Luận Giải Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ đạo Giác Ngộ

Trang chủ Trang chủ Tìm kiếm Trang chủ Tìm kiếm Luận giải Ba mươi bảy phẩm trợ đạo giác ngộ pdf Số trang Luận giải Ba mươi bảy phẩm trợ đạo giác ngộ 488 Cỡ tệp Luận giải Ba mươi bảy phẩm trợ đạo giác ngộ 1,011 KB Lượt tải Luận giải Ba mươi bảy phẩm trợ đạo giác ngộ 0 Lượt đọc Luận giải Ba mươi bảy phẩm trợ đạo giác ngộ 4 Đánh giá Luận giải Ba mươi bảy phẩm trợ đạo giác ngộ 4.8 ( 20 lượt) Xem tài liệu Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu Tải về Chuẩn bị Đang chuẩn bị: 60 Bắt đầu tải xuống Đang xem trước 10 trên tổng 488 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên Chủ đề liên quan Ebook Ba mươi bảy phẩm trợ đạo giác ngộ Phẩm trợ đạo giác ngộ Tìm hiểu luận giải Phật giáo Tây Tạng Thông suốt tính không Sách về phật giáo

Nội dung

1 BA MƯƠI BẢY PHẨM TRỢ ĐẠO GIÁC NGỘ - LUẬN GIẢI Luận giảng: Đức Đạt Lai Lạt Ma Nguyên tác: Commentary on The Thirty Seven Practices of a Bodhisattva – 1995 Anh ngữ: Nyima Tsering - Hiệu đính: Vyvyan Cayley và Mike Gilmore Chuyển kệ: Linh Thùy - Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 22/10/2009 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Tác phẩm Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo Giác Ngộ của Ngulchu Gyalsas Thogmed Zangpo là một trong những luận bản phổ biến nhất của Phật Giáo Tây Tạng, hợp thành hệ thống trong 2 luận bản Luyện Tâm và cũng có thể được giải thích theo truyền thống Con Đường Tiệm Tiến Lam Rim. Những lời chỉ dẫn trong ấy là vượt thời gian và những liên hệ của nó là phổ quát. Luận giải này của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ mười bốn, như được phổ biến trong thời gian truyền giảng giáo lý Thời Luân (Kalachakra) tại Đạo Tràng Giác Ngộ, Ấn Độ, là đặc biệt bởi sự trong sáng, thực tiển và thâm thúy của nó. Mỗi đoạn kệ của tác phẩm được giải thích một cách chính xác và trong một ngôn ngữ thấu đạt. Hơn nữa, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban cho những lời giới thiệu trong mỗi ngày của khóa giảng mà trong ấy Ngài 3 đã liên hệ đến mỗi khía cạnh của đời sống hàng ngày của chúng ta. Học hỏi luận giải này chúng ta cảm thấy rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đang nói chuyện trực tiếp đến mỗi chúng ta, và nó là phổ quát trong sự áp dụng. Khi chúng ta áp dụng và thực tập một cách chân thành, giáo huấn này sẽ phát triển một lòng từ bi yêu thương ấm áp đặc biệt. Do thế, những điều chứa đựng trong tác phẩm này sẽ lợi ích cho những học giả Phật Giáo lẫn những độc giả thông thường. LIBRARY OF TIBETAN WORKS AND ARCHIVES 4 NGÀY THỨ NHẤT MỞ ĐẦU Chúng ta tập hợp cùng nhau ở Đạo Tràng Giác Ngộ để tiến hành nghi thức truyền pháp Thời Luân (Kalachakra). Quý vị đã đến từ nhiều nơi khác nhau do nơi lòng thành tín. Trên những phương tiện vận chuyển nghèo nàn mà quý vị đã phải chịu đựng trong một hành trình nhọc nhằn, nhưng quý vị đã quên đi điều ấy để tập hợp ở đây. Chúng ta sẽ thực hiện đại nghi thức khai tâm truyền pháp sau này. Nhưng trước nhất, có nhiều người ở đây chỉ có một lòng tín ngưỡng đơn thuần trong Pháp Bảo mà không có một sự 5 thông hiểu thực sự về Giáo Pháp. Họ không có kinh nghiệm về nghe và lắng nghe Giáo Pháp, và vì vậy không biết ý nghĩa thật sự của nó. Trong thời gian lễ khai tâm truyền pháp sẽ không có thời gian dành cho một sự giải thích dài dòng. Do thế, nếu chúng ta để thời gian này lãng phí, không có điều gì tốt lành được hoàn thành đáp lại cho sự khó nhọc và tổn phí liên hệ đến việc tập họp về Đạo Tràng Giác Ngộ của quý vị nơi đây. Mục tiêu sự tập họp của quý vị nơi đây để lắng nghe Giáo Pháp và tiếp nhận lễ truyền pháp nhầm mục đích chuyển hóa tâm thức của quý vị. Vì cung cách suy nghĩ là nguyên nhân chính để đạt đến, và điều kiện để duy 6 trì, một tính cách tích cực của tinh thần. Trong một vài trường hợp ngoại lệ một tính tính cực hiện hữu bẩm sinh trong tâm thức, nhưng điều này rất hiếm hoi. Do vậy, có thể là rất ích lợi nếu chúng tôi dành một ít ngày đầu tiên để giải thích những ý nghĩa tổng quát của Giáo Pháp. Chúng tôi cảm thấy rằng nên gởi đến (thỉnh thoảng) những lúc tuy ngắn ngủi nhưng thích thú vì thế tất cả chúng ta không cảm thấy mệt nhọc. Hôm nay chúng tôi sẽ bắt đầu sự giải thích tổng quát này, trong trường hợp đặc biệt chúng tôi sẽ bao gồm một sự giới thiệu đến giáo huấn Đại Thừa. Chúng tôi sẽ giảng dạy bằng truyền khẩu Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ Đạo 7 Giác Ngộ được sáng tác bởi Ngulchu Gyalsas Thogmed Zangpo, là những điều trình bày những hướng dẫn thiết yếu cho sự thực hành của Bồ Tát. Luật Tạng nói rằng khi lắng nghe Giáo Pháp chúng ta không nên ngồi trên ghế hay đứng, cũng không mang giày, đội nón hay quấn khăn, cũng không mang vũ khí hay che dù. Một trường hợp ngoại lệ có thể cho phép được làm đến một vài điều trong những điều này ấy là sự kiện bệnh hoạn. Đức Thế Tôn nói, trong giới luật của Giáo Pháp: Nếu xãy ra trường hợp người bệnh phải bán tất cả những đồ trang hoàng của hình tượng Đức Phật, luận giải và 8 kinh điển để tồn tại, thế thì họ nên làm như thế Điều ngoại lệ này được chế nên bởi vì Phật Pháp căn bản trên lòng từ bi yêu thương. Thực tế, từ bi yêu thương là gốc rễ của Phật Pháp. Do thế, điều này được áp dụng ngày hôm nay ở đây. Mặc dù con người chúng ta chưa bị bệnh, nhưng có nguy cơ rằng họ sẽ ngã bệnh bởi vì mặt trời như thiêu đốt. Do vậy, (mọi người) được phép đội nón hay che dù. Tương tự như thế, những tu sĩ nào không có nón có thể dùng một phần của y áo để che lên đầu của họ. Sự cải thiện điều kiện vệ sinh phải được quán chiếu thích hợp tốt đẹp đến 9 thời tiết và một thái đội thích nghi tốt tùy theo điều kiện từng quốc độ, nơi chốn và khí hậu. Những ai đã đã vượt thắng bốn yếu tố nội tại không phải lệ thuộc và những yếu tố ngoại tại. Nhưng vì chúng ta chưa khắc phục được những yếu tố nội tại chúng ta nên hành động tùy theo với cường độ của năng lực ngoại tại. Trước khi giảng pháp trong truyền thống của chúng tôi, chúng ta trì niệm chân ngôn mantra đề ngăn chặn hay nhổ gốc rễ bất thiện, và cũng trì tụng Tâm Kinh Bát Nhã để tiêu trừ chướng ngại. Đây là bởi vì chúng ta không có kinh nghiệm với những trở lực kết quả từ những năng lực bất thiện hay từ những ai đã hướng dẫn những người 10 khác lạc đường trong khi lắng nghe và thuyết giảng Giáo Pháp. Hôm nay chúng ta sẽ trì tụng Tâm Kinh Bát Nhã để tịnh hóa ám chướng và sau đó chúng tôi muốn khởi đầu những lời cầu nguyện bằng việc trì tụng nghi lễ cúng dường Văn Thù Sư Lợi ba lần; rồi thì chúng tôi sẽ bắt đầu thỉnh cầu đến Ngài Văn Thù Sư Lợi. Ô Đấng Từ Bi, bằng những tia quang tuyến từ tâm toàn thiện toàn giác toàn trí… Rồi thì chúng ta cúng dường thỉnh cầu đến mạn đà la và sau khi hoàn tất mạn đà la này, nhầm mục tiêu hợp nhất động lực của đạo sư và đệ tử, chúng ta phải tiến đến trì tụng cầu nguyện quy This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.

Tìm kiếm

Tìm kiếm

Chủ đề

Hóa học 11 Trắc nghiệm Sinh 12 Đơn xin việc Đề thi mẫu TOEIC Atlat Địa lí Việt Nam Mẫu sơ yếu lý lịch Bài tiểu luận mẫu Giải phẫu sinh lý Thực hành Excel Lý thuyết Dow Đồ án tốt nghiệp Tài chính hành vi adblock Bạn đang sử dụng trình chặn quảng cáo?

Nếu không có thu nhập từ quảng cáo, chúng tôi không thể tiếp tục tài trợ cho việc tạo nội dung cho bạn.

Tôi hiểu và đã tắt chặn quảng cáo cho trang web này

Từ khóa » Ba Mươi Bảy Phẩm Trợ đạo Pdf