Lũ Quét

THÔNG TIN KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TỈNH AN GIANG
Chủ Nhật, 01/12/2024 01:50:01
  • Giới thiệu
  • Bản tin KTTV
    • Thời tiết
    • Thủy văn
    • Thời tiết nguy hiểm
    • Thủy văn đặc biệt
    • Hạn, mặn
    • Biểu tượng thời tiết
  • Số liệu thời gian thực
  • Thủy văn 24h
  • Thông tin dự báo KTTV
    • Dự báo thời tiết
    • Dự báo thời tiết hạn dài
    • Dự báo thời tiết hạn mùa
    • Dự báo thủy văn hạn ngắn
    • Dự báo thủy văn hạn vừa
    • Dự báo thủy văn hạn dài
    • Dự báo thủy văn hạn mùa
  • Cảnh báo thiên tai
    • Bão - ATNĐ
    • Mưa lớn
    • Nắng nóng
    • Hạn
    • Xâm nhập mặn
    • Nông nghiệp
    • Sạt lở đất
  • Bản đồ khí hậu
  • Số liệu
  • Kiến thức KTTV
  • Văn bản pháp luật
  • Liên hệ - Góp ý
Quản trị
  1. KIẾN THỨC VỀ KHÍ TƯỢNG
    1. Thuật ngữ Khí tượng-Thủy văn
    2. Mây
    3. Nhiệt độ
    4. Nắng nóng
    5. Gió
    6. Mưa
    7. Bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)
    8. Dông – Tố - Lốc – Vòi rồng
    9. Mưa đá
    10. Hạn
    11. Phân khu vực dự báo thời tiết
  2. KIẾN THỨC THỦY VĂN
    1. Thuật ngữ thủy văn
    2. Lụt, úng
    3. Nước dâng do bão
    4. Lũ quét
    5. Cấp báo động, tín hiệu lũ
    6. Các bản tin dự báo lũ
  3. BIỆN PHÁP PHÒNG, TRÁNH, ỨNG PHÓ THIÊN TAI
    1. Đối với bão và ATNĐ
    2. Ứng phó với bão, áp thấp nhiệt đới
    3. Đối với lũ và triều cường
    4. Đối với động đất, sóng thần
    5. Đối với lốc xoáy, gió giật
  4. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
    1. Những vấn đề về Biến đổi khí hậu
    2. Thuật ngữ về biến đổi khí hậu

II. KIẾN THỨC THỦY VĂN

2.5. Lũ quét

Là một loại lũ lớn, xảy ra bất ngờ trên các sông suối miền núi, duy trì trong một thời gian ngắn (lên nhanh và xuống nhanh), dòng chảy xiết có hàm lượng chất rắn cao và có sức tàn phá lớn.

+ Hai nguyên nhân chính gây ra lũ quét là: Mưa lớn với cường độ cao và Lưu vực có sườn núi dốc, địa hình bị chia cắt và lớp phủ thực vật thưa bị phá huỷ bừa bãi.

+ Nơi sinh lũ quét thường ở thượng nguồn các sông nhánh, lưu vực nhỏ, có độ dốc lớn, mặt đệm bị huỷ hoại năng. Lũ quét thường xảy ra trong thời gian ngắn (3-6h), vào ban đêm, trong các tháng đầu mùa lũ (tháng VI, VII ở Bắc Bộ, Tây Nguyên, tháng IX, X ở Trung Bộ).

+ Đặc điểm chính của lũ quét

Lũ quét thường có tỷ lệ vật chất rắn rất lớn, thường chiếm 3-10%, thậm chí trên 10% và trở thành dạng lũ bùn đá, rất hay xảy ra ở nước ta.

Lũ quét có sức tàn phá rất lớn gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Vì vậy, động lực của nó rất lớn, sức tàn phá lớn.

+ Các dạng lũ quét

Lũ quét sườn dốc: là lũ quét phát sinh chủ yếu do mưa lớn đột ngột xuất hiện trên lưu vực có sườn dốc cao, độ dốc lớn và hình dạng thích hợp cho mạng sông suối tập trung nước nhanh. Lũ xảy ra trong thời gian ngắn (thường vào đêm và sáng), có tốc độ lớn, quét mọi thứ trên đường đi.

Lũ quét nghẽn dòng: do vỡ các đập tạm thời do cây cối, rác, bùn cát và các vật thể khác làm nghẽn dòng sông, suối do mưa lớn gây ra.

Hình 13: Lũ quyét sườn dốc Hình 14: Lũ quét nghẽn dòng

Lũ bùn đá là dòng lũ đậm đặc bùn đá, cuộn chảy với động năng lớn. Lượng bùn đá trong dòng lũ chủ yếu do sạt lở núi cung cấp. Một phần bùn đá được lấy từ vật liệu có sẵn trong lòng suối (Hình 15). Đây là loại lũ quét đặc biệt nguy hiểm, thường gây nhiều thương vong lớn.

Lũ quét vỡ đập, đê, hồ chứa: là lũ do vỡ hồ, đập, đê hoặc công trình thuỷ điện, thuỷ lới gây ra. Lũ quét dạng này có sức tàn phá rất lớn trong khu vực rộng (Hình 16).

Hình 15: lũ quét bùn đá Hình 16: Lũ quét và vỡ đập

Lũ quét hỗn hợp là tổ hợp bất lợi giữa nhiều dạng thiên tai như sạt lở đất, lũ quét sườn dốc, lũ bùn đá. Đây là dạng lũ thường xảy ra nhiều ở vùng núi nước ta và chúng có sức tàn phá mạnh, trong khu vực rộng.

- Trượt lở là hiện tượng mất ổn định và dịch chuyển sườn dốc, mái dốc, gây mất ổn định công trình, vùi lấp người và tài sản, phá hoại diện tích canh tác và môi trường sống, có thể dẫn tới những thảm hoạ lớn cho con người và xã hội. Các loại hình trượt lở thường gặp nhất bao gồm: trượt lở, sạt lở, sụt lở, lở đá.

- Trượt lở đất: Xảy ra nhiều ở các sườn đồi núi dốc, đường giao thông, hệ thống đê đập, các bờ mỏ khai thác khoáng sản, các hố đào xây dựng công trình... Đây là loại hình tai biến thường có qui mô từ trung bình tới lớn, phạm vi phát triển rộng, diễn biến từ rất chậm (2- 5cm/năm) gây chủ quan cho con người, tới cực nhanh (lớn hơn 3m/s) làm cho con người không đối phó kịp. Đất đá trượt lở từ vài chục vạn m3 tới 1 - 2 triệu m3, trườn đi xa tới 0,5 - 1 km, đủ lớn để chặn dòng sông suối, dòng nước, tạo nên lũ quét vỡ dòng, đặc biệt nguy hiểm cho các cụm dân cư ở hạ du (Hình 17, 18).

Hình 17: Trượt lở đất ở thung lũng sông Hình 18: Sạt lở đất ở sườn núi dốc

- Sạt lở đất thường xảy ra tại các thung lũng và triền sông, dọc các bờ biển bị xói lở (Hình 19). Trong quá trình sạt lở, có sự đan xen giữa hiện tượng dịch chuyển trượt, hiện tượng sụp đổ. Hiện tượng sạt lở thường được báo trước bằng các vết nứt sụt ăn sâu vào đất liền và kéo dài theo bờ sông, bờ biển (Hình 20). Diễn biến phá hoại của sạt lở nhanh và đột ngột. Sạt lở bờ thường có xu hướng tái diễn nhiều năm, phạm vi ảnh hưởng rộng, đe doạ phá hỏng cả cụm dân cư, đặc biệt là các cụm dân cư kinh tế lâu năm ở các vùng đồng bằng, ven biển.

Hình 19: Sạt lở đất dọc bờ sông Hình 20: Vết nứt sụt sâu vào đất liền

- Sụt lở đất hay xảy ra ở các tuyến đường giao thông, các tuyến đê (Hình 21 và 22). Sụt lở đất ở các triền đồi núi thường làm mất một phần mặt đường hoặc cả đoạn đường đồi núi phá hoại cả một tuyến đường, gây ách tắc vận chuyển và hệ quả kinh tế xã hội nghiêm trọng.

Hình 21: Sụt lở bờ sông khi có lũ lớn Hình 22: Sụt lở triền, đồi núi

- Lở đá: Là hiện tượng các tảng đá, mất gắn kết với cả khối, sụp đổ và lăn xuống vùng thấp. Đá lở thường xảy ra trên các tuyến đường giao thông miền núi, trên các sườn dốc và lân cận một số khu dân cư (Hình 23).

ĐÀI KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TỈNH AN GIANG Địa chỉ: 64 Tôn Đức Thắng, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang Điện thoại: (0269) 3852619 - Fax: (0269) 3857346 - E-mail: kttvangiang@gmail.com - Website: kttv.angiang.gov.vn 3421898 lượt truy cập 08 người trực tuyến 00 thành viên
© Copyright by KTTV An Giang 05/2018

Từ khóa » Tác Hại Của Lũ Quét Và Sạt Lở đất