Lúa - Công Ty Cổ Phần EMI Nhật Bản

MỤC LỤC

Lúa là một trong năm loại cây lương thực chính cùng với ngô, lúa mì, sắn và khoai tây. Nước ta là một trong 10 nước có lượng sản xuất lúa gạo lớn nhất trên thế giới.

Tên gọi

  • Danh pháp 2 phần: Oryza sativa
  • Thuộc họ Poaceae

cây lúa

Đặc điểm của cây lúa

  • Khi cây lúa trồng được khoảng 1 năm sẽ có chiều cao khoảng 1-1,8m, thậm chí có những cây cao hơn với các lá mỏng, hẹp khoảng 2- 2,5cm và dài 50-100cm.
  • Rễ của cây lúa thuộc loại rễ chùm, trong thời kỳ trổ bông rễ của cây lúa có thể dài tới 2-3km.
  • Mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa sẽ khiến lá lúa có màu sắc khác nhau, khi lúa chín sẽ ngả sang màu vàng.
  • Hoa của cây lúa thuộc loại hoa nhỏ, màu trắng sữa, tụ thụ phấn mọc thành các cụm hoa phân nhánh cong hay rủ xuống, với chiều dài khoảng 35-50cm.
  • Hạt lúa là hạt loại quả thóc (hạt nhỏ, cứng của các loại cây ngũ cốc) dài khoảng 5-12 mm và dày 2-3 mm.
  • Mạ là tên gọi khác của cây lúa non
  • Sau khi hạt lúa được ngâm ủ sẽ được gieo vào ruộng lúa đã được cày, bừa kỹ.
  • Mạ sẽ được gieo trên một ruộng riêng, sau đó người nông dân sẽ nhổ mạ để cấy trong ruộng lúa chính.
  • Sản phẩm thu được từ hạt lúa là cây lúa.
  • Sau khi xát bỏ lớp ngoài thu được gạo là sản phẩm chính, còn cám và trấu là các phụ phẩm.

Các giai đoạn phát triển của cây lúa

Nếu tính theo thời kỳ sinh trưởng thì cây lúa có 3 thời kỳ sinh trưởng chính:

1. Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: đây là giai đoạn hạt thóc nảy mầm đến khi phân hóa hoa lúa

cây mạ

2. Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: quá trình này bắt đầu từ lúc phân hóa hoa lúa đến khi trỗ bông và thụ tinh (bao gồm từ: làm đòng – phân hoá đòng, đến trỗ bông – bông lúa thoát khỏi lá đòng, nở hoa, tung phấn, thụ tinh.

lúa mới trổ bông

3. Thời kỳ chín: sau khi thụ tinh, bông lúa bước vào kỳ chín, kết thúc thời kỳ này là bông lúa chín hoàn toàn, sau đó tiến hành thu hoạch hạt thóc.

lúa chín

Nếu tính theo giai đoạn sinh trưởng thì cây lúa có 10 giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn trương hạt
  • Giai đoạn nảy mầm
  • Giai đoạn đẻ nhánh
  • Giai đoạn phát triển lóng thân
  • Giai đoạn phân hóa hoa
  • Giai đoạn trỗ bông
  • Giai đoạn nở hoa thụ phấn, thụ tinh
  • Giai đoạn hạt chín sữa
  • Giai đoạn hạt chín sáp
  • Giai đoạn hạt chín hoàn toàn

Kỹ thuật trồng cây lúa đạt năng suất cao

Làm đất

  • Bà con sau khi thu hoạch cần cày, bừa kỹ đất
  • Đối với ruộng làm dầm phải giữ được nước, còn ruộng làm ải thì cần phải phơi kỹ, giữa đợt nên cày đảo ải và tiến hành đổ ải trước 5-7 ngày
  • Mặt ruộng cần làm phẳng giúp điều tiết nước và khi cấy lúa sẽ dễ dàng hơn
  • Đối với lúa cần làm sạch gốc rạ và cỏ dại

làm đất

Gieo cấy, trồng lúa

  • Tuổi mạ: các yếu tố quyết định đến tuổi mạ như giống lúa, thời vụ cũng như cách làm mạ. Bà con có thể dùng ngày tuổi hoặc số lá để tính tuổi mạ. Đối với vụ mùa tuổi mạ thường trong khoảng 15-18 ngày, còn đối với vụ đông xuân tuổi mạ được tính khoảng 5-6 lá.
  • Mật độ cấy: Bà con nên cấy dầy hơn khi nhiệt độ thấp, và cấy mỏng hơn khi nhiệt độ cao, với vụ xuân có thể cấy ở mật độ 40-45 khóm/m2
  • Kỹ thuật cấy: cây lúa cần cấy thẳng hàng, cấy nông 2-3cm. Nếu cấy sâu sẽ làm cho lúa phát triển thành 2 tầng rễ và làm cho các mắt đẻ ở vị trí thấp sẽ không phân hóa được mầm nhánh. Điều này sẽ khiến lúa đẻ nhánh kém

nhổ mạ

Bón phân

  • Bà con cần bón phân với lượng phù hợp và đúng lúc để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây lúa giúp cây phát triển nhánh cũng như phân hóa đòng, phân hóa hoa để tạo ra số lượng hoa và bông nhiều hơn.
  • Cây lúa có trổ đều bông không cũng như tỷ lệ thụ phấn và thụ tinh có cao không phụ thuộc vào cách bón phân rất nhiều

Quản lý nước

  • Đối với vụ xuân bà con nên lấy nước làm áo, sau đó cấy luôn giữ một lớp nước nông trên mặt ruộng
  • Bà con nên quản lý nước theo công thức sau khi cây bắt đầu đẻ nhánh: Nông – Lộ – Phơi giúp cho quá trình hô hấp của cây diễn ra nhanh hơn, cây lúa đẻ nhánh sớm hơn
  • Khi lúa đẻ nhánh kín đất bà con cần tháo cạn nước để lộ chân chim giúp rễ lúa ăn sâu, kích thích khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng cho cây, cũng như chống đổ cho cây lúa về sau

Tham khảo thêm bài viết

  • Chế phẩm sinh học EMINA-P dành cho cây lúa
  • Cách trị bệnh đốm vằn hại lúa
  • Cách phòng và trị bệnh đạo ôn trên cây lúa

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

Công ty cổ phầm Emi Nhật Bản

Địa chỉ: Thửa đất GD 1-15 Cum công nghiệp Ngọc Hồi-Ngọc Hồi-Thanh Trì -Hà Nội

Website: eminhatban.vn

Hotline: 0243 640 8795

Từ khóa » Hoa Lúa Có Màu Gì