Lựa Chọn Cây Trồng Phù Hợp Với Miền Trung - Kinh Tế Nông Thôn

Trang chủ Sự kiệnNghiên cứu - Thực tiễnKinh tế - Phát triểnThị trường360° Nông thôn mớiVăn hóa - Xã hộiVACVINA - Kinh tế VAC thời 4.0Bất động sảnPháp luật - Bạn đọc Close Menu
  • Hotline: 0913 516 232 - Liên hệ quảng cáo: 0913 516 232
  • Youtube
Kinh tế nông thôn Kinh tế nông thôn
  • Hotline: 0913 516 232
  • Sự kiện
  • Nghiên cứu - Thực tiễn
  • Kinh tế - Phát triển
  • Thị trường
  • 360° Nông thôn mới
  • Văn hóa - Xã hội
  • VACVINA - Kinh tế VAC thời 4.0
  • Bất động sản
  • Pháp luật - Bạn đọc
  • Kinh tế - Phát triển
Thứ hai, ngày 2 tháng 12 năm 2024 Thứ tư, ngày 9 tháng 6 năm 2021 | 10:20 Lựa chọn cây trồng phù hợp với miền Trung

Với hình thái khí hậu thời tiết khắc nghiệt, nắng nóng nhiều, nhiệt độ lên cao, hạn hạn thường xuyên, nông dân ở một số tỉnh miền Trung đã lựa chọn giống cây phù hợp thổ nhưỡng để trồng.

Vì vậy, giá trị kinh tế mang lại từ những cây trồng ở đây cho nông dân tương đối cao, nhiều gia đình nông dân đã thoát nghèo. Nhiều giống cây cho năng suất, giá trị cao Mạnh dạn đưa giống nho không hạt (nho Hạ Đen) được trồng ở Bắc Giang có hiệu quả và giá trị kinh tế cao, mang về trồng tại quê mình. Anh Lê Văn Chúc ở làng Mới Lập, xã Nghĩa Yên (Nghĩa Đàn) đưa 400 gốc nho đem về trồng thử nghiệm. 
bna_image_2309577_662021.jpg
Vườn nho Hạ Đen của gia đình anh Chúc
Sau hơn 1 năm trồng, cây nho Hạ Đen thích nghi tốt với điều kiện khí hậu khô nóng cũng như thổ nhưỡng của địa phương, đến nay giống nho này phát triển rất tốt trên vùng đất mới, theo như dự kiến của anh Chúc, vụ đầu cho thu hoạch khoảng trên 1 tấn với giá được xuất bán vào các siêu thị, cửa hàng hoa quả sạch với giá từ 130.000 - 150.000 đồng/kg. Cây nho Hạ Đen có chu kỳ sinh trưởng kéo dài từ 15 - 20 năm. Mỗi năm, cây cho thu hoạch 2 vụ vào tháng 3 và tháng 6. Vì vậy, dù vốn đầu tư ban đầu khá cao nhưng hiệu quả kinh tế kéo dài, càng về sau càng tiết kiệm chi phí. Theo tính toán của anh, chi phí 1 cây cho đến khi thu hoạch vào khoảng 500.000 đồng. Với 400 gốc nho hiện tại, số vốn anh bỏ ra đã lên đến gần 200 triệu đồng. Anh Lê Văn Chúc cho biết: “Trước đây trồng nhiều loại hoa màu nhưng không hiệu quả, thấy cây nho Hạ Đen phát triển tốt, đầu ra được Trường Đại học Nông lâm Bắc Giang bao tiêu nên mạnh dạn trồng thử nghiệm đến nay thật sự đã thành công". Nhận thấy trên vùng đồi của xã Thanh Nho còn nhiều diện tích đất bỏ hoang, phù hợp với dự định trồng cây ăn quả của gia đình, tôi liền đăng ký thuê đất để trồng cây. Gia đình ông Võ Văn Kỷ (xã Thanh Nho, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An) mạnh dạn thuê 6 ha đất lâm nghiệp của xã Thanh Nho, đầu tư khoảng 1 tỷ đồng để làm trang trại. Hiện nay, gia đình ông trồng hơn 2.000 gốc cam (gồm cam Xã  Đoài, cam Vân Du, cam V2), 500 gốc quýt đỏ, 300 gốc bưởi (bưởi Diễn và bưởi da xanh), 300 gốc trám đen, 2 ha trồng chè, 5.000m2 trồng rễ hương... đều phát triển xanh tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. 
ông-kỷ.jpg
Vườn cây ăn trái của ông Võ Văn Kỷ
Ông Võ Văn Kỷ cho biết, trước khi quyết định trồng, tôi đã tìm hiểu kỹ về khí hậu cũng như thổ nhưỡng nơi đây. Sau đó, tôi vào miền Nam học hỏi kinh nghiệm trồng cây, cách phòng bệnh của họ để về áp dụng cho mô hình của mình. Hơn 2.000 gốc cam, thời tiết thuận lợi cho sản lượng trên 25 tấn/ năm, giá thương lái thu mua tại vườn là 25.000 – 30.000 đồng/kg, gia đình ông Kỷ thu về khoảng nửa tỷ đồng, sau khi trừ hết chi phí. Trang trại của ông Lưu Đình Liên (SN 1951) và bà Võ Thị Sâm (SN 1951) ở xóm 3, xã Diễn Liên, huyện Diễn Châu (tỉnh Nghệ An) trồng hơn 600 gốc thanh long ruột đỏ Bình Thuận, 200 gốc đu đủ, hơn 100 gốc đinh lăng, 80 gốc ổi Đài Loan, 60 gốc mít ruột đỏ Malaysia, 60 gốc bưởi (gồm bưởi da xanh và bưởi tiến vua), 20 gốc vải thiều… đều phát triển xanh tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình. Bà Sâm cho biết, vùng đất này trước đây là khu vực trồng hoa màu nhưng được gia đình chúng tôi thuê lại để trồng lúa. Do đất khô cằn, sỏi đá không thích hợp trồng lúa nên gia đình chúng tôi đã chuyển sang trồng cây ăn quả". 
ông-liên.jpg
Vườn thanh long nhà ông Liên cho giá trị cao

 

"Để có vườn đẹp như ngày hôm nay, chúng tôi đã phải đổ rất nhiều mồ hôi, công sức vào đây mới có được. Đất ở đây rất khô cằn, địa hình không bằng phẳng nên gia đình tôi cải tạo lại rất nhiều mới có thể trồng cây ở đây được" - bà Sâm cho biết. Với hơn 600 gốc thanh long ruột đỏ Bình Thuận, mỗi năm cho thu hoạch từ tháng 3 đến tháng 8 (Al), sản lượng hơn 3-3,5 tấn quả/năm, trừ chi phí, gia đình ông Liên thu về gần 150 - 160 triệu/năm. Đây chỉ là một số rất ít mô hình phát triển kinh tế trang trại cho thu nhập và lợi nhuận cao, nhờ vào việc lựa chọn được đúng giống cây trồng phù hợp thổ nhưỡng, khí hậu khắc nghiệt nơi đây. Lựa chọn giống mới để nâng cao giá trị Tìm hiểu những giống cây ăn quả để trồng sao cho phù hợp với thổ nhưỡng và những điều kiện khí hậu, là một trong những yêu cầu đầu tiên của phát triển kinh tế vườn. Điều này quyết định lên sự thành bại của người nông dân. Không ít những cá nhân, hộ gia đình ở các tỉnh Nghệ An, do không tìm hiểu kỹ điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, để rồi đầu tư tương đối lớn cho những cây trồng không phù hợp,dẫn đến hiệu quả kinh tế không cao, thậm chí còn bị thiệt hại. Đưa giống nho Hạ Đen từ Bắc Giang về trồng tại vùng đất Yên Thành của anh Chúc được Ông Hoàng Văn Chuân - Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Yên cho biết là hướng đi mới. Do những năm qua, trên địa bàn xã Nghĩa Yên nông dân chuyển đổi cây trồng ồ ạt trong đó có cây cam, quýt phát triển mạnh dẫn đến cung vượt cầu. Nhiều hộ mạnh dạn tìm hướng đi mới, trong đó có anh Lê Văn Chúc đã thành công. Cách đây 5 năm, UBND tỉnh Nghệ An đã ký quyết định số 3079/QĐ-UBND.NN ngày 3/7/2014 về việc phê duyệt đề án "Phát triển cây, con chủ yếu gắn với việc quản lý đất đai, tạo vùng nguyên liệu cho chế biến phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2020". Theo đó, có 21 loại cây, con chủ lực được lựa chọn để đầu tư phát triển gắn với các chỉ tiêu cụ thể về sản lượng, gồm có các cây con: Lúa, ngô, sắn, lạc, mía, chanh leo, cam, chè búp tươi, cao su, cây thức ăn chăn nuôi, rừng nguyên liệu, cây dược liệu, con trâu, con bò, con lợn, gia cầm các loại, bò sữa, tôm, cá nước ngọt, con hươu. Tuy nhiên sự lựa chọn 21 loại cây, con được cho là chủ lực của tỉnh Nghệ An thì hầu như là toàn bộ những cây, con hiện có của tỉnh. Trong số những loại cây, con này có những loại cây, con không phát triển được hiệu quả kinh tế trong thời gian vừa qua. Do vậy cần phải lựa chọn xác định cây, con chủ lực là những cây con gì đúng nghĩa chủ lực. Chủ lực ở đây phải ở vị trí chủ yếu không thể không có và phải được đầu tư thích đáng vì sự sống còn và phát triển kinh tế xã hội cho hôm nay và cả trong tương lai xa hơn. Do đó, việc tìm hiểu đưa những giống cây mới có tiềm năng kinh tế và giá trị cao trồng trên đất có điều kiện khí hậu khắc nghiệt như Nghệ An là một việc rất quan trọng và cần thiết. Ngoài trách nhiệm của các ngành chức năng, người dân cũng cần chủ động tìm hiểu giống cây, con cho chính mình để phát triển kinh tế.    Ngọc Thủy (Tổng hợp)
  • Chia sẻ:

Bạn có thể quan tâm
  • Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình: Quản lý bảo vệ rừng những ngày Tết đến, xuân về
  • Tỉnh Nghệ An quyết định dừng cấp phép các dự án thủy điện
  • Cách thoát nghèo của các huyện miền núi Nghệ An
  • Cháy rừng tại Nghệ An và Hà Tĩnh
Xe nhiều nhất
  • Quảng Trị đẩy mạnh phát triển cây trồng chủ lựcQuảng Trị đẩy mạnh phát triển cây trồng chủ lực
  • Ngành cơ khí nông nghiệp: Nhiều không gian phát triểnNgành cơ khí nông nghiệp: Nhiều không gian phát triển
  • Các đại biểu đề xuất tiếp tục tháo gỡ nút thắt để hỗ trợ nền kinh tếCác đại biểu đề xuất tiếp tục tháo gỡ nút thắt để hỗ trợ nền kinh tế
  • Giải pháp phát triển kinh tế số trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng NgãiGiải pháp phát triển kinh tế số trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
  • Xuất khẩu thủy sản 10 tháng đạt hơn 8,3 tỷ USDXuất khẩu thủy sản 10 tháng đạt hơn 8,3 tỷ USD
  • Ngành gỗ tăng tốc về đích sớmNgành gỗ tăng tốc về đích sớm
  • Nông nghiệp Việt sẵn sàng hướng vào 2,2 tỉ người tiêu dùng HalalNông nghiệp Việt sẵn sàng hướng vào 2,2 tỉ người tiêu dùng Halal
  • Quảng Ngãi đẩy mạnh xúc tiến thương mại, số hóa sản phẩm OCOPQuảng Ngãi đẩy mạnh xúc tiến thương mại, số hóa sản phẩm OCOP
  • Nâng cao giá trị phụ phẩm nông nghiệp (vỏ trấu) tại Đồng ThápNâng cao giá trị phụ phẩm nông nghiệp (vỏ trấu) tại Đồng Tháp
  • Quảng Ngãi nỗ lực chuyển đổi số ngành Nông nghiệpQuảng Ngãi nỗ lực chuyển đổi số ngành Nông nghiệp
Ý kiến bạn đọc nhập nội dung ý kiến của bạn Tags lựa chọn cây trồngnghệ angiá trị cao Tin khác
  • Phát triển sản xuất sầu riêng bền vững
    Phát triển sản xuất sầu riêng bền vững
  • Doanh nghiệp nông nghiệp tìm kiếm cơ hội thúc đẩy xuất khẩu
    Doanh nghiệp nông nghiệp tìm kiếm cơ hội thúc đẩy xuất khẩu
  • Động lực cho phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
    Động lực cho phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long
  • Quảng Ngãi đẩy mạnh xúc tiến thương mại, số hóa sản phẩm OCOP
    Quảng Ngãi đẩy mạnh xúc tiến thương mại, số hóa sản phẩm OCOP
  • Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024
    Thủ tướng chỉ đạo tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024
  • Nâng cao năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng
    Nâng cao năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam để tham gia có hiệu quả vào quá trình cơ cấu lại các tổ chức tín dụng
  • Nông nghiệp Núi Thành khởi sắc toàn diện
    Nông nghiệp Núi Thành khởi sắc toàn diện
  • Thách thức và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững
    Thách thức và giải pháp phát triển nông nghiệp thông minh, bền vững
  • Hà Tĩnh: Gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ
    Hà Tĩnh: Gần 100 ha cây trồng được cấp chứng nhận hữu cơ
  • Quảng Ngãi nỗ lực chuyển đổi số ngành Nông nghiệp
    Quảng Ngãi nỗ lực chuyển đổi số ngành Nông nghiệp
  • Cơ hội mới cho ngành dừa
    Cơ hội mới cho ngành dừa
  • Xúc tiến thương mại kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm các HTX và doanh nghiệp
    Xúc tiến thương mại kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm các HTX và doanh nghiệp
  • Quảng Trị đẩy mạnh phát triển cây trồng chủ lực
    Quảng Trị đẩy mạnh phát triển cây trồng chủ lực
  • Nâng cao nhận thức, con đường nâng tầm cho chè Việt
    Nâng cao nhận thức, con đường nâng tầm cho chè Việt
  • Thanh Hóa thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ
    Thanh Hóa thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ
  • Du lịch sinh thái ở Cà Mau: Tiềm năng và vận hội
    Du lịch sinh thái ở Cà Mau: Tiềm năng và vận hội
NHCSXH-Vì an sinh xã hội
  • Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Thắp sáng niềm tin cho những cảnh đời lầm lỡ

    Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.

  • Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách giữa Việt Nam và Cuba

    Hai bên thống nhất sẽ cùng nghiên cứu, tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực phát triển tín dụng chính sách, góp phần vào sự phát triển của quan hệ đoàn kết, hữu nghị giữa ngành ngân hàng nói riêng và hợp tác truyền thống giữa Việt Nam và Cuba nói chung.

  • Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Hiệu quả từ chương trình giáo dục số cho các nhóm yếu thế

    Chương trình giáo dục số đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ cán bộ cơ sở và khách hàng của NHCSXH. Hầu hết đều đánh giá chương trình thiết thực, dễ tiếp cận và phù hợp với nhu cầu của đại đa số khách hàng, góp phần tích cực cho việc thực hiện chủ chương thúc đẩy chuyển đổi số và kinh tế số của địa phương.

360° Nông thôn mới
  • Long An: Điểm sáng du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP

    Long An: Điểm sáng du lịch nông thôn gắn với sản phẩm OCOP

    Trong khuôn khổ Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần thứ 2 năm 2024, Hội nghị “Liên kết, xúc tiến du lịch nông thôn và sản phẩm OCOP giữa Long An với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long” đã được tổ chức vào ngày 28/11 đến ngày 4/12, trên địa bàn tỉnh Long An.

  • Quảng Ngãi đa dạng hình thức tuyên truyền giảm nghèo về thông tin

    Quảng Ngãi đa dạng hình thức tuyên truyền giảm nghèo về thông tin

    Sáng nay (27/11), Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị sơ kết đánh giá công tác giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025.

  • Thanh Hóa có thêm 3 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

    Thanh Hóa có thêm 3 sản phẩm đạt OCOP 4 sao

    Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa đã xem xét, đánh giá và thống nhất thông qua 6 sản phẩm đạt OCOP 4 sao. Trong đó, có 3 sản phẩm nâng hạng từ OCOP 3 sao lên OCOP 4 sao và 3 sản phẩm được công nhận lại OCOP 4 sao.

Đưa Nghị quyết 84 vào cuộc sống
  • Khơi thông dòng vốn tín dụng, người dân xứ Nghệ vươn lên

    Khơi thông dòng vốn tín dụng, người dân xứ Nghệ vươn lên

    Sau gần 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW và gần 4 năm thực hiện Kết luận số 06-KL/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, nguồn vốn tín dụng chính sách đã chuyển tải kịp thời đến người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

  • Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp cùng Hội quán thực hiện mục tiêu kép

    Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp cùng Hội quán thực hiện mục tiêu kép

    Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, Hội Làm vườn tỉnh Đồng Tháp chủ động chuyển từ sinh hoạt trực tiếp sang gián tiếp qua nhóm Zalo, Zoom..., vừa đảm bảo các hoạt động thường xuyên, vừa đảm bảo công tác phòng, chống dịch.

  • Hội Làm vườn huyện Yên Thành chú trọng phòng, chống dịch và nhân rộng mô hình

    Hội Làm vườn huyện Yên Thành chú trọng phòng, chống dịch và nhân rộng mô hình

    Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngoài việc tuyên truyền cho cán bộ, hội viên thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, Hội Làm vườn huyện Yên Thành (Nghệ An) còn chú trọng nhân rộng các mô hình VAC hiệu quả.

Trang chủ Thông tin tòa soạn Liên hệ quảng cáo 0913 516 232 Về đầu trang
  • Sự kiện

  • Văn hóa - Xã hội

  • Nghiên cứu – Thực tiễn

  • Thị trường

  • Multimedia

  • Bất động sản

  • Kinh tế - Phát triển

  • Pháp luật - Bạn đọc

  • VACVINA - Kinh tế VAC thời 4.0

  • Sức khỏe

  • 360° Nông thôn mới

  • Qua cổng làng

Tạp chí điện tử Kinh tế nông thôn Tổng Biên tập: NGUYỄN ANH TUẤN Phó tổng biên tập: LÊ VĂN THƠM

Cơ quan chủ quản: Hội Làm vườn Việt Nam (VACVINA) Giấy phép hoạt động báo chí số 54/GP-BTTTT do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 13/2/2020 - ISSN 1859-2456. Địa chỉ: Số 57 Hàng Chuối, phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội - Điện thoại : 0913 516 232 E-mail: [email protected] - [email protected]

Top

Từ khóa » đất Miền Trung Trồng Cây Gì