Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Cao đẳng - Đại học >>
- Chuyên ngành kinh tế
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (841.33 KB, 108 trang )
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGLUẬN VĂN THẠC SĨQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂNTẠI NGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á – CHINHÁNH THĂNG LONGCHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNGHOÀNG MINH ĐỨCHÀ NỘI – 2019BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNGLUẬN VĂN THẠC SĨQUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠINGÂN HÀNGTHƯƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á –CHI NHÁNH THĂNG LONGNhóm ngành: Tài chính – Ngân hàng – Bảo hiểmChuyên ngành: Tài chính – Ngân hàngMã số: 83.40.201Họ và tên: Hoàng Minh ĐứcGIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ QUYHÀ NỘI – 2019LỜI CAM ĐOANTác giả xin cam đoan mọi kết quả của đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàngcá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long” làcông trình nghiên cứu của cá nhân tác giả và chưa từng được công bố trong bất cứcông trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Các đoạn trích dẫn và số liệu sửdụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vihiểu biết của tác giả.Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm2019Tác giảHoàng Minh Đức1LỜI CẢM ƠNTrong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế, được sự giúp đỡcủa các thầy, cô giáo trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là PGS.TS. NguyễnThị Quy, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụngkhách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh ThăngLong” chuyên ngành Tài chính – ngân hàng. Những kết quả có được là những đónggóp về mặt khoa học cũng như thực tiễn trong hoạt động cho vay khách hàng cánhân của ngân hàng Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long. Tuy nhiên, do điều kiện thờigian và trình độ của tác giả còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót,rất mong nhận được sự đóng góp của các thầy cô và bạn đọc để luận văn được hoànthiện hơn.Tác giả bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Quy đã hướngdẫn, chỉ bảo tận tình và cung cấp các kiến thức khoa học cần thiết trong quá trìnhthực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn thầy, cô khoa Sau Đại học - trường Đạihọc Ngoại Thương đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả hoàn thành tốt luậnvăn thạc sĩ của mình.Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm2019Tác giảHoàng Minh Đức2MỤC LỤCMỞ ĐẦU .................................................................................................................. 15CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCHHÀNG CÁ NHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNGMẠI ........................................................................................................................... 191.1 Tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại .......................... 191.1.1 Khái niệm khách hàng cá nhân ............................................................................... 191.1.2 Đặc điểm khách hàng cá nhân trong hoạt động tín dụng ........................................ 191.1.3 Tín dụng khách hàng cá nhân .................................................................................201.1.3.1 Khái niệm tín dụng khách hàng cá nhân .........................................................211.1.3.2 Đặc trưng tín dụng khách hàng cá nhân .........................................................201.1.4 Phân loại tín dụng khách hàng cá nhân ................................................................... 221.2 Rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân ............................................................... 231.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng ........................................................................................ 231.2.2 Khái niệm rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân ....................................................... 241.2.3 Biểu hiện của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân .................................................. 251.2.4 Phân loại rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân ......................................................... 261.2.4.1 Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi rỏ tín dụng Khách hàng cá nhân .......261.2.4.2 Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân ....................................261.2.5 Các chỉ số đo lường rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân ........................................ 271.2.6 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân ..................................... 281.2.6.1 Nguyên nhân khách quan từ môi trường bên ngoài ........................................281.2.6.2 Nguyên nhân từ khách hàng cá nhân vay vốn .................................................301.2.6.3 Nguyên nhân từ phía ngân hàng ......................................................................311.2.7 Hậu quả của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân .................................................... 321.3 Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân ................................................ 341.3.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân .......................................... 341.3.2 Rủi ro thường gặp trong tín dụng khách hàng cá nhân ........................................... 341.3.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân ........................................... 351.3.3.1 Nhận biết rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân ................................................361.3.3.2 Đo lường rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân.................................................361.3.3.3 Giám sát, kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân ..................371.3.3.4 Phòng ngừa rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân ............................................381.3.4 Biện pháp thường áp dụng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng KHCN .......... 391.3.5 Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng KHCN ............................................... 401.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tạiNgân hàng thương mại ........................................................................................... 4131.4.1Các nhân tố bên ngoài ngân hàng ........................................................................... 411.4.2Các nhân tố bên trong ngân hàng thương mại ........................................................ 421.5 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng KHCN của một số NHTM trên thếgiới ............................................................................................................................ 441.5.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Trung Quốc ................................. 441.5.2 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Thái Lan ..................................... 451.5.3 Các bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam ........................................................ 47KẾT LUẬN CHƯƠNG I ........................................................................................ 49CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHCN TẠINGÂN HÀNG TMCP BẮC Á - CHI NHÁNH THĂNG LONG ......................... 502.1 Giới thiệu về Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh ThăngLong .......................................................................................................................... 502.1.1 Sự hình thành của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long......................................................................................................................................... 502.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh ThăngLong ................................................................................................................................. 502.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ThăngLong giai đoạn 2015 - 2018 ............................................................................................. 522.2 Thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thươngmại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long ...................................................... 562.2.1 Tình hình hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Bắc Á - Chinhánh Thăng Long ........................................................................................................... 562.2.2 Quy trình tín dụng KHCN ...................................................................................... 612.3 Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á –Chi nhánh Thăng Long ........................................................................................... 682.3.1 Nhận biết rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân ........................................................ 682.3.2Đo lường rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân......................................................... 702.3.3 Giám sát, kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân .......................... 732.3.4 Phòng ngừa rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân ..................................................... 782.4 Đánh giá chung hoạt động quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Ngân hàngTMCP Bắc Á - chi nhánh Thăng Long.................................................................. 792.4.1 Những kết quả đạt được .......................................................................................... 792.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong quản trị rủi ro tín dụng KHCN ................... 812.4.2.1 Hạn chế ............................................................................................................812.4.2.2 Nguyên nhân ....................................................................................................84KẾT LUẬN CHƯƠNG II ....................................................................................... 874CHƯƠNG III GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNGKHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦNBẮC Á – CHI NHÁNH THĂNG LONG............................................................. 883.1 Cơ hội và thách thức đối với Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ThăngLong........................................................................................................................ 883.1.1 Cơ hội......................................................................................................................883.1.2 Thách thức...............................................................................................................893.2 Định hướng của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long.....................893.2.1 Định hướng hoạt động tín dụng KHCN..................................................................903.2.2 Định hướng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng KHCN...........................................913.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Ngânhàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long...................................................... 933.3.1 Nâng cao chất lượng thẩm định..............................................................................933.3.2 Nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát khoản vay................................................943.3.3 Thực hiện tốt việc cập nhật và quản lý thông tin khoản vay trên hệ thống dữ liệu 963.3.4 Tăng cường xử lý nợ xấu........................................................................................963.3.5 Đầu tư hệ thống hiện đại hóa công nghệ ngân hàng...............................................973.3.6 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực..................................................................... 983.4 Một số kiến nghị.............................................................................................. 993.4.1 Đối với Chính phủ...................................................................................................993.4.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước...............................................................................1003.4.3 Đối với Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK)............................................. 102KẾT LUẬN.......................................................................................................... 103DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 1045DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒKý hiệuBẢNG BIỂUTrangBảng 2.1Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2015 201853Bảng 2.2Kết quả huy động vốn của chi nhánh giai đoạn 2015 - 201854Bảng 2.3Huy động vốn theo kỳ hạn của chi nhánh giai đoạn 2015 - 201854Bảng 2.4Huy động vốn theo loại hình tổ chức kinh tế của chi nhánh giaiđoạn 2015 - 201855Bảng 2.5Dư nợ tín dụng của chi nhánh giai đoạn 2015 - 201856Bảng 2.6Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế của chi nhánh giaiđoạn 2015 - 201857Bảng 2.7Cơ cấu dư nợ theo loại tiền của chi nhánh giai đoạn 2015 -201858Bảng 2.8Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay của chi nhánh giai đoạn 2015 201859Bảng 2.9Cơ cấu các nhóm nợ của chi nhanh giai đoạn 2015 - 201860Bảng 3.1Thang điểm XHTD khách hàng cá nhân của Bac A Bank74Bảng 3.2Tỷ lệ sử dụng vốn của chi nhánh giai đoạn 2015 - 201880Sơ đồ 1.1Mô hình tổ chức của Bac A Bank – Thăng Long51Sơ đô 1.2Tiếp thị khách hàng, tiếp nhận hồ sơ KHCN; Thẩm định KHCN65Sơ đồ 1.3Thẩm định và xét duyệt cấp tín dụng KHCN; Thủ tục sau phêduyệt66Sơ đồ 1.4Giải ngân; Quản lý sau cấp tín dụng; thu hồi nợ; Thanh lý các hợpđồng, lưu hồ sơ67Sơ đồ 1.5Quy trình quản trị rủi ro tín dụng KHCN686DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮTChữ viết tắtDiễn giảiBac A BankNgân hàng TMCP Bắc ÁBac A Bank – ThangLongNgân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng LongBAC A AMCCông ty Quản lý và Khai thác tài sản – Ngân hàngTMCP Bắc ÁBCTCBáo cáo tài chínhBTĐTDCICBan Thẩm định tín dụngTrung tâm thông tin tín dụng Việt NamCVQHKHCVHTTDCVTĐGDBĐHĐQTKSRRKHCNLĐBTĐTDLĐĐVKDLĐPKDLĐBPKDLĐPTĐLĐPVDKHLĐPGDLĐPNQChuyên viên Quan hệ Khách hàngChuyên viên hỗ trợ tín dụngChuyên viên thẩm địnhGiao dịch bảo đảmHội đồng quản trịKiểm soát rủi roKhách hàng cá nhânLãnh đạo ban thẩm định tín dụngLãnh đạo đơn vị kinh doanhLãnh đạo phòng kinh doanhLãnh đạo bộ phận kinh doanhLãnh đạo phòng thẩm địnhLãnh đạo phòng dịch vụ Khách hàngLãnh đạo phòng giao dịchLãnh đạo phòng ngân quỹNHNNNgân hàng Nhà nướcNHTMNgân hàng thương mạiNHTWNgân hàng Trung ươngPGDPhòng giao dịchPNQPhòng Ngân quỹPGDPhòng giao dịchPDVKHPhòng dịch vụ Khách hàng7QTRRQuản trị rủi roQTRRTDQuản trị rủi ro tín dụngRRTDRủi ro tín dụngTCTDTổ chức tín dụngTMCPThương mại cổ phầnTNHHTrách nhiệm hữu hạnTSCĐTài sản cố địnhTSĐBTài sản đảm bảoXHTDXếp hạng tín dụng8TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂNLuận văn được kết cấu làm 3 chương trong đó trình bày các vấn đề lớn để nhằmđạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, cụ thể như sau:Chương 1: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tronghoạt động của Ngân hàng thương mại1.1 Tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mạiMục này làm rõ các khái niệm cơ bản, đặc điểm khách hàng cá nhân tronghoạt động tín dụng. Ngoài ra mục này nêu lên các khái niệm tín dụng khách hàngcá nhân và các đặc trưng của tín dụng khách hàng cá nhân. Phần này còn làm rõ,phân loại tín dụng khách hàng cá nhân căn cứ vào mục địch sử dụng vốn, cácphương thức cho vay, và các biện pháp bảo đảm khoản vay.1.2 Rủi ro tín dụng khách hàng cá nhânMục này làm rõ các khái niệm rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín dụngkhách hàng cá nhân nói riêng, các biểu hiện của rủi ro tín dụng khách hàng cá nhâncó thể xảy ra. Ngoài ra, mục này còn phân loại rõ các rủi ro tín dụng khách hàng cánhân căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi rỏ tín dụng Khách hàng cá nhân và vàokhả năng trả nợ của khách hàng cá nhân. Các biểu hiện của rủi ro tín dụng kháchhàng cá nhân dẫn đến vỡ nợ, phá sản, lừa đảo hoặc chây ỳ trong việc trả nợ. Cuốicùng mục này còn đưa ra phân loại rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân căn cứ vàonguyên nhân phát sinh rủi rỏ tín dụng Khách hàng cá nhân và vào vào khả năng trảnợ của khách hàng cá nhân.1.3 Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhânCác khái niệm cơ bản về quản trị rủi ro và rủi ro thường gặp trong tín dụngkhách hàng cá nhân được nêu rõ trong mục này. Hoạt động tín dụng khách hàng cánhân là nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu của Ngân hàng thương mại, đem lại lợinhuận lớn nhất nhưng cũng là loại rủi ro lớn nhất của NHTM. Rủi ro tín dụngkhách hàng cá nhân được đề cập ở đây là rủi ro trong hoạt động cho vay, cấp tíndụng của NHTM. Ngoài ra, nội dung chính quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cánhân được nêu ra gồm 4 nội dung chính:- Nhận biết rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân9- Đo lường rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân- Giám sát, kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân- Phòng ngừa rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân1.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhântại Ngân hàng thương mạiBao gồm các nhân tố bên ngoài ngân hàng và các nhân tố bên trong ngânhàng ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàngthương mại được làm rõ trong mục này.1.5 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của một sốNgân hàng thương mại trên thế giớiTại mục này một số kinh nghiệm quý báu về quản trị rủi tín dụng kháchhàng cá nhân tại Trung Quốc và Thái Lan đã được nêu ra, từ đó rút ra được các bàihọc kinh nghiệm cho Việt NamThứ nhất, các ngân hàng phải tuân thủ đúng, đầy đủ các quy định và quy chếcho vay, đào tạo và nâng cao năng lực, ý thức trách nhiệm của các nhân viên tíndụng, bảo đảm chính xác từ khâu đầu tiên của quá trình cho vay là một trong nhữngbiện pháp quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân hiệu quả nhất.Thứ hai, cần chú ý đến khả năng trả nợ của khách hàng cá nhân, phương ánkinh doanh hiệu quả hơn là chú trọng đến tài sản bảo đảm.Thứ ba, cần phải hoàn thiện hệ thống thông tin và các mô hình chấm điểm xếphạng KHCN hỗ trợ cho công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro.Thứ tư, tuân thủ đúng các quy định về phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro và cácquy định về an toàn hoạt động kinh doanh Ngân hàng.Thứ năm, quan tâm đến giai đoạn sau giải ngân, có kế hoạch kiểm tra việc sửdụng vốn của khách hàng theo định kỳ cũng như đánh giá lại tài sản của khách hàngđể hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra đối với ngân hàng.Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngânhàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long10Các phân tích tại chương 2 nhằm mục tiêu làm rõ các vấn đề quản trị rủi ro tíndụng khách hàng cá nhân đã được nêu ra trong chương 1, cụ thể:2.1 Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng LongMục này tóm tắt sự hình thành và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Bắc Á– Chi nhánh Thăng Long. Ngoài ra, mục này còn nêu lên được những kết quả hoạtđộng kinh doanh của Chi nhánh trong giai đoạn 2015 – 2018 bao gồm:- Kết quả huy động vốn của Chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018- Dư nợ tín dụng của Chi nhánh giai đoạn 2015 - 20182.2 Thực trạng hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thươngmại cổ phần Bắc Á – Chi nhánh Thăng LongMục này phân tích tình hình hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân và quytrình tín dụng khách hàng cá nhân tại Chi nhánh Thăng Long , cụ thể như sau:- Cơ cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế của Chi nhánh giai đoạn2015 – 2018- Cơ cấu dư nợ theo loại tiền của Chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018- Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay của Chi nhánh giai đoạn 2015 – 2018- Cơ cấu các nhóm nợ của Chi nhánh giai đoạn 2015 – 20182.3 Quản trị rủi ro tín dụng Khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á –Chi nhánh Thăng LongMục này phân tích phương thức quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Chi nhánhđược thể hiện qua sơ đồ 4 bước, cụ thể như sau:- Nhận biết rủi ro tín dụng KHCN: Với tính chất đặc thù của hoạt động tíndụng khách hàng cá nhân được thực hiện thông qua theo quy trình đồng bộ nên việcnhận biết và đánh giá rủi ro được Bac A Bank thống nhất từ hội sở chính đến từngchi nhánh. Các dấu hiệu rủi ro được tổng hợp về các rủi ro tại chi nhánh và tập hợptrên toàn hệ thống Bac A Bank.- Đo lường rủi ro tín dụng KHCN: Đo lường rủi ro tín dụng khách hàng cánhân là việc ngân hàng xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro tín11dụng của khách hàng. Từ đó có thể xác định được phần bù rủi ro và giới hạn tíndụng an toàn tối đa đối v ới một khách hàng, cũng như trích lập quỹ dự phòng rủi rotín dụng. Có 2 phương pháp cơ bản để đo lường rủi ro tín dụng như sau: Phươngpháp định tính về rủi ro tín dụng: Mô hình 6C và phương pháp định lượng- Giám sát, kiểm soát và xử lý rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân: Hiện tạiNgân hàng TMCP Bắc Á đã hoàn thiện việc xây dựng bộ chỉ tiêu và phần mềmchấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng mới và đã triển khai chính thức hệ thốngxếp hạng tín dụng nội bộ. Hiện tại, chi nhánh đã thực hiện chấm điểm theo quy địnhcủa trụ sở chính.- Phòng ngừa rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân: Cùng với quá trình giám sát, kiểmsoát và xử lý rủi ro thì hoạt động phòng ngừa rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tạiBac A Bank cũng rất quan trọng. Thời gian qua Bac A Bank đã thực hiện công tácphòng ngừa rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân như truyền thông nội bộ và giớithiệu sản phẩm tín dụng cho khách hàng.2.4 Đánh giá chung hoạt động quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Ngân hàngTMCP Bắc Á - chi nhánh Thăng LongMục này đưa ra được những kết quả đạt được của Chi nhánh Thăng Long quatỷ lệ sử dụng vốn giai đoạn 2015 – 2018. Tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánhluôn đạt ở tỷ lệ tương đối tốt trong giai đoạn nghiên cứu. Hầu hết trong các năm, tốcđộ tăng trưởng tín dụng đều đạt kết quả khả quan. Chi nhánh vẫn chủ động tập trungvào các khách hàng truyền thống đồng thời cũng mở rộng đối tượng khách hàng vaymới.Ngoài ra mục cũng nêu lên những hạn chế và nguyên nhân trong quản trị rủi rotín dụng KHCN, cụ thể như sau:- Thứ nhất, chức năng nhiệm vụ quản lý rủi ro tín dụng của phòng quản lýrủi ro tín dụng chưa được xem trọng đúng mức.- Thứ hai, công tác thẩm định cho vay, thẩm định TSĐB, thẩm định rủi ro tíndụng độc lập còn hạn chế.- Thứ ba, thông tin được thu thập chưa đầy đủ, chính xác.12- Thứ tư, vi phạm việc cập nhật thông tin, sửa đổi thông tin của khoản vaytrong hệ thống dữ liệu.- Thứ năm, tài sản thế chấp được xem trọng hơn hiệu quả của phương ánvay vốn.- Thứ sáu, việc kiểm tra, giám sát khoản vay chưa thường xuyên và cònmang tính hình thức.- Thứ bảy, cơ sở vật chất còn hạn chế.- Thứ tám, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số nhân viên ngân hàngcòn hạn chế.- Thứ chín, hạn chế trong chấm điểm, xếp hạng tín dụng KHCN.Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Ngân hàngTMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long3.1 Cơ hội và thách thức đối với Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ThăngLongHiện nay, việc phát triển tín dụng khách hàng cá nhân đang là một xu thế và làyêu cầu tất yếu đối với hệ thống ngân hàng nói chung và ngân hàng TMCP Bắc Á –Chi nhánh Thăng Long nói riêng nhằm phát triển thương hiệu, gia tăng thị phần vàđa dạng hoá các loại hình sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, góp phần vào việc tăngsức cạnh tranh, tăng doanh thu, mở rộng thị trường, tiềm năng phát triển. Theo đó,khả năng phân tán rủi ro trong hoạt động tín dụng KHCN cũng được tăng lên.Nhiệm vụ khó khăn đặt ra cho chi nhánh nói riêng và Ngân hàng TMCP Bắc Ánói chung không chỉ ở chiến lược kinh doanh nâng cao thị phần mà còn phải xâydựng được một chiến lược gìn giữ, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có hiệu quảkhông chỉ tạo ra được con người đáp ứng được yêu cầu của cạnh tranh và hội nhậpmà còn phải giữu được họ gắn bó lâu dài với chi nhánh.3.2 Định hướng của Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long- Thứ nhất, tiếp tục đẩy mạnh phát triển khách hàng cá nhân thông qua việc tiếpthị các sản phẩm hiện có nhằm mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực,mọi đối tượng khách hàng mà pháp luật cho phép, đẩy mạnh bán lẻ đối với tư nhân cá13thể, hộ gia đình, các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, khu chung cư vàkhu dân cư.- Thứ hai, định hướng thị trường mục tiêu là các khu vực phát triển và đangphát triển, các làng nghề có tình hình tiêu thụ sản phẩm tốt, tập trung chủ yếu là cácngành công nghiệp chế biến, thương mại, dịch vụ.- Thứ ba, định hướng theo sản phẩm tín dụng KHCN: dựa vào tính chất sảnphẩm như mục đích sử dụng, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay, loại tiền tệ,khách hàng mục tiêu… và các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN vàchính sách quản trị rủi ro tín dụng KHCN của ngân hàng tại từng thời kỳ.3.3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Ngânhàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng LongCác giải pháp đặt ra được Chi nhánh Thăng Long đề ra: nâng cao chất lượngthẩm định, nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát khoản vay, thực hiện tốt việc cậpnhật và quản lý thông tin khoản vay trên hệ thống dữ liệu, tăng cường xử lý nợ xấu,đầu tư hệ thống hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, nâng cao chất lượng nguồn nhânlực.3.4 Một số kiến nghịLuận văn đưa ra một số kiến nghị đối với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước vàNgân hàng TCMP Bắc Á nhằm tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của côngtác quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh ThăngLong. Các kiến nghi đưa ra được cân nhắc giữa yêu cầu thực tế và khả năng thựchiện được trong điều kiện hiện tại.14MỞ ĐẦU1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứuTrong môi trường hoạt động nhiều thử thách, các ngân hàng phải gánh chịu rủiro đáng kể để kiếm được lợi nhuận kỳ vọng. Một trong những hoạt động chủ yếuđem lại lợi nhuận và cũng như rủi ro lớn nhất đối với một ngân hàng đó là hoạtđộng tín dụng. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng mang lại và rủi ro tín dụng là haiyếu tố luôn song hành, không thế tách rời. Ngân hàng không thể loại bỏ hoàn toànđược rủi ro tín dụng trong hoạt động của mình mà chỉ có thể áp dụng các biện phápđể phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa mà rủi ro tín dụng có thể mang lại.Đứng trên quan điểm quản trị toàn bộ hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt độngtín dụng khách hàng cá nhân nói riêng, một tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt độngtín dụng phải luôn được xác định trong chiến lược hoạt động chung. Khi ngân hàngkinh doanh với mức tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó làsự thành công trong lĩnh vực quản trị rủi ro.Hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân của các NHTM hiện nay đang ngàycàng phát triển. Quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng khách hàng cá nhân là vấnđề mà các NHTM, các cơ quan quản lý luôn quan tâm và chú trọng để xây dựng cácbiện pháp phù hợp. Xây dựng một hệ thống hoàn thiện trong quản trị rủi ro nóichung và quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân nói riêng mang tính chất thenchốt trong sự tồn tại của một ngân hàng thương mại.Ngân hàng TMCP Bắc Á là một trong những ngân hàng TMCP uy tín, tìnhhình kinh doanh được duy trì trong thời gian qua khá ổn định, trong đó hoạt độngquản trị rủi ro tín dụng luôn luôn được coi trọng. Ðặc biệt tại Ngân hàng TMCP BắcÁ – Chi nhánh Thăng Long cùng với sự phát triển cả quy mô tín dụng, hoạt độngquản trị rủi ro tín dụng đã bắt đầu được quan tâm chặt chẽ và đúng hướng. Mặc dùđã có những kết quả ban đầu nhưng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cánhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long vẫn còn nhiều bất cập,chưa được kiểm soát một cách hiệu quả và đang có xu hướng ngày một gia tăng.15Chính vì thế, Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long phải tự mìnhhoàn thiện hệ thống quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân nhằm duy trì hoạtđộng một cách hiệu quả và bền vững, vượt qua những thử thách mà nền kinh tế hộinhập đã đang và sẽ đem lại. Rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân phải được quản lý,kiểm soát một cách bài bản và có hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạmvi rủi ro chấp nhận được, hỗ trợ việc phân bổ vốn hiệu quả hơn trong hoạt động tíndụng, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh từ rủi ro tín dụng và tăng thêm lợi nhuậnkinh doanh của ngân hàng, góp phần nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế của ngân hàngtrong cạnh tranh. Nhận thức được tầm quan trọng đó nên tôi đã chọn “Quản trị rủiro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á –Chi nhánh Thăng Long” để làm đề tài cho luận văn của mình.2. Tình hình nghiên cứuQuản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân hiện nay là vấn đề mà các NHTMluôn quan tâm và chú trọng để xây dựng các biện pháp phù hợp, nâng cao năng lựccạnh tranh và hiệu quả kinh doanh trong hoạt động tín dụng Ngân hàng. Theo tác giảđược biết thì đề tài về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân đã được nhiều tác giảnghiên cứu ở nhiều cấp độ khác nhau như: Luận văn thạc sĩ nghiên cứu khoa học, báocáo tốt nghiệp,… Sau đây là một số đề tài nghiên cứu mà tác giả được biết: Đề tài:“Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB)” của tác giả LươngThu Phương – Trường Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đưa ra đượccái nhìn tổng quát về tình hình quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc dânvà đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Ngânhàng TMCP Quốc dân. Tiếp theo là đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vayngắn hạn đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP ViệtÁ – Chi nhánh Buôn Ma Thuột” của tác giả Trần Thị Hương Thảo – Trường Đại họcĐà Nẵng. Nghiên cứu đã đánh giá được thực trạng quản trị rủi ro tín dụng cho vayngắn hạn đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánhBuôn Ma Thuột và cũng đưa ra đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảquản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Buôn Ma Thuột.Trong phạm vi nghiên cứu của Trường Đại học Thăng Long có đề tài: “Giải pháp16hạn chế rủi ro cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển Nông thôn – Chi nhánh Láng Hạ” của tác giả Trần Phú Hưng. Đề tài đãđề ra được các giải pháp hạn chế rủi ro cho vay đối với khách hàng cá nhân tại Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinhdoanh của chính ngân hàng đó.Các đề tài nói trên chỉ nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng nói chung tại mộtngân hàng bất kỳ trong hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam, hơn nữa số liệunghiên cứu chưa cập nhật khoảng 5 -10 năm về trước. Chính vì vậy với đề tài đãchọn “ Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á –Chi nhánh Thăng Long”, tác giả sẽ đi sâu vào nghiên cứu về tình hình quản trị rủi rotín dụng khách hàng cá nhân tại chính đơn vị công tác.3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứuMục tiêu nghiên cứuTrên cơ sở nghiên cứu những lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng của NHTMvà phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàngTMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long trong thời gian qua, luận văn phân tích vàđề xuất các giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tạiNgân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long.Nhiệm vụ nghiên cứuĐể thực hiện được mục đích nghiên cứu, đề tài đưa ra những nhiệm vụ sau đây:Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về tổng quan quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cánhân trong hoạt động của Ngân hàng thương mạiĐiều tra, phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tạiNgân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long giai đoạn 2015 – 2018Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị rủi ro tíndụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứuĐối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị rủi ro tíndụng khách hàng cá nhân của NHTM.17Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tạiNgân hàng TMCP Bắc Á – Chi nhánh Thăng Long trong giai đoạn từ năm 2015 đếnnăm 2018.4. Phương pháp nghiên cứuCác phương pháp được sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài gồm: phươngpháp thống kê, so sánh và tổng hợp…Đề tài cũng sử dụng và vận dụng các lý thuyếtcơ bản về rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân và quản trị rủi ro tín dụng khách hàngcá nhân.5. Kết cấu của luận vănNgoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 3 chương, cụ thể nhưsau:Chương I: Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tronghoạt động của Ngân hàng thương mạiChương II: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngânhàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng LongChương III: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhântại Ngân hàng TMCP Bắc Á – chi nhánh Thăng Long18CHƯƠNG ITỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁNHÂN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI1.1 Tín dụng khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại1.1.1 Khái niệm khách hàng cá nhânKhách hàng trong tín dụng là là cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác có nhu cầu sửdụng vốn phục vụ mục đích tiêu dùng, đầu tư hay phục vụ hoạt động sản xuất kinhdoanh của cá nhân, hộ gia đình đó. Khác với các doanh nghiệp và các tổ chức kinhtế, khách hàng cá nhân thường có số lượng rất lớn, nhu cầu vay vốn rất đa dạngsong không thường xuyên và chịu sự ảnh hưởng nhiều của môi trường kinh tế, vănhóa – xã hội. Chính vì vậy, ở mỗi khu vực khác nhau, nhu cầu vay vốn của kháchhàng cá nhân cũng rất khác nhau.1.1.2 Đặc điểm khách hàng cá nhân trong hoạt động tín dụngThứ nhất, thời gian vay vốn của KHCN rất đa dạng, bao gồm các khoản vayngắn hạn, trung và dài hạn. Đối với những khoản vay bổ sung vốn lưu động phụcvụ sản xuất kinh doanh thì thời hạn chủ yếu là vay ngắn hạn. Còn đối với nhữngkhoản vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình thì thời hạn vaythường là trung và dài hạn.Thứ hai, quy mô và số lượng các khoản vay của khách hàng cá nhân thườngnhỏ hơn đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Tuy nhiên, đối với cácNHTM hoạt động theo định hướng là Ngân hàng bán lẻ thường có số lượng cáckhoản vay khách hàng cá nhân chiếm tỉ trọng lớn.Thứ ba, chi phí mà NHTM bỏ ra đối với các khoản cho vay KHCN thường lớncả về chi phí nhân lực và công cụ. Bởi đối tượng cho vay khách hàng là cá nhân códiễn biến phức tạp, số lượng các khoản vay là lớn, song quy mô mỗi khoản vay lạitương đối nhỏ.Thứ tư, lãi suất cho vay của các khoản cho vay KHCN thường cao hơn so vớicác loại hình cho vay doanh nghiệp. Nguyên nhân bởi vì chi phí cho vay KHCNtính trên mỗi đơn vị đồng cho vay là lớn, mức độ rủi ro của khoản vay cao và kémnhạy bén với lãi suất.19Thứ năm, các khoản cho vay KHCN bao giờ cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng cao.Bởi đối tượng cho vay là các cá nhân, hộ gia đình có tình hình tài chính dễ thay đổitùy theo tình trạng công việc và sức khỏe của họ. Trọng hoạt động sản xuất kinhdoanh, các cá nhân và hộ gia đình thường có trình độ quản lý yếu, thiếu kinhnghiệm, trình độ khoa học kỹ thuật lạc hậu do đó khả năng cạnh tranh trên thịtrường kém. Do vậy Ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro khi người vay bị thấtnghiệp, gặp tai nạn, phá sản. Mặt khác việc thẩm định và quyết định cho vay KHCNthường không đầy đủ về thông tin cũng là một trong những lý do dẫn tới tình trạngrủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay KHCN.1.1.3 Tín dụng khách hàng cá nhân1.1.3.1 Khái niệm tín dụng khách hàng cá nhânTín dụng khách hàng cá nhân là hoạt động tín dụng mà Ngân hàng thươngmại đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn của mình cho kháchhàng cá nhân một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theothỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi. Đối tượng khách hàng cá nhânbao gồm cá nhân và hộ gia đình có giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể.Mục đích vay bao gồm vay tiêu dùng và vay sản xuất kinh doanh trong đó:Vay tiêu dùng là hình thức tài trợ cho mục đích chi tiêu cá nhân, hộ gia đình. Cáckhoản cho vay tiêu dùng là nguồn tài chính quan trọng giúp người tiêu dùng có thểtrang trải các nhu cầu trong cuộc sống như nhà ở, phương tiện, vận chuyển, xâydựng, du lịch, du học, chữa bệnh…Vay sản xuất kinh doanh là hình thức tài trợ cho mục đích bổ sung vốn lưu động;thanh toán tiền mua máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các chi phí sảnxuất kinh doanh cần thiết; xây dựng, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,…Tín dụng khách hàng cá nhân đã phát triển từ lâu trên thế giới, nhưng là mộtkhái niệm chưa được phát triển rộng rãi ở thị trường Việt Nam. Hiện nay xu hướngtiêu dùng tăng cao để đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho cuộc sống tăng nhanh, nhất là ởcác thành phố lớn. Chính vì thế, các sản phẩm tín dụng cá nhân của ngân hàng được20khách hàng rất quan tâm. Đây là cơ sở để các ngân hàng tự tin đẩy mạnh mảng kinhdoanh tín dụng này.1.1.3.2 Đặc trưng tín dụng khách hàng cá nhânCác khoản cho vay đối với KHCN thường là các khoản vay có giá trị nhỏ,nhưng số lượng các khoản vay thường là rất lớn. KHCN thường có hai mục đíchvay sau: Thứ nhất là cá nhân vay đáp ứng nhu cầu vốn để tiêu dùng và các khoảnvay cá nhân cho mục đích này phục vụ cho nhu cầu chi tiêu cuộc sống hàng ngàynhư mua nhà đất, mua sắm trang thiết bị nội thất, xây dựng sửa chữa nhà cửa, duhọc,… Thứ hai là cá nhân, hộ kinh doanh vay đáp ứng nhu cầu bổ sung vốn lưuđộng để kinh doanh, quyền hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đìnhđược pháp luật thừa nhận, nhưng do năng lực hạn chế nên hoạt động kinh doanhthường không có quy mô lớn. Số tiền cho vay hai mục đích này đều bị giới hạn bởinhững điều kiện từ ngân hàng đó là: tính hợp lý của nhu cầu vốn, khả năng trả nợ vàtài sản đảm bảo.Số lượng khách hàng cá nhân đông do đối tượng của loại hình cho vay này là mọicá nhân trong xã hội, từ những người có thu nhập cao đến những người có thu nhậptrung bình và thấp. Nhu cầu tín dụng phong phú và đa dạng của khách hàng cánhân, vì khi chất lượng cuộc sống và trình độ dân trí được nâng cao, người dân càngcó nhu cầu vay ngân hàng để cải thiện và nâng cao mức sống.Chất lượng của các khoản vay thường là khá tốt. Tuy nhiên các khoản cho vayđối với khách hàng cá nhân chỉ có chất lượng tốt khi không có những biến cố từphía khách hàng. Bên cạnh đó các khoản vay thường có tính rủi ro cao nên đượccác Ngân hàng cho vay áp dụng mức lãi suất cao nhất trong bảng lãi suất cho vay ápdụng đối với các khoản vay trong các NHTM. Khi thẩm định cho vay thì thông tinvề bản thân khách hàng là một trong những yếu tố quan trọng để ngân hàng đưa đếnquyết định cho vay, bên cạnh tính hợp lý và hợp pháp của nhu cầu vốn, khả năng trảnợ và tài sản đảm bảo. Đối với khách hàng cá nhân, việc đánh giá nhân thân, nguồntrả nợ, mục đích sử dụng vốn vay thường khó đầy đủ và rõ ràng dẫn đến rủi rothông tin bất cân xứng, khiến cho việc thẩm định khách hàng thiếu chính xác.Nguồn trả nợ chủ yếu của khách hàng cá nhân là từ thu nhập ổn định ở thời điểm21hiện tại. Do vậy, nếu người vay gặp vấn đề về sức khoẻ, mất việc làm hay gặp cácbiến cố bất ngờ ảnh hưởng đến thu nhập thì sẽ không trả được nợ vay cho ngânhàng. Rủi ro này còn tăng lên đối với những khoản cấp tín dụng trên cơ sở tín chấp,do ngân hàng cấp tín dụng trên cơ sở thẩm định uy tín của khách hàng tốt hay xấumà không có biện pháp đảm bảo bằng tài sản. Trong trường hợp đó, nếu khách hàngthực sự không có khả năng trả nợ vay hoặc có khả năng, nhưng không có ý chí trảnợ vay trong khi việc quản lý thông tin về sự thay đổi nơi cư trú, công việc củakhách hàng là một điều không dễ dàng thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng khi xử lýkhoản vay để thu hồi nợ.Thời hạn của các khoản vay chủ yếu là ngắn hạn, một phần là trung hạn vàmột phần nhỏ là dài hạn. Điều đó có thể được giải thích phần nào là do đây là hìnhthức cho vay với mức lãi suất cao nhất trong các NHTM. Đối với khách hàng cánhân có nhu cầu vốn với mục đích phục vụ đời sống như mua bất động sản, xây sửanhà, mua ô tô thế chấp bằng tài sản hình thành trong tương lại,… thì thời hạn vay làtrung dài hạn và tối đa lên đến hai mươi năm. Còn đối với khách hàng cá nhân, hộkinh doanh có nhu cầu vốn bổ sung vốn để kinh doanh thì thời hạn cho vay thườngngắn hạn.1.1.4 Phân loại tín dụng khách hàng cá nhânCăn cứ vào mục đích sử dụng vốn, các khoản vay của khách hàng cá nhânbao gồm vay tiêu dùng và vay sản xuất kinh doanh. Vay tiêu dùng là khoản vay đáp ứng nhu cầu chi tiêu của các cá nhân: hộ gia đìnhnhư: xây nhà, sửa nhà, mua ô tô, du học, chữa bệnh, cưới hỏi… Vay sản xuất kinh doanh là các khoản vay phục vụ mục đích bổ sung vốn sảnxuất kinh doanh, đầu tư của cá nhân, hộ gia đình như: bổ sung vốn lưu động, muasắm tài sản cố định, đầu tư cơ sở vật chất cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tưkinh doanh chứng khoán, vàng.Căn cứ theo phương thức cho vay chủ yếu bao gồm cho vay từng lần, cho vaytrả góp, cho vay theo hạn mức thấu chi và cho vay theo hạn mức tín dụng.22 Cho vay từng lần là phương pháp cho vay mà mỗi lần vay Khách hàng và Ngânhàng đều phải làm các thủ tục cần thiết và ký hợp đồng tín dụng. Đây là hình thứccho vay theo món khi khách hàng có nhu cầu. Cho vay trả góp là hình thức cho vay mà Ngân hàng và Khách hàng xác định vàthỏa thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theonhiều kỳ hạn trong thời hạn vay. Cho vay theo hạn mức thấu chi là phương thức cho vay mà Ngân hàng thỏa thuậnbằng văn bản chấp nhận cho Khách hàng chi vượt số tiền có trên số dư tàikhoản thanh toán của Khách hàng tới một hạn mức nhất định, trong thời gian nhấtđịnh. Hiện nay, phương thức cho vay này đang được các NHTM thực hiện ngàycàng rộng rãi bởi tính ưu việt của nó. Cho vay theo hạn mức tín dụng là phương pháp cho vay mà Ngân hàng và Kháchhàng xác định và thỏa thuận một hạn mức tín dụng, duy trì hạn mức cho vay đượctính từ thời điểm hạn mức cho vay bắt đầu có hiệu lực, cho đến thời điểm hạn mứctín dụng đó hết hiệu lực hoặc hạn mức cho vay khác thay thế.Căn cứ biện pháp bảo đảm khoản vay chủ yếu bao gồm cho vay có tài sản bảođảm và cho vay không tài sản bảo đảm (tín chấp). Trong cả hai hình thức cho vayđều có kỳ hạn linh hoạt ngắn hạn hoặc trung và dài hạn. Cho vay có tài sản bảo đảm là loại cho vay mà Ngân hàng đưa ra điều kiệnKhách hàng cá nhân vay phải thế chấp tài sản, cầm cố hoặc có bảo lãnh của bên thứba. Cho vay không tài sản bảo đảm (tín chấp) là loại cho vay mà Ngân hàng khôngyêu cầu tài sản bảo đảm, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba mà chỉ dựa trên uytín của bên thứ ba. Đây là phương thức cho vay chủ yếu áp dụng đối với Kháchhàng cá nhân truyền thống, lâu năm và có uy tín.1.2 Rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân1.2.1 Khái niệm rủi ro tín dụng23
Tài liệu liên quan
- luận văn tài chính ngân hàng Công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phẩn Bắc Á Chi nhánh Thăng Long - Thực trang và giải pháp giai đoạn 2009 - 2011
- 55
- 335
- 0
- Luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP bưu điện liên việt chi nhánh đắk lắk
- 111
- 401
- 12
- luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng hợp tác xã việt nam – chi nhánh hải dƣơng
- 116
- 528
- 10
- luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng công thƣơng việt nam – chi nhánh bắc giang
- 116
- 576
- 5
- luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP quốc tế việt nam (VIB) – chi nhánh hà nội
- 98
- 411
- 0
- luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMCP đông nam á (SeABank) – chi nhánh hai bà trƣng
- 121
- 618
- 6
- luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng tmcp công thƣơng việt nam –chi nhánh nam thăng long
- 122
- 443
- 7
- luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng cổ phần công thương chi nhánh nam thăng long
- 130
- 191
- 1
- LUẬN văn THẠC sĩ quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP phương đông
- 159
- 68
- 0
- LUẬN văn THẠC sĩ quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP kỹ thương việt nam
- 112
- 122
- 3
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(2.28 MB - 108 trang) - luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh thăng long Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » đề Tài Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng
-
Luận Văn: Giải Pháp Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng, 9 ĐIỂM!
-
Luận Văn: Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Tại Agribank, HOT
-
Top 5 Đề Cương Luận Văn Thạc Sĩ Rủi Ro Tín Dụng
-
Top 15 đề Tài Luận Văn Rủi Ro Tín Dụng
-
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp ...
-
[PDF] QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP ... - VNU
-
Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Rủi Ro Tín Dụng
-
(PDF) QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC ...
-
LA02.144_Tác động Của Rủi Ro Tín Dụng đến Hiệu Quả Kinh Doanh ...
-
Cập Nhật đề Tài Luận Văn Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Hay Nhất
-
TOP 250 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Tài Chính Ngân Hàng
-
[PDF] TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề Tài “Hoàn Thiện Hoạt động Quản Trị Rủi Ro Tín ...
-
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Agribank
-
Top 100+ Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Tín Dụng Cá Nhân Hay