Luận Văn Là Gì? Cách để Viết Một Bài Luận Văn Chuyên Nghiệp

1. Luận văn là gì? – điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp 

1.1. Luận văn là gì?

Luận văn là khái niệm tương đương với khóa luận tốt nghiệp ở một số trường đại học, đây cũng có thể được gọi là chuyên đề. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường thấy quen thuộc với luận văn hay luận văn tốt nghiệp hơn phải không nào?

Luận văn là công trình nghiên cứu dưới hình thức một văn bản về một chủ đề bất kì nào đó được giao phó nghiên cứu hoặc dựa trên lựa chọn yêu thích của người làm luận văn. Bình thường, luận văn được hoàn thành trong những năm học ở trường đại học hoặc sau khi tốt nghiệp, nhằm trình bày kết quả nghiên cứu của sinh viên về chủ đề mà họ đã chọn. Luận văn thường được áp dụng cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp và những người đang thi lấy bằng Thạc sỹ.

Luận văn là gì?
Luận văn là gì?

1.2. Phân loại luận văn

Như chúng tôi đã nói, luận văn chủ yếu được áp dụng ở 2 môi trường sư phạm là đại học và sau đại học nên nhìn chung, các bạn sẽ gặp nhiều luận văn tốt nghiệp và luận văn thạc sỹ.

1.2.1. Luận văn tốt nghiệp

Luận văn tốt nghiệp được áp dụng cho những sinh viên cuối khóa, dùng để đánh giá năng lực và kết quả thực tập cũng như nghiên cứu về một vấn đề chuyên ngành thực tế của sinh viên. Luận văn tốt nghiệp hay còn được biết tới chính là khóa luận mà bất kì sinh viên trường nào cũng đều phải trải qua để báo cáo, trình bày về công trình nghiên cứu của mình về 1 chủ đề nào đó thuộc chuyên ngành học tập của bản thân mình.

Luận văn tốt nghiệp ở đại học nhìn chung có quy mô cơ bản, thường được nghiên cứu từ 1000 – 3000 từ, có thể hơn tùy năng lực của sinh viên và được kéo dài từ 3 – 7 tuần, sau quá trình đi thực tập của mình. Sau đó, sinh viên phải đứng trước hội đồng chấm thi để bảo vệ luận văn của mình thông qua các câu hỏi vấn đáp về độ am hiểu về chủ đề nghiên cứu ra sao.

1.2.2. Luận văn thạc sỹ

So với luận văn tốt nghiệp thì luận văn thạc sỹ được đánh giá cao hơn, có độ phức tạp cao hơn cũng như có quy mô lớn hơn (thường rơi vào khoảng 100 trang). Khác với luận văn tốt nghiệp chỉ là một bài báo cáo nghiên cứu dựa trên những kinh nghiệm cá nhân, kiến thức mà mình tìm hiểu được thông qua quá trình thực tập và số liệu tại bàn, luận văn thạc sỹ đòi hỏi người làm có kiến thức chuyên sâu hơn cũng như có nhiều kinh nghiệm hơn:

Luận văn thạc sỹ phải xác định được sự thiết hụt về kiến thức lý thuyết và thực tiễn của chủ đề nghiên cứu

Luận văn thạc sỹ không phải là bài báo cáo nghiên cứu thông thường mà vấn đề nghiên cứu phải là thực tiễn, tậ trung giải quyết vấn đề đó và không được phản ánh kinh nghiệm cá nhân hay ý kiến cá nhân mà phải mang tính khách quan.

1.3.  Mục đích của luận văn

Mục đích của luận văn, dù là luận văn thạc sỹ hay luận văn tốt nghiệp, chính là phản ánh kết quả học tập và nghiên cứu của người làm luận văn. Cụ thể, nó có ý nghĩa như sau:

Là công trình nghiên cứu khoa học và là thành quả lao động khoa học của sinh viên đại học hay cao học dựa trên sự độc lập, tự chủ, tìm tòi và phát huy tính sáng tạo của chính mình

Đánh giá năng lực viết luận văn và quá trình học tập của sinh viên một cách khách quan nhất

Mục đích của luận vắn
Mục đích của luận vắn

Vì luận văn được xây dựng trên ý tưởng khoa học của người viết, cũng như là công trình nghiên cứu mồ hôi nước mắt của họ nên luận văn cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

Có ý nghĩa khoa học và sát với thực tế

Nghiêm túc và đạt yêu cầu

Mạch lạc, đáng tin cậy, chuẩn xác, minh bạch, khách quan

Sáng tạo và có tìm tòi

Giọng văn khách quan và không đưa ý kiến cá nhân vào quá nhiều

2. Hướng dẫn cách viết luận văn chuyên nghiệp

2.1. Các bước để làm một bài luận văn

Để có thể viết được một bài luận văn chuẩn xác và chuyên nghiệp, các bạn cần tuân thủ chặt chẽ theo các bước cơ bản sau:

Bước 1. Lựa chọn chủ đề và đặt tên cho đề tài luận văn

Bước 2. Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu

Bước 3. Trình đề cương cho người hướng dẫn tham khảo và bàn luận

Bước 4. Sưu tầm tài liệu, lữu trữ, chọn lọc và lập danh mục ghi nhớ

Bước 5. Viết luận văn

Bước 6. Bảo vệ luận văn

Cụ thể, những bước viết luận văn trên sẽ được chúng tôi lưu ý chi tiết ở mục 2.3 phía dưới. Hãy cùng nhau đọc tiếp nhé!

Các bước làm luận văn
Các bước làm luận văn

2.2. Cấu trúc của một bài luận văn

Cấu trúc của một bài luận văn cũng tương tự như các văn bản khác như luận án, nghiên cứu khoa học, báo cáo nghiên cứu,… sẽ gồm các phần dưới đây

Tên đề tài: phản ánh được toàn bộ công trình luận văn và cần đảm bảo tính rõ ràng, khách quan và ngắn gọn

Lời cam đoan

Lời cảm ơn

Bảng giải thích các cụm từ viết tắt, chú thích bảng biểu, sơ đồ, đồ thị,… (nếu có)

Mục lục của luận văn: chỉ trình bày các mục 1,2,3 chữ số, không đưa vào mục lục các phần 4 chữ số và được trình bày dưới dạng bảng biểu làm mờ, và có đánh số trang cụ thể và chính xác

Chương mở đầu: bao gồm các mục khái quát liên quan tới vấn đề nghiên cứu (lí do chọn đề tài, mục tiêu của đề tài, nội dung luận văn, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,…)

Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu trong luận văn: đưa ra khung lý thuyết chung nhất hay cái nhìn tổng quan về vấn đề nghiên cứu trong luận văn

Tình hình nghiên cứu trong luận văn: tập trung điều tra vấn đề nghiên cứu trong thực tế qua việc sử dụng số liệu, bảng biểu, sơ đồ, mô hình, đồ thị,… bằng các phương pháp đã áp dụng trong luận văn và nêu rõ nguyên nhân dẫn tới tình hình đó

Phương án giải quyết cho vấn đề nghiên cứu trong bài luận văn: đề xuất các biện pháp ngắn hạn và dài hạn dựa trên các nguyên nhân gây ra những hạn chế của đề tài nghiên cứu này.

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảo

2.3. Cách viết luận văn

Bước 1. Lựa chọn chủ đề và đặt tên cho đề tài luận văn

Sinh viên cần phải thống nhất được chủ đề nghiên cứu, nên là những đề tài mang tính thời sự, cấp thiết, có nhiều người quan tâm và có đủ số liệu để thu hút được sự quan tâm của người khác. Sau đó, đặt tên cho đề tài.

Tên đề tài tránh các tên chung chung, cùng một vài từ ngữ mang tính khái quát như (một vài, một số, chỉ, vài,…) và tên đề tài cần độc đáo, có sự sáng tạo nhưng vấn khái quát hết được nội dung của bài luận văn.

Bước 2. Xây dựng đề cương và lập kế hoạch nghiên cứu

Tiếp đó, sinh viên phải lên kế hoạch nghiên cứu cũng như đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết để tạo cơ sở và tiền đề cho viết luận văn.

Đề cương sơ bộ chính là mục lục trong luận văn sau này, còn đề cương chi tiết là phần chương mở đầu của luận văn.

Xây dựng kế hoạch viết luận văn kéo dài từ 3-7 tuần, bao gồm phân công nhiệm vụ (nếu làm việc nhóm), làm những việc gì, thời gian ra sao, bao giờ cần phải hoàn thành xong,… để đảm bảo tiến độ của luận văn.

Bước 3. Trình đề cương cho người hướng dẫn tham khảo và bàn luận

Mỗi sinh viên khi làm luận văn đều được các giảng viên hướng dẫn đúng chuyên ngành của mình, vì vậy, hãy trình đề cương cho người hướng dẫn để tham khảo bởi họ là những người có kinh nghiệm, có định hướng đúng đắn cho bài luận văn của các bạn đạt được phong độ tốt nhất có thể.

Bước 4. Sưu tầm tài liệu, lữu trữ, chọn lọc và lập danh mục ghi nhớ

Sinh viên sau đó cần sưu tầm, tìm kiếm các nguồn tài liệu chính gốc của chính phủ hoặc của các tổ chức đáng tin cậy như WTO, IMF,…để trích dẫn số liệu, bên cạnh đó phải lưu trữ lại những nguồn tiềm kiếm đó trên một danh sách để khi làm tới phần tài liệu tham khảo không bị mất nguồn và mất thời gian tìm kiếm lại.

Bước 5. Viết luận văn

Sau tất cả, sinh viên hãy bắt tay vào viết luận văn theo những gì mình tìm kiếm và nghiên cứu. Phần viết luận văn có thể kết hợp với phần sưu tầm tài liệu để đảm bảo tính liên kết, chặt chẽ và không mất các nguồn tài liệu có giá trị sau khi tìm kiếm được.

Bước 6. Bảo vệ luận văn

Đây là bước cuối cùng trong việc viết luận văn, chính là bảo vệ luận văn trước Hội đồng bằng hình thức phỏng vấn thông qua các câu hỏi vấn đáp mang tính hiểu hoặc nâng cao hơn. Trước khi bảo vệ trước Hội đồng, khuyến khích các bạn sinh viên nên viết tóm lược bài luận văn của mình một cách tổng quan nhất để nắm được nội dung và mục đích chính của luận văn.

2.4. Những lưu ý khi viết luận văn

Để bài luận văn đạt được sự chuyên nghiệp nhất và tránh những bắt bẻ về hình thức thì các bạn sinh viên cần lưu ý những điều sau:

Về nội dung: Luận văn đưa ra các thông tin phải đảm bảo không được sao chép ở bất kì đâu, nếu có chép lại phải trích dẫn nguồn rõ ràng, đảm bảo tính minh bạch, khách quan và lấy số liệu từ những nguồn chính gốc, đáng tin cậy như đã nói ở trên

Về hình thức: Luận văn phải tuân thủ chặt chẽ theo cấu trúc mà một bài luận văn cần phải có, đồng thời chú ý tới phông chữ tiêu chuẩn (Times new roman), cỡ chữ tối thiểu là 14, căn lề chuẩn, có đánh số trang và in A4 loại giấy dày 1 mặt. Ngoài ra, luận văn phải được đóng bìa có bóng kính sạch đẹp và không có bất kỳ tẩy xóa nào thì mới có thể ăn điểm ngay từ bước đầu tiên.

Từ khóa » Các Bước Viết Luận Văn Tốt Nghiệp