Luận Văn Thạc Sĩ Báo Chí Học Tính Nhân Văn Trong Các Chương Trình ...

Tải bản đầy đủ (.doc) (147 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Thạc sĩ - Cao học
  4. >>
  5. Khoa học xã hội
Luận văn thạc sĩ báo chí học tính nhân văn trong các chương trình truyền hình nhân đạo của đài phát thanh và truyền hình vĩnh long hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.23 KB, 147 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIAHỒ CHÍ MINHHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNNGUYỄN THIỆN THƯTÍNH NHÂN VĂN TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNHTRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO CỦA ĐÀI PHÁT THANHVÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG HIỆN NAYLUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌCCẦN THƠ - 2015BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOHỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐCGIAHỒ CHÍ MINHHỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNNGUYỄN THIỆN THƯTÍNH NHÂN VĂN TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNHTRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO CỦA ĐÀI PHÁT THANHVÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG HIỆN NAYNgànhMã số: Báo chí học: 60 32 01 01LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌCNgười hướng dẫn khoa học: PGS.TS LƯƠNG KHẮC HIẾUCẦN THƠ - 2015LỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiêncứu thực sự của cá nhân, dưới sự hướng dẫn khoa họccủa PGS.TS Lương Khắc Hiếu. Các số liệu, những kếtluận nghiên cứu được trình bày trong luận văn này trungthực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thứcnào. Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.Học viênNguyễn Thiện ThưMỤC LỤCTrang1MỞ ĐẦUChương 1: TÍNH NHÂN VĂN TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNHTRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬNVÀ THỰC TIỄN1.1. Truyền hình nhân đạo và tính nhân văn trong các chương trìnhtruyền hình nhân đạo1.2. Xu hướng phát triển của các chương trình truyền hình nhân đạovà sự cần thiết nâng cao tính nhân văn trong các chương trìnhtruyền hình nhân đạo9925Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH NHÂN VĂN TRONG CÁCCHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH NHÂN ĐẠO XÃ HỘICỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH VĨNH LONGTỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY2.1. Khái quát về Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long và cácchương trình nhân đạo trên sóng Truyền hình Vĩnh Long2.2. Phân tích về tính nhân văn qua các chương trình nhân đạo xã hội củaĐài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long từ năm 2009 đến nay393942Chương 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAOTÍNH NHÂN VĂN CỦA CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀNHÌNH NHÂN ĐẠO CỦA ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀNHÌNH VĨNH LONG HIỆN NAY3.1. Những vấn đề đặt ra của các chương trình truyền hình nhân đạocủa Đài Phát thanh-Truyền hình Vĩnh Long hiện nay3.2. Giải pháp nâng cao tính nhân văn của các chương trình truyềnhình nhân đạo trên sóng Truyền hình Vĩnh Long hiện nay8191105106110KẾT LUẬNTÀI LIỆU THAM KHẢOPHỤ LỤCDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTBBTĐBSCL81::Ban biên tậpĐồng bằng sông Cửu LongHTVMCPT&THSXCTTHVLUBNDVTV:::::::Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí MinhNgười dẫn chương trìnhPhát thanh & Truyền hìnhSản xuất chương trìnhĐài Truyền hình Vĩnh LongỦy ban nhân dânĐài Truyền hình Việt NamDANH MỤC CÁC ẢNH, BẢNGTrang7171Ảnh 2.1:Ảnh 2.2:Chắp Cánh Ước Mơ kỳ 18Chắp Cánh Ước Mơ kỳ 213Bảng 2.1:Bảng thống kê tiền ủng hộ các chương trình truyền hình43Bảng 2.2:nhân đạo của Đài PT&TH Vĩnh Long năm 2014Liệt kê nguồn thực hiện các chương trình truyền hìnhnhân đạo của Đài PT&TH Vĩnh Long671MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tàiChủ nghĩa nhân văn từ bao đời nay luôn là một trong những giá trị đạođức tốt đẹp nhất mà con người hướng đến. Cho dù trong giai đoạn lịch sử nào,cốt lõi chủ giá trị nhân văn luôn là tình yêu thương con người, đấu tranh vớimọi tác nhân xấu nhằm xây dựng một cuộc sống tốt đẹp về vật chất lẫn tinhthần cho nhân dân để tiến đến một xã hội giàu mạnh và văn minh. Khát vọngnhân đạo và nhân văn dường như chưa bao giờ ngừng chảy trong tim nhânloại, là mục đích hướng đến của bao dân tộc, bao thế hệ vì một cuộc sống hòabình, hạnh phúc vững bền. Vì lẽ đó, việc giáo dục tính nhân văn, nhân đạocho con người luôn là nhiệm vụ quan trọng và thiêng liêng của xã hội. Trongđó, báo chí- một phương tiện truyền thông giữ vai trò hết sức quan trọng trongviệc giáo dục, tuyên truyền những giá trị nhân văn tốt đẹp cho con người, choxã hội. Hơn thế nữa, với sự hỗ trợ đắc lực của khoa học công nghệ trong thờiđại ngày nay, sức mạnh của báo chí không chỉ biến tư tưởng thành hành độngđể mọi người sống tốt hơn mà còn tạo nên những hiệu quả xã hội làm thay đổicuộc sống con người theo chiều hướng thiết thực hơn.Thực hiện trách nhiệm xã hội của báo chí trong việc giáo dục tính nhânvăn, cùng với sự nở rộ của nhiều thể loại chương trình truyền hình phong phúkhác nhau thì chương trình truyền hình nhân đạo ra đời khoảng một thập niêngần đây có một vị trí nhất định trong vườn hoa thể loại đa dạng của truyềnhình hiện đại. Không thể phủ nhận sự tác động ảnh hưởng mạnh mẽ của cácchương trình nhân đạo đối với đời sống xã hội hôm nay với tính nhân văn sâusắc như một nốt trầm sâu lắng giữa cuộc sống tất bật khiến người ta phải dừnglại và suy ngẫm, kéo con người xích lại gần nhau, yêu thương nhau hơn.Loạt chương trình nhân đạo xã hội của Đài Truyền hình Vĩnh Long(THVL) trong suốt hơn 5 năm phát sóng đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòngkhán giả khắp mọi miền trên cả nước bởi tính nhân đạo thiết thực, kịp thời và2tính nhân văn thấm đẫm qua từng kỳ phát sóng. Tuy vậy, để giữ được ấntượng ấy mãi sống trong lòng công chúng đòi hỏi những người thực hiệnchương trình phải đầu tư nâng cao chất lượng chương trình từng ngày từnggiờ. Làm sao để có những bước cải tiến đặc sắc để thu hút được người xem,nhưng vẫn giữ được ý nghĩa nội dung sâu sắc và ngày càng hướng con ngườiđến những giá trị tốt đẹp tỏa sáng cuộc đời, đó vừa là điều trăn trở vừa lànhiệm vụ mà người làm báo phải hướng tới. Và đó còn là một đòi hỏi bứcthiết mà lãnh đạo Đài đặt ra cho bộ phận thực hiện chương trình, mà bản thânngười viết là một trong những thành viên tham gia sản xuất các chương trìnhnhân đạo xã hội trên sóng THVL.Ngày nay với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ làm đònbẩy thúc đẩy sự vượt trội của truyền thông, nhu cầu thông tin của côngchúng được đáp ứng kịp thời qua nhiều loại hình truyền thông báo chí.Song song đó là những diễn biến phức tạp của báo chí hiện đại mà đángbáo động là tình trạng vi phạm đạo đức nghề báo với những bài báo cẩuthả, không đảm bảo tính chân thật khách quan, nạn giật tít, giật gân câukhách chạy theo xu hướng thương mại hóa… đã làm sản phẩm báo chí dầnxa rời những chức năng xã hội của nó. Do đó, việc nhận thức đúng về đạođức nghề báo, đảm bảo tính chân thật, tính chiến đấu và đặc biệt là nângcao tính nhân văn trong sản phẩm báo chí là điều vô cùng bức thiết màngười làm báo hiện nay cần ý thức một cách sâu sắc. Đặc biệt với nhữngchương trình truyền hình được nhiều người quan tâm như chương trìnhtruyền hình nhân đạo, được phát sóng trên một kênh truyền hình có phạmvi phủ sóng rộng khắp như Đài THVL thì càng phải được nhấn mạnh vàxây dựng rõ các giá trị đó để phát huy vai trò xã hội của một sản phẩm báochí thời đại ngày nay. Xác định tính nhân văn trong các chương trìnhtruyền hình nhân đạo để ngày càng nhân rộng, tỏa sáng những giá trị đẹpcủa nó là vừa thực hiện tốt nhiệm vụ của người làm báo đối với công chúng,3với xã hội, vừa thực hiện được tinh thần yêu nước và giữ được giá trị văn hóatruyền thống ngàn đời của ông cha ta từ xưa đến nay.Từ những lý do trên, tác giả đã lựa chọn chủ đề “Tính nhân văn trongcác chương trình truyền hình nhân đạo của Đài Phát thanh và Truyền hìnhVĩnh Long hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học.2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tàiTừ trước đến nay, tính nhân văn hay chủ nghĩa nhân văn luôn được chútrọng phân tích, nghiên cứu trong các công trình về triết học, xã hội học, đạođức học, văn học và báo chí học. Vì vậy, đã có khá nhiều công trình nghiêncứu và các bài báo liên quan đến đề tài này.Về các công trình nghiên cứu liên quan đến chủ nghĩa nhân văn và tínhnhân văn, có thể kể đến: Bài viết "Những vấn đề cơ bản và sự biểu hiện củaChủ nghĩa nhân văn trong thời đại Phục Hưng ở Châu Âu (thế kỷ XIV- XVI)"của tác giả Hồng Văn trên Tạp chí Nghiên cứu văn hóa số 5 của Trường Đạihọc Văn hóa Hà Nội đi sâu vào khái niệm, lịch sử ra đời và biểu hiện của chủnghĩa nhân văn gắn liền với sự phát triển nền văn minh và con người trongthời kỳ Phục Hưng.Cuốn sách Chủ nghĩa duy vật nhân văn và định hướng nhân văn của sựphát triển xã hội, TS. Hồ Bá Thâm, (năm 2005) nghiên cứu ở góc độ triết họcvề sự phát triển của chủ nghĩa nhân văn riêng ở Việt Nam qua các giai đoạnlịch sử, và đỉnh cao là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh với giá trị cốt lõi hộitụ những tinh hoa phát triển tốt đẹp nhất của chủ nghĩa yêu nước, là triết họcvề nhân văn hiện đại và là nền tảng để xây dựng chủ nghĩa nhân văn xã hộichủ nghĩa tiến bộ nhất thời đại ngày nay.Luận văn Thạc sĩ khoa học triết học của học viên Giáp Thị Lanh, Họcviện Báo chí và Tuyên truyền Ảnh hưởng của Nho giáo đến tư tưởng nhânvăn của Nguyễn Trãi tập trung nghiên cứu sâu về tư tưởng nhân văn củaNguyễn Trãi đậm chất Nho giáo mà cốt lõi là đạo làm người với những ảnhhưởng sâu sắc và ý nghĩa của nó với chủ nghĩa yêu nước và truyền thống dân4tộc Việt Nam. Cũng dưới góc nhìn triết học có Luận văn Thạc sĩ "Triết lýnhân sinh trong tác phẩm "Đạo Đức Kinh của Lão Tử và ý nghĩa của nó đốivới xây dựng đạo đức người Việt Nam hiện nay" của học viên Vũ QuốcMạnh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền (năm 2012) có đề cập đến một sốgiá trị đạo đức trong triết lý nhân sinh của Lão Tử và mối liên hệ của nó vớinhững giá trị đạo đức của người Việt Nam như khiêm nhường, bao dung, yêuthương con người, xây dựng xã hội dân chủ, văn minh... là những biểu hiệncốt lõi tương đồng với nội hàm của chủ nghĩa nhân văn.Nghiên cứu về tính nhân văn trong văn học nghệ thuật có Luận vănThạc sĩ chuyên ngành Ngữ văn "Tính nhân văn qua hình tượng người phụnữ trong tiểu thuyết tự Lực Văn Đoàn " của học viên Phạm Thanh Hùng,Đại học KHXH&NV thành phố Hồ Chí Minh (năm 1999) với những phântích rất cụ thể những khía cạnh mang tính nhân văn về nội dung lẫn hìnhthức khi nhìn thân phận người phụ nữ trong các tác phẩm văn học của Tựlực văn đoàn.Bài viết "Về tính nhân văn trong văn hóa Việt Nam" của Thạc sĩNguyễn Ngọc Toàn, đăng trên Tạp chí Triết học số 6 (193) năm 2007 tậptrung đề cập đến hai đặc trưng cơ bản của tính nhân văn trong văn hóa ViệtNam là sự khoan dung và tinh thần yêu nước biểu hiện qua quá trình lịch sử,văn hóa, bản sắc dân tộc.Tính nhân văn trong phê bình văn học hôm nay của tác giả Trần ĐìnhSử, đăng trên tạp chí Văn hóa Nghệ An (tháng 7/2013) đúc rút những điềucòn thiếu nhân văn trong công tác lí luận và phê bình để từ đó đặt ra tiêu chícần thiết của tính nhân văn trong phê bình văn học chứ không đi vào nghiêncứu tính nhân văn.Về tính nhân văn trong báo chí chưa có công trình nghiên cứu chuyênsâu mà chỉ có những bài viết, tham luận mang tính trao đổi, bàn bạc, phân tíchnhững khía cạnh được và chưa được, hay như thế nào là nhân văn trong thôngtin, báo chí như: Báo chí nhân văn của tác giả Thiện Văn đăng trên tạp chí5Quân đội Nhân dân (19/06/2011) ; Mấy suy nghĩ về tính nhân văn trong báochí ngày nay của tác giả Võ Hòa Nhân đăng trên Báo Bình Dương(21/06/2012); Thông tin phải mang tính nhân văn của tác giả, đăng trên báoAn Ninh Thủ Đô (17/09/2011) ; Các yếu tố cần hội đủ để nâng cao giá trịnhân văn, bài tham luận của nhà văn, dịch giả Ngọc Châu tại cuộc tọa đàm"Báo chí và văn chương cùng hướng tới giá trị nhân văn" của Hội Nhà báo vàHội Nhà văn thành phố Hải Phòng (19/5/2012)....Riêng về tính nhân văn trong truyền hình thì nổi bật có Luận văn Thạcsĩ Báo chí học đề tài :" Nâng cao hiệu quả các chương trình truyền hình nhânđạo xã hội của Đài PT-TH Tiền Giang" của học viên Nguyễn Thị KhánhNgọc, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, chủ yếu đi sâu khai thác về hiệuquả mà các chương trình nhân đạo của đài làm được hoặc chưa làm được vềmặt an sinh xã hội, về góp phần xóa đói giảm nghèo, về mặt nâng cao đờisống của công chúng. Từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao chất lượngchương trình.Tuy nhiên nghiên cứu riêng về tính nhân văn của các chương trìnhtruyền hình hiện nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu.Tóm lại, tuy là một khach thể nghiên cứu không mới nhưng hiện nayvẫn chưa có một đề tài nghiên cứu nào đề cập, phân tích tính nhân văn trongmột hay một thể loại tác phẩm báo chí cụ thể, đặc biệt là các chương trìnhtruyền hình nhân đạo đang được dư luận xã hội quan tâm.Vì vậy, việc nghiên cứu về tính nhân văn trong các chương trình nhânđạo của Đài THVL là một đòi hỏi cần thiết đối với người làm báo trong việcnghiên cứu tác phẩm, hiệu quả tác động xã hội của nó cũng như tìm ra cácgiải pháp để nâng cao chất lượng chương trình ngày một ý nghĩa và địnhhướng nội dung đúng đắn hơn.3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu3.1. Mục đíchMục đích nghiên cứu của đề tài này là làm rõ các vấn đề lý luận và thực6tiễn về tính nhân văn trong các chương trình truyền hình nhân đạo của ĐàiPhát thanh- Truyền hình Vĩnh Long. Từ đó đề xuất những giải pháp nâng caotính nhân văn của các chương trình truyền hình nhân đạo trên sóng Truyềnhình Vĩnh Long hiện nay.3.2. Nhiệm vụĐể đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện những nhiệm vụ sauđây:- Khái quát, hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến tính nhânvănvà nâng cao tính nhân văn trong các chương trình truyền hình nhân đạo ;- Phân tích thực trạng tính nhân văn thể hiện qua tác phẩm và dư luậnxã hội về các chương trình truyền hình nhân đạo của Đài Phát thanh và Truyềnhình Vĩnh Long phát sóng, từ đó khái quát những vấn đề đặt ra về tính nhân văntrong các chương trình truyền hình nhân đạo trên sóng THVL hiện nay;- Đề xuất và luận giải các giải pháp nâng cao tính nhân văn trong cácchương trình truyền hình nhân đạo phát trên sóng THVLhiện nay.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu4.1. Đối tượng nghiên cứuTính nhân văn trong các chương trình truyền hình nhân đạo xã hội pháttrên sóng THVL.4.2. Phạm vi nghiên cứuTrong phạm vi luận văn, tác giả sẽ khảo sát 8 chương trình truyền hìnhnhân đạo xã hội được phát trên sóng THVL1, từ tháng 9/2009 đến nay.5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu5.1. Cơ sở lý luậnCơ sở lý luận của việc nghiên cứu là các quan điểm của chủ nghĩa MácLê nin, tư tưởng Hồ CHí Minh và của Đảng ta về chủ nghĩa nhân đạo, nhânvăn, về báo chí cách mạng và về tính nhân đạo, nhân văn trên báo chí.Trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sữ dụng, kế thừa quan điểm củacác nhà nghiên cứu báo chí về tính nhân văn, các thể loại truyền hình, cácchức năng báo chí và nguyên tắc đạo đức nghề báo… Từ đó, vận dụng vào7việc khảo sát, phân tích, đánh giá tính nhân văn và việc thực hiện các chứcnăng báo chí, nguyên tắc đạo đức nghề báo qua các chương trình nhân đạocủa Đài THVL.5.2. Phương pháp nghiên cứuĐể thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả phải thực hiệnnhững phương pháp nghiên cứu chính sau đây:- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: giúp cho người nghiên cứu nắmđược phương pháp của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây; có thêm kiếnthức sâu, rộng về lĩnh vực đang nghiên cứu và làm rõ hơn đề tài nghiên cứucủa mình;- Phương pháp phân tích: giúp chẻ nhỏ từng vấn đề, từng khía cạnh củacác chương trình để tìm tòi, nghiên cứu, đánh giá, nhận định, từ đó rút ranhững luận điểm mới có cơ sở, có căn cứ xác đáng;- Phương pháp so sánh: giúp cho người nghiên cứu thấy được nhữngđiểm giống và khác nhau giữa vấn đề này với vấn đề kia, giữa chương trìnhnhân đạo xã hội của Đài THVL với các chương trình nhân đạo xã hội của cácĐài khác để rút ra những điểm được và chưa được của vấn đề nghiên cứu;- Phương pháp quan sát: giúp cho người nghiên cứu đánh giá được vấnđề qua việc quan sát hình ảnh của chương trình truyền hình dạng thành phẩm;- Phương pháp khảo sát: khảo sát dư luận xã hội và lượng khán giả quantâm yêu thích chương trình qua việc đo số liệu khảo sát lượng người xem;- Phương pháp phỏng vấn sâu: phỏng vấn các đồng nghiệp và nhữngđối tượng công chúng khác nhau đã từng xem các chương trình truyền hìnhnhân đạo trên sóng THVL để có những ý kiến đánh giá chuyên môn về nhữngmặt được và chưa được trong việc thể hiện tính nhân văn;6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài6.1. Ý nghĩa lý luậnLuận văn sẽ góp củng cố thêm hệ thống lý luận về chức năng xã hộicủa báo chí và đạo đức nghề nghiệp của người làm báo, đồng thời góp phần8vào việc đặt ra cơ sở lý luận về thể loại truyền hình nhân đạo với tiêu chí vềtín nhân văn của nó.6.2. Ý nghĩa thực tiễnĐề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các chương trìnhtruyền hình nhân đạo theo hướng vừa hấp dẫn, vừa đảm bảo ý nghĩa xã hội vàý nghĩa nhân văn cao đẹp của nó.Kết quả đạt được của luận văn sẽ giúp ích cho việc thực hiện kế hoạchnâng cao chất lượng chương trình mang tính chiến lược lâu dài của Ban BiênTập các chương trình nhân đạo xã hội của Đài, đồng thời giữ vững lượngngười xem, giữ vững khung giờ vàng đã được xây dựng ổn định từ trước đếnnay, bên cạnh đó như củng cố thêm uy tín xã hội và vị trí vững chắc của loạtchương trình này trong lòng công chúng.7. Kết cấu của luận vănNgoài mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung củaluận văn gồm 3 chương, 6 tiết.9Chương 1TÍNH NHÂN VĂN TRONG CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNHNHÂN ĐẠO - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN1.1. Truyền hình nhân đạo và tính nhân văn trong các chươngtrình truyền hình nhân đạo1.1.1. Truyền hình và chương trình truyền hình nhân đạo* Khái niệm:Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng (MassCommunication hay Mass Media) với các phương tiện thông tin khác nhaunhư: sách, báo in, điện ảnh, quảng cáo, băng, đĩa, phát thanh, truyền hình,Internet... có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống xã hội."Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúngchuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh" [35, tr.127]. Thuật ngữ"truyền hình" (television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và tiếng Hy Lạp. Theotiếng Hy Lạp, từ "tele" có nghĩa là "ở xa", còn "videre" là "thấy được", ghéphai từ lại có nghĩa là "xem được ở xa". Còn tiếng Latinh có nghĩa là "xemđược từ xa".Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ XX và phát triển với tốc độ vũbão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh thôngtin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay truyền hình trở thành công cụsắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh tế- xã hội,an ninh, quốc phòng.Ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là mộtphương tiện giải trí và thông tin. Dần dần, truyền hình đã trực tiếp tham giavào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hướng dư luận, giáodục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và dịch vụ.Sự ra đời của truyền hình với sự phát triển không chỉ về số lượng màcòn cả chất lượng đã góp phần làm cho hệ thống truyền thông đại chúng có10sức ảnh hưởng xã hội to lớn. Công chúng của truyền hình trên thế giới vì thếngày càng đông đảo. Với những ưu thế về kỹ thuật và công nghệ, truyền hìnhđã làm cho cuộc sống cô đọng hơn, nhiều ý nghĩa và sáng tỏ hơn về hình thứcvà phong phú hơn về nội dung. Xét theo góc độ kỹ thuật truyền tải thì cótruyền hình sóng (wireless TV) và truyền hình cáp (CATV). Xét theo góc độthương mại có truyền hình công cộng (public TV) và truyền hình thương mại(commercial TV). Xét theo mục đích nội dung, người ta chia truyền hìnhthành truyền hình giáo dục, truyền hình giải trí... Xét theo góc độ kỹ thuật cótruyền hình tương tự (analog TV) và truyền hình số (ditigal TV).* Đặc trưng của truyền hình:Truyền hình mang những đặc điểm chung của một loại hình báo chí vàcó những đặc điểm riêng đặc trưng của mình như sau:- Tính thời sự: là đặc điểm chung của báo chí, nhưng với truyền hìnhkhả năng thông tin nhanh chóng, kịp thời hơn, sự kiện được phản ánh ngay lậptức khi nó vừa mới diễn ra, thậm chí khi nó đang diễn ra. Truyền hình có khảnăng phát sóng liên tục trong ngày, luôn mang đến cho người xem những thôngtin nóng hổi nhất về các sự kiện diễn ra, cập nhật những tin tức mới nhất.- Ngôn ngữ truyền hình: khác với các phương tiện truyền thông hiện đạikhác, truyền hình tái hiện "cuộc sống hiện thực trong trạng thái sống", ở "mộtbộ phận nguyên dạng của những gì đang diễn ra ngoài đời" [355, tr.132], đóchính là sự khác biệt về ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh. Nếu với báo in,người đọc chỉ tiếp nhận bằng con đường thị giác, phát thanh là bằng thínhgiác thì người xme truyền hình tiếp cận sự kiện bằng cả thị giác và thính giáccùng một lúc.- Tính phổ cập và quảng bá: do xu thế về hình ảnh và âm thanh, truyềnhình có khả năng thu hút hàng triệu người xem cùng một lúc. Cùng với sựphát triển của khoa học và công nghệ, truyền hình ngày càng mở rộng phạmvi phủ sóng phục vụ được nhiều đối tượng người xem ở vùng sâu, vùng xa.11Tính quảng bá của truyền hình còn thể hiện ở chỗ một sự kiện xảy ra ở bất kỳnơi đâu nếu được đưa lên vệ tin sẽ được truyền đi khắp thế giới cho hàng tỷngười biết đến.- Khả năng thuyết phục công chúng: Truyền hình đem đến cho khán giảcùng lúc hai tín hiệu cơ bản là hình ảnh và âm thanh với độ tin cậy cao, cókhả năng tác động mạnh mẽ đến nhận thức của con người và truyền tải mộtcách chân thực hình ảnh của sự kiện đi xa nên đáp ứng yêu cầu chứng kiếntận mắt của công chúng, thõa mãn nhu cầu nghe nhìn của người xem qua hìnhảnh và âm thanh chân thực sinh động. Và đó cũng chính là lợi thế của truyềnhình so với báo in và phát thanh.- Khả năng tác động dự luận xã hội mạnh mẽ và trở thành diễn đàncủa nhân dân: không chỉ bằng những sự kiện mà bằng những thông điệp ýnghĩa, thông tin trên truyền hình có một sức tác động mạnh mẽ vào nhậnthức con người, tạo nên dư luận xã hội to lớn, thông qua đó còn định hướngdư luận về mặt tư tưởng, nhận thức về tình hình xã hội, đường lối chủtrương của Đảng và Nhà Nước, hay mang đến cho người đem sự đồng cảm,xây dựng lòng nhân ái, tạo nên hiệu ứng nhân đạo rộng lớn trong toàn dân.Từ đó, truyền hình trở thành diễn đàn của nhân dân qua các chuyên mục,talkshow, diễn đàn... tập hợp ý kiến của đại bộ phận công chúng phản ánhnhiều khía cạnh đời sống và các vấn đề xã hội khác nhau, nhờ đó đã gópphần không nhỏ trong việc thực hiện quyền dân chủ, quản lý xã hội củanhân dân, việc giám sát và phản biện xã hội để góp phần kiện toàn bộ máyNhà nước, chống tiêu cực.* Đặc điểm của báo chí truyền hình và sản phẩm của truyền hình:Trong các loại hình truyền thông đại chúng, truyền hình tuy ra đờimuộn nhưng đó là sản phẩm của nền văn minh khoa học- công nghệ pháttriển. Truyền hình là loại hình truyền thông có các yếu tố kỹ thuật hiện đại, làsự kết hợp giữa kỹ thuật, mỹ thuật, nghệ thuật, kinh tế và báo chí.12Những yếu tố cơ bản của truyền hình:- Lượng thông tin: do trực quan cảm giác truyền hình rất hạn chế lượngthông tin lý luận và tư duy trừu tượng. Ký hiệu thông tin truyền hình thuộc kýhiệu đồng nhất, thông tin trong truyền hình thường mang tính cụ thể, dễ hiểubằng hình ảnh, âm thanh tự nhiên, có tính thuyết phục cao.- Hình ảnh trong truyền hình: vừa là phương tiện vừa là nội dung thểhiện ý đồ tư tưởng của tác phẩm. Truyền hình đã kế thừa kinh nghiệm củađiện ảnh về cỡ cảnh, góc máy, động tác máy .v.v.., nhưng vẫn có đặc điểmriêng là thông tin kịp thời và xác thực, tính thời sự và tính phổ biến không thểthiếu được trong các tác phẩm báo chí. Hình ảnh là phương tiện để tác giảbiểu thị ý đồ, tư tưởng và nó nằm ở cảnh quay cho xem cái gì, góc quay vàđộng tác máy có ý nghĩa như thế nào, có ý đồ gì. Những hình ảnh có mối liên hệphối hợp hài hòa ăn khớp với nhau, tạo ra nội dung thông tin mới mang tính tổngthể. Sự sắp xếp trong quá trình truyền đạt thông tin giúp con người cảm nhậnđược tính đa chiều, lập thể trong mỗi sự kiện, vấn đề được phản ánh.- Âm thanh: là những yếu tố tồn tại khách quan trong đời sống xã hội,đóng vai trò quan trọng trong quá trình thông tin. Ba yếu tố của âm thanh (lờibình, tiếng động, âm nhạc) được sử dụng trong truyền hình nhằm thông tinphản ánh cuộc sống.- Âm nhạc: có tác dụng làm tôn thêm hình ảnh và sự kiện, âm nhạc phảiđược sử dụng được đúng lúc cần thiết, sử dụng sao cho phù hợp với kết cấu, ýđồ cũng như chủ đề tư tưởng, làm hài hòa với nội dung và hình ảnh để giatăng cảm xúc cho người xem.* Quy trình sáng tạo tác phẩm truyền hình:Quy trình chung để sáng tạo một tác phẩm truyền hình thông thường sẽgồm các bước:- Tiền kỳ:+ Tìm hiểu và nghiên cứu thực tế13+ Chọn đề tài, chủ đề, tư tưởng cho tác phẩm+ Xây dựng kịch bản phác thảo hoặc chi tiết+ Liên hệ với những bộ phận liên quan để chuẩn bị khâu sản xuất,tiến hành ghi hình tại thực đại, thu thập thông tin liên quan.- Hậu kỳ:+ Xem lại hình ảnh được ghi lại, lên danh sách cảnh đã quay+ Xây dựng kịch bản dựng+ Dựng phim+ Viết lời bình, đọc lời bình, hoàn tất, ghép nhạc…+ Duyệt và phát sóng+ Lắng nghe thông tin phản hồiHiện nay quá trình sáng tạo tác phẩm báo chí truyền hình có thể do mộtcá nhân, cũng có thể là sự kết hợp của một nhóm (ê-kip).* Chương trình truyền hình:Trong tiếng Anh chương trình là “progamme”, chương trình truyềnhình là “progamme television”. Có nhiều quan niêm về chương trình truyềnhình:“Chương trình truyền hình là sự liên kết bố trí hợp lý các tin bài, bảngtư liệu, hình ảnh, âm thanh trong một thời gian nhất định…, đáp ứng yêu cầutuyên truyền của cơ quan báo chí truyền hình nhằm mang lại hiệu quả caonhất” [35, tr.113]“Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể cácnhà báo và cán bộ kỹ thuật dịch vụ… là quá trình giao tiếp truyền thông giữanhững người làm truyền hình với công chúng xã hội rộng rãi…” [32, tr.143]Nhìn chung, có thể xem chương trình là hình thức thực tế hóa củatruyền hình trong đời sống xã hội để chuyển tải thông tin với công chúng.Chương trình là hình thức thực tế hóa của truyền hình trong đời sống xãhội để chuyển tải thông tin với công chúng. Chương trình truyền hình là kết14quả hoạt động, là sản phẩm tập thể. Đồng thời, cũng như các sản phẩm khác,truyền hình có người sản xuất và người tiêu dùng. Người sản xuất tác độngđến người tiêu dùng và ngược lại, người tiêu dùng cũng tác động tới ngườisản xuất thông qua quan hệ: nhà báo- tác phẩm- công chúng. Chương trìnhtruyền hình là sản phẩm truyền hình, là kết quả của hoạt động truyền hình,trong đó có cả quá trình sáng tạo gồm nhiều công đoạn: tạo dựng kế hoạch,hoạch định tác phẩm, hình thành chương trình.Mối liên hệ giữa màn ảnh nhỏ và công chúng là cơ sở để xây dựng cácchương trình, ảnh hưởng không nhỏ đối với việc phân bố chương trình.Phương pháp phân bố chương trình truyền hình xuất phát từ mục tiêu tácđộng đến công chúng một cách mạnh mẽ và toàn diện, đồng thời nhằm vàotừng đối tượng khán giả. Mỗi chương trình truyền hình dù phục vụ cho đốitượng chuyên biệt hay đông đảo công chúng đều dựa trên nguyên tắc đảm bảonhững nội dung sau:- Nội dung: cái gì?- Thể loại, hình thức thể hiện: như thế nào?- Đối tượng công chúng: cho ai?- Thời gian phát sóng: khi nào?Trên thực tế không có sự thống nhất hoàn toàn giữa các chương trìnhtrong điều kiện nhiều kênh cùng phát sóng, cũng như trong sở thích của cácnhóm đối tượng khán giả của truyền hình. Do đó, người làm chương trìnhtruyền hình phải trù tính đến điều kiện, sở thích của từng nhóm khán giả đểthõa mãn nhu cầu của công chúng.* Các thể loại chương trình truyền hình:"Với tư cách là một hiện tượng và một nghề, báo chí được phân rathành báo chí thông tin, báo chí phân tích và báo chí tài liệu- nghệ thuật. Đólà ba phương thức khai thác tư liệu cuộc sống, được thể hiện qua ba nhómthể loại..." [4, tr.7-tr.8]. Dựa trên nguyên tắc tiếp cận việc phản ánh hiện15thực đượcthể hiện tương ứng trong bố cục chương trình truyền hình, nhóm tácgiả cuốn Báo chí truyền hình G.V. Cudơnhetxốp, X.L. X vích, A.la.Iu rốpxki(dịch giả Đào Tấn Anh) đã chia ra các nhóm thể loại như sau:- Nhóm ghi nhận hiện thực đơn giản là các thể loại thông tin truyềnhình, gồm: bản tin (tin ngắn), tường thuật, phát biểu, phỏng vấn, phóng sự...- Nhóm phân tích thông tin, sự kiện gọi là thể loại chính luận phân tích,gồm: bình luận, tọa đàm, tranh luận, gặp gỡ đối thoại, bản tin (chương trìnhthời sự)...- Nhóm thông tin thể hiện theo bố cục hình ảnh mà tác giả đề xuất gọilà nhóm chính luận nghệ thuật, gồm: bút ký, phác họa, tiểu luận..Ngoài ra còn có thể loại khác như:- Thể loại biếm họa, trào phúng như: tiểu phẩm trào phúng, thể loại đảkịch (mang tính chính luận cao hơn tiểu phẩm)...- Buổi phát hình, chương trình truyền hình, kênh truyền hình: như tạpchí, giao lưu, truyền hình trực tiếp...- Phim tài liệu truyền hình: bao gồm cả phim truyền hình và phim chândung.* Kỹ năng sản xuất chương trình:Kế hoạch của đài truyền hình là tạo lập kế hoạch chuyển tác phẩm báochí dưới dạng thể loại đến với công chúng. Nó phụ thuộc vào hai yếu tố:- Khả năng xây dựng kế hoạch từ việc tổng hợp tình hình.- Khả năng của lực lượng trong sáng tạo và sản xuất.Như vậy để sản xuất chương trình truyền hình cần kết hợp hàng loạtcác yếu tố, mà trên thực tế có thể nhìn nhận là không cần thiết: vấn đề thểloại, vấn đề kinh tế và đặc biệt là vấn đề tổ chức sản xuất. Để có được một tácphẩm độc lập phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất. Dựa theo tiêu chí kỹthuật có thể phân chia thành một số loại chương trình truyền hình:- Chương trình sản xuất bằng băng từ- Chương trình sản xuất bằng phim nhựa16- Chương trình phát trực tiếp* Chương trình truyền hình nhân đạo:Qua nghiên cứu các tài liệu tham khảo, bản thân nhận thấy chưa có tàiliệu khoa học nào đưa ra khái niệm cụ thể thế nào là chương trình truyền hìnhnhân đạo. Tuy nhiên xét ở góc độ thực tế, chương trình truyền hình nhân đạotrước hết là một chương trình truyền hình được sản xuất, xây dựng theo mộtquy trình chặt chẽ từ kịch bản, kỹ thuật, phỏng vấn, biên tập... Đó là sản phẩmcủa một tập thể, của một cơ quan báo chí mà cụ thể là của Đài truyền hình.Chưa có tài liệu nào xác định chương trình truyền hình nhân đạo thuộcthể loại nào của truyền hình. Tuy nhiên, có thể thấy đặc điểm nổi bật củachương trình truyền hình nhân đạo là: có nội dung xuất phát từ ý nghĩa nhânvăn sâu sắc nên đem đến sự rung động, cộng hưởng, sẻ chia của cộng đồng xãhội. Về hình thức nó bao gồm nhiều dạng (phóng sự, talkshow, gameshow...)tổng hợp với nhau thành một chương trình truyền hình. Bên cạnh đó, chươngtrình còn kết hợp với các yếu tố truyền hình thực tế, tương tác, giải trí... để thểhiện nội dung một cách hiệu quả và sinh động. Từ đó tác động đến đời sốngvật chất và tinh thần của đại bộ phận người dân, mang đến những ý nghĩa xãhội và ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Có thể thấy qua một số chương trình truyềnhình nhân đạo như "Trái Tim Cho Em" của VTV3 giúp đỡ những trẻ emnghèo bị bệnh tim bẩm sinh trở về sự sống, "Ngôi Nhà Mơ Ước" của HTVxây nhà cho những gia đình khó khăn, "Thần Tài Gõ Cửa" của THVL hỗ trợvốn cho những người khuyết tật có tay nghề, "Mái Ấm Nghĩa Tình" của ĐàiPhát thanh và Truyền hình Tiền Giang hỗ trợ mái nhà cho những hộ nghèo.Như vậy, chương trình truyền hình nhân đạo là một sản phẩm báo chí,một chương trình truyền hình có nội dung đi sâu, quan tâm đặc biệt đếncộng đồng, hướng đến xã hội, tập trung vào việc giáo dục, truyền thôngvề chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn, đồng thời giúp đỡ những mảnh đời khókhăn, giúp đỡ và cỗ vũ con người vươn lên trong cuộc sống.17Chương trình nhân đạo xã hội tuy không phải là một thể loại đượckhẳng định trong lý thuyết về chương trình truyền hình nhưng bản thân nó vớinhững giá trị về nội dung và ý nghĩa xã hội đã tạo nên hiệu quả sâu rộng vềcông tác tuyên truyền, về mặt ý nghĩa xã hội, vừa mang đến giá trị tinh thầnvăn hóa- giải trí cho công chúng, vừa đem đến lợi ích cho cơ quan báo chí.1.1.2. Tính nhân văn trong các chương trình truyền hình nhân đạo1.1.2.1. Khái niệm nhân văn và chủ nghĩa nhân văn- Nhân văn:Có nhiều tác giả, tài liệu định nghĩa về khái niệm nhân văn, tuy nhiênchưa có một khái niệm nào hoàn chỉnh làm nền tảng.Theo Từ điển tiếng Việt, trang 1441 của Ban biên soạn từ điển New Eracủa Nxb Văn hoá Thông tin năm 2005 thì “ Nhân văn: văn hoá loài người”.Tác giả Lưu Văn Hi trong Từ điển tiếng Việt, trang 761 của Nhà xuấtbản Thanh Niên năm 2008 cũng cho rằng: “Nhân văn: Thuộc về văn hoá loàingười”.Theo Từ điển Hán- Nôm (Hanosoft Dictionary): Nhân 人 là conngười; Văn: 文 là văn vẻ; văn từ; cái dấu vết do đạo đức lễ nhạc giáo hóamà có vẻ đẹp đẽ rõ rệt gọi là "văn", như văn minh, văn hóa . . .Thuật ngữ “nhân văn” còn được hiểu theo nghĩa chiết tự của nó là:Nhân = người. Ý nói mang các đặc trưng con người, bản chất con người.Văn = văn hóa, văn minh. Theo đó "nhân văn": là mang những nét đặctrưng thuộc bản chất của con người, là có tri thức văn hóa, văn minh.Theo tác giả Vũ Hữu Hòa, Khoa Khoa học xã hội và nhân văn- Đại họcDuy Tân thì "nhân văn" là mang những nét đặc trưng thuộc bản chất của conngười kết hợp với nó là có tri thức văn hóa, văn minh.Theo nhà văn- dịch giả Ngọc Châu phát biểu tại buổi tọa đàm "Báo chívà văn chương cùng hướng tới giá trị nhân văn" thì : "hiểu theo cách chiết tự18thì Nhân là Con người, Văn là văn vẻ", "do vậy nhân văn có thể hiểu lànhững giá trị đẹp đẽ của con người...".- Chủ nghĩa nhân văn:Từ những quan niệm trên, có thể thấy rằng tư tưởng về nhân văn pháttriển thành trào lưu tư tưởng nhân văn, rồi hình thành ra một hệ thống tưtưởng mang nội dung "đề cao giá trị con người" được gọi là "chủ nghĩa nhânvăn". Chủ nghĩa nhân văn là một trào lưu tư tưởng và văn hoá thời Phục hưngở châu Âu ra đời với mục đích chống Thiên chúa giáo, đề cao con người, giảiphóng cá nhân khỏi sự áp bức của chế độ phong kiến, hướng về cái mới,chống lại sự thủ cựu của những kẻ bóc lột, chống lại sự xuống cấp đạo đứctrong xã hội và của cả tầng lớp tăng lữ. Tư tưởng cơ bản của chủ nghĩa nhânvăn Phục hưng được kết tinh trong khẩu hiệu "Tự do - Bình đẳng - Bác ái".Chủ nghĩa nhân văn Việt Nam suốt 4000 năm lịch sử có tư tưởng cốt lõi đó làchủ nghĩa yêu nước và tư tưởng nhân nghĩa. Ở thời đại mới, chủ nghĩa nhânvăn Việt Nam có những nét tiến bộ hơn từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam rađời lãnh đạo cho đến ngày nay gọi là chủ nghĩa nhân văn cách mạng mà tiêubiểu nhất là chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh. Quá trình xây dựng thành côngchủ nghĩa xã hội gọi là chủ nghĩa nhân văn Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chủnghĩa nhân văn trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội bao hàm cả vấn đề:Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho tất cả nhân dân. Chủnghĩa nhân văn này bao hàm cả vấn đề dân chủ, vấn đề công bằngxã hội, bao hàm cả giải phóng cá nhân và cộng đồng, xóa bỏ nghèođói tiến lên giàu mạnh văn minh. hướng tới tôn trọng tự do và pháttriển toàn diện con người… [37, tr.17].- Tính nhân văn:Khái niệm nhân văn hay tư tưởng nhân văn đều chung quy bao hàm mộtnội dung xem con người là một chủ thể văn hoá, xem trọng con người, coitrọng tự do và vai trò cá nhân của con người trong xã hội.19Ở Phương Tây thường đồng nhất khái niệm nhân văn với nhân đạo.Thuật ngữ Humanism (Anh), Humanisme (Pháp) và Gumanizm (Nga) cónghĩa chung là nhân văn = nhân đạo. Tuy nhiên, nhân văn được phương Đôngdùng có nội dung là văn hoá, giáo hoá. Còn nhân đạo là khái niệm nhằm biểuhiện phẩm chất con người với tư cách một chủ thể nhân ái.Như vậy có thể hiểu “nhân văn”: là mang những nét đặc trưng thuộcbản chất của con người kết hợp với nó là có tri thức văn hóa, văn minh.Những thuộc tính của nhân văn bao gồm:- Có trí tuệ, có tri thức và khát vọng vươn lên.- Có tình yêu thương đồng loại, hiểu biết và quý trọng con người.- Có văn hóa, biết tích lũy kinh nghiệm sống và phát triển chúng để trởthành văn minh.1.1.2.2. Tính nhân đạo và quan hệ giữa tính nhân đạo với tính nhânvăn trong các chương trình truyền hình nhân đạo- Tính nhân đạo: Theo Từ điển Tiếng Việt, nhân đạo thuộc về “đạo đức”,“thể hiện tình thương yêu và ý thức tôn trọng giá trị, phẩm chất của con người”.Giá trị nhân đạo là những giá trị vừa có tính riêng tương ứng với lậptrường xã hội và quyền lợi của từng giai cấp, đặc điểm của từng chế độ xãhội, vừa mang tính chung toàn nhân loại như: lòng từ thiện, đức tinh hy sinhvì hạnh phúc và sinh mạng của người khác, sự xót thương trước những nỗikhổ đau cụ thể của đồng loại...- Quan hệ giữa tính nhân đạo và nhân văn trong các chương trìnhtruyền hình nhân đạo:Theo tác giả Nguyễn Văn Dững: "trong cuộc sống cũng như trong vănhọc và báo chí, các khái niệm tính nhân đạo, tính nhân văn và tính nhân loạicó cùng phạm trù ngữ nghĩa, nhưng biểu hiện ở các cấp độ và sắc thái ngữnghĩa khác nhau" [8, tr.232]. Nhân đạo nói chung có thể hiểu "là những phẩmchất đạo đức ở nhận thức, thái độ và hành vi sự thương yêu, quý trọng, chăm

Tài liệu liên quan

  • Vấn đề cải cách hành chính ở thành phố Đà Nẵng trên báo chí hiện nay. (Khảo sát báo Đà Nẵng và Chương trình Cải cách hành chính của Đài Phát thanh – Truyền hình Vấn đề cải cách hành chính ở thành phố Đà Nẵng trên báo chí hiện nay. (Khảo sát báo Đà Nẵng và Chương trình Cải cách hành chính của Đài Phát thanh – Truyền hình
    • 137
    • 558
    • 2
  • luận văn thạc sĩ báo chí học chuyên ngành báo chí “Nâng cao chất lượng lời bình phim tài liệu chính luận của đài PT TH TP  cần thơ” (khảo sát 2013 2014) luận văn thạc sĩ báo chí học chuyên ngành báo chí “Nâng cao chất lượng lời bình phim tài liệu chính luận của đài PT TH TP cần thơ” (khảo sát 2013 2014)
    • 168
    • 798
    • 4
  • Luận văn thạc sĩ báo chí học  chuyên ngành báo chí truyền hình các tỉnh đồng bằng sông cửu long với việc tuyên truyền chính sách dân tộc cho đồng bào khmer hiện nay Luận văn thạc sĩ báo chí học chuyên ngành báo chí truyền hình các tỉnh đồng bằng sông cửu long với việc tuyên truyền chính sách dân tộc cho đồng bào khmer hiện nay
    • 121
    • 770
    • 6
  • Luận văn thạc sĩ báo chí học,. chuyên ngành báo chí học Khai thác và sử dụng hình ảnh về phòng, chống tội phạm trong chương trình truyền hình vì an ninh tổ quốc Luận văn thạc sĩ báo chí học,. chuyên ngành báo chí học Khai thác và sử dụng hình ảnh về phòng, chống tội phạm trong chương trình truyền hình vì an ninh tổ quốc
    • 135
    • 994
    • 0
  • Luận văn thạc sĩ báo chí học,. chuyên ngành báo chí học Khai thác và xử lý thông tin của phóng viên thời sự truyền hình các tỉnh bắc sông hậu hiện nay Luận văn thạc sĩ báo chí học,. chuyên ngành báo chí học Khai thác và xử lý thông tin của phóng viên thời sự truyền hình các tỉnh bắc sông hậu hiện nay
    • 159
    • 767
    • 3
  • Luận văn thạc sĩ báo chí học,. chuyên ngành báo chí học Đài truyền thanh cơ sở ở thành phố cần thơ với việc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới hiện nay Luận văn thạc sĩ báo chí học,. chuyên ngành báo chí học Đài truyền thanh cơ sở ở thành phố cần thơ với việc tuyên truyền xây dựng nông thôn mới hiện nay
    • 117
    • 821
    • 3
  • Luận văn thạc sĩ báo chí học, chuyên ngành báo chí học nâng cao chất lượng hình ảnh trong phóng sự truyền hình của các đài phát thanh   truyền hình miền tây nam bộ Luận văn thạc sĩ báo chí học, chuyên ngành báo chí học nâng cao chất lượng hình ảnh trong phóng sự truyền hình của các đài phát thanh truyền hình miền tây nam bộ
    • 158
    • 808
    • 1
  • luận văn thạc sĩ báo chí học, chuyên ngành báo chí   báo chí kiên giang tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh trong giai đoạn hiện nay luận văn thạc sĩ báo chí học, chuyên ngành báo chí báo chí kiên giang tuyên truyền thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh trong giai đoạn hiện nay
    • 143
    • 1
    • 3
  • luận văn thạc sĩ báo chí học chuyên ngành báo chí   báo CHÍ cần THƠ với VIỆC THÔNG TIN  PHÁT TRIỂN KINH tế THUỶ sản TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ HIỆN NAY luận văn thạc sĩ báo chí học chuyên ngành báo chí báo CHÍ cần THƠ với VIỆC THÔNG TIN PHÁT TRIỂN KINH tế THUỶ sản TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ HIỆN NAY
    • 164
    • 488
    • 1
  • luận văn thạc sĩ báo chí học chuyên ngành báo chí  báo chí kiên giang với việc phát triển kinh tế biển đảo hiện nay luận văn thạc sĩ báo chí học chuyên ngành báo chí báo chí kiên giang với việc phát triển kinh tế biển đảo hiện nay
    • 145
    • 533
    • 0

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(2.14 MB - 147 trang) - Luận văn thạc sĩ báo chí học tính nhân văn trong các chương trình truyền hình nhân đạo của đài phát thanh và truyền hình vĩnh long hiện nay Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Hinh Nhan Van