĐIỂM 8011.- LẠI CHUYỆN ĐẠO ĐỨC VÀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 92BÀI ĐỌC THÊM: THỜI BÁO BA LAN XẾP HẠNG HỒ CHÍ MINH 101 NGŨ HÀNH SƠNLỜI NHÀ XUẤT BẢNỞ hải ngoại, huyền thoại Hồ Chí Minh có thể được xem như chuyện cũ đối với độcgiả người Việt. Hầu như người Việt hải ngoại nào cũng biết, nhờ đọc được nhiềusách báo tiếng Việt cũng như tiếng ngoại quốc.Riêng tác giả tập sách nhỏ nầy đã biên soạn và ấn hành sách Án tích cộng sản ViệtNam tại Toronto, Nxb. Non Nước năm 2001, gồm những vụ án do CSVN gây ra,trong đó có bài “Lột trần huyền thoại Hồ Chí Minh”. Sách nầy được Giải nhấtGiải Văn học do Hội Quốc Tế Y Sĩ Việt Nam Tự Do tổ chức năm 2002.“Lột trần huyền thoại Hồ Chí Minh” được dịch qua Anh ngữ và Nxb Non Nước inthành sách song ngữ Anh Việt năm 2003, với tựa đề là Exposing the Myth of HoChi Minh. Exposing the Myth of Ho Chi Minh được hiệu đính, bổ sung và tái bảnlần nữa năm 2006.Trong khi đó, ở trong nước Việt Nam, đảng và nhà nước cộng sản Việt Nam hoàntoàn bưng bít những tài liệu mới ở hải ngoại về Hồ Chí Minh, và vẫn không ngừngtuyên truyền, đề cao nhân vật Hồ Chí Minh cho các thế hệ thanh thiếu niên kế tiếpnhau, hết lớp nầy đến lớp khác, hết năm nầy đến năm khác. Năm nào những thế hệthanh thiếu niên mới lớn ở trong nước đều phải học tập về cuộc đời, “đạo đức” vàhoạt động của Hồ Chí Minh. Nhà nước cộng sản còn đưa “tư tưởng Hồ Chí Minh”vào điều 4 Hiến pháp năm 1992.Gần đây, từ 2007 đến 2011, đảng Cộng Sản tổ chức cuộc vận động dân chúng “họctập và làm theo gương đạo đức Hồ Chí Minh”, nhắm làm cho toàn dân nắm vững“nội dung cơ bản và giá trị to lớn của tư tưởng đạo đức và tấm gương đạo đức HồChí Minh”.Vì vậy, huyền thoại Hồ Chí Minh vẫn còn mới mẻ và luôn luôn mới mẻ với thanhthiếu niên trong nước nếu còn đảng CS.Nxb. Ngũ Hành Sơn xin chuyển trở lại lên mạng lưới thông tin toàn cầu Huyềnthoại Hồ Chí Minh đã được tác giả Trần Gia Phụng hiệu đính và bổ túc, cùng mộtsố bài của tác giả liên quan đế Hồ Chí Minh, nhằm cung ứng cho nhu cầu độc giảtrong nước, nhất là giới thanh thiếu niên, kể cả các đảng viên cộng sản, để mọingười hiểu rõ thêm sự thật về kẻ đã sáng lập đảng Cộng Sản Việt Nam. NGŨ HÀNH SƠNHUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH Trần Gia PhụngNhân vật Hồ Chí Minh bao trùm nhiều huyền thoại. Có huyền thoại do ông tự tạora, có huyền thoại do thuộc hạ ông tạo ra nhằm thần thánh hóa lãnh tụ của họ. Dầndần, qua thời gian, những huyền thoại nầy được bạch hóa, giúp làm rõ sự thật vềnhân vật lịch sử nầy.Chương 1 HUYỀN THOẠI VỀ NGƯỜI CHATheo sách Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, của nhà xuất bản Sự Thật(Hà Nội), Hồ Chí Minh (HCM) "sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước,nguồn gốc nông dân. Cụ thân sinh ra Người [HCM] là Nguyễn Sinh Huy, tứcNguyễn Sinh Sắc (1863-1929) ...đỗ phó bảng và sống thanh bạch bằng nghề dạyhọc. Đối với các con, cụ giáo dục ý thức lao động và cho học tập để hiểu "đạo lýlàm người". Sau khi đỗ phó bảng, bị bọn thống trị thúc ép nhiều lần, cụ ra làmquan, nhưng thường tỏ thái độ tiêu cực, không hợp tác với chúng. Cụ thường nói:"Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ", nghĩa là "Quan trường là nô lệtrong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn". Vốn có tinh thần yêu nước, khảngkhái, cụ thường chống đối bọn quan trên và bọn thực dân Pháp, cho nên sau mộtthời gian rất ngắn, cụ bị chúng cách chức. Cụ vào Nam bộ làm nghề thầy thuốc,sống cuộc đời thanh bạch, cho đến lúc từ trần."(1) NGUYỄN SINH SẤC (NGUYỄN SINH HUY) (Phụ thân Hồ Chí Minh) Vào cuối đời, ông Huy “không muốn nghe nói đến “đứa con hư” [HCM] của mình.” (Daniel He1mery, De l’Indochine au Vietnam, Paris: Gallimard, 1990, tr. 134.) 03Nguyễn Sinh Sắc quả thật đã đỗ phó bảng năm 1901 (tân sửu) cùng một lần vớiNguyễn Đình Hiến, Phan Châu Trinh.(2) Tuy nhiên, Nguyễn Sinh Sắc không hề bị"bọn thống trị thúc ép nhiều lần" sau khi đỗ phó bảng, mới chịu ra làm quan. ÔngSắc đã xin đi làm quan ngay sau khi đỗ cử nhân và trước khi đỗ phó bảng. Nguyênvào năm 1894, Nguyễn Sinh Sắc đỗ cử nhân tại trường thi Nghệ An. Năm sau(1895), ông Sắc vào Huế thi hội bị hỏng, đã xin đi làm hành tẩu bộ Hộ. Ba nămsau, ông hỏng kỳ thi hội một lần nữa vào năm 1898.(3) Trước khi đi thi hội năm1901, ông Sắc đã tham dự Hội đồng giám khảo, chấm kỳ thi hương tại Bình Địnhnăm 1897 và Thanh Hóa năm 1900,(4) với tư cách là một quan chức của triều đìnhHuế. Cuối cùng, ông đỗ kỳ thi hội năm 1901. Vào thi đình, ông đỗ phó bảng vàđược làm thừa biện bộ Lễ từ 1902 đến 1909, rồi đi tri huyện Bình Khê (Bình Định)tháng 5 năm đó. Từ thừa biện đi làm tri huyện, là thăng chức chứ không phảixuống chức.Nguyễn Sinh Sắc bị sa thải chứ không phải bị cách chức. Sa thải là bị đuổi khôngđược làm quan; cách chức là bị tước mất chức vụ, nhưng vẫn được làm quan, cóthể bị hạ chức vụ hoặc thuyên chuyển đi chỗ khác. Lý do sa thải cũng không phảivì "vốn có tinh thần yêu nước, khảng khái, cụ thường chống đối bọn quan trên vàbọn thực dân Pháp ". Ông bị sa thải vì đã hành xử tàn bạo với dân chúng. Trongmột cơn say rượu, ông Sắc đã dùng roi mây trừng phạt và đánh chết một người tùvào tháng 1-1910. Gia đình người nầy kiện lên cấp trên. Dù tri huyện Sắc đã chốicãi rằng không phải vì trận đòn của ông mà người kia chết, ông vẫn bị triều đình rasắc chỉ ngày 17-9-1910 phạt đánh 100 trượng. Hình phạt nầy được chuyển đổi quahạ bốn cấp quan lại và sa thải.(5)Triều đình chuyển đổi hình phạt để Nguyễn Sinh Sắc khỏi bị đánh đòn có thể nhắmgiữ thể diện của một quan chức triều đình, và nhất là vị nầy lại là người có học vịcao. Có tài liệu nói rằng chính nhờ Cao Xuân Dục (1842-1923), một thượng thưtrong triều, che chở, nên ông Sắc chỉ bị mất chức mà không bị phạt đánh trượng.Cao Xuân Dục là người Nghệ An, cùng tỉnh với Nguyễn Sinh Sắc.(6) Phải chăngHội đồng hương Nghệ An, lúc đó hoạt động rất mạnh tại kinh đô Huế, đã can thiệpgiúp Nguyễn Sinh Sắc?Ông Sắc nghiện rượu từ khi còn ở Huế. Chị của HCM, bà Nguyễn Thị Thanh, vàoHuế thăm cha năm 1906. "Bà không thể chịu đựng lâu ngày thái độ cộc cằn thô lỗcủa cha bà, nay đã mắc phải tật nghiện rượu và thường hay đánh đập bà ".(7) Dođó, năm sau bà bỏ Huế ra Nghệ An trở lại, mà không sống với cha. 04Phải chăng câu: "Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ, hựu nô lệ " (Quan trườnglà nô lệ trong những người nô lệ, lại càng nô lệ hơn) là do những cán bộ cộng sảnbịa ra, rồi gán cho ông Sắc để đả kích chế độ quân chủ? Hay phải chăng vì bị đuổira khỏi ngành quan lại nên ông Sắc mới bất mãn và thốt lên câu nầy? Nếu không,trước đó ông Sắc hăng hái xin ra làm quan làm gì? Sau nầy con ông, Nguyễn TấtThành (HCM) còn gởi thư đến viên khâm sứ Pháp tại Huế, viên chức Pháp đứngđầu Trung Kỳ, xin cho cha một chức quan nhỏ nữa.Ngày 26-2-1911, Nguyễn Sinh Sắc xuống tàu từ Đà Nẵng vào Sài Gòn. Ông ở lạiSài Gòn một thời gian, dạy chữ Nho cho nhà báo Diệp Văn Kỳ,(8) rồi đi Lộc Ninhlàm giám thị đồn điền. Từ đó, ông không bao giờ trở ra Nghệ An. Ông sống langthang ở miền Nam bằng nghề đông y, và nghề viết liễn đối cho dân chúng. Gầncuối đời, ông đến định cư tại làng Hội Hòa An, Sa Đec, và từ trần ngày 29-11-1929.(9)Sau hiệp định Genève năm 1954, đất nước bị chia hai. Mộ phần của Nguyễn SinhSắc ở Sa Đec đã được tổng thống Ngô Đình Diệm chỉ thị cho ông bộ trưởng bộKiến thiết tên là Hoàng Hưng sửa sang, trùng tu đàng hoàn tươm tất năm 1956.(10)Khi Nguyễn Sinh Sắc bị bãi chức và sống lang thang nghèo khổ ở miền Nam, thìcon ông ta là Nguyễn Tất Thành lấy tên là Ba, xin làm phụ bếp trên tàu AmiralLatouche-Tréville và theo tàu nầy rời Sài Gòn, đi Pháp ngày 5-6-1911. Thành đặtchân đến Marseille, hải cảng miền Nam nước Pháp, ngày 6-7-1911.(11) Tiếp tụccuộc hải hành, Nguyễn Tất Thành (HCM) ghé lại Sài Gòn vào gần cuối tháng 10-1911 và gởi thư đề ngày 31-10-1911 cho khâm sứ Pháp tại Huế, nhờ chuyển chocha là Nguyễn Sinh Sắc 15 đồng Đông Dương.(12) Sau đó, khi đến New York,ngày 15-12-1912, Thành (HCM) viết một thư khác cho viên khâm sứ Pháp tại Huếtha thiết "... cầu mong Ngài [chỉ khâm sứ Pháp] vui lòng cho cha tôi [cha củaThành tức ông Sắc] được nhận một công việc như thừa biện ở các bộ, hoặc huấnđạo, hay giáo thụ để cha tôi sinh sống dưới sự quan tâm cao quý của Ngài..."(13)Đây là hai việc làm hiếu đễ đáng khen của thanh niên Thành. Tuy nhiên rất tiếckhi gia nhập đảng CS, thì Thành từ bỏ luân lý truyền thống dân tộc, chuyển lòngtrung hiếu thành lý tưởng phục vụ đảng và chủ nghĩa cộng sản, đến nỗi sau đóchính ông Sắc, phụ thân của Thành, rất bực mình “không muốn nghe nói đến “đứacon hư” của mình [...] mà các chủ thuyết chẳng những đả phá uy quyền của nhàvua, mà còn đả phá luôn cả uy quyền của người gia trưởng.”(14) 05Vậy huyền thoại về người cha của HCM là một người yêu nước, chống đối chínhquyền Pháp nên bị cách chức, là chuyện hoàn toàn bịa đặt có thể do chính HCMhoặc do Ban Nghiên cứu Lịch sử trung ương đảng Cộng Sản Việt Nam đưa ranhắm làm tăng giá trị cho HCM.Tưởng cũng nên thêm ở đây một phát hiện của Trần Quốc Vượng (1934-2005), sửgia Hà Nội. Trong sách Trong cõi của Trần Quốc Vượng, có bài "Lời truyềnmiệng dân gian về nỗi bất hạnh của một số nhà trí thức Nho gia (kinh nghiệm điềndã)". Trong phần cuối của bài nầy, Trần Quốc Vượng cho biết rằng Nguyễn SinhSắc, phụ thân của HCM, không phải là con của Nguyễn Sinh Nhậm. Trước khiđám cưới, bà vợ của Nguyễn Sinh Nhậm đã có mang với cử nhân Hồ Sĩ Tạo, chonên Nguyễn Sinh Nhậm chỉ là người cha trên giấy tờ của Nguyễn Sinh Sắc màthôi. Trần Quốc Vượng viết: "Nguyễn Ái Quốc sau cùng đã lấy lại họ Hồ vì cụbiết ông nội đích thực của mình là cụ Hồ Sĩ Tạo, chứ không phải là cụ NguyễnSinh Nhậm".(15)CHÚ THÍCH1. Ban Nghiên cứu Lịch sử đảng trung ương (BNCLSĐ), Chủ tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp, in lần thứ tư (có xem lại và bổ sung), Hà Nội: Nxb. Sự Thật, 1975, tt. 11-12. (Viết tắt: BNCLSĐ)2. Cao Xuân Dục, Quốc triều đăng khoa lục (chữ Nho), bản dịch của Lê Mạnh Liêu, Sài Gòn: Bộ Quốc Gia Giáo Dục, 1962, tt. 234-240. Xin sơ lược lại học vị dưới triều Nguyễn. Cử nhân: Thí sinh do trường tỉnh giới thiệu dự kỳ thi Hương. Nếu đậu 4 trường (kỳ) thì được gọi là cử nhân. Nếu đậu 3 trường (kỳ), hỏng trường 4, gọi là tú tài. (Không có khoa thi tú tài riêng biệt.) Tiến sĩ và phó bảng: Sau khi đậu cử nhân, thí sinh tham dự kỳ thi hội tại kinh đô Huế. Sau khi đậu thi hội, thí sinh vào thi đình là kỳ thi sát hạch để phân cao thấp. Nếu đậu cao, gọi là tiến sĩ; đậu thấp hơn gọi là phó bảng.3. Trần Quốc Vượng, Trong cõi, California: Nxb. Trăm Hoa, 1993, tr. 257.4. Daniel Hémery, Ho Chi Minh, de l ' Indochine au Vietnam [Hồ chí Minh, từ Đông Dương đến Việt Nam], Paris: Nxb. Gallimard, 1990. tt. 131-132.5. Daniel Hémery, sđd. tr. 133.6. Vũ Ngự Chiêu, Các vua cuối nhà Nguyễn (Thiên Mệnh Đại Pháp) 1884-1945, tập 2, Houston: Nxb. Văn Hóa, 2000, tr. 683.7. Daniel Hémery, sđd. tr. 133.8. Diệp Văn Kỳ (1895-1945): Ông là con của Diệp Văn Cương và bà Công Nữ Thiện Niệm. Bà nầy là em của vua Dục Đức (1883) và cô của vua Thành Thái (trị vì 1889- 1907).9. Daniel Hémery, sđd. tr. 134. 0610. Trần Đông Phong, “Hồ Chí Minh và Ngô Đình Diệm”, California: nguyệt san Thế Kỷ 21, Xuân Ất Dậu 2005, tt. 95-96. Trần Nguơn Phiêu, Những ngày qua, Texas: Nxb. Hải Mã, 2005, tr. 251.11. Lê Thị Kinh, Phan Châu Trinh (1872-1926) qua những tài liệu mới, quyển 2 tập 1, Nxb. Đà Nẵng, 2001, tr. 210.12. Thụy Khuê, Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc, Virginia: Nxb. Tiếng Quê Hương, 2012, tr. 465.13. Thành Tín [Bùi Tín], Mặt thật, California: Nxb. Saigon Press, 1993, tt. 95-96.14. Daniel Hémery, sđd. tr. 134.15. Trần Quốc Vượng, sđd. tr. 258. Cử nhân Hồ Sĩ Tạo, Nghệ An, đậu năm 1868, khác với cử nhân Hồ Sĩ Tạo, Bình Định, đậu 1891. 07Chương 2 HUYỀN THOẠI RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚCNhững tài liệu của đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN) đều viết rằng ngày 5-6-1911,thanh niên Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh = HCM) xuống tàu Amiral Latouche-Tréville để ra đi tìm đường cứu nước. Sau đây là lời trong sách Lịch sử Việt Namcủa nhà cầm quyền CS Hà Nội:"Sự thất bại của các phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục của cuộc vậnđộng Duy Tân và phong trào chống thuế ở các tỉnh Trung Kỳ mà Người [HCM]từng tham gia khi đang học ở trường Quốc Học Huế, đã thôi thúc Người [HCM]hướng về các nước Tây Âu, mong muốn được đến "tìm xem những gì ẩn giấu đằngsau những Tự do, Bình đẳng, Bác ái". Sau khi rời Huế vào Phan Thiết ......Được ít lâu, lấy tên là Văn Ba, Người [HCM] xin làm phụ bếp trên chiếc tàuthủy Đô đốc La Tusơ Tơrêvin (La Touche Tréville)[Latouche-Tréville], thuộc hãngvận tải hợp nhất của Pháp, để đi ra nước ngoài "xem nước Pháp và các nước kháclàm như thế nào rồi sẽ trở về giúp đồng bào"..."(1)Sách Chủ Tịch Hồ Chí Minh, tiểu sử và sự nghiệp của nhà xuất bản Sự Thật (trựcthuộc Trung ương đảng Lao Động) giải thích sự ra đi của HCM cũng gần giốngnhư thế:"... Ít lâu sau, Hồ Chủ tịch vào Sài Gòn. Nam Kỳ dưới chế độ thuộc địa cũngchẳng khác gì Trung Kỳ dưới chế độ bảo hộ và Bắc kỳ dưới chế độ nửa thuộc địa,nửa bảo hộ. Ở đâu nhân dân cũng bị áp bức, bóc lột, đồng bào cũng bị đọa đày,khổ nhục. Điều đó càng thôi thúc Hồ Chủ tịch đi sang các nước Âu tây để xemnhân dân các nước ấy làm như thế nào mà trở nên độc lập, hùng cường, rồi sẽ trởvề "giúp đỡ đồng bào" đánh đuổi thực dân Pháp. Ý định ấy của Người [HCM] đãdẫn Người từng bước đi tới tìm một phương hướng mới cho sự nghiệp cứu nướccủa nhân dân ta." (BNCLSĐ, sđd.15).Trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, cũng do nhàxuất bản Sự Thật ấn hành, trả lời phỏng vấn của tác giả Trần Dân Tiên, Hồ ChíMinh nói về lý do ra đi như sau:"...Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp vàcác nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bàochúng ta..."(2) 08Trần Dân Tiên chính là HCM. Ông dùng một tên khác viết sách tự ca tụng mình.Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, có nhiều người viết sách về hoạt động củamình, đôi khi để tự khen mình, hoặc để biện hộ cho những việc làm của mình,nhưng họ đề tên thật, chịu trách nhiệm về những điều họ viết. Hồ Chí Minh dùngmột tên khác tự ca tụng mình là một sáng kiến kỳ lạ chưa một người tự trọng nàodám nghĩ đến.Như thế, qua các sách của nhà cầm quyền CS và qua chính những lời viết củaHCM, ông ta đi ra nước ngoài nhắm mục đích tìm đường cứu nước, nhưng trongthời gian gần đây, nhiều tác giả đã tìm được những chứng liệu cụ thể cho thấyHCM ra đi không phải để tìm đường cứu nước, mà chỉ vì lý do kinh tế gia đình.Trong bài "Từ mộng làm quan đến đường cách mạng Hồ Chí Minh và TrườngThuộc Địa", đăng trên nguyệt san Đường Mới số 1, Paris, 1983, từ trang 8 đếntrang 25, hai tác giả Nguyễn Thế Anh và Vũ Ngự Chiêu đã phổ biến ảnh sao(photocopy) hai lá thư của Nguyễn Tất Thành đề ngày 15-9-1911 nội dung giốngnhau.Một thư gởi cho tổng thống Pháp và một thư bộ trưởng bộ Thuộc Địa Pháp, xin haiông ban ân huệ cho Thành được đặc cách vào học Trường Thuộc Địa Paris, nơiđào tạo quan lại cho các thuộc địa Pháp trong đó có Đông Dương. Sau đây là bảndịch thư của Nguyễn Tất Thành qua Việt ngữ: Marseille, ngày 15 tháng Chín năm 1911 Kính thưa Tổng Thống Cộng Hòa, Tôi xin trân trọng thỉnh nguyện lòng hảo tâm của Ngài ban cho tôi đặc ân được nhận vào học nội trú trường Thuộc Địa. Tôi hiện đang làm công nhân trong công ty Chargeurs Réunis (tàu Amiral Latouche-Tréville) để sinh sống. Tôi hoàn toàn không có chút tài sản nào, nhưng rất khao khát học hỏi. Tôi ước mong trở nên hữu ích cho nước Pháp đối với đồng bào tôi, đồng thời làm thế nào cho họ hưởng được những ích lợi của nền học vấn. Tôi người gốc tỉnh Nghệ An, xứ An nam. 09Trong khi chờ đợi câu trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi của Tổng Thống,xin Ngài nhận trước nơi đây lòng biết ơn của tôi. Nguyễn Tất Thành, sinh tại Vinh năm 1892, con của ông Nguyễn Sinh Huy (Phó bảng) Học sinh Pháp văn, Quốc ngữ và chữ Nho. 10Trên đường hải hành, khi tàu ghé bến Sài Gòn, ngày 31-10-1911 Nguyễn TấtThành viết một thư cho khâm sứ Pháp tại Huế, nhờ chuyển 15 đồng Đông Dươngcho cha là Nguyễn Sinh Sắc; đồng thời Thành gởi một thư khác cũng đề ngày 31-10-1911, cho anh là Nguyễn Tất Đạt (còn có tên là Nguyễn Sinh Khiêm), đanggiúp việc cho Tòa khâm sứ Pháp tại Huế, nhờ anh vận động xin cho Thành vào họctrường Thuộc Địa Paris. Ông Đạt gởi thư lên toàn quyền Đông Dương là AlbertSarraut. Thư nầy được chuyển về Tòa khâm sứ Pháp tại Huế, và bị viên khâm sứtừ chối.(3)Hai lá đơn của Nguyễn Tất Thành cùng với thư vận động của Nguyễn Tất Đạt chothấy lúc mới ra đi, Thành chỉ nhắm mục đích sinh nhai. Vì sinh kế gia đình, lúc đóNguyễn Tất Thành sẵn sàng thỏa hiệp với người Pháp để kiếm một chức quan chocá nhân ông bằng việc xin vào học Trường Thuộc Địa Paris.Điều nầy là chuyện bình thường của đời sống con người. Lớn lên, ai ai cũng phảikiếm cách mưu sinh để tự nuôi sống mình và nuôi sống gia đình.Hai lá đơn nầy còn có nghĩa là Nguyễn Tất Thành không phải ra đi tìm đường cứunước. Việc ra đi tìm đường cứu nước chỉ là sản phẩm tưởng tượng sau nầy củaHCM và CSVN, nhắm "anh hùng hóa" và làm đẹp cho việc ra đi của HCM để lôicuốn quần chúng trên đường hoạt động chính trị.CHÚ THÍCH1. Nguyễn Khánh Toàn và một nhóm tác giả, Lịch sử Việt Nam, tập 2, Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội, 1985, tr. 145.2. Trần Dân Tiên, Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Hà Nội: Nxb. Sự Thật, 1976, tr. 13.3. Lê Thị Kinh, Phan Châu Trinh (1872-1926) qua những tài liệu mới, quyển 3 tập 1, Nxb. Đà Nẵng, 2001, tr. 191. 11CHƯƠNG 3 HUYỀN THOẠI CUỘC SỐNG ĐỘC THÂN GIẢN DỊHồ Chí Minh cũng như ban Nghiên cứu Lịch sử đảng trung ương luôn luôn đề caorằng ông ta suốt đời sống độc thân, không lập gia đình, để có thể toàn tâm toàn ýphục vụ nhân dân. Sự thật, dù HCM đi đâu, ở nơi nào, cũng đều có bóng dáng củangười đàn bà trong suốt cuộc đời hoạt động của ông.Theo giáo sư Nguyễn Thế Anh, khi hành nghề nhiếp ảnh ở Paris, Nguyễn Ái Quốc(HCM) đã gởi thư tỏ tình với cô Bourdon ngày 10-5-1923. Sau vài cuộc gặp gỡ vàthư từ qua lại, cô Bourdon viết thư ngày 11-6-1923 cự tuyệt mối tình của NguyễnÁi Quốc. Giáo sư Nguyễn Thế Anh còn trưng dẫn nhiều tài liệu cho thấy khi quaMoscow, nhà cầm quyền Liên Xô đã cung cấp cho Nguyễn Ái Quốc một "ngườivợ".(1)Đến Quảng Châu (Trung Hoa), Nguyễn Ái Quốc, lúc đó lấy tên là Lý Thụy kết hônvới một người phụ nữ Trung Hoa là Tăng Tuyết Minh (1905-1991) vào tháng 10-1926. Lễ kết hôn diễn ra tại nhà hàng Thái Bình ở trung tâm thành phố QuảngChâu với sự hiện diện của các bà Đặng Dĩnh Siêu (vợ Chu Ân Lai), Bào La Đình,Thái Sướng.(2)Taêng Tuyeát Minh Taêng Tuyeát Minh Luùc treû Lôùn tuoåi 12PHIÊN ÂM THƯ LÝ THỤY GỞI TĂNG TUYẾT MINH“Dữ muội tương biệtChuyển thuấn niên dư,Hoài niệm tình thâm,Bất ngôn tự hiểu.Từ nhân hồng tiện,Dao ký thốn tiên,Tỷ muội an tâm,Thị ngã da vọng,Tịnh thỉnh nhạc mẫu vạn phúc. Chuyết huynh Thụy”Tạm dịch“Cùng em chia tayThấm thoát nháy mắt đã hơn năm,Nhớ nhung tình sâu,Không nói cũng biết.Nay nhân gởi tin hồng nhạn,Xa xôi gởi lá thư mang tấm lòng,Mong em yên tâm,Là điều anh trông ngóng,Cũng xin vấn an nhạc mẫu vạn phúc. Người anh vụng về Thụy”Lý Thụy và Tăng Tuyết Minh chia tay khi chiến tranh Quốc Cộng bùng nổ ngày12-4-1927. Lý Thụy đi Vũ Hán, đến Thượng Hải, theo đường Hải Sâm Uy(Vladivostok) qua Moscow khoảng giữa tháng 6 năm 1927. Sau đó, theo lịnh củaĐệ tam Quốc tế, HCM vòng qua Âu Châu, đến Thái Lan, trở về Hồng Kông tháng11-1929.Trong thời gian nầy, Lý Thụy viết cho Tăng Tuyết Minh một lá thư, nhưng khônghiểu vì sao, lá thư đó lọt vào tay cơ quan Mật thám Pháp ở Đông Dương ngày 14-8-1928. Cho đến tháng 5-1950, nhìn thấy hình HCM trên Nhân Dân Nhật Báo(Trung Hoa), Tăng Tuyết Minh gởi nhiều lá thư cho HCM thông qua đại sứ ViệtNam ở Bắc Kinh là Hoàng Văn Hoan, nhưng đều không được trả lời.(2) 13Khi cảnh sát Hồng Kông bắt Lý Thụy ngày 6-6-1931 tại Cửu Long, gần HồngKông, ông đang sống với một phụ nữ Trung Hoa tên là Li Sam.Trong khi đó, từ năm 1930, ở Hồng Kông, Lý Thụy dạy chính trị cho Nguyễn ThịMinh Khai tại trụ sở chi nhánh Bộ Đông phương của Quốc tế cộng sản. Sau mộtthời gian, hai người trở thành vợ chồng, và khi qua Liên Xô tham dự Đại hội Quốctế cộng sản ngày 25-7-1935, hai người công khai sống chung.(3) Nguyễn Thị Minh KhaiKhi Lý Thụy đến Vân Nam năm 1940, tướng Long Vân (Lung Yun) đã tìm choông một nhân tình người Tàu.(4)Năm 1944, HCM về hoạt động tại vùng Pắc Bó, Cao Bằng. Ở đây, HCM sốngchung với bà Đỗ Thị Lạc, bí danh "chị Thuần", và sinh hạ một người con gái.(5)Sau cuộc sống chung tạm bợ với Đỗ Thị Lạc, HCM bị cuốn hút vào những biếnchuyển lịch sử cho đến năm 1954, HCM về Hà Nội.Tại Hà Nội, Bộ chính trị đảng Lao Động (danh xưng của đảng Cộng Sản từ 1951)đã đưa một cô gái thuộc sắc tộc Nùng ở Cao Bằng tên là Nông Thị Xuân (có sáchviết là Nguyễn Thị Xuân) về phục vụ HCM năm 1955.Lúc đó, HCM khoảng 65 tuổi và bà Xuân có lẽ khoảng trên dưới 22 tuổi, khá xinhđẹp: "Cô Xuân rất xinh gái, da trắng nõn, miệng tươi như hoa".(6) 14Năm sau, bà Xuân sinh hạ một người con trai được đặt tên là Nguyễn Tất Trung.Sau một thời gian chung sống, HCM sa thải bà Xuân. Viên bộ trưởng công an nhàcầm quyền CS là Trần Quốc Hoàn đã hiếp dâm bà Xuân, rồi cho người thủ tiêu bàXuân một cách tàn bạo.(6)Trong thời gian nầy, đảng LĐ có ý định đưa cô Nguyễn Thị Phương Mai, tỉnh uỷviên tỉnh Thanh Hóa, về Hà Nội để làm vợ HCM. Cô Phương Mai đòi công khaihóa cuộc hôn nhân giữa hai người, thì bị từ chối, nên cô rút lui.(7)Năm 1959, Đào Chú, uỷ viên thường vụ bộ chính trị đảng Cộng Sản Trung Quốc,Phó thủ tướng chính phủ CSTQ, sang Bắc Việt nghỉ dưỡng. Một bộ trưởng trongchính phủ Hà Nội nói riêng với Đào Chú rằng HCM muốn tái hôn với một ngườivợ Quảng Đông (Trung Quốc). Đào Chú rất hoan hỷ giúp đỡ, nhưng thủ tướngCSTQ là Chu Ân Lai đã thận trọng yêu cầu phía Việt Nam xem xét vấn đề cẩnthận.Hội nghị do Lê Duẫn triệu tập đi đến quyết định là phải bảo vệ hình tượng HCM,nên việc HCM muốn tái hôn với một phụ nữ Quảng Châu không thành.(8) Hồ ChíMinh cho Đào Chú biết ông muốn tái hôn, có nghĩa là ông ta tự thú nhận đã kếthôn một lần nào đó rồi. 15Khi Nông Đức Mạnh, bí thư đảng uỷ đảng CSVN tỉnh Bắc Thái được bầu làm uỷviên dự khuyết Trung ương đảng tại Đại hội 6 đảng CSVN vào tháng 12-1986, đãcó dư luận cho rằng ông Mạnh là con rơi của HCM, được một gia đình người Tầynuôi nấng. Theo sách Encyclopedia of the Vietnam War, ông Mạnh “không baogiờ chối bỏ dư luận nầy”.(9)Nông Đức Mạnh thăng tiến rất nhanh. Trong Đại hội đảng CSVN lần thứ 9 từ 19đến 22-4-2001, ông Mạnh được bầu làm tổng bí thư đảng. Dư luận về việc ôngMạnh là con rơi của HCM sống trở lại. Ký giả Dominic Whiting, trong bản tin củahãng thông tấn Reuters, cho biết đã có lần cựu đại sứ Úc tại Việt Nam tên là SueBoyd, hỏi thẳng ông Mạnh về dư luận nầy, câu trả lời của ông Mạnh được mô tả là“lửng lơ”, nghĩa là không phủ nhận mà cũng không thừa nhận.Như thế huyền thoại thứ ba về HCM, hy sinh cuộc sống cá nhân, sống độc thân đểtoàn tâm toàn ý lo việc nước, là một câu chuyện bí mật giấu đầu lòi đuôi. Hồ ChíMinh có vợ là một chuyện bình thường, nhưng bản thân HCM và đảng CS trướcsau luôn luôn che đậy việc nầy để lừa bịp nhân dân Việt Nam và dư luận thế giới.Kết hôn, lập gia đình là điều chẳng có gì xấu xa, nhưng xử sự tàn bạo với nhữngngười đã từng sống với mình, che đậy việc kết hôn, lừa bịp trắng trợn mọi người làđiều mà không một nền luân lý nào chấp nhận.Sau khi HCM chết, trong lời kêu gọi đưa ra ngày 3-9-1969, đảng LĐ đã viết:"...Cuộc đời của Người là một tấm gương chói lọi của chủ nghĩa anh hùng cáchmạng, của tinh thần đoàn kết, của đạo đức giản dị, khiêm tốn, cần kiệm liêm chính,chí công vô tư..." (BNCLSĐ, tr. 160). Hãy nhìn vào cách sống của HCM để biếtông có phải là người "giản dị, khiêm tốn" hay không?Trước hết, chế độ Hà Nội tuyên truyền rằng HCM sống trong một ngôi nhà sànbằng gỗ. Nghe chữ "nhà sàn", người Việt thường liên tưởng đến những ngôi nhàcủa người miền núi, làm bằng gỗ, cách mặt đất khoảng một thước, phía dưới dùngđể cất giữ dụng cụ hay nhốt gia súc; hoặc liên tưởng đến những nhà sàn của một sốcư dân ven sông hay dọc các kênh đào.Những ngôi nhà sàn nầy rất đơn sơ, giản dị. Ấn tượng giản dị khiến nhiều ngườitưởng tượng rằng ngôi nhà sàn của HCM có lẽ cũng thế, và cũng tưởng rằng HCMsống rất bình dân. Thực tế hoàn toàn không như vậy. 16Nhà sàn “giản dị” của Hồ Chí MinhNhững du khách đã từng viếng ngôi nhà sàn của HCM, hoặc những ai đã từng nhìnngôi nhà sàn nầy qua phim ảnh, rồi so sánh với nhà sàn của người miền núi hoặc 17của những người sống ven sông, sẽ có cảm nghĩ khác. Ngôi nhà sàn của HCM cóvẻ giản dị một cách cố ý, lại rất sang trọng, xây dựng bằng loại gỗ cực tốt, trang bịđầy đủ theo tiện nghi thời đại, có người chăm sóc cẩn thận, và gần như là nhà nghỉmát mùa hè, hoặc nơi HCM đón tiếp du khách. Như vậy ngôi nhà sàn của HCMchỉ là loại trang trí mắc tiền."Áo quần lên sân khấu rất quan trọng: luôn luôn giản dị (áo quần màu chàm). Đốivới Hồ cũng như Staline, Mao, hoặc Kim Nhật Thành, sự giản dị được nghiên cứukỹ lưỡng. Áo quần cắt may thô sơ theo kiểu Kroutchev hoặc Ceaucescu, biểutượng của một thế hệ lãnh đạo cộng sản. Điều đặc biệt của Hồ trong giới lãnh đạocộng sản là Hồ đi dép lốp (trên nguyên tắc cắt từ lốp xe hơi) ... Còn gì ăn ảnh hơndù là tiền chiến hay hiện đại "Bác" Hồ đi dép lốp trên màn ảnh."(10)Sau đây là một màn biểu diễn "dép lốp" (đế dép bằng vỏ bánh xe hơi, sợi dép bằngruột bánh xe hơi), còn được gọi là "dép râu", của HCM, do một nhà văn, khi còn ởtrong nước đã từng làm nghề quay phim, kể lại:"Một lần tôi quay cảnh ông [HCM] thăm đồng bào nông dân ở Hải Dương, mùahè năm 1957. Sáng sớm hôm ấy trời mưa to, trên đường còn lại những vũng nướclớn. Đến một đoạn đường lầy lội ông tụt dép, cúi xuống xách lên. Trong ốngngắm của máy quay phim tôi nhìn rõ hai bên vệ cỏ không bị ngập. Tôi chợt hiểu:ông không đi men vệ đường vì ông muốn chưng đôi dép."(VTH, sđd. tr. 459).Chỉ với ba thứ trên đây (nhà sàn, áo quần, dép râu), HCM đã chứng tỏ đúng nhưnhận xét của nhà văn đã từng quay phim cho HCM trên đây: "Trong hành xử ông[HCM] là một diễn viên kỳ tài."(VTH, sđd. tr. 459).Một người khác tận mắt chứng kiến cảnh HCM ứng xử đối đáp với sinh viên tạiĐông Dương Học Xá ở Hà Nội vào tháng 10-1945, đã đưa ra nhận xét:"Cảm tưởng của tôi hôm ấy đối với ông [HCM] rất rõ ràng. Ông lanh lợi, đóngkịch thật giỏi và chắc chắn về sau nầy ông sẽ không thiếu thủ đoạn chính trị."(11)Người ngoại quốc cũng thấy được điều nầy nơi HCM. Bernard Fall đã viết:"Người ta biết rằng ông Hồ là một kịch sĩ có biệt tài đánh lừa kẻ đối thoại."(12)Hồ Chí Minh duy nhất chỉ để lộ một sở thích phàm tục rất người, đó là ông thíchhút thuốc thơm Hoa Kỳ, đặc biệt là Camel hay Lucky Strike.(13) Không biết đây 18là dàn kịch để chứng tỏ ông ta cũng bình thường như mọi người, hay quả thật ôngta thích hút thuốc Mỹ. Dầu sao, cuộc sống của HCM không giản dị như người tatưởng.Trong sách Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch, Trần Dân Tiên(chính là HCM) đã viết trong phần đầu sách: "Một người như Hồ Chủ tịch củachúng ta, với đức khiêm tốn nhường ấy và đương lúc bề bộn bao nhiêu công việc,làm sao có thể kể lại cho tôi nghe bình sinh của người được?”(tr. 9).Một người dùng một cái tên khác viết sách, tự khen mình là khiêm tốn khôngmuốn nói về mình, rồi sau đó, suốt trong quyển sách lại kể lể tự đề cao sự nghiệpcủa mình, thì không biết nên xếp vào loại người gì đây?Cuối sách nầy, Trần Dân Tiên (tức HCM) viết: “Nhân dân gọi Chủ tịch là cha giàcủa dân tộc, vì Hồ Chủ tịch là người con trung thành nhất của Tổ quốc Việt Nam.”Lời nầy cho thấy HCM muốn gợi ý để được người Việt Nam gọi ông là cha già củadân tộc, nhưng không được dân chúng hưởng ứng, nên ông quay qua dùng chữ“bác”. Ở đây lại thấy HCM thậm khôn, vì trong cơ cấu gia tộc Việt Nam, bác làanh của cha, bác lớn hơn cha và đứng trước cha trong sinh hoạt đại gia đình, hoặclễ nghi tế tự.Theo Thành Tín, tức Bùi Tín, cựu đại tá quân đội CS, cựu phó tổng biên tập báoNhân Dân Hà Nội, thì HCM công khai tự xưng là “bác” năm 1945 trước quầnchúng, lúc đó ông khoảng 55 tuổi.(14) Nói chuyện với dân chúng, trong đó có cảnhững người già cả, đáng tuổi ông, cha, chú, anh, chị mình mà tự xưng bác thì xinkhỏi bàn về tư cách của “bác”.Sau năm 1975, người miền Nam rất lấy làm lạ là trong sinh hoạt thường nhật cũngnhư trên đài phát thanh, cán bộ cộng sản luôn luôn gọi những địch thủ chính trị củahọ bằng “thằng”, “nó”, “hắn”.Ví dụ khi kể tội nhà văn Trương Tửu trên báo Văn Nghệ số 11 (Hà Nội, 4-1958),nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã viết: “Vẫn một lối huênh hoang và bịp bợmcũ, nó [Trương Tửu] làm như chỉ có nó mới là triệt để cách mạng. Một mặt nó bópméo, bịa đặt để vu khống. Một mặt khác nó xuyên tạc lời nói của các lãnh tụ. Nótrích dẫn Mác đả kích chính quyền phản động cũ để gián tiếp đả kích chính quyềnta.” (NMC, sđd. tr. 32). 19Hoặc tác giả Xuân Dung tố cáo nữ văn sĩ Thụy An Lưu Thị Yến trên báo Thủ Đô(Hà Nội, 23-4-1958):“Có người (hiện đương ở Hà Nội), lại trông thấy Thụy An ngồi chung xe với têntướng giặc Cô-nhi [Cogny], ấy là chưa kể có tin nó vào Sài Gòn rồi trở ra Hà Nội,một tháng trước khi tiếp quản... Giải phóng thủ đô, nhiều người lạ lùng vì sự cómặt của con nầy.” (NMC, sđd. tr. 30).Sau đây là lời giải thích của một nhà văn đã từng sống dưới thời HCM: "Cách gọithằng, con trong ngôn ngữ chính trị có cội nguồn của nó. Nó xuất hiện vào cuốicuộc kháng chiến chống Pháp. Chính ông Hồ Chí Minh dùng cách gọi này trongnhững cuộc nói chuyện với cán bộ và trong những bài viết trên báo Cứu Quốc:thằng Mỹ, thằng Pháp, thằng Xihanúc, thằng Lý Quang Diệu, thằng Măng-đétPhrăng... Theo gương ông, về sau người ta gọi bất kỳ kẻ thù chính trị nào cũngbằng thằng hết: thằng Bảo Đại, thằng Diệm, thằng Khánh, thằng Kỳ, thằngThiệu." (VTH, sđd. tr. 265).Chẳng những thiếu kính trọng với người đang sống, HCM còn tỏ ra thiếu lễ độ đốivới những người trước ông hàng mấy trăm năm. Hãy đọc những câu thơ của HCMqua bài "Ngẫu hứng" ông viết vào dịp viếng đền thờ Hưng Đạo Đại Vương TrầnQuốc Tuấn (1226-1300) khoảng trước năm 1950: "Bác anh hùng, tôi cũng anh hùng, Tôi, bác cùng chung nghiệp kiếm cung. Bác thắng quân Nguyên thanh kiếm bạc, Tôi trừ giặc Pháp ngọn cờ hồng. Bác đưa một nước qua nô lệ Tôi dắt năm châu đến đại đồng. Bác có linh thiêng cười một tiếng Rằng tôi cách mạng đã thành công."(15)Trong lúc đắc ý, HCM đã để lộ cái "tôi" quá lớn của ông, tự mình sùng bái mìnhtheo chủ nghĩa sùng bái cá nhân không khác gì Stalin ở Liên Xô. Ở đây cần chú ýcác cách chơi chữ của HCM: 1) Ông ta gọi Đức Trần Hưng Đạo bằng “bác”, xưng “tôi”. Trong cách nói của người Việt, đặc biệt của người Bắc, gọi một người khác bằng “bác”, và xưng “tôi”, có nghĩa là hai người ngang hàng nhau, và chữ “bác” là gọi thế cho con của mình. 202) Đức Trần Hưng Đạo thắng quân Nguyên bằng thanh kiếm bạc, tượng trưng cho sức mạnh võ lực trong khi Đức Trần Hưng Đạo là người đã dùng tâm đức để đoàn kết toàn bộ lực lượng dân Việt kháng Nguyên và không bao giờ Ngài tự kể công sức của mình; còn HCM tự khoe rằng chính ông ta là người có công trừ giặc Pháp bằng ngọn cờ hồng, tức là bằng chủ nghĩa cộng sản, chứ không phải nhân dân Việt Nam đã chiến thắng người Pháp. Hồ Chí Minh còn có tham vọng cực lớn là đưa năm châu tiến đến đại đồng, theo chữ nghĩa cộng sản là tiến lên chủ nghĩa xã hội. Như thếø ông muốn vượt qua luôn các bậc thầy của ông như Mao Trạch Đông và Stalin. Có lẽ vì bộc lộ quá rõ tính sùng bái cá nhân mà bài thơ được phổ biến một thời gian rồi không được in lại và chìm luôn nên ít người biết đến. Tự phong mình là anh hùng đã là chuyện lạ, gọi một vĩ nhân lịch sử sống trước đây hơn 600 năm bằng "bác" là một sự vô lễ lạ lùng chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử Việt Nam. Đền thờ Đức Thánh Trần ở Sài GònKhi Quốc sử quán triều Nguyễn trình Khâm định Việt sử thông giám cương mụclên vua Tự Đức (trị vì 1848-1883) duyệt, trong khung cảnh xã hội quân chủ, vualà con trời (thiên tử), đại diện Trời để trị vì thiên hạ, vua Tự Đức đã phê bình nhiềunhân vật lịch sử, đôi khi với lời lẽ gay gắt, nhưng chưa bao giờ nhà vua có ngônngữ sỗ sàng thiếu lễ độ như HCM. Hồ Chí Minh tưởng rằng gọi Trần Hưng Đạobằng "bác" là có thể tự nâng mình lên ngang tầm với người xưa, nhưng ngược lạinhững lời nầy cho thấy hố cách biệt lớn lao giữa một vị thánh và một kẻ tự phụhợm mình. 21Chẳng những thế, người Việt Nam xưng tụng Đức Trần Hưng Đạo là thánh, nêncách xưng hô của HCM xúc phạm đến cả niềm tin tâm linh của dân chúng ViệtNam.Nếu nói rằng bài thơ nầy là "thơ khẩu khí", thì càng thấy "khẩu khí" của HCMchẳng khiêm cung tý nào.Một phát hiện thú vị của một nhà văn thuở nhỏ đã từng sống gần gũi với HCM là:HCM đã từng ôm mộng làm vua."Ông mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới, sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.Con rồng, ai cũng biết, là biểu tượng của nhà vua. Ông mơ cưỡi nó thì ông đâuphải là một người trong chúng ta. Than ôi, lũ dân thường chúng ta làm gì cónhững giấc mơ như thế. Chúng ta chỉ mơ thấy cưỡi bò, cưỡi trâu, cưỡi ngựa.Sang lắm thì cưỡi bình bịch [xe gắn máy] là cùng. Lẽ ra tôi phải hiểu sớm hơnmới phải: bác Hồ của tôi từ lúc đang phải sống lẩn lút để làm cách mạng đã ôm ấpmộng ước làm vua.” (VTH, sđd. tr. 458)Hồ Chí Minh là chủ tịch miền Bắc, ông có quyền sống một cách tiện nghi đầy đủđể làm việc; thậm chí ông có quyền tận hưởng mọi lạc thú trên đời sau khi đã dàycông cực khổ tranh đấu; ông có quyền lực to lớn của một chủ tịch nhà nước CS độctài; ông có thể vượt qua luật pháp ra lệnh sinh sát mọi người; ông có thể làm bất cứviệc gì ông muốn dưới chế độ độc tài; nhưng nói rằng HCM là người "giản dịkhiêm tốn" là điều hoàn toàn sai sự thật.CHÚ THÍCH1. Nguyễn Thế Anh, "Hành trình chính trị của Hồ Chí Minh", đăng trong sách Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, một nhóm tác giả, Paris: Nxb. Nam Á, 1990, tr. 25.2. Hoàng Tranh (Huang Zheng), “Hồ Chí Minh với bà vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh”, đăng trên tạp chí Đông Nam Á Tung Hoành tháng 11-2001. Báo Diễn Đàn, Paris, số 121, tháng 9-2002 dịch đăng lại, tt. 17-20. Sau năm 1954, bà Tăng Tuyết Minh (1905-1991) xin gặp Hồ Chí Minh nhưng bị từ chối.3. Thành Tín [Bùi Tín], Về ba ông thánh, California, 1995, tr. 136.4. Nguyễn Thế Anh, bđd. tr. 25.5. Trần Trọng Kim, Một cơn gió bụi, Sài Gòn, 1969, tr. 75.6. Vũ Thư Hiên, Đêm giữa ban ngày, hồi ký chính trị của một người không làm chính trị, California: Nxb. Văn Nghệ, 1997, tr. 606. (Viết tắt: VTH, sđd. tr.). 227. Nguyễn Minh Cần, "Thêm vài mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ Chí Minh", nguyệt san Thế Kỷ 21, Garden Grove, số 96, tháng 4-1997, tt. 33-40.8. Văn trích tuần báo, số tháng 1-1991, Kirin (hay Jilin), Trung Hoa. Bài báo nhan đề: "Hồ Chí Minh tằng tưởng tái hôn". Nguyệt san Phụng Sự, Glendale, Phoenix, Arizona, bộ mới, số 10, ngày 15-10-1996, chụp hình và dịch bài báo sang tiếng Việt.9. Spencer C. Tucker, chủ biên, Encyclopedia of the Vietnam War, a Political, Social, and Military History [Bách khoa chiến tranh Việt Nam: Lịch sử chính trị xã hội và quân sự] , tập 2, Santa Barbara, California: ABC-CLIO, 1998, tr. 505.10. Oliver Todd, "Huyền thoại Hồ Chí Minh", Nguyễn Văn dịch, đăng trong sách Hồ Chí Minh, sự thật về thân thế và sự nghiệp, Nxb. Nam Á, Paris, 1990, tr. 276.11. Bùi Diễm, Gọng kìm lịch sử, Hồi ký chính trị, Paris: Cơ sở xuất bản Phạm Quang Khai, 2000, tr. 68.12. Bernard Fall, Les deux Viet-Nam [Hai nước Việt Nam], Paris: Nxb. Payot, 1967, tr. 102.13. Tạp chí Time, tập 151, số. 14, 13-4-1998, tr. 123.14. Thành Tín [Bùi Tín], Hoa xuyên tuyết, California: Nhân Quyền, 1991, tr. 117.15. Phạm Cây Trâm, "Về bài thơ viếng đền thờ Đức Trần Hưng Đạo của ông Hồ", nguyệt san Thế kỷ 21, California, số 136, tháng 8-2000, tr. 8. Nguyễn Tất Đạt (anh của HCM) (Nguồn: Daniel He1mery, sđd. tr. 132.) 23Chương 4 HUYỀN THOẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘCHồ Chí Minh luôn luôn hô hào đoàn kết dân tộc. Một trong những khẩu hiệu ưngý của HCM là "đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; thành công, thành công đại thànhcông."(1) Sau đây là các cách thức đoàn kết của HCM và đảng CSVN.ĐOÀN KẾT LÀ TIÊU DIỆT TẤT CẢNHỮNG NGƯỜI BẤT ĐỒNG CHÍNH KIẾN BẤT CỨ GIÁ NÀO:Khoảng giữa tháng 11-1924, HCM, lúc đó có tên là Lý Thụy, đáp tàu từ Vladivos-tok (miền viễn đông Liên Xô) đi Quảng Châu (Trung Hoa) với vai trò bề ngoài làthông ngôn của phái bộ cố vấn Borodin bên cạnh chính phủ Tôn Dật Tiên trongthời kỳ liên minh quốc cộng đầu tiên ở Trung Hoa. Đến Quảng Châu, Lý Thụy bắtđầu gây dựng cơ sở đảng CSVN.Nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam uy tín nhất ở Trung Hoa thời bấy giờ là PhanBội Châu. Để giành lấy tổ chức của Phan Bội Châu, một trong những việc làm đầutiên của Lý Thụy ở Quảng Châu là bán tin tức cho Pháp bắt Phan Bội Châu khi cụPhan đi từ Hàng Châu đến Thượng Hải ngày 1-7-1925.(2)Chẳng những chỉ một mình Phan Bội Châu, mà những cán bộ cách mạng nàokhông về phe Lý Thụy, đều bị Lý Thụy bán tin cho Pháp bắt trên đường từ TrungHoa trở về Việt Nam hoạt động.(3) Từ đó, những người hoạt động cách mạng ởTrung Hoa thiếu người lãnh đạo, dần dần ngả theo nhóm CS của Lý Thụy.Trong cuộc tổng khởi nghĩa của Việt Nam Quốc Dân Đảng năm 1930, các đảngviên CS áp dụng đúng sách vở của Lý Thụy, rải truyền đơn tại Hà Nội tố cáo QuốcDân Đảng sẽ tấn công Bắc Kỳ để Pháp đề phòng và lùng bắt các đảng viên QDĐ.Nguyễn Thị Giang đưa các tờ truyền đơn nầy cho Nguyễn Thái Học xem, nhưngvới tấm lòng nhiệt thành yêu nước, Nguyễn Thái Học vẫn không tin là những đảngphái cách mạng Việt Nam cùng chống Pháp, lại có thể ngầm hại nhau như thế.(3)Chẳng những tiêu diệt những người không cùng chính kiến để tranh giành quyềnlực, HCM còn triệt hạ ngay cả những người trong đảng CS mà có thể cạnh tranh vịthế lãnh đạo của ông ta. Ví dụ điển hình nhất là trong vụ Xứ uỷ cộng sản Nam Bộnổi dậy năm 1940, lãnh đạo đảng CSĐD, đứng đầu là HCM, đã nhờ tay ngườiPháp thanh toán nhóm lãnh đạo CSn ở trong Nam, trong đó có các nhân vật đã 24từng du học Liên Xô như Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai, Hà HuyTập.(4)Ngoài ra HCM kiếm cách hạ tầng công tác và loại bỏ dần dần những người có thểcạnh tranh với ông ta trong đảng CS như trường hợp Trần Văn Giàu (cũng đã từngdu học Liên Xô), nhắm độc chiếm quyền lực trong đảng CS. Điều nầy chứng tỏngay trong nội bộ đảng CS, HCM cũng không đoàn kết, mà chỉ nhắm làm sao tậptrung quyền lực vào tay cá nhân ông ta mà thôi.Năm 1945, Nhật Bản thất trận và đầu hàng Đồng minh. Tại hội nghị Potsdam (thịtrấn ngoại ô Berlin), đại diện các nước Đồng minh đưa ra tối hậu thư ngày 26-7-1945 cho Nhật, theo đó quyết định về vấn đề Đông Dương như sau: quân đội Nhậtsẽ bị giải giới do người Trung Hoa (Quốc Dân Đảng) ở phía bắc vĩ tuyến 16, và dongười Anh ở phía nam vĩ tuyến 16. Tối hậu thư không nói ai sẽ cầm quyền sau khiquân đội Nhật bị giải giới.Lợi dụng khoảng trống chính trị nầy, Mặt trận Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội,gọi tắt là Việt Minh, gồm nòng cốt là đảng viên CS, tổ chức cướp chính quyền.Việt Minh đã giết hại và thủ tiêu vô số người yêu nước không đi theo chủ trươngđường lối của Việt Minh. Những tên tuổi lớn đều bị Việt Minh giết hại như PhạmQuỳnh, Ngô Đình Khôi, Tạ Thu Thâu, Bùi Quang Chiêu, Phan Văn Hùm, TrươngTử Anh, Huỳnh Phú Sổ, Khái Hưng ...Việt Minh thủ tiêu hàng loạt các đảng viên Quốc Dân Đảng, các nhà trí thức khác,và hàng ngàn tín đồ đạo Cao Đài.(5) Việt Minh thủ tiêu tất cả những ai không theochủ nghĩa CS và có thể tranh quyền với Việt Minh, từ trung ương, ở các thành phốlớn, đến những đơn vị nhỏ nhất ở các làng xã, dù họ là những người yêu nước haylà những nhân tài của đất nước. Việt Minh gọi hành động nầy là “giết tiềm lực”,tức giết những người có tiềm lực nguy hiểm cho CSvề sau.Như vậy, ý nghĩa thứ nhất về việc đoàn kết và liên hiệp đối với HCM và đảng CS,là sự sáp nhập hay tiêu diệt tất cả các phe nhóm hay cá nhân đối lập với CS, hoặcngay với những người CS nếu họ có hại cho quyền lực cá nhân của HCM, bằng bấtcứ giá nào, bằng bất cứ phương tiện nào, để chỉ còn lại những ai chịu "đoàn kết"chấp nhận vâng phục CS. Chỉ khi nào thất thế, gặp nhiều trở lực, HCM và đảngCS mới sử dụng cách đoàn kết thứ hai.ĐOÀN KẾT LÀ CỘNG SẢN TẠM THỜI NHƯỢNG BỘ,LIÊN MINH GIAI ĐOẠN ĐỂ VƯỢT KHÓ KHĂN: 25Cũng trong năm 1945, sau khi lập chính phủ đầu tiên ngày 2-9, gồm đại đa số đảngviên CS, HCM gặp nhiều trở ngại: người Pháp theo chân người Anh đến ĐôngDương, và từ từ tiến ra Bắc; người Trung Hoa (Quốc Dân Đảng) từ biên giới tiếnxuống Hà Nội theo thỏa ước Potsdam; và những đảng phái cách mạng Việt Namnhư Việt Nam Quốc Dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam Cách Mạng Đồng MinhHội (Việt Cách) kéo quân về nước. Hồ Chí Minh đành phải nhượng bộ, tuyên bốgiải tán đảng CSĐD ngày 11-11-1945, thực chất là đảng CS rút vào hoạt động bímật. Hồ Chí Minh thay thế đảng CSĐD bằng hội Nghiên Cứu Chủ Nghĩa Mác docựu tổng bí thư đảng là Trường Chinh làm chủ tịch.(6)Hồ Chí Minh tổ chức tổng tuyển cử ngày 6-1, và thành lập chính phủ liên hiệpngày 2-3-1946 gồm cả những lãnh tụ Việt Cách và Việt Quốc như Nguyễn HảiThần, Trương Đình Tri, Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Chu Bá Phượng,Nghiêm Kế Tổ ...Ngay sau khi ký kết được với Pháp Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3, tạm hòa hoãn vớiPháp, và mua chuộc được các tướng lãnh Trung Hoa để họ rút quân về nước êmthắm vào tháng 6-1946, nghĩa là vừa thoát qua được khó khăn đối ngoại, HCMquay qua thẳng tay loại bỏ ngay các lãnh tụ không phải là Việt Minh ra khỏi chínhphủ, khủng bố, giết hại nhân viên các đảng phái quốc gia, nuốt chửng những kẻ đãtừng liên hiệp với Việt Minh.Sách lược nầy được ứng dụng thêm một lần nữa với Mặt Trận Giải Phóng MiềnNam thành lập ngày 20-12-1960. Lúc đầu, Mặt trận nầy gồm một số đảng viênđảng LĐ làm nòng cốt và một số người chống chế độ Ngô Đình Diệm. Sau đó,những người không thuộc đảng LĐ bị loại dần cho đến khi Mặt trận chỉ còn lạinhững người của đảng LĐ mà thôi.Những người trước đây bất đồng chính kiến, nhưng khi gặp HCM và đảng CS (hayđảng LĐ), chịu khuất phục và chịu đi theo HCM thì được sử dụng trong những giaiđoạn và hoàn cảnh cần thiết. Ví dụ Trần Huy Liệu, chủ bút Đông Pháp Thời Báo(1925-1927), chi bộ trưởng chi bộ đặc biệt của Việt Nam Quốc Dân Đảng ở SàiGòn, bị Pháp bắt đày Côn Đảo trong năm năm. Mãn hạn tù, ông ra Bắc năm 1935và gia nhập đảng CSĐD năm 1936. Năm 1939, ông bị Pháp bắt trở lại, đày đi SơnLa, rồi an trí năm 1942 ở Thái Nguyên, và Yên Bái.Năm 1945, Trần Huy Liệu trốn về Hà Nội làm báo Cứu Quốc của Việt Minh trongvòng bí mật. Khi Việt Minh cướp quyền ngày 2-9, ông được HCM giao làm bộ 26trưởng bộ Tuyên truyền trong chính phủ Việt Minh đầu tiên. Ông được cử làmtrưởng phái đoàn Việt Minh gồm cả Nguyễn Lương Bằng và Cù Huy Cận, vào Huếchứng kiến việc thoái vị của vua Bảo Đại tại cửa Ngọ Môn ngày 30-8-1945.Hồ Chí Minh giao cho Trần Huy Liệu làm bộ trưởng bộ Tuyên truyền không phảivì tín nhiệm Trần Huy Liệu mà vì HCM cần uy tín chính trị của ông, vốn là chi bộtrưởng chi bộ đặc biệt Quốc Dân Đảng tại Sài Gòn.Hồ Chí Minh giao cho ông ta làm trưởng phái đoàn trong việc chứng kiến lễ thoáivị của vua Bảo Đại, để trong trường hợp xảy ra những phản đối gì thì Trần HuyLiệu và Quốc Dân Đảng phải chịu trách nhiệm, trong khi Nguyễn Lương Bằng, bídanh Sao Đỏ, tuổi đảng cao hơn rất nhiều so với Trần Huy Liệu.Hồ Chí Minh sử dụng Trần Huy Liệu để tuyên truyền cho cái gọi là chính sáchđoàn kết đảng phái của Việt Minh, nhắm lôi cuốn quần chúng theo họ, nhất là lôicuốn các đảng viên Quốc Dân Đảng. Lúc bấy giờ do những hy sinh to lớn củaNguyễn Thái Học và các đồng chí, Quốc Dân Đảng rất có uy tín chính trị trên toànquốc.Khi đã qua khỏi giai đoạn cần thiết, năm 1946, HCM cử Trần Huy Liệu làm uỷviên thường trực Quốc Hội. Cuối cùng, năm 1953, Trần Huy Liệu trở thànhtrưởng ban Nghiên cứu Sử Địa của nhà cầm quyền cộng sản, một chức vụ khôngcó quyền hành.Không chỉ riêng trường hợp Trần Huy Liệu, mà còn nhiều nhân vật tiếng tăm kháccũng rơi vào trường hợp ông, như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Anh, Nguyễn PhươngThảo (tức tướng Nguyễn Bình), Nguyễn Hữu Thọ ...Như thế, ý nghĩa thứ hai của việc đoàn kết với HCM có nghĩa là quy thuận HCM,theo đuôi đảng Cộng Sản và làm bù nhìn trong những thời điểm cần thiết choHCM, hay nói cách khác là chỉ được HCM liên minh giai đoạn.Thử kiểm điểm danh sách những lãnh tụ cộng sản từ trước đến nay, chỉ nhữngngười gia nhập đảng CS ngay từ khi bước vào hoạt động chính trị, thuộc thànhphần trung kiên mới nắm giữ thực quyền. Những người đã theo các đảng khác rồisau đó gia nhập đảng CS, hoặc những người ngoài đảng mà có công lao, chỉ giữnhững chức vụ tượng trưng mà thôi, như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình ... 27ĐOÀN KẾT LÀ SỰ VÂNG PHỤCTUYỆT ĐỐI LÃNH ĐẠO ĐẢNGNgày 2-9-1969, HCM qua đời tại Hà Nội. Trong di chúc, HCM nhắn nhủ với cácđảng viên đảng CS: "... Các đồng chí từ trung ương đến các chi bộ phải giữ gìn sựđoàn kết nhất trí của đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình..." (BNCLSĐ, sđd.tr. 172) Vậy sự "đoàn kết nhất trí" trong nội bộ đảng là gì?Trong sinh hoạt đảng CS (hay đảng LĐ), khi các cấp lãnh đạo đưa ra những vấn đềthảo luận, nếu một đảng viên trình bày những ý kiến cấp tiến mới mẻ, thì đượclãnh đạo gọi là "thành phần xét lại". Ngược lại, có những đảng viên không muốnthực hiện các cuộc cải đổi quan trọng, thì được đánh giá là "bảo thủ, trì trệ". Nóimột cách khác, bất cứ ai có ý kiến gì cũng đều bị chụp mũ là tả khuynh hoặc hữukhuynh, lệch lạc hoặc xét lại, trừ ý kiến của lãnh đạo đảng. Đảng viên chỉ còn mộtgiải pháp duy nhất là gật đầu vâng lệnh thượng cấp.Như vậy, đoàn kết “nhất trí” trong nội bộ đảng CS là sự tuyệt đối vâng phục vàtrung thành của đảng viên đối với lãnh đạo đảng. Nếu không vâng phục lãnh đạođảng, kết quả nhẹ nhất là sự trù dập, kỷ luật, và nặng nhất là thanh trừng.Ở Việt Nam ngày nay có một câu thành ngữ về sự đoàn kết của CS: "Đảng gọi thìdạ, đảng không gọi thì không dạ. Đảng gọi mà không dạ không được, đảng khônggọi mà dạ cũng không được." Nói trắng ra, ý nghĩa thứ ba của sự đoàn kết theoquan điểm CS có nghĩa là phải chịu sự lãnh đạo độc tài, độc đảng, và tuyệt đốivâng phục trung kiên với lãnh tụ đảng CS. Điều nầy đưa đến một kết quả tại hại làcác đảng viên bị xơ cứng trí óc, sẽ không còn sáng kiến để làm việc.Điểm đặc biệt là HCM và đảng CS chấp nhận một người trước đây đã từng chốngđối họ, nhưng khi đã theo họ thì phải vâng phục tuyệt đối. Ngược lại, HCM vàđảng CS không bao giờ chấp nhận những người trước đây đã từng gia nhập đảng,mà sau đó lại có ý muốn cải cách theo chiều hướng nhân bản, dân chủ, tự do, dùvẫn tuân phục đảng và chủ nghĩa xã hội. Những người nầy cũng bị coi là kẻ thù vàchắc chắn bị loại bỏ. Đó là trường hợp Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hoàng MinhChính, Nguyễn Thanh Giang, Trần Độ, Hà Sĩ Phu...Có lẽ cũng nên thêm một điểm nữa rất dễ thấy trong lịch sử, là đảng CS (hay đảngLĐ) không bao giờ tôn trọng những hiệp ước quốc tế do họ ký kết. Hiệp ước là 28giải pháp thỏa thuận giữa các bên về một cuộc tranh chấp, cũng có nghĩa là một sựgiải hòa giữa các bên, bước đầu để tiến dần dần đến sự đoàn kết thống nhất. Đốivới đảng CS, ký kết hiệp ước chỉ là đánh lừa dư luận, tạm ngưng tranh chấp, nhắmdưỡng sức và củng cố nội bộ, để rồi tiếp tục bành trướng.Ví dụ rõ nét nhất là hiệp định Genève ngày 20-7-1954 và hiệp định Paris ngày 27-1-1973. Đảng CS (hay đảng LĐ) ký kết hai hiệp ước nầy với sự chứng kiến củacác nước trên thế giới, mà họ còn trắng trợn vi phạm, xé bỏ hiệp ước, huống gì làsự cam kết giữa họ với những cá nhân hay những đoàn thể người Việt khác.Do đó, hòa giải, liên hiệp và đoàn kết với cộng sản trước sau cũng sẽ bị cộng sảnkiếm cách khống chế và hoàn toàn mất tự do. Những ai muốn hòa hợp, liên hiệp,đoàn kết với cộng sản, nên nhớ câu nói bất hủ của HCM với Daniel Guérin trongmột lần gặp mặt ở Paris: "... Tất cả những ai không theo đường lối của tôi đều sẽ bịbẻ gãy..."(7)ĐOÀN KẾT LÀ VẮT CHANH BỎ VỎ:Lúc Việt Minh cộng sản phát động chiến tranh chống Pháp ng ày 19-6-1946, nhiềungười yêu nước đứng lên hưởng ứng công cuộc kháng chiến. Chẳng những nhiềuthanh niên lên đường theo tiếng gọi của quê hương, mà những người ở lại hậuphương cũng cố gắng đem tài vật ủng hộ công cuộc đấu tranh chống Pháp. ViệtMinh đã xưng tụng những người nầy là những nhà "hằng tâm hằng sản"(có lòng vàcó của).Một khi tạm đứng vững, và nhất là khi được Trung Cộng viện trợ ào ạt từ năm1951 trở đi, CS mở Cuộc cải cách ruộng đất kéo dài trong nhiều năm, và quay mặtvới những kẻ đã nuôi dưỡng mình từ khi còn trứng nước, coi họ như kẻ thù, tố cáonhững nông dân "hằng tâm hằng sản" là địa chủ, đấu tố, đánh đập, hành hạ và giếthọ mà không cho chôn xác.Bà Nguyễn Thị Năm (tức bà Cát Hanh Long) ở huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyêncó nhà làm căn cứ giao liên, đã nuôi nhiều cán bộ cao cấp qua lại cơ sở nầy, từHCM, đến Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Quốc Việt;thế mà bà là một trong những người đầu tiên bị đấu tố trong cải cách ruộng đất.Đặc biệt bà Năm đã kêu cứu đến tận tai HCM mà ông ta lờ đi, để cho người ta giếtbà.(VTH, sđd. tr. 222). Như vậy, với CS, đoàn kết có nghĩa là lợi dụng một chiềutheo giai đoạn, xong việc rồi "vắt chanh bỏ vỏ". 29Việc "vắt chanh bỏ vỏ" được thấy rõ nhất trong việc HCM đối xử với bà Nông ThịXuân. Hồ Chí Minh sống với bà Xuân như vợ chồng, và có với bà nầy một đứacon trai. Khi đã chán bà Xuân, HCM để cho viên bộ trưởng công an là Trần QuốcHoàn tự do hiếp dâm bà Xuân, rồi giết vứt xác bà Xuân ngoài đường để ngụy tạomột tai nạn (VTH, sđd. tr. 607).Đối xử với người đã từng sống với mình và có với mình một đứa con, mà còn tànbạo như vậy, thử hỏi HCM còn có thể nói chuyện tình nghĩa đoàn kết với ai được?Từ vụ cải cách ruộng đất năm 1953 đến vụ án "chống đảng" do Lê Duẫn và LêĐức Thọ khởi xướng ở Bắc Việt khoảng giữa thập niên 1960, vì muốn bảo vệ địavị của riêng mình, HCM đã im tiếng không can thiệp, để mặc cho các đồng chíthân thiết của ông ta bị thanh trừng, tù đày, hay tàn sát.(8)Chẳng những HCM, mà Võ Nguyên Giáp cũng thế. Những tướng lãnh và sĩ quanthân cận của viên tướng nầy lần lượt bị thanh trừng trong thập niên 60 trong vụ ánthường được gọi là "xét lại, chống đảng", mà ông ta không dám lên tiếng để bảo vệsự thật.Như vậy, chẳng những trên phương diện chính trị đảng phái, mà cả trên phươngdiện cá nhân, đoàn kết với những người CS chỉ có nghĩa là để cho họ lợi dụngxong rồi bị loại bỏ, không một mảy may tình cảm thương tiếc.CHÚ THÍCH1. Hồ Chí Minh đưa ra khẩu hiệu nầy trong hội nghị ngày 3-3-1951, hợp nhất hai mặt trận của đảng Cộng Sản là Mặt trận Việt Minh và Mặt trận Liên Việt. (BNCLSĐ, sđd. tr. 110.)2. Tưởng Vĩnh Kính, Nhất cá Việt Nam dân tộc chủ nghĩa đích ngụy trang giả, Đài Bắc: Nxb. Truyện Ký Văn Học, 1972, bản dịch của Thượng Huyền, Hồ Chí Minh tại Trung Quốc, California: Nxb. Văn Nghệ, 1999, tt. 84-85.3. Hoàng Văn Đào, Việt Nam Quốc Dân Đảng, tái bản kỳ 2, Sài Gòn, 1970, tt. 108, 261.4. Do nhà văn Nguyễn Đức Lập kể lại ngày 30-4-2001. Ông Lập là con của nhà báo Hồng Tiêu và nữ văn sĩ Tùng Long. Ông đã xuất bản nhiều tiểu thuyết ở trong nước và ở hải ngoại. Ông Lập nghe song thân và những nhà cách mạng lão thành miền Nam kể lại sự kiện trên.5. Trong "Bạch thư" Cao Đài giáo công bố tại San Bernardino ngày 9-4-1999, vị đại diện đạo Cao Đài là Ngọc Sách Thanh cho biết rằng tại Quảng Ngãi, chỉ trong ba tuần lễ kể tứ 19-8-1945, Việt Minh sát hại và chôn sống 2791 chức sắc, chức việc, và tín hữu Cao Đài giáo. 306. Chính Đạo, Việt Nam niên biểu, tập A: 1939-1946, Houston: Nxb. Văn Hóa, tt. 286- 287.7. Jean Lacouture, Ho Chi Minh, Peter Wiles dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Anh, Harmondsworth: Nxb. Penguin Books, 1969, p. 130.8. Một trong những nạn nhân nổi tiếng trong vụ nầy là ông Vũ Đình Huỳnh, người cộng tác thân tín của HCM, phụ thân của tác giả Vũ Thư Hiên, đã được ông Hiên trình bày câu chuyện bạc đãi xuyên suốt trong tác phẩm Đêm giữa ban ngày. Bìa đựng hồ sơ Nguyễn Tất Thành Xin ghi danh học Trường Thuộc Địa Paris (1911) (Nguồn: Cao Thế Dung, Chân tướng Hồ Chí Minh, California: Hưng Việt, 1989, tr. 43.) 31Chương 5 HUYỀN THOẠI GIẢI PHÓNG DÂN TỘCTrong Tự phán hay Phan Bội Châu niên biểu, Phan Bội Châu cho biết rằng năm1920 (canh thân), ông gặp hai người Liên Xô tại Bắc Kinh là Grigorij Voitinski vàmột viên tham tán tòa đại sứ Liên Xô tại Bắc Kinh. Khi Phan Bội Châu ngỏ ýmuốn nhờ Liên Xô giúp đỡ đưa du học sinh Việt Nam sang Liên Xô du học, viêntham tán nầy chỉ vẽ cặn kẽ, và hứa rằng Liên Xô sẽ giúp đỡ tận tình với điều kiệnlà phải chấp nhận "...tín ngưỡng chủ nghĩa cộng sản, học thành rồi về nước tấtphải gánh lấy những việc tuyên truyền chủ nghĩa Lao Nông ... ra sức làm những sựnghiệp cách mạng." Viên tham tán nầy yêu cầu Phan Bội Châu dùng tiếng Anhviết sách kể hết chân tướng người Pháp.Có thể những đòi hỏi của người Liên Xô về "tín ngưỡng chủ nghĩa cộng sản" làmPhan Bội Châu e ngại, nên ông tránh mặt người Liên Xô. Phan Bội Châu nói rằngông không viết được tiếng Anh, nên ông "không lấy gì trả lại thịnh ý ấy".(1)Đây là một lối nói xã giao, vì cụ Phan có thể vượt qua vấn đề ngôn ngữ bằng cáchnhờ những người khác giúp làm thông ngôn, bằng chứng là Phan Bội Châu khôngbiết tiếng Nhật, nhưng ông đã nhờ Lương Khải Siêu (Liang Ch'i-ch'ao) giới thiệutiếp xúc với hai chính trị gia Nhật Bản là bá tước Đại Ôi Trọng Tín (OkumaShigenobu) và tử tước Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Ki). Ngoài ra, giả dụ trongtrường hợp Phan Bội Châu thật lòng muốn tiếp xúc, chắc chắn toà đại sứ Liên Xôtại Bắc Kinh có những thông ngôn Hoa ngữ, có thể viết bút đàm với Phan BộiChâu.Ở đây cần chú ý một điểm là tại Nga, cuộc cách mạng CS diễn ra vào ngày 7-11-1917. Đảng CSLX phải tốn một thời gian từ 1917 đến 1922 để tiêu diệt nhómBạch Nga bảo hoàng còn lại ở trong nước, ổn định tình hình nội bộ, nắm quyềnthật vững chắc, mới bắt đầu bành trướng thế lực ra nước ngoài vào đầu thập niên20, với ý đồ thành lập một đế quốc đỏ kiểu mới dưới sự thống trị của cộng sản.Như thế, Liên Xô phải đối đầu với các cường quốc Âu Mỹ đã chiếm được cácthuộc địa từ thế kỷ 19.Để thực hiện việc nầy, Liên Xô đưa ra chiêu bài giải phóng dân tộc, xúi giục cácnước bị đô hộ (thuộc địa) nổi lên chống các cường quốc thực dân Âu Mỹ giành độclập, rồi gia nhập vào khối Liên Xô. Trong bản “Cương lĩnh về vấn để Dân tộc vàThuộc địa” (Thesis on the National and Colonial Questions), Đại hội kỳ 2 của Đệ 32tam Quốc tế họp tại Petrograd từ 19-7-1920 đến 23-7, và sau đó tiếp tục họp tạiMoscow từ 24 đến 7-8-1920, quy định rằng: “Các chính đảng muốn gia nhập Cộngsản Quốc tế, phải từ bỏ tất cả những gì mà chủ nghĩa đế quốc của chính nước họthực thi tại nước thuộc địa. Không những dùng ngôn ngữ để ủng hộ mà họ phải cóhành động thực tế để thúc đẩy cho cuộc vận động giải phóng tại nước thuộc địa.Phải đánh đuổi các phần tử chủ nghĩa đế quốc của chính nước mình ra khỏi nướcthuộc địa.” (2)Chính vì vậy mà Nguyễn Ái Quốc được CS quốc tế sắp đặt cho qua Liên Xô vàocuối năm 1923 để được huấn luyện thành một "chiến sĩ tiên phong" trong việctruyền bá chủ nghĩa CS ở Á Châu, đánh phá các nước thực dân, địch thủ của LiênXô, và cũng chính từ đó mà Nguyễn Ái Quốc viết ra quyển Bản án chế độ thực dânPháp năm 1925.Nếu viên đại diện Liên Xô tại Bắc Kinh yêu cầu Phan Bội Châu phải chấp nhận"...tín ngưỡng chủ nghĩa cộng sản, học thành rồi về nước tất phải gánh lấy nhữngviệc tuyên truyền chủ nghĩa Lao Nông..." thì chắc chắn Nguyễn Ái Quốc và nhữngngười Việt khác theo Đệ tam Quốc tế CS đều phải làm thế.Điều đó có nghĩa là ngay khi đến Liên Xô cuối năm 1923, đầu năm 1924, HCM,lúc đó lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, phải tuyên thệ thực hiện những điều nầy, mớiđược Liên Xô thu nhận. Điều đó còn có nghĩa là ngay từ đầu, HCM chịu làm taysai cho Liên Xô, và chấp nhận thực hiện nhiệm vụ quốc tế cho Liên Xô, nghĩa làkiếm cách đánh phá những địch thủ của Liên Xô, và bành trướng thế lực CS. HồChí Minh và những người cộng sản che giấu rất kỹ điều nầy khi vận động chốngPháp. Phải chăng do tâm lý ẩn ức vì cả cha lẫn con đều bị thất bại trên đường quanlại của Pháp, không xin được vào học trường Thuộc Địa Paris để ra làm quan choPháp, mà HCM cam tâm làm như thế, để đạt cho được tham vọng quyền lực màông hằng khao khát?Sau khi làm việc trong phái bộ Borodin tại Trung Hoa, Nguyễn Ái Quốc khôngđược Đệ tam quốc tế tín nhiệm vì nghi ngờ ông hoạt động nhị trùng trong thời gianở tù tại Hương Cảng năm 1931. Nguyễn Ái Quốc bị giữ lại ở Liên Xô một thờigian, từ 1933 đến 1938. Trước khi thế chiến thứ hai bùng nổ (1939), Nhật Bảnhoành hành mạnh tại Viễn đông, tranh giành quyền lợi của Liên Xô ở Mãn Châuvà Triều Tiên, nhất là từ khi giới quân phiệt kiểm soát được chính quyền ở NhậtBản, và thi hành chính sách bành trướng đế quốc. Đệ tam Quốc tế cộng sản liềnsai Nguyễn Ái Quốc trở qua Trung Hoa vào đầu năm 1939 nhắm thực hiện những 33điệp vụ chống Nhật ở Á Châu. Để thấy rõ bản chất tay sai CS quốc tế của HCM vàđảng CS, xin đọc đoạn sau đây của bộ sử do chính các tác giả CS Hà Nội viết:"Sau một thời gian nắm tình hình cách mạng Việt Nam và Đông Dương, ngày 10-5-1941, thay mặt Quốc tế Cộng sản, Hồ Chủ tịch triệu tập và chủ trì Hội nghịTrung ương Đảng Cộng Sản Đông Dương lần thứ 8 ở Pắc Bó. Các đồng chíTrường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên, cùng một sốđại biểu của Xứ uỷ Bắc Kỳ, Trung Kỳ, và một số đại biểu hoạt động ở nước ngoàiđã tham gia Hội nghị. Hội nghị phân tích sâu sắc tình hình thế giới và trong nước,vạch rõ triển vọng của cuộc chiến tranh thế giới và khẳng định: Nếu sau Chiếntranh thế giới lần thứ I, xuất hiện nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên là Liên Xô, thìcuộc chiến tranh đế quốc lần nầy sẽ làm cho cách mạng nhiều nước thành công, sẽcó thêm nhiều nước xã hội chủ nghĩa ra đời. Đảng nhấn mạnh phải xem cáchmạng Việt Nam như một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới, lúc nầy là một bộphận của phong trào dân chủ chống phát xít, đặc biệt là phải tích cực ủng hộ LiênXô và cách mạng Trung Quốc."(3)Ủng hộ Liên Xô và Trung Quốc có nghĩa là đảng CSĐD do HCM lãnh đạo, thựchiện những nghĩa vụ quốc tế mà HCM đã cam kết, khi từ Pháp sang Liên Xô cuốinăm 1923 và còn mang tên Nguyễn Ái Quốc, lúc tình nguyện gia nhập Đệ tamQuốc tế, để tranh đoạt thuộc địa với các nước tư bản Tây phương và xây dựng đếquốc thực dân kiểu mới, tức đế quốc CS.Cũng trong thời gian mới về Pắc Bó, HCM đã dùng tên người nước ngoài để đặttên cho sông núi Việt Nam. Tên người nước ngoài nầy chính là tên của những bậcthầy cộng sản của ông ta: "Đây suối Lê-nin, kia núi Mác" (BNCLSĐ, sđd. tr. 73).Trong lịch sử Việt Nam, chưa ai lấy tên người nước ngoài để đặt tên sông núi ViệtNam.Trong sách Viết cho Mẹ & Quốc hội, Nguyễn Văn Trấn, một đảng viên cộng sảncao cấp, tiết lộ rằng tên đảng Lao Động do chính Stalin đặt,(4) và cũng chínhStalin đã thúc đẩy HCM thực hiện cải cách ruộng đất ngay từ cuộc gặp gỡ năm1950.(5) Sau đó Mao Trạch Đông huấn luyện cán bộ, và gởi chuyên viên sang tổchức, theo dõi, thi hành Cuộc cải cách ruộng đất.(6)Vì đã mật kết đi theo con đường CS Liên Xô, HCM dùng chiêu bài giải phóng đấtnước và độc lập dân tộc để dẫn cuộc chiến tranh chống Pháp thành cuộc chiếntranh giữa hai thế lực tư bản và cộng sản, lồng trong khung cảnh nội chiến giữa hai 34khuynh hướng quốc gia và cộng sản. Trong cuộc xâm lăng miền Nam từ năm1960, Lê Duẩn, bí thư thứ nhất đảng LĐ (đến năm 1976 là tổng bí thư đảngCSVN), đã từng nói: "Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho TrungQuốc..."(VTH, sđd. tr. 422; và tiết lộ của Nguyễn Mạnh Cầm, ngoại trưởng CSVNtừ 1991 đến 2000, trong cuộc phỏng vấn của BBC ngày 24-1-2013.)Như vậy, trước sau như một, HCM và đảng CS (hay đảng LĐ) luôn luôn kiên địnhvai trò "lính đánh thuê" cho Liên Xô và Trung Quốc bằng xương máu của dân tộcViệt Nam. Họ là "Những con người tiêu máu của dân/ Như tiêu giấy bạc giả!...”(thơ Phùng Quán).(7)Chính HCM và đảng CS đã dồn các thành phần quốc gia về phía phải kiếm cáchliên kết với Pháp, và sau nầy với Hoa Kỳ, để chận đứng nạn CS trên đất nướcchúng ta, và để khỏi bị CSVN tiêu diệt.Với sự hỗ trợ tích cực của Liên Xô và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa(CHNDTH), cuộc bành trướng của CS tại Việt Nam có thể chia thành ba giai đoạn:1) Thiết lập các căn cứ tại Việt bắc từ đầu thập niên 40 và cướp chính quyền năm1945. 2) Dùng chiêu bài giải phóng và độc lập để kêu gọi dân chúng chống Pháp,và chiếm lĩnh một nửa đất nước, từ vĩ tuyến 17 trở ra bằng hiệp định Genève năm1954. 3) HCM và đảng CS tiếp tục mở cuộc chiến tranh xâm lăng miền Nam từnăm 1960 cho đến năm 1975.Khi chưa chiếm được miền Bắc, HCM và đảng CS đã tổ chức cuộc cải cách ruộngđất. Sau khi chiếm miền Bắc, cuộc cải cách nầy được tiếp tục năm 1954 cho đếnnăm 1956, gây kinh hoàng cho nhân dân miền Bắc, giết chết hàng trăm ngànngười, và nhất làm làm tê liệt mọi sức đối kháng của người dân.Cách thức đấu tố rùng rợn trong cuộc cải cách ruộng đất đã làm hỏng hết các giềngmối luân lý đạo đức gia đình, cấu trúc xã hội; con cái tố cha mẹ, vợ chồng, anh emtố nhau, bà con không dám nhìn mặt nhau. Một sĩ quan cấp tiểu đoàn trưởng quânđội CS Hà Nội tuyên bố: "Ông ấy [chỉ HCM] biến những con người lương thiệnthành những con quỷ. Ông ấy là quỷ vương."(VTH, sđd. tr. 249)Về phương diện văn hóa, HCM và đảng CS dẹp bỏ hết các tôn giáo, tịch thu heatsách vở cũ, chỉ cho nhà trường dạy về chủ nghĩa cộng sản, lịch sử cộng sản, nhữngnhà văn nhà thơ cộng sản. Đề thi văn chương ở đại học và trung học chỉ quanhquẩn những bài thơ của HCM và Tố Hữu. 35Từ năm 1956 đến năm 1958, các văn nghệ sĩ không ca tụng chế độ CS bị đem rađấu tố và tù đày trong vụ án gọi là Nhân Văn Giai Phẩm. Sau đó, các văn nghệ sĩmuốn sống còn phải im hơi lặng tiếng, viết theo chỉ thị của đảng. Cuộc đánh phácác văn nghệ sĩ nầy còn nhắm mục đích lâu dài là chận trước các tiếng nói đối lậpđể họ khỏi cản trở công cuộc xâm lăng miền Nam.Văn nghệ sĩ vốn là những người nhạy cảm trước nỗi đau khổ của đồng bào, nếu đểhọ tự do ngôn luận, thì khó có thể thi hành kế hoạch xâm lăng mà không bị họ pháthiện hoặc phản đối.Về phương diện kinh tế, HCM và đảng CS gọi là giải phóng, nhưng đã loại bỏ nềnkinh tế tự do, để trói buộc dân Việt vào chính sách kinh tế chỉ huy theo kiểu LiênXô và CHNDTH, tịch thu hết đất đai, dồn nông dân vào các hợp tác xã nhà nước,quốc hữu hóa các công ty xí nghiệp của tư nhân.Vì người dân không được quyền sáng kiến làm ăn sinh sống, không được tự dokinh doanh, nên nền kinh tế Bắc Việt hoàn toàn suy sụp và kiệt quệ dưới chế độ CScủa HCM. Hồ Chí Minh phải nhờ đến viện trợ của Liên Xô và CHNDTH. Ngườita kể rằng một cây kim may cũng phải nhờ CHNDTH viện trợ. Càng nhờ vả thìcàng bị ràng buộc, và phải trả nợ bằng nguyên vật liệu như than đá, quặng sắt...mà cho đến nay vẫn còn chưa trả hết.Hồ Chí Minh và đảng LĐ tiếp tục áp dụng chiêu bài giải phóng dân tộc với miềnNam sau năm 1954. Năm 1972, người Hoa Kỳ bắt tay được với CHNDTH, thayđổi chiến lược chính trị ở Á Châu, tìm cách rút quân ra khỏi Việt Nam. Hiệp địnhParis năm 1973 đã đưa Việt Nam Cộng Hòa vào tư thế lúng túng. Cộng sản BắcViệt, với sự hậu thuẫn hùng hậu của Liên Xô và CHNDTH, tiến chiếm miền Namnăm 1975.Những chính sách áp dụng ở miền Bắc năm 1954 lại được đem ra áp dụng ở miềnNam. Về tôn giáo, văn hóa, chính trị, CS buộc miền Nam đi vào quỹ đạo CS. Vềkinh tế, lần nầy CS trúng vố bở vì từ năm 1954 đến năm 1975, miền Nam càngngày càng phồn thịnh, dân chúng giàu có. Cộng Sản lấy được 16 tấn vàng của khobạc miền Nam, tịch biên tất cả những nhà tư sản mà Hà Nội gọi là "tư sản mạibản",(8) đổi tiền nhiều lần để kiểm soát tình hình lưu thông tiền tệ, quốc doanh tấtcả công ty xí nghiệp... Miền Nam là vựa thóc của đất nước, nhưng dưới chính sáchkinh tế chỉ huy của CS, dân chúng miền Nam đói rách nghèo khổ cùng cực hơnbao giờ cả. 36Trong bản tuyên bố ngày 2-9-1945 mà CS gọi là bản tuyên ngôn độc lập, HCMviết: "Chúng [chỉ thực dân Pháp] lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúngthẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm cáccuộc khởi nghĩa của ta trong bể máu. Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chínhsách ngu dân...Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân tanghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất,hầm mỏ nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng.Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dânbuôn trở nên bần cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ngóc đầu lên. Chúngbóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn..."(Những mẩu chuyện...tr.113)Tuy tố cáo người Pháp như thế, nhưng khi cầm quyền, HCM và chế độ cộng sản đãthi hành chính sách còn ác độc hơn thực dân Pháp. Tất cả những người Việt Namtừ năm 1945 trở đi đều chứng kiến tận mắt việc CS thẳng tay giết hại những nhàyêu nước, tù đày hàng triệu người lên những vùng rừng thiêng nước độc, lập nhữngtrại tù (dưới mỹ danh là trại học tập cải tạo) nhiều hơn trường học, tắm các cuộckhởi nghĩa trong biển máu, cướp không ruộng đất, quốc hữu hóa các xí nghiệp,đánh sập giới tư sản, đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân nghèo nước yếu.Do những thay đổi ở CHNDTH khi Đặng Tiểu Bình trở lại cầm quyền năm 1978sau khi Mao Trạch Đông chết (1976), do chủ trương Glasnost (Cởi mở) vàPerestroika (Tái cấu trúc) của Gorbachev khi ông lên làm tổng bí thư đảng CSLXnăm 1985, do những biến động ở Đông Âu năm 1989, sự sụp đổ của đảng CSLXnăm 1991, và nhất là do cuộc cách mạng thông tin liên lạc bằng hệ thống vi tính vàliên mạng viễn thông quốc tế, đảng CSVN không còn bưng bít và gò ép được dânchúng nữa, nên bắt buộc đảng CS phải thay đổi về kinh tế, nhưng vẫn độc tôn vềchính trị.Sau chiến tranh, cầm quyền Hà Nội tha thiết mong mỏi Hoa Kỳ trở lại Việt Namvào giữa thập niên 90, và trải thảm đỏ đón mừng tổng thống Hoa Kỳ, vào gần cuốinăm 2000. Khẩu hiệu "Chống Mỹ cứu nước, giải phóng dân tộc" trước đây trongthời chiến tranh, nay trở thành khôi hài với dân chúng và mỉa mai đối vớinhững người đã chết trong cuộc chiến vì khẩu hiệu nầy.Theo nghĩa tầm nguyên, giải phóng là cởi mở ra cho tự do, nghĩa là đưa một cái gìtừ tình trạng bị giam hãm kềm kẹp đến tình trạng được thoát ly và tự do, tức từ chỗxấu đến tốt hơn. Đàng nầy, với đảng CSVN, giải phóng dân tộc, giải phóng đấtnước có nghĩa là biến Việt Nam thành chư hầu của Liên Xô, CHNDTH, nô lệ hóa 37dân chúng Việt Nam theo tín điều cộng sản, đặt nhân dân Việt Nam dưới chế độđộc tài, độc đảng, bóc lột, phá hoại, đầy ải và bần cùng hóa nhân dân một cách cóhệ thống, có bài bản của HCM và đảng CS.Trong lịch sử Việt Nam, khác với những cuộc chiến tranh giải phóng trước đây,HCM và đảng CS là trường hợp đầu tiên và duy nhất đã lợi dụng tinh thần dân tộc,lòng yêu nước, khát vọng độc lập tự do của nhân dân, đưa ra chiêu bài giải phóngđất nước, kêu gọi dân chúng tham gia cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, "đếquốc" Mỹ, để áp đặt một chế độ độc tài bóc lột khắc nghiệt hơn cả ngoại bang thựcdân. Người nước ngoài chỉ nghĩ đến quyền lợi của họ và nước họ khi liên hệ vớiViệt Nam, và chẳng bao giờ yêu thương dân Việt Nam. Đó là điều hiển nhiên phảichấp nhận.Đàng nầy, HCM, một người Việt Nam tự nhận là yêu nước, là cách mạng, mà lạilợi dụng khát vọng độc lập tự do của dân tộc Việt Nam để tước đoạt tự do củangười Việt Nam, sử dụng xương máu của giống nòi để phục vụ quyền lợi đảngphái riêng tư và quyền lợi của Quốc tế CS, là một tội lỗi lịch sử ngàn năm biamiệng.Có một ý kiến đưa ra là liệu Nguyễn Ái Quốc, vì nhu cầu giải phóng dân tộc, cóbiết rằng khi áp dụng chủ nghĩa cộng sản vào Việt Nam, thì sau nầy dân chúngViệt Nam sẽ trở nên nghèo đói hay không? Câu trả lời nằm ngay trong thời gianNguyễn Ái Quốc sinh sống tại Liên Xô. Nguyễn Ái Quốc đến Liên Xô vào khoảngcuối năm 1923. Lúc đó nền kinh tế Liên Xô đã suy sụp, dân tình đói khổ. Cuốinăm 1924, Nguyễn Ái Quốc qua Trung Hoa. Khoảng cuối năm 1933 hoặc đầunăm 1934, Nguyễn Ái Quốc trở lui Liên Xô và sống tại đây cho đến tháng 10-1938, lại trở qua Trung Hoa lần nữa.Hai lần sống ở Liên Xô trong thời gian tổng cộng khoảng 5 năm, đủ cho NguyễnÁi Quốc thấy rõ chính sách độc tài với nền kinh tế chỉ huy triệt để bằng những kếhoạch ngũ niên của đảng CSLX, đã làm cho dân Nga đói kém cùng cực. Tại LiênXô, nạn đói lần thứ nhất xảy ra vào các năn 1921-1922 giết mất 5 triệu người, nạnđói lần thứ nhì xảy ra vào các năm 1932-1933 làm cho 6 triệu người chết.(9)Chắc chắn Nguyễn Ái Quốc biết rõ điều nầy vì ông có mặt tại Liên Xô trongkhoảng thời gian trên. Biết vậy, nhưngï Nguyễn Ái Quốc (HCM) vẫn cố tình làmtay sai cho Liên Xô, nhập cảng vào Việt Nam loại lý thuyết chỉ làm hại cho dântộc, nhắm thỏa mãn tham vọng quyền lực cá nhân của ông ta mà thôi. Ngoài ra, 38sau năm 1954, HCM vẫn còn minh mẫn, đã thi hành Cải cách ruộng đất giết hạihàng trăm ngàn người, gây đau thương tang tóc trên toàn thể Bắc Việt, mà HCMvẫn tiếp tục con đường cộng sản của ông ta.Lại có một câu hỏi nữa là vào năm 1945, khi HCM gởi thư yêu cầu Hoa Kỳ giúpđỡ, nếu Hoa Kỳ chấp nhận, liệu HCM có theo CS không? Trước hết, cần phải chúý là khi vừa mới qua Pháp năm 1911, thanh niên Nguyễn Tất Thành liền xin vàohọc trường Thuộc Địa Paris, nhưng bị từ chối.Nếu người Pháp chấp thuận, thì chắc chắn HCM trở thành một viên quan thuộc địaPháp. Điều đó có nghĩa là khi mới xuất ngoại, Nguyễn Tất Thành không phải "rađi tìm đường cứu nước", mà ra đi để giải quyết sinh kế, tìm kiếm quyền lực và sẵnsàng thỏa hiệp với Pháp. Lúc đó, thanh niên Nguyễn Tất Thành thật tâm muốncộng tác với Pháp.Khi qua Liên Xô cuối năm 1923, đầu năm 1924, Nguyễn Tất Thành nay là NguyễnÁi Quốc chắc chắn phải tuyên thệ trung thành với Liên Xô và nhập cảng chủthuyết Mác xít vào Việt Nam mới được Liên Xô chấp thuận và huấn luyện thànhcán bộ của Đệ tam Quốc tế. Hồ Chí Minh và đảng CS không hề nói đến việc nầy,nhưng trong hồi ký của Phan Bội Châu, ông cho biết vào năm 1920, vì đòi hỏi trêncủa Liên Xô mà Phan Bội Châu đã tránh mặt không nhờ Liên Xô giúp đỡ, nên mọingười mới biết được việc nầy.Từ năm 1924 trở đi, Nguyễn Ái Quốc hoạt động hoàn toàn theo sự điều động củaĐệ tam Quốc tế. Nguyễn Ái Quốc tức HCM và thuộc hạ đặt tham vọng quyền lựclên trên sinh mạng của dân chúng, đặt quyền lợi của đảng lên trên quyền lợi đấtnước, nên họ sẵn sàng làm bất cứ việc gì, dù tàn bạo đến đâu, tráo trở đến đâu, hợptác với bất cứ ai, miễn sao làm lợi cho đảng CS, bành trướng quyền lực, mà bấtchấp luân thường, đạo lý, hay tình yêu nước. Tuy là một đảng nằm trong hệ thốngQuốc tế cộng sản, nhưng tùy hoàn cảnh, họ sẵn sàng cộng tác với Quốc Dân ĐảngTrung Hoa (1944), với tình báo Hoa Kỳ để được giúp đỡ võ khí, thuốc men, tiềnbạc (1945).Đã từng sống tại Âu Mỹ, HCM dư biết rằng tại các nước tự do dân chủ, nhà cầmquyền không thể tùy tiện muốn làm gì thì làm, mà phải hành động theo pháp luật,bị pháp luật chế tài, và rất dễ bị thay thế theo quyết định của dân chúng trong cáccuộc đầu phiếu. Kinh nghiệm trước mắt cho thấy: dầu W. Churchill dẫn dắt nướcAnh đi đến chiến thắng trong thế chiến thứ hai, ông vẫn bị thay thế sau khi đảng 39Bảo Thủ thua trong kỳ bầu cử vào ngày 25-7-1945, khi chiến tranh mới chấm dứt ởphía Tây. Trong khi đó, đã từng được đào tạo tại Liên Xô, HCM cũng biết rằngcác lãnh tụ tối cao một nước CS như Lenin hay Stalin, quyền uy độc tài, độc đoánvô biên, vô thượng, không thua gì vua chúa ngày xưa trong chế độ quân chủchuyên chế.So sánh quyền lực giữa những nhà lãnh đạo trong hai thể chế tự do và cộng sản,chắc chắn HCM không dại gì theo chế độ tự do (để tự trói tay) mà bỏ chế độ cộngsản (nắm toàn quyền độc tài), vì lúc đó, vào năm 1945, ông đang trên đường giànhlấy quyền lực tối cao.Ngoài ra, các đảng viên cộng sản khác như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, PhạmVăn Đồng, Hoàng Văn Hoan... đang chờ đợi chia phần vừa quyền vừa lợi sau baonhiêu năm hoạt động gian khổ; và nhất là Đệ tam Quốc tế luôn luôn theo dõi nhânviên của họ trên khắp thế giới. Chắc chắn những người nầy không chịu "tha" choHCM nếu HCM từ bỏ đảng tịch cộng sản một cách dễ dàng.Như thế giả thiết như Hoa Kỳ tiếp tục cộng tác và viện trợ cho HCM năm 1945, thìHCM vẫn chỉ liên kết giai đoạn, để tranh giành quyền lực, rồi trở lại căn nguyêncủa ông, một lãnh tụ CS đã được huấn luyện tại Liên Xô, với đầy đủ những tínhchất của các bậc thầy của ông là Lenin và Stalin.Vấn đề nầy làm nẩy sinh thêm một khía cạnh mới: đó là HCM đã biết trước rằngchủ nghĩa CS chỉ có thể giúp ông ta tranh đoạt chính quyền và thiết lập chínhquyền độc tài độc đảng, nhưng ngược lại chính quyền nầy chắc chắn sẽ dẫn dântộc đi đến chỗ cùng khốn, vì ông ta đã từng chứng kiến tại Liên Xô. Thế mà HCMvẫn cương quyết lao theo chủ nghĩa nầy vì tham vọng cá nhân.Vậy ngay từ đầu HCM đã đặt tham vọng cá nhân lên trên quyền lợi dân tộc, đingược lại quyền lợi đất nước một cách có ý thức, có suy nghĩ tính toán, chứ khôngphải là những diễn biến chính trị đã xảy ra dồn dập ngoài tầm tiên liệu của ông,hoặc ngoài ý muốn và khả năng kiểm soát của ông.Cuối cùng, do ý đồ lợi dụng khát vọng độc lập của dân tộc để giành lấy quyền lựcvà thiết lập chế độ CS, HCM cho thấy rằng ông ta không phải là người mở cuộcchiến tranh để giải phóng dân tộc, mà là người khai thác chiến tranh làm phươngtiện thực hiện ý đồ chính trị của ông ta, và đặc biệt ông ta không ngần ngại tiêu phíxương máu của đồng bào trong chiến tranh. 40Năm 1945, dù Nhật Bản có những tính toán riêng trong cuộc đảo chánh ngày 9-3,nhưng ít ra trên danh nghĩa, Nhật Bản đã chấm dứt chế độ thuộc địa của Pháp, traotrả độc lập lại cho Việt Nam. Vua Bảo Đại ra Tuyên ngôn độc lập ngày 11-3-1945hủy bỏ tất cả những hiệp ước bất bình đẳng Việt Nam đã ký kết với Pháp trướcđây. Không đầy sáu tháng sau, HCM và Mặt trận Việt Minh cướp chính quyền vàotháng 8-1945, mời cựu hoàng Bảo Đại làm cố vấn để tạo ra bộ mặt hợp pháp chínhthống liên tục từ chế độ quân chủ sang chế độ dân chủ.Như vậy, lúc đó trên danh nghĩa, nước ta đã là một nước độc lập, không lệ thuộcPháp, thì tại sao HCM lại ký Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946, theo đó Pháp thừanhận Việt Nam là một quốc gia dự do (état libre) tự trị trong Liên Bang ĐôngDương và trong Liên Hiệp Pháp (điều 1); Việt Nam sẵn sàng tiếp đón quân độiPháp đến thay thế quân đội Trung Hoa giải giáp quân đội Nhật (điều 2). (10)Lúc đó, HCM và Việt Minh đã bị nhiều người phản đối về việc nầy. Câu hỏi đặt ralà tại sao nước ta đã độc lập mà lại ký hiệp định chính thức mời kẻ cựu thù thựcdân Pháp đem quân trở vào tái lập tổ chức cai trị? Câu trả lời là HCM muốn hòahoãn với Pháp để rảnh tay tiêu diệt các đảng phái theo khuynh hướng quốc gia dântộc đối lập với Việt Minh cộng sản như Việt Nam Quốc Dân Đảng hay Đại Việt,đồng thời HCM dùng sự hiện diện của lực lượng Pháp làm đòn bẩy hô hào dânchúng đoàn kết với Việt Minh để đối đầu với Pháp, nhưng thực chất để củng cố thếlực của Việt Minh.Sau khi ký hiệp định hợp thức hóa sự hiện diện của quân đội Pháp, HCM lại chủđộng mở cuộc tấn công Pháp ngày 19-12-1946, đưa đến chiến tranh Việt Pháp năm1946-1954. Vào năm 1954, đất nước bị chia hai bằng hiệp định Genève.Năm 1956 Liên Xô đề nghị hai nước Việt Nam cùng gia nhập Liên Hiệp Quốc.Hồ Chí Minh và đảng CS, lúc đó lấy tên là đảng Lao Động, quyết liệt bác bỏ,(11)rồi sau đó mở ngay cuộc chiến xâm lăng miền Nam.Khi bắt đầu chủ trương dùng võ lực đánh chiếm miền Nam vào cuối thập niên 50,HCM còn khỏe mạnh, minh mẫn và làm chủ tịch đảng LĐ, nên không thể tránhtrách nhiệm đã gây ra cuộc chiến vừa qua. Do đó, có thể nói HCM không phải làngười giải phóng dân tộc, mà là kẻ thường trực chủ trương chiến tranh từ năm1945, giết hại cả hàng chục triệu dân Việt Nam. 41CHÚ THÍCH1. Chương Thâu, Phan Bội Châu toàn tập [gồm 10 tập], tập 6, Huế: Nxb. Thuận Hóa, 1990, tr. 272.2. Tưởng Vĩnh Kính, sđd. tr. 42.3. Nguyễn Khánh Toàn, sđd. tt. 320-321. Những chữ viết hoa theo nguyên bản. Dòng in đậm do người viết nhấn mạnh.4. Nguyễn Văn Trấn, Viết cho Mẹ & Quốc hội, California: Nxb. Văn Nghệ [tái bản], 1995, tr. 150.5. Thành Tín, Mặt thật, tr. 67.6. Nguyễn Văn Trấn, sđd. tt. 164-169. Nguyễn Văn Trấn được cử đi học khóa huấn luyện nầy ở Trung Hoa.7. Trích từ bài “Chống tham ô lãng phí” của Phùng Quán. (Hoàng Văn Chí, Trăm hoa đua nở trên đất Bắc, Sài Gòn: Mặt trận Bảo vệ Tự do Văn hóa, 1959, tr. 119.)8. Tư sản mại bản: Comprador. Nguyên gốc chữ “Comprador” của Bồ Đào Nha để chỉ những người Trung Hoa cộng tác buôn bán với người Tây phương vào cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20. (The New Encyclopaedia Britannica, Vol. 3, Chicago, 1997, tr. 505.) Ở Việt Nam, sau 1975, từ ngữ “tư sản mại bản” được CS dùng để chỉ những nhà đại tư bản giàu có dưới chế độ cũ. (Họ bị ghép vào tội đã hợp tác buôn bán làm ăn với “Mỹ Ngụy”.)9. Stéphane Courtois và nhiều tác giả, Le livre noir du communisme: Crimes, terreur, répression [Sách đen về chủ nghĩa cộng sản: Tội ác, khủng bố, đàn áp], Paris: Nxb. Robert Laffont, 1997, Jonathan Murphy và Mark Kramer dịch từ tiếng Pháp qua tiếng Anh, The Black Book of Communism: Crimes, Terror, Repression [Sách đen về Chủ nghĩa Cộng sản: Tội ác, Khủng bố, Đàn áp], Cambridge, Massachusetts: Harvard University Press, 1999, tt. 123, 159.10. Bảo Đại, Con rồng Việt Nam, California: Nxb. Xuân Thu, 1990, đăng nguyên văn hiệp định Sơ bộ bằng tiếng Pháp (sđd. tr. 597) và bản tiếng Việt (sđd. tr. 573).11. William J. Duiker, New York: Ho Chi Minh, Hyperion, 2000, p. 500. 42Chương 6 HUYỀN THOẠI “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH”VÌ ĐÂU XUẤT HIỆN “TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH”? Nhóm chữ “tư tưởng HồChí Minh” chỉ mới xuất hiện vào cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90. Sự xuấthiện nầy bắt nguồn từ nhu cầu chính trị của đảng CSVN do đà suy sụp kinh tế dướisự cai trị hà khắc của chế độ cộng sản Hà Nội sau năm 1975, và nhất là do nhữngbiến động ở Đông Âu làm sụp đổ khối cộng sản Liên Xô.Cao điểm của sự suy sụp kinh tế ở Việt Nam là việc ông Đỗ Mười, uỷ viên Bộchính trị đảng CSVN, chỉ huy cuộc cải tạo công thương nghiệp miền Nam, thựcchất là đánh "tư sản" năm 1978, ngăn sông cách chợ, cấm cản tiểu thương, đày ảidân thành thị đến các vùng hoang địa, cưỡng bách lao động trong những công tácthủy lợi thiếu nghiên cứu, tung quân xâm lăng Campuchia, để làm giảm tiềm lựcvà tiêu hao sức mạnh của người dân miền Nam. Dân chúng đói khổ ta thán, tinhthần cán bộ đảng viên cũng sa sút theo.Để kiếm cách tuyên truyền cổ võ dân chúng hưng phấn trở lại, nhà nước cộng sảnHà Nội đánh bóng hình tượng HCM, đã chết từ năm 1969 trước khi miền Nam bịcưỡng chiếm. Họ tổ chức cuộc "rước đuốc bác Hồ" xuyên Việt, từ mộ HCM ở HàNội lên các tỉnh miền núi Bắc Việt, và quan trọng nhất là từ Hà Nội tiến xuống cáctỉnh phía Nam vào khoảng tháng 10-1980, giống như kiểu rước đuốc của nhà độctài Hitler năm 1933 ở Nuremberg (Đức).Ánh đuốc bập bùng lung linh gây không khí huyền hoặc theo nghi lễ cổ xưa cũngkhông làm tan đi băng giá lạnh lùng trong tâm hồn dân chúng Việt Nam đã triềnmiên khổ đau vì nạn độc tài cộng sản. Dân chúng miền Bắc và miền Trung phải bỏcông ăn việc làm, cực khổ lo việc rước đuốc. Càng về Nam, dân chúng càng thờ ơ,nên sau chặng đường từ Tuy Hòa vào Nha Trang thì cuộc rước đuốc tan rã. Dânchúng cần cái ăn cái mặc, chứ không phải là những lời nói suông. Vì không xuốngquá Nha Trang, nên ở Sài Gòn và trong Nam, dân chúng ít nghe biết chuyện rướcđuốc nầy.Năm 1989, Đông Âu bắt đầu biến động và thoát khỏi đế quốc Liên Xô. Sau đó đếnlượt Liên Xô, chiếc nôi của Cộng Sản Quốc Tế, sụp đổ năm 1991. Khẩu hiệuchiến lược hàng đầu mà đảng CSVN thường sử dụng: "Chủ nghĩa Mác-Lê báchchiến bách thắng" không còn hiệu nghiệm. 43Đảng CSVN lâm vào tình trạng lúng túng, không biết làm sao tiếp tục tuyên truyềnvới đảng viên và dân chúng, vì nói rằng chủ nghĩa Mác-Lê bách chiến bách thắng,nay sao lại sụp đổ tan tành chóng vánh ngay tại quê hương của Lenin? ĐảngCSVN vội quay qua cầu cứu Hồ Chí Minh, đưa thêm "tư tưởng Hồ Chí Minh" tiếptheo sau chủ nghĩa Mác-Lê, nghĩa là từ nay, nền tảng của ý thức hệ CSVN là chủnghĩa Mác-Lê và tư tưởng HCM. Do đó mới xuất hiện chuyện "tư tưởng Hồ ChíMinh".Để điều chỉnh căn bản ý thức hệ đang bị lung lay, CSVN cho sửa đổi hiến pháp, vàchính thức hợp thực hóa một cách công khai "tư tưởng Hồ Chí Minh” bằng điều 4Hiến pháp năm 1992.(1)"TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH" THEO ĐẢNG CSVN: Chữ “tư tưởng” có hai ýnghĩa thông thường: 1) Nghĩa hẹp, tư tưởng là sự suy nghĩ hay ý kiến của mộtngười về các vấn đề trong cuộc sống. Sự suy nghĩ nầy sẽ hướng dẫn người đóhành động hay thực hiện các ý định của họ. 2) Nghĩa rộng, tư tưởng là hệ thốngsuy tư hay tư duy của các cá nhân hay tổ chức về một số vấn đề trọng đại, có tínhcách thuần lý, để giúp đỡ, hướng dẫn, giáo dục con người theo một đường lối nàođó. Trong ý nghĩa thứ hai nầy, “tư tưởng” đồng nghĩa với “triết lý”; ví dụ “tưtưởng Phật giáo”, “tư tưởng Lão Trang”, nhà tư tưởng René Descartes (1596-1650)...Khi vinh danh “tư tưởng Hồ Chí Minh”, đảng CSVN sắp hạng tư tưởng HCM theonghĩa thứ hai, tức nghĩa rộng trên đây, nhưng không thấy đảng CSVN trình bàymột cách có hệ thống tư tưởng HCM là gì?Ngược lại, ngay từ Đại hội 2 của đảng CS vào tháng 2 năm 1951 tại Tuyên Quangđể đưa đảng CS ra hoạt động công khai trở lại với danh xưng mới là đảng LaoĐộng, HCM phát biểu: "Về lý luận, đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin...lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam." Khi đó, đại biểu miềnNam là Nguyễn Văn Trấn đã trình bày với HCM rằng: "Có đồng chí còn nói: haylà ta viết "tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tưởng Hồ Chí Minh". Hồ Chí Minh trảlời: "Không, tôi không có tư tưởng ngoài chủ nghĩa Mác-Lê nin."(2)Cũng trong Đại hội nầy, HCM nhiều lần tuyên bố: “Ai đó thì có thể sai, chứ đồngchí Stalin và đồng chí Mao Trạch Đông thì không thể sai được.”(3) Một lần khác,có người đã hỏi HCM vì sao ông không viết sách về lý thuyết cộng sản, thì ông trảlời ông không cần viết, vì đã có Mao Trạch Đông viết rồi.(4) Xin mời đọc lại bài 44tường thuật lại Đại hội Tuyên Quang nầy, trong báo Học Tập, nội san đảng bộ CSLiên khu Bốn, số 35, tháng 4-1951:“Lời Hồ Chủ tịch trong Đại hội toàn ĐảngVừa nghe báo cáo của đồng chí Giáp, các đồng chí thấy - và trước khi nghe cũngđã thấy - Quân đội ta từ chỗ yếu tiến đến chỗ mạnh, từ chỗ nhỏ tiến đến chỗ to, từkhông thắng tiến đến thắng, từ thắng ít đến thắng nhiều, rồi từ thắng nhiều đếnthắng lợi hoàn toàn (Đại hội vỗ tay).Đó là vì đâu? Là vì trong chính trị, cũng như trong mọi mặt công tác khác, Đảngta có một chủ nghĩa cách mạng nhất, sáng suốt nhất, đó là chủ nghĩa của ba ôngkia kìa:(Hồ Chủ-tịch vươn tay chỉ và hướng về phía chân dung 3 vị lãnh tụ: Marx, Engels,Lénine) (Đại hội vỗ tay vang dậy)Đó là nhờ chúng ta, toàn giai cấp lao động thế giới, toàn quân đội nhân dân thếgiới có một ông Tổng tư lệnh là ông kia kìa. (Hồ Chủ tịch vươn tay chỉ và hướngmặt về phía chân dung đồng chí: Staline) (Đại hội vỗ tay dậy vang và cùng đứngdậy hô lớn) (Đồng chí Staline muôn năm!)Chắc ít người biết mà có lẽ cũng không ai ngờ. Ông ở xa đây mấy muôn dặm, màông theo rõi cuộc kháng chiến của ta, của Triều Tiên, của Mã Lai và cuộc đấutranh của các nước Động nam Á. Ông cảm động khi nghe kể lại những cử chỉchiến đấu anh dũng của một chiến sĩ Thổ khi giết giặc lập công như thế nào. Vìvậy có thể nói tuy ông ở xa nhưng tinh thần của ông và hiểu biết của ông ở vớichúng ta. (Đại hội vỗ tay)Chúng ta nhờ có ông này: (Hồ Chủ tịch vươn tay chỉ và hướng mặt về phía chândung đồng chí: Mao Trạch Đông) - (Đại hội vỗ tay vang dậy - và đứng dậy hô lớnĐồng chí Mao Trạch Đông muôn năm!)Ông Mao cách đây mấy nghìm dặm. Còn ông Staline thì xa những muôn dặm...Ông theo rõi từng bước cuộc chiến đấu cách mạng của chúng ta. Như lúc quânđội và nhân dân ta giải phóng biên giới, như lúc chúng ta mở chiến dịch Trung du,có thể đêm ông không ngủ mà chờ tin tức... (Đại hội có tiến tấm tắc) 45... Có ông thầy, ông anh như thế nên quân đội ta, quân đội Việt-Miên-Lào, từ chỗnhỏ đến chỗ lớn, từ chỗ yếu đến chỗ mạnh, từ không thắng đến thắng hoàn toàn…”Bài tường thuật trên đây của nội san CS thời đó cho thấy rõ HCM chẳng có tưtưởng gì cả. (Nguồn: Vũ Tường [sưu tầm], “Hồ Chí Minh tại Đại hội Đảng 1951 –Đó là chủ nghĩa của ba ông kia kìa”, đăng trên Talawas blog ngày 28-9-2010).Trở lại với vấn đề “tư tưởng” HCM, đảng CSVN ca ngợi HCM là nhà “giải phóngdân tộc.” Thật ra HCM chống Pháp vì Pháp không cho ông vào học Trường ThuộcĐịa Paris là trường chuyên đào tạo các quan chức thuộc địa, để ra làm quan choPháp, nên ông thù Pháp và chống Pháp. Giả thiết như HCM được vào học TrườngThuộc Địa Paris và được ra làm quan cho Pháp thì HCM đâu có chống Pháp.Giả thiết HCM là “nhà giải phóng dân tộc”, thì tư tưởng giải phóng dân tộc khôngphải là một hệ thống triết học, và tư tưởng giải phóng dân tộc cũng không do HCMkhởi xướng, mà đã tiềm ẩn trong trí óc của người Việt từ thuở Hai Bà Trưng khởinghĩa năm 40, cách đây gần hai ngàn năm, truyền từ đời nầy qua đời khác; nhờ vậyngười Việt và nước Việt mới tồn tại cho đến ngày nay trước bao nhiêu cuộc ngoạixâm từ phương Bắc. 46Đảng CSVN còn cho HCM đã có sáng kiến kết hợp công cuộc giải phóng dân tộcvới đấu tranh giai cấp và chủ nghĩa xã hội, thì thật ra người đưa ra sự kết hợp nầylà Lenin, nhà lãnh đạo cuộc Cách mạng CS năm 1917 ở Nga.Liên minh công nông chống thực dân phong kiến cũng không phải do HCM nghĩra, mà ai cũng biết đó là tư tưởng của Mao Trạch Đông, lấy nông thôn bao vâythành thị, khi Mao Trạch Đông muốn ứng dụng chủ nghĩa Mác-Lê vào Trung Hoa,một nước nông nghiệp lạc hậu.Josip Broz Tito (Yugoslavia) là người chủ trương đảng và chế độ CS Quốc gia độclập chứ không nằm trong hệ thống Đệ tam Quốc tế CS từ năm 1948. Hồ Chí Minhchưa hề có tư tưởng như Tito.Nói cho cùng, HCM không có một hệ thống suy tư nào để trở thành nhà tư tưởngnhư đảng CSVN phong tặng. Vì HCM không có tư tưởng gì, nên những kẻ thừakế tha hồ vẽ vời sáng tác mọi chính sách rồi gắn cho nhãn hiệu HCM. Họ chắp nốimột số diễn văn, lời nói của HCM để hình thành “tư tưởng Hồ Chí Minh”. Họ giảithích tùy hứng những những điều mà họ nói là “tư tưởng Hồ Chí Minh”, khôngkhác gì lối diễn giải tùy thích những sấm truyền bí hiểm của các nhà tiên tri nhưTrạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Theo dõi những bài diễn văn, những khẩu hiệudo HCM đưa ra, mọi người đều nhận biết rõ ràng tất cả đều do HCM cóp nhặt từcác nhà tư tưởng, văn hóa và chính trị đông tây.Ví dụ bài diễn văn khai sinh chế độ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa do HCM đọcngày 2-9-1945, thường được đảng CS gọi là bản "Tuyên ngôn độc lập", hoàn toànvay mượn của các văn bản Pháp và Mỹ. Mọi người sẽ không lấy làm lạ nếu biếtrằng người giúp HCM viết bản văn nầy là một thiếu tá người Hoa Kỳ, ArchimedesL. A. Patti.(5)Trong bài nói chuyện tại lớp học tập chính trị khoảng hơn 3,000 giáo viên cấp 2 vàcấp 3 miền Bắc (dạy từ lớp 6 đến lớp 12 trung học), do bộ Giáo Dục tổ chức tại HàNội ngày 13-9-1958, HCM viết: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi íchtrăm năm thì phải trồng người ". (Báo Nhân Dân Hà Nội ngày 14-9-1958.)Câu khẩu hiệu nầy được treo ở tất cả các trường đại học và trung tiểu học dưới chếđộ CS và được sách vở CS xem là tư tưởng vĩ đại của HCM về kế hoạch đào tạonhân tài cho đất nước, thật ra là câu nói của Quản Trọng (Quản Tử) thời Xuân Thu,cách đây hơn hai ngàn năm. 47Một trong những khẩu hiệu hàng đầu được xem là tư tưởng HCM để huấn luyện vàgiáo dục cán bộ CS là "Chí công vô tư, cần kiệm liêm chính", được rút từ lời dạycủa Nho giáo cũng đã trên 2,000 năm. Với các phạm trù nầy, Nho giáo đã đào tạokhông biết bao nhiêu thế hệ quan lại thanh liêm trước đây phục vụ quần chúng.Ngược lại, lời sao chép của HCM chỉ là cái vỏ bọc che đậy một hệ thống cầmquyền tham ô nhũng lạm từ trên xuống dưới, mà bất cứ người nào ở trong cũngnhư ngoài nước, kể cả người ngoại quốc đều biết.Còn việc HCM bảo rằng "Không có gì quý hơn độc lập tự do", thì "các giáo sư ởhọc viện Hồ Chí Minh giải thích rằng, tự do đây không phải là tự do cá nhân.HCM chỉ nói đến tự do cho Dân tộc là Độc lập mà thôi. Còn tự do cá nhân là tự dotư sản".(6) Nói cho đúng, chính nhờ lợi dụng tinh thần độc lập dân tộc và lòng yêuquý tự do của dân chúng mà HCM và đảng CSVN đã đưa dân tộc Việt Nam bướcvào vòng thống trị của chế độ CS.Nêu lên vài ví dụ trên đây để thấy rằng những điều gọi là tư tưởng HCM (hiểu theonghĩa rộng là một hệ thống suy tư) chỉ là sự cóp nhặt danh ngôn của những vĩ nhânthế giới, rồi đề tên HCM vào. Sở dĩ HCM và các thuộc hạ của ông mạnh dạnmượn tư tưởng của người khác làm của riêng HCM, vì từ năm 1954 đến 1975, BắcViệt sống hoàn toàn bưng bít, không có bất cứ một sách vở xưa cũ, hay mộtphương tiện truyền thông nào đến với dân chúng, ngoài sách đảng, báo đảng, vàđài phát thanh đảng. Trong hoàn cảnh đó, HCM muốn cóp nhặt của ai thì tha hồmà cóp nhặt, không ai biết gì để có thể so sánh. Rủi ro có ai phát hiện, người đócũng không dám lên tiếng dưới chế độ độc tài của ông.Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung. Ông nhận tên Nguyễn Ái Quấc/ Quốccủa nhóm Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn AnNinh;(7) và ông mượn tên "Hồ Chí Minh", của Hồ Học Lãm.Chẳng những lấy tên "Hồ Chí Minh" của Hồ Học Lãm, năm 1940, HCM cònchiếm dụng luôn danh xưng Việt Nam Độc Lập Đồng Minh Hội, gọi tắt là ViệtMinh, do Hồ Học Lãm và Nguyễn Hải Thần lập ra ở Nam Kinh (Trung Hoa) năm1936.(8) Hồ Chí Minh nhắm đánh lừa những người Việt yêu nước và cả TrungHoa Quốc Dân Đảng, để được giúp đỡ.Theo đảng CSVN, Le procès de la colonisation française [Bản án chế độ thực dânPháp] xuất bản ở Pháp năm 1925 do chính Nguyễn Ái Quốc khởi viết từ 1921.(BNCLSĐ, sđd. 29) 48Tuy nhiên, có tài liệu cho rằng Nguyễn Ái Quốc không viết được sách nầy, vì lúcđó ông ta không đủ trình độ Pháp văn để viết sách. Ông mới học nửa năm lớp nhấtniên tức lớp 6 trường Quốc Học Huế. Ông ta cóp nội dung bài "Đông Dươngchính trị luận" của Phan Châu Trinh, đã được Jules Roux, bạn của Phan ChâuTrinh, dịch qua tiếng Pháp để gởi cho chính phủ Pháp và Albert Sarraut khi Sarrautsắp qua làm toàn quyền Đông Dương (lần thứ nhất 1911-1914 và lần thứ hai 1917-1919). "Bài nầy Quốc chỉ sửa chút ít, viết lại đề tựa khác "Bản án chế độ thực dânPháp", nhờ luật sư Phan Văn Trường sửa chữa, viết lại nhiều trang, viết lời tựatrước khi in và phổ biến."(9)Chẳng những HCM mượn tư tưởng vĩ nhân thế giới làm tư tưởng của mình, cópsách của người khác rồi sửa chửa làm sách của mình, ông ta còn mượn luôn thơcủa người khác để làm thơ mình. Tập thơ được coi là nổi tiếng của HCM là Ngụctrung nhật ký [Nhật ký trong tù].Nhà nghiên cứu Lê Hữu Mục đã phân tích tỉ mỉ tác phẩm nầy và đi đến kết luậnnhư sau: "Phần phân tích ở trên chứng thực già Lý là chủ nhân của những bài thơxây dựng theo kĩ thuật thơ Đường; những bài thơ nầy chiếm hết ba phần tư tácphẩm. Phần còn lại có thể coi là của Hồ Chí Minh. Tôi chỉ nói là có thể vì tôikhông khẳng định được rõ ràng bài thơ nào đích thực là của Hồ Chí Minh, bài thơnào thuộc về các tác giả khác."(10)Ngoài những phát hiện của giáo sư Lê Hữu Mục, tác giả Daniel Hémery, trongsách De l'Indochine au Vietnam, đã in lại hình bìa nguyên bản bằng chữ Nho sáchNhật ký trong tù. Trên hình bìa nầy, có ghi rõ ngày tháng sáng tác là: 29.8.1932 -10.9.1933. (Daniel Hémery, sđd. tr. 85) Trong khi đó, “Lời nói đầu” trong bản inlần thứ nhất quyển Nhật ký trong tù năm 1960 của Nxb. Văn Học cho biết: “Đó làcuốn sổ tay của Hồ Chủ tịch gồm những bài thơ mà Người đã viết trong cảnh laotù từ mùa thu năm 1942 đến mùa thu năm 1943.” Sách nầy sử dụng lại hình bìacủa bản chữ Nho, nhưng xóa bỏ ngày tháng trên hình vẽ.(11) Những yếu tố nầy đủchứng tỏ rằng HCM không phải là tác giả của Ngục trung nhật ký.Ở đây nên thêm một chi tiết cần thiết: trong bộ Hồ Chí Minh toàn tập, không cóbài nào HCM đả động đến quyển Ngục trung nhật ký. Khi nhà xuất bản Văn Học,Hà Nội ấn hành sách nầy năm 1960, HCM còn sáng suốt, nhưng ông không lêntiếng gì về tác phẩm nầy. Nghĩa là một mặt ông vẫn mặc nhiên công nhận ông làtác giả sách đó, một mặt khác, ông phòng xa tính rộng, rủi sau nầy có ai phát hiệngian ý ăn cắp văn chương của người khác, như tác giả Lê Hữu Mục đã chứng 49minh, thì ông vẫn nhẹ tội vì ông chưa hề lên tiếng công nhận sách đó là do ông viếtra, mà đây là do nhóm thuộc cấp thực hiện mà thôi. Hồ Chí Minh lắt léo trongtừng chi tiết của cuộc đời ông.Nguyên bản hình bìa Ngục trung nhật ký, Hình bìa Ngục trung nhật ký do Nxb. Vănbằng chữ Nho, đề ngày 29.8.1932 - 10.9.1933. Học, Hà Nội, ấn hành năm 1960, xóa bỏ ngày tháng trên hình vẽ. (Hình trích:(trích: Daniel Hémery, De l'Indochine au Nguyễn Khánh Toàn, Lữ Huy Nguyên, Tổng tập văn học Việt Nam, quyển 36 [đặcVietnam, Paris: Gallimard, 1990, tr. 85) biệt về Hồ Chí Minh, 924 trang], Hà Nội: Nxb. Khoa học Xã hội, 1980, tr. 607.)Việc đảng LĐ cho nhà xuất bản Văn Học ấn hành Ngục trung tùy bút vào năm1960 nhắm dụng ý duy nhất là đánh bóng HCM là một tác giả, đã từng vào tù rakhám vì tranh đấu giành độc lập cho xứ sở, lại có khả năng làm thơ bằng chữ Hoa(ngoại ngữ), để tranh thủ cảm tình của giới văn nghệ sĩ và trí thức trên thế giới,nhất là Trung cộng, nhắm dễ xin viện trợ và lôi kéo họ vào mặt trận truyền thôngtrong công việc tiến hành chiến tranh chống Việt Nam Cộng Hòa.Không biết HCM đã tự cóp nhặt hoặc đạo văn, hay những thuộc hạ của ông muốntâng bốc HCM, đã cóp nhặt và đạo văn giúp cho ông Hồ? Nếu như thế thì họ đãhại hình tượng HCM của họ. Tai hại một cách công khai nhất là Bộ chính trị đảngCSVN đã thêm phần "tư tưởng Hồ Chí Minh" sau chủ nghĩa Mác-Lê. Hồ Chí 50
- Pages:
- 1 - 50
- 51 - 100
- 101 - 102
Từ khóa » Phản Cuối Lột Trần Huyền Thoại Hồ Chí Minh
-
Phần Cuối: “Lột Trần Huyền Thoại Hồ Chí Minh” - YouTube
-
Phần đầu: Lột Trần Huyền Thoại Hồ Chí Minh - YouTube
-
Lột Trần Huyền Thoại Hồ Chí Minh -.:: ::.
-
Phần đầu: Lột Trần Huyền Thoại Hồ Chí Minh - Sàn Ô Tô Việt Nam
-
Hãy Trả Lại Sự Thật Cho Nguyễn Sinh Cung | Trang 4
-
Lột Trần Huyền Thoại Hồ Chí Minh | Hãy Trả Lại Sự Thật Cho Nguyễn ...
-
LỘT TRẦN HUYỀN THOẠI HỒ CHÍ MINH – Trần Gia Phụng
-
Lột Trần Huyền Thoại Hồ Chí Minh | Trang Tiểu Sử đầy đủ Nhất
-
Lột Trần Huyền Thoại Hồ Chí Minh | Hoa Lài Thăng Long
-
Phần I - TƯTƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC
-
6 Bộ Phim Huyền Thoại Của đạo Diễn Xuất Sắc Vương Gia Vệ - MoMo
-
Trần Hưng Đạo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Hồ Chí Minh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Chính Trị, Xã Hội - UBND Huyện Giồng Riềng