Lừa đảo 'tư Vấn đầu Tư': Nạn Nhân Mất 700 Triệu đồng Chỉ Sau 4 Ngày
Có thể bạn quan tâm
Đang lướt mạng Facebook ngày 5-12, chị H. thấy một quảng cáo với nội dung rất phù hợp với thời ít việc mùa dịch: "Bạn Muốn Kiếm Tiền Tại Nhà. Bạn Muốn Tăng Thêm Thu Nhập. Với 500k - Bạn đã có thể thu lãi hằng ngày. Bảo Hoàn Vốn 100% - Nạp-rút nhanh chóng. Ưu đãi dành cho thành viên mới tham gia".
Đến giờ tôi cũng không biết công ty đó tên gì, ở đâu và kinh doanh cái gì. Nhưng mất tiền nên đâm lao phải theo lao với hy vọng lấy được khoản tiền lớn kia bù đắp các chi phí cho họ.
Chị H. thừa nhận
Phối hợp bài bản, nhịp nhàng
Bên dưới lời rao đó là hơn 600 lượt thích và hàng trăm bình luận của rất nhiều người tỏ ý quan tâm và mong muốn tham gia, đánh giá ad (người quản trị) nhiệt tình và uy tín. Chị H. đã nhắn tin nhờ tư vấn. Không lâu sau, một nhân viên tư vấn trao đổi lại hỏi thông tin và đề nghị chị tham gia vào một nhóm chat Telegram.
Vào nhóm này, chị H. được một người tự xưng là "thầy Hoàng Hà" hướng dẫn cách đầu tư, mức độ lợi nhuận và sự an toàn của cách đầu tư này.
"Đến giờ tôi vẫn không biết đó là đầu tư cái gì. Chỉ biết rằng đăng ký tài khoản trên một website, nạp tiền rồi có người tự "kéo lệnh" cho mình để nâng số tiền đầu tư lên nhiều chục lần chỉ sau vài phút. Họ cam kết nếu không đạt được mức lời đó thì sẽ bảo hiểm 200% số tiền mình bỏ vào" - chị H. nhớ lại.
Thấy lợi nhuận quá hấp dẫn, chị H. tham gia thử bằng cách nạp 500.000 đồng vào tài khoản cá nhân có tên Cao Nguyễn Trọng Tuấn tại một ngân hàng.
Ngay trong tối đầu tiên tham gia, sau 1 phút tham gia kéo lệnh, tài khoản (trên web) của chị H. tăng lên 1,1 triệu đồng. Chị H. đã làm lệnh rút ra và sau đó nhận được 940.000 đồng sau khi trừ đi chi phí. Như vậy, chỉ sau 7 phút tham gia phiên kéo giá, chị H. đã có lời 440.000 đồng.
Trong phiên tư vấn, "thầy Hoàng Hà" khuyến khích chị H. tham gia các gói VIP gọi là các "chuyên án" với số tiền ban đầu là 30, 40 đến 100 triệu đồng để nhận về số tiền cao gấp hàng chục lần chỉ sau một lần "kéo lệnh".
Chị H. đang còn phân vân thì tối hôm đó có một thành viên tham gia "chuyên án" vào làm quen với chị H., than nghèo kể khổ do con bị tai nạn đang cần tiền và đặt hy vọng hết cả vào phiên mua buổi tối. Sáng hôm sau, người đó nhắn tin khoe đã trúng hơn 1 tỉ đồng sau khi mua gói chuyên án VIP giá trị 60 triệu đồng.
"Thầy Hoàng Hà" cũng nhắn rằng sẽ có chuyên gia kéo lệnh thay, khi đạt số lời như cam kết họ mới lấy hoa hồng (20%), nếu không đạt thì hệ thống sẽ bảo hiểm 200% tiền đầu tư cho thành viên.
Những con số quá hấp dẫn khiến chị H. quyết định tham gia "chuyên án VIP 60 triệu đồng", được khuyến mãi thêm 20 triệu thành chuyên án 80 triệu. Chị H. chuyển 60 triệu đồng vào tài khoản Cao Nguyễn Trọng Tuấn và được một nhân viên tư vấn hướng dẫn tham gia kèm theo lời dặn tuyệt đối không được chụp màn hình trang web hay ứng dụng của họ, nếu không sẽ cháy hệ thống (?).
Tối 7-12, chị H. tham gia tự kéo lệnh theo hướng dẫn nhưng do chưa quen nên tài khoản chỉ tăng lên 440 triệu thay vì 1,44 tỉ đồng. Ông "thầy tư vấn" chỉ ra rằng chị H. đã mua sai mã nên không đạt được số tiền tối đa. Và nhân viên tư vấn sẽ giới thiệu một người để "kéo lệnh giúp" qua Telegram.
Một "chuyên gia kéo lệnh" liên hệ chị H. và cam kết từ số tiền 440 triệu đồng này sẽ kéo giúp chị H. lên 2 tỉ đồng sau một phiên. "Anh ta cam kết được 2 tỉ mới lấy 5% phí hoa hồng, không thì trả lại toàn bộ 440 triệu đồng trong tài khoản của tôi" - chị H. nhớ lại.
Chị H. gật đầu đồng ý nhờ "chuyên gia" và sau phiên kéo lệnh ngày 8-12, số tiền trong tài khoản tăng lên trên 2,1 tỉ đồng. Theo đúng thỏa thuận, chị H. phải trả tiền mặt cho "chuyên gia kéo thuê" 5% của tổng số tiền 2,1 tỉ đồng là 110 triệu đồng trước khi nhận tiền của mình về. Số tiền hoa hồng này cũng chuyển vào tài khoản tên Cao Nguyễn Trọng Tuấn!
Theo đường link chị H. gửi, chúng tôi lên Facebook truy cập tới fanpage có tên "Đầu tư sinh lời 7.0". Trang này mới được thành lập vào ngày 23-11-2021 với lời quảng cáo viết lỗi font chữ: "Thời đại 4.0 là phải kiếm tiền online".
Fanpage chỉ có 4 người thích (like) và chỉ có 2 bài viết quảng bá đầu tư. Trong phần giới thiệu, trang này cho biết địa chỉ ở Hà Nội và số điện thoại liên hệ là 098 888 88 88. Chúng tôi điện thoại tới số này thì chỉ có nhạc chờ nhưng không ai nhấc máy.
Bài đầu tiên đăng ngày 23-11 với nội dung: "Bạn Muốn Kiếm Tiền Tại Nhà. Bạn Muốn Tăng Thêm Thu Nhập"
Một kịch bản "siêu đẳng"
Sau khi chuyển 110 triệu đồng tiền tươi là khoản hoa hồng cho "chuyên gia kéo lệnh", chị H. quay lại sàn làm lệnh rút tiền. Nhưng quá trình thao tác theo hướng dẫn bị lỗi nên chị H. chụp lại màn hình gửi nhân viên tư vấn nhờ hỗ trợ.
Ngay lập tức, nhân viên tư vấn này cho rằng chị H. vi phạm quy định không được chụp màn hình dưới mọi hình thức, việc chụp màn hình này đã làm hỏng hệ thống của công ty.
Chị H. kể: "Anh ta nói rằng ánh sáng khi chụp màn hình sẽ cháy dữ liệu hệ thống nên họ không quét được thông tin của tôi để giải ngân".
Chị H. hỏi cách khắc phục thì được tư vấn phải mua lại phần mềm với giá 3.000 USD để rút tiền của mình ra. Chị H. tiếp tục chuyển 72 triệu đồng vào tài khoản Cao Nguyễn Trọng Tuấn để mua phần mềm mới. Trong quá trình cập nhật thông tin, phần mềm mới gặp trục trặc và chị H. lại chụp màn hình để gửi tư vấn. Nhân viên này lại nói "hệ thống bị cháy" do hành động này và chị H. phải mua phần mềm 3.000 USD mới nếu muốn rút tiền ra.
Như bị say bạc vì số tiền lớn trong tài khoản cần rút ra nhanh chóng, chị H. tiếp tục mua thêm. Sau đó, nhân viên tư vấn thông báo toàn bộ 2 tỉ đồng của chị H. đã chuyển vào tài khoản đăng ký nhưng do tài khoản của chị bị sai nên tiền đã bị bên bảo hiểm giữ lại!
"Đúng là tôi ghi sai số tài khoản ngân hàng thụ hưởng. Nhưng tôi có hỏi số tài khoản sai sao tiền vẫn chuyển đi được thì nhân viên tư vấn nói rằng hệ thống do tập đoàn mẹ bên Mỹ chuyển nên dựa vào số tài khoản kê khai chuyển đi không quan tâm số tài khoản" - chị H. nhớ lại cách lập luận "đầy chất kỹ thuật" của nhóm lừa đảo.
Khoảng 5 phút sau, nhân viên tư vấn gọi điện thoại đến cho biết số tiền của chị H. đang bị quỹ bảo hiểm giữ vì không tìm được tài khoản đúng để chuyển đi. Muốn rút tiền ra thì chị H. phải đóng phí 12%.
"Tôi đề nghị trừ thẳng tiền phí vào 2 tỉ của tôi nhưng họ nói không được vì đây là hai tổ chức khác nhau. Tôi cứ đóng phí bảo hiểm thì toàn bộ 2 tỉ sẽ về tài khoản của tôi không thiếu đồng nào". Chị H. lại tiếp tục đóng thêm 266 triệu nữa vào tài khoản Cao Nguyễn Trọng Tuấn với hy vọng rút về 2 tỉ đồng.
Kịch bản lừa đảo được đẩy thêm cao trào. 15 phút sau, nhân viên tư vấn liên hệ lại cho biết theo "điều khoản bảo hiểm", do trục trặc kỹ thuật đã xảy ra nên chị H. được đền bù 200%, tức tài khoản hệ thống chị H. giờ có 4 tỉ đồng!
Chị H. quay lại trang tài khoản sàn giao dịch thì thấy số tiền mình có là 4,2 tỉ đồng. Nhưng nhân viên tư vấn nói thêm do tiền đã chuyển về sàn giao dịch nên muốn rút tiền thì phải mua thêm phần mềm mới. Mà lúc này phần mềm tại Mỹ đã hết nên phải mua phần mềm của Đức với giá 5.000 USD.
Chị H. lại chuyển 120 triệu đồng vào tài khoản Cao Nguyễn Trọng Tuấn và làm lệnh rút tiền. Hệ thống thông báo do thông tin từ các phần mềm bị lẫn lộn nhau nên chị H. phải chịu phí 2% cho Cục thanh tra tiền tệ quốc tế và 1% phí chuyển tiền quốc tế với tổng số tiền là 133 triệu (tức 3% của 4,2 tỉ đồng).
Do đã đóng gần 700 triệu đồng rồi nên chị H. không thể chuyển số tiền theo yêu cầu mới.
"Tôi nghĩ mình đã bị lừa và đã làm đơn gửi lên công an điều tra. Không ngờ càng làm càng mất thêm tiền. Nhiều thông tin mập mờ như họ chỉ liên hệ qua Telegram, tất cả chuyển khoản cho công ty trong nước hay quốc tế đều cho một cá nhân mà khi đó tôi không nghi ngờ" - chị H. giờ đây mới nhận ra bài học đắt giá cho mình.
Nội dung tin nhắn “dụ” nạn nhân sập bẫy lừa đảo - Ảnh: Q.ĐỊNH
Lừa tặng tiền từ thiện, chiếm đoạt gần 8 tỉ đồng
Lê Thanh Phụng gửi link web và yêu cầu nhà hảo tâm đứng ra nhận tiền giúp nhập thông tin thẻ, mật khẩu ngân hàng... để nhận tiền mà Phụng sẽ đóng góp (thường là số tiền khá lớn). Nạn nhân nhập thông tin xong thì số tiền sẵn có trong tài khoản của họ sẽ "không cánh mà bay".
Lê Thanh Phụng tại cơ quan điều tra - Ảnh: HỒNG NHUNG
Phụng chỉ mới 18 tuổi, trú thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị, bị Công an tỉnh Thừa Thiên Huế bắt tạm giữ để làm rõ hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản vào đầu tháng 10 vừa qua. Các nạn nhân của Phụng là những người, nhóm thường đứng ra nhận tiền quyên góp để làm từ thiện. Tài khoản của các nạn nhân vì thế thường có nhiều tiền.
Muôn kiểu lừa đảo trên Zalo
Mùa mua sắm cuối năm cũng là thời điểm các hoạt động gian lận, lừa đảo tài chính diễn ra phức tạp, đặc biệt là các chiêu lừa thông qua các ứng dụng nhắn tin, mạng xã hội...
Thời gian gần đây, lợi dụng ứng dụng mạng xã hội đa chức năng Zalo đang khá phổ biến với người dùng Việt Nam, kẻ xấu tiến hành nhiều thủ đoạn lừa đảo tinh vi để chiếm đoạt tài sản người dùng.
Cảnh báo lừa đảo qua mạng của Ngân hàng Techcombank
Đầu tư nhiều tháng để "cất vó"
Tháng 10-2021, chị T.N. (ngụ ở TP.HCM) bất ngờ nhận được lời mời kết bạn Zalo từ một người bạn học cũ với tin nhắn: "N ơi, Hoa phổ thông đây". Hình ảnh đại diện trên Zalo đúng là của người bạn cũ nên chị N. chấp nhận ngay.
"Những cuộc trò chuyện ban đầu khiến tôi tin tưởng ngay là người bạn cũ của mình bởi họ nhắc đúng những chuyện thời còn đi học của chúng tôi. Tuy nhiên khi tôi hỏi tài khoản Facebook để kết bạn thì "người bạn cũ" lại bảo "không chơi do không có thời gian" và công việc khá bận rộn. Vậy nên sau đó, chúng tôi chỉ liên lạc hỏi thăm nhau qua Zalo mà thôi" - chị N. kể lại.
Những cuộc trò chuyện "ôn cố tri tân" kéo dài cho đến đầu tháng 12 này thì chị N. bất ngờ nhận được cuộc gọi Zalo nhỡ kèm lời nhắn mượn tiền vì đang có việc cần xử lý gấp.
"Kẻ xấu đã đầu tư thời gian khá lâu để khiến tôi hoàn toàn tin tưởng đó là bạn cũ của mình nên dù đã nghe cảnh báo nhiều về chiêu trò mạo danh mượn tiền, tôi đánh mất sự nghi ngờ với bạn mình. Hơn nữa, thời điểm đó tôi cũng đang bận xử lý công việc nên không có thời gian suy xét. Kết quả là tôi đã mất 10 triệu đồng chuyển khoản cho kẻ lừa đảo" - chị N. chia sẻ.
Khi phát hiện mình bị lừa, chị N. tìm hiểu kỹ vì sao bị mắc bẫy dễ dàng và phát hiện ra chính những thông tin mình chia sẻ công khai trên trang Facebook cá nhân về những kỷ niệm thời còn đi học - trong đó có kể về người bạn cũ đã mất liên lạc - đã bị kẻ xấu theo dõi và lợi dụng để giăng bẫy.
Cũng với chiêu trò mạo danh tài khoản Zalo, chiêu trò mạo danh cả tên tài khoản ngân hàng để lừa đảo người dùng cũng đang được kẻ xấu thực hiện nhiều nơi. Chẳng hạn kẻ lừa đảo tìm kiếm các tài khoản mạng xã hội Facebook hoặc Zalo có họ tên người dùng trùng với họ tên của hắn (hoặc với tài khoản ngân hàng hắn đang sử dụng).
Tiếp đó, kẻ lừa đảo tìm hiểu các thông tin liên quan đến đối tượng mình sẽ mạo danh và lập tài khoản Zalo giả danh. Có được tài khoản mạo danh này rồi, kẻ lừa đảo sẽ dùng để kết bạn với bạn bè, người thân của nạn nhân và giăng bẫy mượn tiền.
Anh T.A. (ngụ ở TP.HCM) - một người bị mạo danh - vừa phải đăng bài thông báo công khai trên Facebook để cảnh báo với bạn bè sau khi một người quen của anh bị một tài khoản Zalo mạo danh lừa mất 100 triệu đồng.
Ăn theo khó khăn mùa dịch
Bên cạnh chiêu trò mạo danh, không ít người dùng đã bị sập bẫy chiêu lừa "cho vay tiền hỗ trợ mùa dịch". Nhóm lừa đảo lên kế hoạch hết sức hoàn hảo, phù hợp tình hình nhiều người gặp khó khăn tài chính trong dịch giã.
Theo lời kể của chị H. (ngụ tại TP.HCM), chị nhận được tin nhắn thông báo nằm trong nhóm đối tượng được cho vay ưu đãi để hỗ trợ vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch. Số tiền được vay đến 100 triệu đồng mà không cần bất kỳ thế chấp nào.
"Đúng lúc đang cần tiền để lo chuyện về quê nên tôi đã thử liên lạc theo tin nhắn và được hướng dẫn kết bạn Zalo để hướng dẫn thủ tục chi tiết" - chị H. nhớ lại.
Theo đó, các thủ tục được hướng dẫn rất đơn giản: chị H. chỉ cần cung cấp chứng minh nhân dân, số tài khoản ngân hàng để nhận tiền là xong.
"Tôi không thấy mình có rủi ro gì nên chấp nhận ngay. Tuy nhiên sau đó, bên kia nói tôi cần chuyển phí 2 triệu đồng để nhận được số tiền vay 50 triệu đồng. Tôi chủ quan làm theo và bị lừa mất số tiền đã chuyển đi" - chị H. nhìn nhận cũng may chỉ bị mất số tiền nhỏ.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, chiêu lừa "cho vay như cho không" này đang được giăng bẫy trên rất nhiều hội, nhóm Facebook, Zalo và khá nhiều nạn nhân đã bị lừa mất tiền vì thấy... dễ quá.
ĐỨC THIỆN
Chiêu giả danh "con ông cháu cha"
Bộ Công an mới đây cũng phải lên tiếng cảnh báo người dân phòng ngừa các thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản diễn ra thời gian qua. Một trong những chiêu trò phổ biến là tình trạng giả danh là người quen của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo các cơ quan phụ trách các lĩnh vực trọng yếu để lừa đảo.
Các đối tượng này thường cung cấp ảnh chụp, video của bản thân với các lãnh đạo (thực ra nhiều sản phẩm đã được cắt ghép, chỉnh sửa bằng công nghệ cao) để tạo niềm tin cho nạn nhân. Sau đó, hứa hẹn có thể chạy án, xin việc, xin dự án... rồi nhận tiền của nạn nhân nhưng không thực hiện, không trả lại tiền, thậm chí bỏ trốn.
Bên cạnh đó là các chiêu lừa đã diễn ra nhiều trong thời gian qua như: giả danh ngân hàng thông qua việc mời chào, cung cấp các khoản vay online từ ngân hàng; giả danh cơ quan, tổ chức thông báo trúng thưởng may mắn...
Bộ Công an cũng khuyến cáo người dân cần đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi đến bằng số điện thoại cố định, người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước, đặc biệt là lực lượng công an để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án qua điện thoại.
Người dân lưu ý tuyệt đối không cung cấp thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở... cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa rõ nhân thân và lai lịch của người đó, đặc biệt không nghe lời của các đối tượng chuyển tiền vào các tài khoản được chỉ định.
Các cơ quan chức năng như lực lượng công an, viện kiểm sát, tòa án nếu làm việc với người dân sẽ có giấy mời, giấy triệu tập gửi cho người đó và làm việc trực tiếp tại các trụ sở cơ quan, không làm việc online qua mạng.
ĐỨC THIỆN
Lời cảnh báo từ ngân hàng
Ngân hàng Techcombank đã lên tiếng cảnh báo khách hàng cảnh giác và cẩn trọng khi thực hiện giao dịch online hay thanh toán không tiền mặt trong thời gian này.
Theo ngân hàng này, một trong những chiêu lừa phổ biến là giả mạo tin nhắn SMS hiển thị tên thương hiệu của Techcombank, với nội dung cảnh báo: "Giao dịch ngân hàng số được đăng nhập/thực hiện ở nơi khác nhằm thu hút sự chú ý của khách hàng kèm theo đường link có chứa mã độc yêu cầu tên đăng nhập/ mật khẩu/ mã OTP".
Đây là chiêu lừa mạo danh thương hiệu ngân hàng (SMS Brandname) diễn ra thời gian dài trong năm nay. Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, các ngân hàng bị mạo danh tin nhắn SMS phổ biến hiện nay là ACB, Sacombank.
Bên cạnh đó, Techcombank còn cảnh báo về tình trạng giả mạo cuộc gọi tin nhắn, SMS/Zalo/Facebook từ ngân hàng này. Nội dung các tin nhắn giả mạo thường thông báo người dùng trúng thưởng, nhận quà khuyến mãi, nhận tiền từ nước ngoài, chào mời dịch vụ vay nhanh chóng với chi phí thấp và dẫn dụ khách hàng đăng nhập link giả mạo chứa mã độc để nhận giải thưởng, nhận tiền, thực hiện vay.
Thậm chí còn có cả chiêu trò mạo danh nhân viên Techcombank để thực hiện hỗ trợ khách hàng đăng nhập, kích hoạt hoặc gửi tra soát dịch vụ ngân hàng số qua link giả mạo được gửi qua SMS, Zalo, Facebook...
Theo các chuyên gia bảo mật, để giảm thiểu khả năng bị lừa đảo khi tham gia mua sắm trên mạng cuối năm, người dùng nên thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội.
Người dùng tuyệt đối không cho mượn, thuê các giấy tờ cá nhân liên quan, không nhận chuyển khoản ngân hàng hoặc nhận tiền chuyển khoản của các ngân hàng cho người không quen biết.
ĐỨC THIỆN
Công an TP.HCM chỉ cách phòng chống lừa đảo qua ngân hàngTTO - Ngày 21-12, Công an TP.HCM thông tin cảnh báo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hệ thống ngân hàng diễn ra phổ biến bằng một số thủ đoạn và cách phòng ngừa.
Từ khóa » Siêu Thị Only Có Lừa đảo Không
-
Review Siêu Thị Có Lừa đảo Khách Hàng Và Dính Phốt?
-
Thực Hư Về Việc Kiếm Tiền Từ đánh Giá Sản Phẩm Online Thuê
-
Siêu Thị Only: Trang Chủ
-
Đánh Giá Website | - Cảnh Báo Lừa Đảo
-
KIẾM TIỀN TỪ ONLINE | Facebook
-
(5 Cách) Kiếm Tiền Từ Việc Review, đánh Giá Sản Phẩm/dịch Vụ
-
Cảnh Báo! Đuổi Khỏi Nhóm Siêu Thị điện Vì Spam Lừa đảo Kêu Gọi ...
-
10 Cách Kiếm Tiền Online Tại Nhà Uy Tín 2022 [không Cần Vốn]
-
Lừa đảo Tuyển Dụng Tại Siêu Thị: Nở Rộ Và Ngày Càng Tinh Vi
-
Kiếm Tiền Từ Aloshop Bằng Cách Viết Reivew đánh Giá Sản Phẩm Có ...
-
Lừa đảo Bùng Phát Trên Mạng: Mờ Mắt Vì Hoa Hồng Cao
-
10 App Kiếm Tiền Online Uy Tín Không Cần Vốn Rút Tiền Triệu Về Thẻ ...
-
Top 10 ứng Dụng/website Viết Review Kiếm Tiền Online Uy Tín, Dễ Làm
-
Viết đánh Giá (Review) Kiếm Tiền Tại Nhà – 365ngaykiemtien