Luận Lý Học Hình Thức (Logique Formelle) | Học Viện Đa Minh

1/. Trong phán đoán (jugement) (1), nhận thức (connaissance) (2) được trở nên hoàn hảo. Cũng trong phán đoán, có vấn đề chân lý luận lý (3); chân lý này được định nghĩa là sự tương ứng hữu hướng (conformité intentionnelle) giữa trí năng nhận thức (intellect conaissant) với đối tượng được nhận thức (objet connu).

2/. Những chân lý như thế được đạt tới bằng nhiều cách khác nhau:

a) – cách trực tiếp, trong trường hợp một đối tượng: – vừa cụ thể, vừa có thể quan sát ngay được, ví dụ : Đại chủng viện X……. – hoặc trừu tượng nhưng lại trực tiếp hiển nhiên, vd : toàn thể thì lớn hơn thành phần.

b) – bằng suy diễn (inférence) hay diễn dịch (déduction-hậu kết) nghĩa là trong một số trường hợp, người ta có thể suy ngay ra được một chân lý mới từ một chân lý đã biết rồi, vd : Anh A đang đi dạo, vậy anh ta có khả năng đi dạo.

c) – cách gián tiếp hay suy luận, trong trường hợp một đối tượng: – vừa cụ thể vừa nắm bắt được cách gián tiếp. Vd : nơi nào có lửa, nơi đó có khói…Hoặc : Tôi trông thấy khói trong những khu rừng xa kia ; vậy ở đó có lửa. – hoặc trừu tượng và gián tiếp hiển nhiên. Vd : A>B ; vậy mà B = C ; suy ra A>C . Hoặc A>B ; vậy mà B>C ; suy ra A>C… Nhưng từ : A =/ B và B =/ C, hay từ A > B và C > D, ta không thể suy diễn ra được gì.

3/. Về việc suy diễn hay diễn dịch, có những qui luật cần phải theo để được hợp pháp. Phương chi là trong vấn đề suy luận (raisonnement), càng cần phải theo những qui luật để việc suy luận dẫn ta đến một kết luận đúng đắn và xác thực. Đối tượng của Luận lý học hình thức chính là những qui luật khác nhau này.

Do khuynh hướng tự nhiên, con người suy luận luôn muốn ôm trọn chân lý và tránh xa lầm lỡ. Vì thế, trong các suy luận thuộc trí năng của mình, con người tự nhiên hành sử theo những qui luật luận lý. Nói cách khác, con người hành sử theo một luận lý học tự phát ( hay tự nhiên ) (4) Sau khi đã suy tư về tiến trình tự nhiên này của lý trí, Aristote đã minh giải và xếp đặt những qui luật này lại, do đó, tạo ra môn Luận lý học khoa học (gọi không hay mấy là Luận lý học “nhân tạo”) (5)

Từ khóa » định Nghĩa Về Luân Lý Học