Luận Văn Kế Toán ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY Cổ ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Kinh tế - Quản lý >>
- Kế toán
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.86 KB, 42 trang )
Mục lụcLỜI MỞ ĐẦU 1PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚNHUẬN … 31.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty … 31.1.1.Giới thiệu công ty 31.1.2.Sơ lược quá trình thành lập và phát triển công ty 41.1.3.Các thành tựu Công ty đã đạt được … 61.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty … 81.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của công ty … 81.2.2.Thị trường của Công ty … 91.2.3.Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty … 91.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty … 101.3.1.Cơ cấu tổ chức công ty … 101.3.2.Nhiệm vụ, chức năng từng bộ phận trong công ty … 121.4.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây …. 141.4.1.Bảng so sánh một số chỉ tiêu dựa trên báo cáo kết quả kinh doanh … 141.4.2.Bảng so sánh một số chỉ tiêu dựa trên bảng cân đối kế toán của công ty … 161.4.3.So sánh về mặt lao động, tiền lương … 17PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY … 192.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty … 192.1.1.Sơ đồ bộ máy kế toán công ty … 192.1.2.Nhiệm vụ của từng bộ phận … 192.2.Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty … 212.2.1.Một số chính sách kế toán áp dụng tại công ty … 212.2.2.Đặc điểm vận dụng chế độ chứng từ kế toán … 282.2.3.Đặc điểm vận dụng chế độ tài khoản kế toán … 292.2.4.Đặc điểm vận dụng chế độ sổ sách kế toán … 292.2.5.Đặc điểm vận dụng chế độ báo cáo kế toán … 3112.3.Nội dung một số phần hành kế toán chủ yếu tại công ty … 312.3.1.Kế toán vốn bằng tiền … 312.3.2.Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ … 322.3.3.Kế toán TSCĐ … 332.3.4.Kế toán tiền lương … 342.3.5.Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm … 352.3.6.Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh … 36PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY … 383.1 Đánh giá chung về công tác kế toán tại công ty … 383.1.1 Ưu điểm … 383.1.2 Nhược điểm … 383.2 Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại công ty … 39KẾT LUẬN … 402LỜI MỞ ĐẦUTrong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay các doanh nghiệpđúng một vai trò hết sức quan trọng, đã trở thành trụ cột, mỗi doanh nghiệp là mộttế bào của nền kinh tế. Để nền kinh tế phát triển mạnh và bền vững thì trước hết đòihỏi doanh nghiệp cũng tồn tại và phát triển. Mỗi doanh nghiệp phải giám sát tất cảcác khâu từ mua hàng đến tiêu thụ hàng hóa để đảm bảo việc bảo toàn và tăngnhanh tốc độ luân chuyển vốn, giữ uy tín với bạn hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụvới nhà nước, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên,doanh nghiệp đảm bảo có lợi nhuận để tích lũy mở rộng phát triển sản xuất kinhdoanh. Bên cạnh đó mục tiêu lợi nhuận là mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp nênviệc tổ chức công tác kế toán là rất cần thiết giúp doanh nghiệp có đầy đủ thông tinkịp thời để đưa ra quyết định kinh doanh đúng đắn.Doanh nghiệp đạt hiệu quả là cơsở để đứng vững trong nền kinh tế cạnh tranh sôi động và quyết liệt.Trong cuộc sống ngày càng đi lên của Việt Nam nói riêng và thế giới nóichung, ngoài ăn ngon, mặc đẹp, người dân còn chú trọng đến làm đẹp bản thân bằngnhững món đồ trang sức xinh xắn, tôn lên nét đẹp dịu dàng hay cá tính của người sửdụng. Khai thác được khía cạnh đó, PNJ đứng đầu ngành kim hoàn trong nước vềcả sản lượng lẫn chất lượng, đang sở hữu rất nhiều nhãn hiệu trang sức uy tín vàđẳng cấp, đáp ứng được mọi nhu cầu dù là khắt khe nhất của người tiêu dựng.Với mạng lưới phân phối từ Nam ra Bắc gồm 13 chi nhánh với 88 điểm bánhàng trên toàn quốc, PNJ hiện đang là công ty trang sức lớn nhất Việt Nam.Để vận dụng những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường thời gian quaem đã chọn Công ty PNJ để thực tập và viết chuyên đề báo cáo về Công ty.Trong quá trình thực tập, em đã được sự chỉ dẫn, giúp đỡ của các thầy, côgiáo bộ môn kế toán, trực tiếp là cô giáo ThS Nguyễn Thị Mỹ cùng các anh, chịphòng kế toán tại Công ty PNJ. Tuy nhiên, phạm vi đề tài rộng, thời gian thực tếchưa nhiều nên khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo,giúp đỡ của các thầy cô giáo và các anh, chị ở phòng kế toán Công ty để báo cáocủa em được hoàn thiện hơn.Em xin chân thành cảm ơn!3PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝPHÚ NHUẬNTên tiếng việt: Công ty Cổ phần vàng bạc đá quý Phú NhuậnTên giao dịch đối ngoại: Phu Nhuan jewelry joint stock companyTên viết tắt: Công ty PNJĐịa chỉ: 170E Phan Đăng Lưu, P.3, Q.Phú Nhuận, TP.HCMĐiện thoại: 08.39951703 – 08.39451704 Fax: 08.39951702 Website: .vEmail: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 4103002026 ( Nơi cấp: Sở Kế Hoạch Đầu Tư TP.HCM. Đăng ký lần đầu: ngày 02/01/2004; Đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày19/07/2010).1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1.1.1.Giới thiệu công ty1.1.1.1.Định hướng hoạt động:Công ty PNJ luôn xây dựng, giữ vững và khẳng định đẳng cấp của thương hiệu trang sức PNJ - là một trong những thương hiệu hàng đầu của ngành kim hoàn Việt Nam - tham gia thị trường thế giới; mở rộng và phát triển đồng bộ các lĩnh vựchoạt động khác mà công ty đang có ưu thế. Tạo nền tảng phát triển một cách ổn định, lâu dài, vững chắc.Tối đa hóa lợi nhuận, đảm bảo quyền lợi hợp pháp người lao động, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà nước.Tôn chỉ công ty: “Chúng tôi khẳng định vị trí dẫn đầu về sự sáng tạo, sự tinh tế và đáng tin cậy trong ngành kim hoàn và thời trang”1.1.1.2.Triết lý kinh doanh:Đặt lợi ích khách hàng và lợi ích xã hội vào lợi ích doanh nghiệpVăn hóa công ty:4- PNJ luôn đề cao uy tín, chất lượng và kích thích sáng tạo, tận dụng mọi nguồn lực của doanh nghiệp, trong đó nguồn nhân lực luôn được chú trọng.- Xây dựng nếp văn hóa Mái Nhà Chung PNJ mà ở đó mỗi thành viên trong gia đình PNJ đều sống có nghĩa tình, đoàn kết yêu thương giúp đỡ nhau, được khuyến khích nâng cao trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và quản lý thông qua các lớp đào tạo bên trong và bên ngoài.- Sự nỗ lực trong học tập và công tác của các thành viên được tưởng khen thưởng xứng đáng bằng thù lao vật chất, bằng động viên tinh thần và bằng việc bổ nhiệm vào những vị trí xứng đáng.- Thông qua các hoạt động đoàn thể, PNJ luôn giáo dục cán bộ, nhân viên của mình sống trong một nền văn hóa mà ở đó Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín được đề cao, có tinh thần trách nhiệm đối với xã hội và cộng đồng, là những công dân tôntrọng pháp luật.1.1.1.3.Chính sách chất lượng:“ PNJ không ngừng nâng cao sự thỏa mãn của khách hàng trên cơ sở kết hợplợi ích của cổ đông, cán bộ công nhân viên, khách hàng và toàn xã hội, bằng cách thường xuyên duy trì và cải tiến hệ thống chất lượng”1.1.2.Sơ lược quá trình thành lập và phát triển công tyQuá trình thành lập và phát triển của công ty PNJ được giới thiệu sơ lược qua các giai đoạn chính sau: 1988 – 1991: Giai đoạn hình thành:Tiền thân là cửa hàng kinh doanh vàng bạc đá quý Phú Nhuận trực thuộc Ủy Ban Nhân Dân quận Phú Nhuận với số vốn ban đầu là 14 triệu đồng ( tương đương 7,4 lượng vàng vào cùng thời điểm). Tổng nhân sự: 20 ngườiNăm 1990: Cửa hàng nâng cấp thành công ty bàng bạc - Mỹ nghệ - Kiều hối Phú Nhuận và nguồn vốn đã tăng lên 1,3 tỷ đồng sau 3 năm hoạt động. 1992 – 1997: Giai đoạn đầu tư:- Năm 1992: Công ty chuyển thành Công ty Vàng bạc - Đá quý Phú Nhuận.5+ Đồng sáng lập Ngân hàng thương mại Cổ phần Đông Á+ Liên doanh với Công ty Kinh Doanh và Phát triển nhà Phú Nhuận xây dựng khu biệt thự cao cấp ở Thảo Điền, An Phú, Thủ Đức.Giai đoạn này công ty mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất nữ trang chuyênnghiệp và hiện đại theo công nghệ Italy và chú trọng phát triển nguồn nhân lực cả về chất và lượng. Tổng số nhân sự thời điểm này lên đến 224 người, được đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ- Năm 1995: Đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh:+ PNJ tham gia kinh doanh xe gắn máy dưới hình thức là đại lý cho hãng Honda.+ Sát nhập trạm chiết gas Vinagas - đại lý Saigon Petro. 1998 – 2003: Giai đoạn tăng tốc phát triển:PNJ tăng tốc đầu tư công nghệ và con người, hướng đến phát triển thị trường.Năm 2001: Ra đời dòng sản phẩm trang sức bạc cao cấp - PNJ Silver.- Các chi nhánh lớn tại Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng lần lượt ra đời.- Từng bước chuẩn bị cho thị trường xuất khẩu và bước đầu đã có một số khách hàng ở Singapore, Malaisia và Mỹ.- Các hoạt động của PNJ trong giai đoạn này đã thể hiện phong cách của nhà sản xuất nữ trang chuyên nghiêp, sản phẩm được thiết kế mang dáng dấp riêng và đặc thù của PNJ; sản xuất bằng công nghệ hiện đại; mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc; đội ngũ nhân viên bán hàng tận tâm và giàu kinh nghiệm. 2004 – nay: Giai đoạn chuyển đổi hình thức sở hữu và khẳng định đẳng cấp thương hiệu.PNJ tăng tốc trên tất cả mọi mặt từ đầu tư máy móc thiết bị hiện đại, phát triển hệ thống, phát triển nguồn nhân lực.- 01/01/2004: PNJ chính thức chuyển sang hoạt động dưới hình thức mới: Cổphần hóa với vốn điều lệ là 40 tỷ đồng - tên đầy đủ là Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận, mở ra 1 thời kỳ mới của PNJ.6- Năm 2005: Hệ thống nhận diện sản phẩm PNJ silver được đổi mới hoàn toàn với 2 màu chủ đạo là hồng và trắng; Ra đời dòng sản phẩm trang sức vàng cao cấp mang thương hiệu CAO - Fine Jewelry.- Năm 2008: + Ngày 08/04/2008 công ty chính thức thay đổi logo mới với ý nghĩa “ Hội Tụ và Tỏa Sáng” và Slogan “ Niềm Tin và Phong Cách”+ Ngày 23/04/2008: PNJ tái tung sản phẩm vàng miếng Phượng Hoàng với thương hiệu mới “Phượng Hoàng PNJ - Đông Á Bank”- Năm 2011:+ Tháng 03/2011: Ra mắt nhãn hàng Yabling.+ Ngày 23/04/2011: Khởi công xây dựng Xí nghiệp nữ trang lớn nhất Việt Nam.- Doanh số xuất khẩu ra thị trường thế giới đạt 110 tỷ/năm- Vị thế: Đứng thứ 16 thế giới về sản xuất & kinh doanh nữ trang.Tổng nhân sự: trên 2300 ngườiVốn điều lệ: 600 tỷ đồng1.1.3.Các thành tựu Công ty đã đạt được:1.1.3.1.Giải thưởng của nhà nước:− Tháng 01/2011: Bằng khen đã có thành tích trong công tác tổ chức, triển khai thực hiện việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng ở cơ sở đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em trên địa bàn thành phố giai đoạn 2000 – 2010.− Tháng 02/2011: Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng, phát triển hội Mỹ nghệ Kim hoàn Đá quý thành phố liên tục nhiều năm, góp phần tích cực trong phong trào thi đua của thành phố nhân kỷ niệm 20 năm thành lập Hội ( 1991 – 2011).− Tháng 04/2011: Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong công tác tổchức tham gia thực hiện cuộc vận động vì người nghèo nhiều năm liên tục ( 2000 – 2010).7− Tháng 05/2011: Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong cuộc vận động “Ngày vì người nghèo”.− Tháng 09/2011: Giấy khen đã có thành tích trong thực hiện chương trình “3 giảm” giai đoạn 2001 – 2011.− Vàng bạc trang sức PNJ đạt Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2011, 2010, 2009, 2008, 2007, 2006, …− Chứng nhận Danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao 11 năm liền ( 1998 – 2009).− Giải thưởng chất lượng quốc gia: 2010, 2009, 2008, 2007, 2006.− Chứng nhận thương hiệu mạnh Việt Nam và Thương hiệu Việt hàng đầu năm 2010, 2009, 2008, 2007, 2006, 2004.− Đạt giải thưởng “ Sao vàng đất Việt” năm 2011, 2009, 2007, 2004.− Huân chương độc lập hạng 3 năm 2008.− Doanh nghiệp tiêu biểu 2008.− Huân chương lao động hạng nhất, nhỡ, ba. 1.1.3.2.Giải thưởng quốc tế:− Giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương.− 3 năm liền ( 2004 – 2005 – 2006) nhận giải thưởng Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á - Thái Bình Dương do tạp chí Retail Asia bình chọn.− Năm 2000: Bộ sản phẩm mang tên “Cây tuổi xuân” vào vòng chung kết cuộc thi thiết kế mẫu nữ trang quốc tế “Gold for Eternity” tại Luân Đôn – Anh.− Bộ sản phẩm mang tên “Chất sống” là tác phẩm duy nhất vào vòng chung kết cuộc thi nữ trang quốc tế “Gold Virtousi” năm 2002 tại Ý.1.1.3.3.Giải thưởng từ các tổ chức đánh giá độc lập trong nước:− Nhận chứng nhận Hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.− Năm 2008: Bộ Nhận diện thương hiệu xuất sắc nhất.− Cúp vàng “Thương hiệu và nhãn hiệu”8− Đạt giải thưởng “The Guide Awards 2004” của Thời báo kinh tế Việt Nam.− Cúp vàng Top ten “Sản phẩm Việt uy tín - Chất lượng” năm 2006, 2007.1.1.3.4.Giải thưởng ngành:− Vàng miếng, nữ trang PNJ đạt Sản phẩm Việt Nam tốt nhất 2010.− Năm 2007: Doanh nghiệp đầu tiên đầu tư công nghệ sản xuất Nữ trang hiện đại và quy mô nhất Việt Nam.− Được bình chọn thương hiệu “Việt Nam tốt nhất” năm 2007 trong lĩnhvực vàng bạc đá quý.− Được người tiêu dùng bình chọn Doanh nghiệp đầu ngành sản xuất kinh doanh trang sức vàng bạc, đá quý của Việt Nam năm 2006, 2007 và “Thương hiệu Việt Nam tốt nhất” năm 2007.− Doanh nghiệp đứng đầu trong ngành vàng bạc đá quý Việt Nam ( năm2003).1.2.Đặc điểm hoạt động kinh doanh tại công ty 1.2.1.Chức năng, nhiệm vụ của công ty:− Chức năng:+Sản xuất, gia công và kinh doanh trang sức bằng vàng, bạc, đá quý, vàng miếng, bạc nguyên liệu.+ Xuất khẩu, nhập khẩu vàng trang sức, hàng mỹ nghệ bằng vàng, bạc, kim cương, đá quý, các kim loại quý khác, vàng miếng, vàng nguyên liệu dưới dạng lá, dây, khối, thỏi, bột, miếng.+ Dịch vụ kiểm định kim cương, đá quý, đá bán quý.+ Dịch vụ kiểm định vàng, bạc, kim loại quý khác.- Nhiệm vụ: Công ty không ngừng vận động để đạt được sự phát triển bền vững trong môi9trường kinh doanh toàn cầu bằng hệ thống quản lý khoa học và tiên tiến, thiết bị máy móc và công nghệ hiện đại, đội ngũ công nhân lành nghề và tâm huyết để cungcấp cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ đa dạng với chất lượng tốt nhất và giá cả cạnh tranh.1.2.2.Thị trường của Công ty bao gồm: 1.2.2.1.Thị trường trong nước: trải dài từ Nam ra Bắc gồm:− Thủ đô Hà Nội− Hải Phòng− TP.Huế− TP.Đà Nẵng− TP.Nha Trang− TP.Đà Lạt− TP.Biên Hòa− TP.Hồ Chí Minh− TP.Mỹ Tho− TP.Long Xuyên− Cần Thơ− Thị xã Rạch Giá1.2.2.2.Thị trường ngoài nước:− Đan Mạch− Đức− Mỹ− Úc− Malaisia− Singapore1.2.3.Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty:10Thiết kếTạo mẫuSáp đúcLàm khuônSơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty1.2.3.1.Quy trình sản xuất dây chuyền máy:Dây chuyền máy là sản phẩm dây chuyền được sản xuất hoàn toàn bằng máytheo công nghệ Ý, trong đó yếu tố con người chỉ tác động khâu đầu và khâu cuối.Nguyên liệu > Cán/kéo > Đan > Hàn > > Dập/Dịu/Nén >Bào ra >Xoắn dây tạo kiểu > > Hàn bas/gắn khoen > Xi mạ >Nhập kho thành phẩmSơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất dây chuyền máy1.2.3.2.Quy trình sản xuất trang sức công nghiệp (Hàng đúc):Trang sức công nghiệp đúc gồm các sản phẩm nhẫn, bông tai, mặt dây, cài áo, vòng, lắc, … như các sản phẩm làm bằng tay nhưng với phương châm đúc khuôn từng sản phẩm rời để ráp lại thành thành phẩm hoàn chỉnh ( đối với vòng, lắc, hoặc các sản phẩm phức tạp), hoặc đúc ra thẳng sản phẩm ( đối với nhẫn, mặt dây, …). Phôi sáp > Cẩn hột trên sáp > Đổ & ủ thạch cao > -> Nhận NL > Đúc > Nguội > Cẩn hột tay > > Đánh bóng > Xi mạ > Nhập kho thành phẩmSơ đồ 1.3: Quy trình sản xuất trang sức công nghiệp11Đánh bóngCẩn hộtLàm nguộiXi mạKiểm tra1Kiểm traKiểm traKiểm tra12Kiểm traKiểm traKiểm tra2Kiểm traKiểm tra112Kiểm traKiểm traKiểm traKiểm traKiểm traKiểm traKiểm traKiểm traKiểm tra21.3.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại công ty:1.3.1.Cơ cấu tổ chức công ty:12Đại hội cổ đôngBan kiểm soátHội đồng quản trịTổng giám đốcĐại diện lãnh đạo(ISO)Phó Tổng giám đốc kinh doanhPhó Tổng giám đốc thường trựcPhó Tổng giám đốc Kỹ thuật & sản xuấtPhó Tổng giám đốcĐầu tư-Phát triểnP.Kinh Doanh(Giám đốc)Cửa hàng/Quầybán lẻ vàngP. KD CAO(Giám đốc)Cửa hàng/QuầyCAOTrung tâm Sỉ(Giám đốc)P.KD XNK(Giám đốc)P. Thiết kế(Trưởng phòng)P.Kế Toán Cty(Trưởng phòng)P.Tin học(Trưởng phòng)P.Kiểm soát nộibộ(Trưởng phòng)P.Quản Trị CL(Trưởng phòng)Xí nghiệp nữtrang(Giám đốc)P.NC Tiếp Thị(Giám đốc)Ban dự án(Giám đốc)Văn phòng HĐQTP.Nhân sự(Giám đốc)P.Quản trị HC(Trưởng phòng)Sơ đồ 1.4: Cơ cấu tổ chức công ty1.3.2.Nhiệm vụ, chức năng từng bộ phận trong công ty:1.3.2.1.Khối kinh doanh:- Giám sát và kiểm tra hoạt động hệ thống kinh doanh vàng và bạc trong hệ thống, đảm bảo các hoạt động của công ty được an toàn, hiệu quả, phù hợp với các quy định của pháp luật và công ty.- Nghiên cứu, phân tích hoạt động của hệ thống kinh doanh vàng và bạc; tham mưu cho Tổng Giám Đốc chiến lược trong hoạt động kinh doanh của công ty.1.3.2.2.Khối sản xuất: - Tham mưu cho Tổng Giám Đốc về chiến lược đầu tư máy móc thiết bị.- Giám sát, kiểm tra trong lĩnh vực kỹ thuật - sản xuất và hoạt động chất lượng.- Nghiên cứu, thực hiện công tác cải tiến hệ thống chất lượng của toàn Công ty- Triển khai phòng cháy chữa cháy toàn công ty1.3.2.3.Khối tài chính, công nghệ thông tin và giám sát nội bộ:- Giám sát và quản lý tài chính toàn công ty- Nghiên cứu, phân tích hoạt động tài chính và kinh doanh theo từng thời điểm nhằm kịp thời điều chỉnh, bổ sung mục tiêu, chiến lược trong hoạt động kinh doanh của Công ty.- Điều hành bộ phận tin học xây dựng các chương trình quản lý hoạt động của Công ty.- Tư vấn về hướng phát triển công nghệ thông tin của Công ty cho Ban Tổng Giám Đốc- Xây dựng, bảo trì và nâng cấp phần mềm quản lý mới cho Công ty.13Phòng kiểm định(Trưởng phòng)Chi Nhánh(Giám đốc)- Quản lý duy trì hệ thống mạng, phần cứng máy vi tính chạy ổn định trong toàn công ty1.3.2.4.Khối đầu tư - phát triển, marketing:- Nghiên cứu và tham mưu cho Tổng Giám Đốc về chiến lược đầu tư phát triển toàn công ty.- Thiết lập, điều hành và chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động của hệ thống kinh doanh vàng- Phụ trách lĩnh vực hoạt động đầu tư bao gồm:+ Tìm kiếm và quản lý các dự án đầu tư dài hạn và ngắn hạn+ Giám sát, chỉ đạo theo dõi trực tiếp các kế hoạch và dự án đầu tư+ Phân tích báo cáo về hiệu quả hoạt động của dự án đầu tư và các nhiệm vụ được phân công trước Tổng Giám Đốc- Xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty, các nhãn hiệu con- Nghiên cứu khách hàng, đối thủ cạnh tranh, phát triển sản phẩm mới, tham mưu trong công tác xây dựng chiến lược và các dự án phát triển- Thống kê, tổng hợp, phân tích tình hình hoạt động của công ty. Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của công ty.1.3.2.5.Khối quản trị nhân sự:- Đảm bảo cung cấp nguồn nhân lực cần thiết về số lượng và chất lượng các hoạt động và mục tiêu của công ty.- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quả để có những nhân viên với kỹ năng thích hợp nhu cầu hiện tại và tương lai của công ty.- Duy trì và quản lý nguồn nhân lực dài hạn, đề ra các biện pháp để xây dựngmới môi trường làm việc thích hợp cho nhân viên.- Cung cấp các dịch vụ hành chính, đảm bảo việc quản lý và điều hành công ty: lưu trữ, luân chuyển hồ sơ và thông tin quản lý trong các cấp của Công ty; làm các thủ tục liên quan đến pháp luật và bảo quản các hồ sơ pháp lý về các hoạt động của Công ty.14- Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, đảm bảo cho các hoạt động của công ty: Cơ sởvật chất, tiện nghi và phương tiện làm việc, dịch vụ thư ký, bưu chính, sao chụp, công tác phục vụ.1.3.2.6.Phòng quản lý hệ thống kinh doanh:- Xây dựng và thực hiện chính sách bán hàng, triển khai các nỗ lực tiếp thị trên mạng lưới phân phối.- Đảm bảo và tăng cường doanh thu tiêu thụ hàng hóa của Công ty, thông qua việc xây dựng và phát triển mạng lưới phân phối, đảm bảo đưa hàng hóa tới tận tay khách hàng.- Thiết lập và củng cố quan hệ lâu dài với mọi đối tượng khách hàng, phục vụ và làm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm và dịch vụ của Công ty.- Đặt hàng cho xưởng sản xuất và các đơn vị gia công ngoài đảm bảo thỏa mãn nhu cầu của thị trường và phù hợp với năng lực sản xuất.1.3.2.7.Phòng kế toán:- Tham mưu với Tổng Giám Đốc trong quá trình quản lý và điều hành quá trình sử dụng vốn của Công ty.- Theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng vốn của Công ty.- Ghi chép, phản ánh trung thực, kịp thời, đầy đủ mọi phát sinh thu, chi trongquá trình sản xuất kinh doanh.- Theo dõi tổng hợp báo cáo tài chính theo chế độ nhà nước.1.4.Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây:1.4.1.Bảng so sánh một số chỉ tiêu dựa trên báo cáo kết quả kinh doanhĐơn vị tính: triệu đồngChỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 20111.Doanh thu bán hàng, dịch vụ 10.256.300 13.752.381 17.963.8402.Doanh thu thuần về bán hàng, dịch vụ10.256.300 13.752.381 17.963.840153.Giá vốn hàng bán 9.755.444 13.210.528 17.225.5214.Lợi nhuận gộp về bán hàng, dịch vụ500.856 541.853 738.3195.Doanh thu hoạt động tài chính 74.015 64.650 64.7556.Chi phí tài chính- Trong đó: Chi phí lãi vay75.80741.42260.39058.801125.535102.6297.Chi phí bán hàng 185.513 243.305 289.5318.Chi phí quản lý doanh nghiệp 61.079 79.167 98.1269.Lợi nhuận thuần từ hoạt động KD252.471 223.641 289.88310.Thu nhập khác 19.723 29.311 30.32711.Chi phí khác 8.661 10.502 12.71012.Lợi nhuận khác 11.062 18.809 17.61713.Tổng lợi nhuận trước thuế 263.533 242.450 272.26614.Chi phí thuế Thu nhập hiện hành65.883 60.612,5 68.066,515.Chi phí thuế Thu nhập hoãn lại16.Lợi nhuận sau thuế TNDN 197.650 181.837,5 204.199,5Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanhBảng 1.1 : Bảng so sánh một số chỉ tiêu của công ty dựa trên BCKQKDSo sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm liên tục 2009, 2010, 2011:- Chỉ tiêu doanh thu: Doanh thu năm 2010 so với năm 2009 tăng 34,09% tương ứng với 3.496.081triệu đồng. Doanh thu của năm 2011 so với năm 2010 tăng 30,62% tương ứng với 4.211.459 triệu đồng. Doanh thu của năm 2011 so với năm 2009 tăng 75,15% tươngứng với 7.707.540 triệu đồng.Ta thấy doanh thu của công ty trong 3 năm liên tục tăng với trị số cao cho thấy được khả năng phát triển lớn của công ty.- Lợi nhuận sau thuế của công ty:16Lợi nhuận sau thuế năm 2010 giảm so với năm 2009 là 8% tương ứng với 15.812,5 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế năm 2011 tăng so với năm 2010 là 12,3% tương ứng với 22.362 triệu đồng.Năm 2011 so với năm 2009 tăng 3,31% tương ứng với 6.549,5 triệu đồng.Trong vòng 2 năm lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 tăng gần gấp 1,03 lần so với năm 2009, điều đó cho thấy tỷ lệ tăng trưởng của công ty trong 3 năm gần đây là khá lớn.Sự tăng trưởng và phát triển của công ty đồng nghĩa với việc tăng thêm nhân công và mở rộng mạng lưới hoạt động của công ty ra rộngkhắp trong và ngoài nước.1.4.2.Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty:Đơn vị tính: triệu đồngChỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011TÀI SẢNA.Tài sản ngắn hạn1.Tiền và các khoản tương đương tiền2.Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn3.Các khoản phải thu ngắn hạn4.Hàng tồn kho5.Tài sản ngắn hạn khácB.Tài sản dài hạn1.Các khoản phải thu dài hạn2.Tài sản cố định3.Bất động sản đầu tư4.Các khoản đầu tư tài chính dài hạn5.Tài sản dài hạn khác2.025.655982.018274.96629.475138.191520.65018.7361.043.637- 362.828- 520.428160.3812.464.2081.176.638337.769- 57.575751.70929.5851.287.570- 331.638- 749.472206.4602.928.1131.605.037454.11470.00070.871968.91541.1371.323.076 - 419.578- 712.436191.062NGUỒN VỐNA.Nợ phải trả1.Nợ ngắn hạn2.Nợ dài hạn2.025.6551.023.112905.375117.7372.464.2081.388.6511.238.245150.4062.928.1131.771.024973.412797.61217B.Vốn chủ sở hữu1.Vốn chủ sở hữu2.Nguồn kinh phí và quỹ khácC.Lợi ích của cổ đông thiểu số955.741955.741- 46.8011.046.8861.046.886- 28.6721.130.4511.130.451- 26.637Nguồn: Bảng cân đối kế toán Bảng 1.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn Công ty- Về nguồn vốn:Số liệu trên bảng cho thấy tổng nguồn vốn của công ty năm 2010 tăng 438.553 triệu đồng so với năm 2009 tương ứng với tỷ lệ tăng là 21,65%, trong đó nguồn vốn chủ sở hữu tăng 91.145 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 9,54%, nợ phải trả cũng tăng 365.539 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 35,73%.Năm 2011 so với năm 2010 tổng nguồn vốn tăng 463.905 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 18,83%, trong đó vốn chủ sở hữu tăng 83.565 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 7,98 và nợ phải trả tăng 382.373 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 27,54%.Tổng nguồn vốn của công ty trong 3 năm liền đều tăng cho thấy công ty đã khai thác và huy động vốn của chính mình đồng thời sử dụng triệt để vốn vay mượnvào việc tăng trưởng và phát triển công ty.- Về tài sản:Năm 2010 so với năm 2009: tổng tài sản tăng 438.553 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 21,65%, trong đó tài sản ngắn hạn tăng 194.620 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 19,82% ; tài sản dài hạn tăng 243.933 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 23,37%.Năm 2011 so với năm 2010: tổng tài sản tăng 463.905 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 18,83%, trong đó tài sản ngắn hạn tăng 428.399 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 36,41% ; tài sản dài hạn tăng 35.506 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 2,76%.Tổng tài sản tăng mạnh qua các năm cho thấy công ty đã có những đầu tư mạnh về tài sản cố định và 1 số khoản đầu tư tài chính lâu dài khác.181.4.3.So sánh về mặt lao động, tiền lương:Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011Tổng số lao động (người) 1.860 2.044 2.261Thu nhập bình quân của công nhân, nhân viên (triệu đồng/tháng)4,705 5,1 6,1Bảng 1.3: Bảng so sánh về mặt lao động, tiền lươngNăm 2010 so với năm 2009: số người lao động tăng 184 người, tương ứng với tỷ lệ tăng 9,89%; thu nhập bình quân tăng 0,395 triệu đồng/tháng, tương ứng với tỷ lệ tăng 8,4%.Năm 2011 so với năm 2010: số người lao động tăng 217 người, tương ứng với tỷ lệ tăng 10,62%; thu nhập bình quân tăng 1 triệu đồng/tháng, tương ứng với tỷlệ tăng 19,61%.g19PHẦN 2: ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY2.1.Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty2.1.1.Sơ đồ bộ máy kế toán công tySơ đồ 2.1 Sơ đồ bộ máy kế toán công ty2.1.2.Nhiệm vụ của từng bộ phận:- Nhiệm vụ của kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng kế toán, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc công ty về thông tin tài chính kế toán cung cấp; tổ chức điều hành về công tác quản lý tài chính kế toán đồng thời là người hướng dẫn kịp thời các chế độ chính sách của nhà nước.20Kế ToánTổnghợpKế Toánđơn vị trựcthuộcKế ToánNguồnvốnKế ToánKhoQuỹKế ToánKênhSỉBộ phậnkế toánvật tưBộ phận kế toán TSCĐvàđầu tư dài hạnBộ phận kếtoán tổngHợp & kiểmtraBộ phận kếtoán nguồnvốn và cácquỹ doanhnghiệpTrưởng phòng kế toánKế ToánTSCĐKế ToánLươngBộ phận kế Toán tiềnlương và cáckhoản tríchtheo lươngBộ phận kếtoán bán hàngvà xác định kết quả hoạt động kinh doanhKế ToánKênhBạcKế ToánCôngnợKế toán trưởngPhòng kế toán ở các chi nhánh- Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các báo cáo kế toán của các bộ phận kế toán trong phòng, dưới bộ phận cửa hàng (Chi nhánh); tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.- Kế toán vật tư: theo dõi và phản ánh tình hình biến động các nghiệp vụ xuất, nhập nguyên vật liệu, CCDC, tính giá vật tư xuất kho.- Kế toán tiền lương và BHXH: theo dõi, phân bổ, thanh toán tiền lương và các khoản trích theo lương cho cán bộ công nhân viên trong Công ty và lập các báo cáo liên quan tới tiền lương.- Kế toán TSCĐ: Theo dõi và phản ánh tình hình biến động tăng, giảm TSCĐ; tính khấu hao và lập bảng phân bổ khấu hao theo quy định.- Kế toán công nợ: Theo dõi toàn bộ các khoản công nợ, phải thu khách hàng, tạm ứng, phải thu khác, … lập báo cáo chi tiết theo nhiệm vụ được phân công.- Kế toán nguồn vốn: Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt, giám sát các nghiệp vụ thanh toán, các khoản giao dịch qua ngân hàng. Định kỳ đối chiếu số liệu trên sổ sách.- Kế toán kênh Sỉ: Theo dõi tình hình xuất bán sản phẩm, nhập mua nguyên liệu cho khách hàng Sỉ, đồng thời theo dõi công nợ của khách hàng Sỉ. Cuối tháng khớp số liệu, kiểm kê hàng và tổng hợp báo cáo.- Kế toán kênh bạc: Theo dõi tình hình nhập xuất sản phẩm bạc và các khoảnthu chi của cửa hàng bạc.Cuối tháng khớp số liệu, kiểm kê hàng thực tế và tổng hợpbáo cáo.- Kế toán đơn vị trực thuộc ( kế toán cửa hàng): Theo dõi tình hình nhập xuấttoàn bộ sản phẩm có trong cửa hàng phụ trách cũng như toàn bộ nghiệp vụ phát sinhtrong quá trình mua bán sản phẩm, thu chi trong cửa hàng. Cuối tháng kiểm kê hànghóa và tổng hợp báo cáo nộp lên kế toán trưởng.- Kế toán kho quỹ: Theo dõi tình hình nhập xuất hàng hóa từ Công ty về chi nhánh, cửa hàng.212.2.Đặc điểm vận dụng chế độ kế toán tại công ty2.2.1.Một số chính sách kế toán áp dụng tại công ty2.2.1.1.Đơn vị báo cáo:Công ty Cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (“Công ty”) là công ty cổ phần được thành lập tại Việt Nam. Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty cho nămkết thúc ngày 31 tháng 12 hàng năm bao gồm Công ty và lợi nhuận của Công ty trong các cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát. Hoạt động chính của Công ty là kinh doanh vàng, bạc, trang sức và đá quý; nhập khẩu và xuất khẩu nữ trang bằng vàng, bạc và đá quý; cung cấp dịch vụ ngoại hối; thăm dò và khai thác vàng, bạc, đá quý.2.2.1.2.Tóm tắt những chính sách kế toán chủ yếu:Sau đây là những chính sách kế toán chủ yếu được Công ty áp dụng trong việc lập các báo cáo tài chính này.(a) Cơ sở lập báo cáo tài chính (i) Cơ sở kế toán chungCác báo cáo tài chính trình bày bằng Đồng Việt Nam (“VND”), được lập theo các Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý có liên quan.Báo cáo tài chính, trừ báo cáo lưu chuyển tiền tệ, được lập trên cơ sở dồn tích theo nguyên tắc giá gốc. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp gián tiếp.(b)Kỳ kế toánKỳ kế toán năm của Công ty từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12.Kỳ kế toán giữa niên độ là mỗi quý của năm tài chính.(c) Áp dụng Thông tư số 210/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính về trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính Từ ngày 1 tháng 1 năm 2011, Công ty áp dụng phi hồi tố các quy định của Thông tư số 210/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính về trình bày và công bố thông tin về công cụ tài chính (“Thông tư 210”). Việc áp dụng thông tư 210 không có ảnh hưởng trọng yếu đến việc xác định giá trị hoặc trình bày các công cụ tài chính trên báo cáo tài chính của Công ty . Các thuyết minh22báo cáo tài chính quy định trong Thông tư 210 không phải trình bày các số liệu so sánh do phương pháp áp dụng phi hồi tố.(d) Các giao dịch bằng ngoại tệCác khoản mục tài sản và nợ phải trả có gốc bằng đơn vị tiền tệ khác VND được quy đổi sang VND theo tỷ giá hối đoái của ngày kết thúc niên độ kế toán. Các giao dịch bằng các đơn vị tiền khác VND trong năm được quy đổi sang VND theo tỷ giá hối đoái xấp xỉ tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch.Tất cả các khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận vào báo cáo kết quảhoạt động kinh doanh phù hợp với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 10 (“CMKT 10”) – Ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái.(e) Tiền và các khoản tương đương tiềnTiền bao gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn. Các khoản tương đương tiền bao gồm vàng và các khoản đầu tư ngắn hạn có tính thanh khoản cao, cóthể dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định, không có nhiều rủi ro về thay đổi giá trị.(f) Các khoản đầu tưCác khoản đầu tư được phản ánh theo nguyên giá. Dự phòng giảm giá đầu tư được lập khi giá thị trường của khoản đầu tư giảm xuống thấp hơn nguyên giá hoặc nếu công ty nhận đầu tư bị lỗ. Dự phòng được hoàn nhập nếu việc tăng giá trị có thểthu hồi sau đó có thể liên hệ một cách khách quan tới một sự kiện phát sinh sau khi khoản dự phòng này được lập. Khoản dự phòng chỉ được hoàn nhập trong phạm vi sao cho giá trị ghi sổ của các khoản đầu tư không vượt quá giá trị ghi sổ của các khoản đầu tư này khi giả định không có khoản dự phòng nào đó được ghi nhận.(g) Các khoản phải thu Các khoản phải thu thương mại và các khoản phải thu khác được phản ánh theo nguyên giá trừ đi dự phòng phải thu khó đòi. (h) Hàng tồn khoHàng tồn kho được phản ánh theo giá thấp hơn giữa giá gốc và giá trị thuần cóthể thực hiện được. Giá gốc được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và 23bao gồm tất cả các chi phí phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Đối với thành phẩm và sản phẩm dở dang, giá gốc bao gồm nguyên vậtliệu, chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí sản xuất chung được phân bổ. Giá trịthuần có thể thực hiện được ước tính dựa vào giá bán của hàng tồn kho trừ đi các khoản chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và các chi phí bán hàng.Tạp đoàn áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.(i) Tài sản cố định hữu hình (i) Nguyên giá Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trịhao mòn lũy kế. Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua, thuế nhập khẩu, các loại thuế mua hàng không hoàn lại và chi phí liên quan trực tiếp để đưa tàisản đến vị trí và trạng thái hoạt động cho mục đích sử dụng đã dự kiến. Các chi phí phát sinh sau khi tài sản cố định hữu hình đã đưa vào hoạt động như chi phí sửa chữa, bảo dưỡng và đại tu được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong năm mà chi phí phát sinh. Trong các trường hợp có thể chứng minh một cách rõ ràng rằng các khoản chi phí này làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản cố định hữu hình vượt trên mức hoạt động tiêu chuẩn theo như đánh giá ban đầu, thì các chi phí này được vốn hoá như một khoản nguyên giá tăng thêm của tài sản cố định hữu hình.(ii) Khấu haoKhấu hao được tính theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính của tài sản cố định hữu hình. Thời gian hữu dụng ước tính như sau:− Nhà cửa 3 – 25 năm− Máy móc và thiết bị 3 – 15 năm − Thiết bị văn phòng 3 – 8 năm − Phương tiện vận chuyển 4 – 10 năm(j) Tài sản cố định vô hình(i) Quyền sử dụng đấtQuyền sử dụng đất bao gồm quyền sử dụng đất vô thời hạn và quyền sử dụng đất thuê. Quyền sử dụng đất vô thời hạn được thể hiện theo nguyên giá và không 24phân bổ. Quyền sử dụng đất thuê được thể hiện theo nguyên giá trừ giá trị hao mòn lũy kế. Nguyên giá ban đầu của quyền sử dụng đất bao gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp tới việc có được quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất thuê được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong thời hạn của hợp đồng thuê đất.(ii) Phần mềm máy vi tính Giá mua của phần mềm máy vi tính mới mà phần mềm này không phải là một bộ phận gắn kết với phần cứng có liên quan thì được vốn hoá và hạch toán như tài sản cố định vô hình. Phần mềm máy vi tính được khấu hao theo phương pháp đường thẳng trong vòng 3 năm.(k) Xây dựng cơ bản dở dangXây dựng cơ bản dở dang phản ánh các khoản chi phí xây dựng và máy móc chưa được hoàn thành hoặc chưa lắp đặt xong. Không tính khấu hao cho xây dựng cơ bản dở dang trong quá trình xây dựng và lắp đặt.(l) Chi phí trả trước dài hạn(i) Bình khí đốt Bình khí đốt được phản ánh theo nguyên giá và được phân bổ theo phương pháp đường thẳng trong vòng 10 năm.(ii) Chi phí thuê nhà trả trướcChi phí thuê nhà trả trước được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp đường thẳng trong thời hạn thuê từ 1 đến 5 năm.(iii) Chi phí đất trả trướcChi phí đất trả trước bao gồm tiền thuê đất trả trước và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc bảo đảm cho việc sử dụng đất thuê. Các chi phí này được ghi nhận vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo phương pháp đường thẳng dựatrên thời hạn của hợp đồng thuê đất là 40 năm.(iv) Chi phí trả trước dài hạn khácChi phí trả trước dài hạn khác chủ yếu bao gồm thiết bị văn phòng không đủ điều kiện để ghi nhận là tài sản cố định hữu hình theo qui định của Việt Nam do 25
Tài liệu liên quan
- luận văn kế toán ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY Cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận
- 42
- 1
- 12
- Kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận
- 86
- 891
- 2
- Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận
- 69
- 1
- 24
- Luận văn thạc sĩ ảnh hưởng của sự thỏa mãn công việc cam kết tình cảm của nhân viên tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận (PNJ)
- 110
- 1
- 6
- Vận dụng thẻ điểm cân bằng (BSC) để đánh giá và đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động quản trị chiến lược tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận ( PNJ)
- 123
- 1
- 18
- KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ PHÚ NHUẬN
- 129
- 134
- 0
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi chia sẻ tri thức nghiên cứu tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận PNJ
- 90
- 387
- 3
- Chuyên đề thực tập - Hoàn thiện công tác kế toán bán hàng tại Công ty Cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận
- 69
- 140
- 7
- Chẩn đoán tổ chức tình huống tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận pnj
- 143
- 49
- 0
- Chẩn đoán tổ chức tình huống tại công ty cổ phần vàng bạc đá quý phú nhuận PNJ
- 143
- 12
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(251.5 KB - 42 trang) - luận văn kế toán ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY Cổ phần vàng bạc đá quý Phú Nhuận Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Sơ đồ Tổ Chức Công Ty Pnj
-
[PDF] NGƯỢC DÒNG NGOẠN MỤC - PNJ
-
[PDF] ĐIỀU LỆ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG - PNJ
-
Hồ Sơ Doanh Nghiệp Của Mã PNJ | Vietcombank Securities
-
Phân Tích Quy Trình Nhân Sự Của Công Ty Cổ Phần Vàng Bạc đá Quý ...
-
[PDF] BÁO CÁO THƯỜNG NIÊN 2019
-
PNJ | Danh Sách Thành Viên Ban Lãnh đạo Của Doanh Nghiệp
-
Quy Trình Quản Trị Nhân Sự Tại Công Ty Cp Vàng Bạc đá Quý Phú Nhuận
-
Công Ty Cổ Phần Chứng Khoán VPS - Tổng Quan
-
Sơ đồ Ban Chấp Hành - Hội Mỹ Nghệ Kim Hoàn Đá Quý TP.HCM
-
168 Mã Giảm Sàn, Vn-Index Mất Nốt Xu Hướng đi Ngang, PNJ
-
[PDF] Vận Dụng Thẻ điểm Cân Bằng đề Xuất Giải Pháp Hoàn Thiện Quản Trị ...
-
Công Ty CP Vàng Bạc Đá Quý Phú Nhuận - PNJ - UEF