Lựa Chọn Vật Liệu Làm Giếng Trời Nên Dùng Loại Nào Tốt - 2 Nấm
Có thể bạn quan tâm
Một giải pháp giúp lấy sáng và lưu thông không khí hữu hiệu cho các ngôi nhà kiểu ống là xây dựng hệ thống giếng trời. Vật liệu làm giếng trời phải đảm bảo các tiêu chí như lấy sáng tốt, chịu được thời tiết, độ bền cao,...Vậy lựa chọn vật liệu làm giếng trời nên dùng loại nào tốt, hãy cùng 2nam.com tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
- Xem thêm: Bảng báo giá tấm nhựa lấy sáng poly lợp mái giếng trời cao cấp
- Tìm hiểu thêm: 4 Mẫu tấm lợp lấy sáng polycarbonate được ưa chuộng nhất 2020
Giếng trời là gì?
Giếng trời là một phần thiết kế của các ngôi nhà hiện đại với vị trí đặt ở phần mái và thông suốt xuống phần phía dưới ngôi nhà. Giếng trời với tác dụng lưu thông không khí và lấy ánh sáng tự nhiên vào trong nhà giúp mọi người có không gian thân thiện và gần gũi với thiên nhiên cũng như tiết kiệm được một khoản chi phí về chiếu sáng và thông gió.
Giếng trời có thể áp dụng cho bất cứ thiết kế nhà ở nào nhưng đối với các kiểu nhà có nhiều cửa và không gian mở thì việc lắp đặt giếng trời cũng không quá quan trọng . Riêng đối với các mẫu nhà kiểu ống do bị hạn chế về không gian và ánh sáng nên giếng trời sẽ là thiết kế không thể thiếu để cung cấp thêm lượng ánh sáng và không khí từ bên ngoài vào.
Các vật liệu làm giếng trời tốt nhất
Kính cường lực
Kính cường lực là loại kính được nâng cấp từ kính thủy tinh bằng cách thêm vào các chất phụ gia giúp tăng độ cứng và khả năng chịu lực. Kính cường lực rất khó bị vỡ và khi vỡ sẽ tạo ra các tấm kính nhỏ không sắc như tấm kính thông thường. Kính cường lực có độ trong suốt cao, lấy ánh sáng tốt và hầu như không bị ảnh hưởng bởi thời tiết và khí hậu.
Tuy nhiên, tấm kính cường lực sẽ khó gia công và thường sẽ phải đặt trước theo kích thước yêu cầu. Do đó, nếu đo sai kích thước hoặc muốn thay đổi sẽ rất khó và tốn nhiều thời gian. Mặc dù có độ cứng và chịu lực khá tốt nhưng kính cường lực vẫn có thể bị nứt vỡ nếu chịu va đập mạnh. Do đó, cần phải cẩn thận trong quá trình lắp đặt và lót ván kê khi lắp đặt tấm kính cường lực làm giếng trời.
Tấm lợp lấy sáng poly đặc ruột
Tấm lợp lấy sáng poly là một vật liệu quen thuộc trong lĩnh vực thi công mái lợp lấy sáng và bảng hiệu quảng cáo ngoài trời. Tấm poly được chia thành nhiều dạng khác nhau và đối với ứng dụng làm giếng trời thì sẽ dùng tấm poly dạng đặc ruột với màu trong suốt để đảm bảo khả năng lấy sáng tốt nhất.
Tấm poly đặc ruột trong suốt gần như không có đối thủ về độ cứng và độ chịu lực trong các vật liệu nhựa lợp mái lấy sáng. Nó có thể chịu được lực búa đập mà không hề hấn gì và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết trong nhiều năm sử dụng. Tỷ lệ lấy sáng của tấm poly cũng rất tốt (khoảng 90%) nên có thể cung cấp một lượng ánh sáng lớn cho ngôi nhà khi sử dụng lợp giếng trời.
Lợp giếng trời bằng tấm poly sẽ giúp việc thi công dễ dàng hơn và không sợ bị nứt, vỡ. Tuy nhiên, bề mặt tấm poly cũng dễ bị trầy xước nên cần tránh tiếp xúc trực tiếp khi thi công hoặc lót các tấm đệm trước khi đi lên.
Tấm nhựa mica
Tấm nhựa mica được làm từ nhựa acrylic và một số chất phụ gia. Nó có thể trở thành một giải pháp để thay thế cho tấm kính nhờ vào độ trong suốt cao và bề mặt phẳng bóng như kính. Do đó, tấm mica cũng là một lựa chọn phù hợp cho ứng dụng lợp giếng trời lấy sáng với khả năng xuyên sáng cao, bền và chịu thời tiết tốt. Tấm mica cũng có thể sử dụng lâu dài trong nhiều năm nhưng với những năm cuối thì nó có thể bị ngả vàng gây ảnh hưởng đến khả năng lấy sáng và tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
Khả năng gia công linh hoạt là một trong những điểm nổi bật nhất của tấm mica. Do đó, việc thi công tấm mica sẽ trở nên dễ dàng hơn và có thể tạo ra các hình dáng khác nhau với loại vật tư này. Tuy nhiên, do là một loại nhựa dẻo nên tấm mica có thể bị dãn nở khi nhiệt độ thay đổi nhiều nên khi lắp vít cần chừa ra một khoảng nhỏ cho sự dãn nở này.
Gợi ý thêm: hiện tại có 3 loại vật liệu rất hiệu quả cho việc làm nhà kính trồng rau nông nghiệp cho cả quy mô lớn nhỏ là cuộn màng nhà kính polyethylene (PE), cuộn lưới chắn côn trùng và tấm lợp lấy sáng polycarbonate. Cả 3 mẫu vật tư nhà kính này có thống số và quy cách khác nhau phù hợp cho hầu hết các nhu cầu lắp đặt nhà kính thông thường. Ngoài ra nếu bạn sử dụng nhà kính trồng hoa phong lan có thể kết hợp thêm lưới che nắng vườn ươm để điều hòa lượng ánh sáng xuống phù hợp hơn. Phần lớn các loại vật liệu này được làm từ nhựa polyetylen hay polyethylene viết tắt là pe có độ đàn hồi dẻo dai tốt cùng độ bền rất cao.
Trong các vật liệu kể trên thì mỗi loại sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng để làm giếng trời nên sẽ tùy vào nhu cầu sử dụng để lựa chọn. Nếu muốn giếng trời chịu lực tốt thì sử dụng tấm poly, nếu muốn độ trong suốt và truyền sáng cao thì nên lựa chọn kính cường lực còn tấm nhựa mica sẽ phù hợp cho những thiết kế đặc biệt cần nhiều chi tiết gia công. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ sẽ có thể giúp bạn lựa chọn được loại vật liệu lợp giếng trời phù hợp nhất.
Từ khóa » Giếng Trời 2m2
-
Diện Tích Giếng Trời Và Những Kinh Nghiệm Cần Biết Khi Xây Nhà
-
Gợi Ý 25+ Mẫu Thiết Kế Giếng Trời Cuối Nhà Ống Đẹp Nhất 2022
-
Thiết Kế Giếng Trời Cho Nhà ống Nhỏ | Siêu Thị Nhà Mẫu
-
Tại Sao Nhà Xây 2 Giếng Trời Rồi Mà Vẫn Bí?
-
Gợi ý 20 Thiết Kế Phòng Tắm Dưới Giếng Trời: Sạch Sẽ, Thoáng Mát Và ...
-
Hướng Dẫn Phong Thủy Giếng Trời, Tiểu Cảnh Hút Lộc, Thu Phúc Khí
-
Giếng Trời Tự Động Đà Nẵng ✔️【THI CÔNG TOÀN QUỐC】
-
THIẾT KẾ, THI CÔNG TƯỜNG XANH GIẾNG TRỜI TẠI KIÊN GIANG ...
-
Những Mẫu Thiết Kế Giếng Trời đẹp Cho Ngôi Nhà Hiện đại
-
Cách Làm Giếng Trời Thông Minh - Xây Nhà
-
Nhà Ngập Nước Khi Mưa Lớn Do Thiết Kế Mái Che Giếng Trời Không ...
-
Tư Vấn Thiết Kế Mẫu Biệt Thự 3 Tầng 150m2 Phong Cách Tân Cổ điển ...
-
MÁI CHE GIẾNG TRỜI KIM TỰ THÁP - 1M X 1M (Không Khung Sắt)