LÚA CHÍN CÚI ĐẦU HỌC CÁCH SỐNG NHƯ BÔNG LÚA
Có thể bạn quan tâm
LÚA CHÍN CÚI ĐẦU – HỌC CÁCH SỐNG NHƯ BÔNG LÚA
Contents
Có thể bạn đã từng nghe qua, đây là câu thành ngữ rất nổi tiểng của Người Nhật. Nhiều lần Lê Quang Ánh đã được gặp, tiếp xúc biết được nhiều tấm gương điển hình cho câu thành ngữ trên. Những hình ảnh sống động này trong cuộc sống khiến Ánh quyết định chia sẻ điều này ngày hôm nay, hi vọng sẽ có ích cho ai đọc được nó, lấy nó làm kim chỉ nam cho hành trình cuộc sống mơ ước của mình.
Bạn biết không? Ngược lại với câu nói, câu thành Ngữ Nhật Bản này là sự kiêu căng, kiêu ngạo, tự mãn… và hậu quả của việc này như thế nào thì ắt hẳn bạn đã biết.
Về mặt sinh vật học, cây lúa là cây lấy hạt. Chỉ có những cây lúa bị sâu bệnh, hạt lép, không có giá trị, cứ thể thẳng đứng, còn bông lúa nào được mùa và trĩu bông thì sẽ cúi đầu.
Cũng vậy, con người càng thành công, càng phải khiêm tốn
Trong đạo Phật, sự kiêu căng, ngạo mạn làm cho con người đang dần bị mất phước và phải gặp nhiều khó khăn, khổ sở nhiều hơn trong cuộc sống hằng ngày. Điều này cũng giống như việc bạn ở trong một tập thể, sau khi làm được một vài điều có giá trị cho tổ chức, công ty, nơi mình công tác, sinh hoạt, bạn tự cảm thấy mình ngày càng quan trọng.
Với tâm thế đó, đối với mọi người, bạn không còn tôn trọng họ như trước. Hay đối với công việc, bạn không còn muốn học hỏi thêm điều gì, cho những gì mình biết là đủ, là đúng. Đây là một vấn đề hệ trọng, là dấu hiệu cho thấy con người bắt đầu có tính tự mãn, kiêu ngạo. Chính điều này làm mọi người khó chấp nhận bạn, và những việc khó khăn cứ thế ập đến với mình nhiều hơn.
Học theo bông lúa, con người khi đã thành công, tính khiêm tốn giúp cho họ được mọi người ủng hộ, tôn trọng, công cao việc lớn sẽ được tin tưởng. Đối với mọi người xung quanh, họ tin yêu và luôn giúp đỡ NHƯNG không BAO GIỜ nghĩ đó là công sức của mình để rồi tự hào.
Đối với cuộc sống, khi làm được một điều gì có ý nghĩa, tốt cho xã hội, họ nghĩ rằng đây là điều mà họ cần phải làm, nên làm, họ vui với điều đó, không cần phải ai trả lương, trả công. Chính niềm vui từ tận sâu trong con người họ, đã là thành quả to lớn mà họ đang đạt được rồi. Người Xưa có dạy: “Làm việc phước tay phải, đừng để cho tay trái biết”.
Cứ thế người thành công sống khiêm tốn lại càng thành công và đảm nhiệm được nhiều công việc trọng đại, càng ngày càng được nhiều người yêu mến, kính trọng.
Văn hóa cúi đầu của người Nhật cũng là học từ câu thành ngữ này. Khi chào hỏi người Nhật dùng tư thế cúi đầu đặc biệt của mình để thể hiện sự tôn trọng đối phương, khách hàng, đối tác. Trong nhiều trường hợp khác, việc cúi đầu còn thể hiện sự biết ơn. Văn hóa nhỏ này đã tạo nên một nước Nhật hùng mạnh về kinh tế, một đất nước được cả thế giới ngưỡng mộ.
Lê Quang Ánh – Chủ Sáng Lập Công Ty Cổ Phần Nesfaco
https://www.lequanganh.vn/
Từ khóa » Bông Lúa Chín Là Bông Lúa Cúi đầu
-
Bông Lúa Chín Là Bông Lúa Cúi đầu - Thành Ngữ Nhật Hiểu Sao Cho ...
-
Thành Ngữ Nhật: Bông Lúa Chín Là Bông Lúa Cúi đầu – 実(みの)る程頭 ...
-
Cúi đầu Là Bông Lúa, Ngẩng đầu Là Cỏ Dại
-
Ý Nghĩa Thành Ngữ Nhật Bản: Bông Lúa Chín Là Bông Lúa Cúi đầu ❤️
-
Cây Lúa Trĩu Hạt Là Cây Lúa Cúi đầu - Doanh Nhân Sài Gòn
-
"Bông Lúa Chín Là Bông Lúa Cúi đầu", Câu Chuyện Tử Tế Chứa đựng ...
-
Bông Lúa Chín Là Bông Lúa Cúi đầu – 実(みの)る程頭(ほどあたま)の下 ...
-
Bông Lúa Chín Là Bông Lúa Cúi đầu... - Chân Trời Mới Media - Facebook
-
'Lúa Chín Cúi đầu" - đỉnh Cao đời Người Là Biết Giữ Im Lặng - YouTube
-
Top 9 ý Nghĩa Bông Lúa Chín Là Bông Lúa Cúi đầu 2022
-
Cúi đầu Là Bông Lúa, Ngẩng đầu Là Cỏ Dại Nghĩa Là Gì - Hỏi - Đáp
-
Câu Chuyện “bông Lúa Chín Là Bông Lúa Cúi đầu” - Đặng Ngọc Anh
-
"Cúi đầu Là Bông Lúa, Ngẩng đầu Là Cỏ Dại" - Webtretho