Luận ý Nghĩa Và Cát Hung Ngày Trực Bế (閉)
Có thể bạn quan tâm
Bài viết “Luận ý nghĩa và cát hung ngày Trực Bế (閉) – Nên và không nên làm việc gì” gồm các phần chính sau đây:
- Trực Bế là gì và cách tính ngày Trực Bế (閉) trong thập nhị kiến trừ
- Luận cát hung, việc nên làm/kiêng kỵ ngày Trực Bế (閉) theo Đổng Công tuyển trạch nhật
- Luận việc nên làm, việc kiêng kỵ ngày Trực Bế (閉) theo Hiệp kỷ biện phương thư
- Việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày Trực Kiến (建) theo Bành Tổ Kỵ Nhật
- Luận giải vận mệnh theo Thập nhị trực - Trực Bế (閉)
Đổng Trọng Thư là nhà triết học, có tri thức uyên bác bậc nhất thời Tây Hán. Ông dành toàn bộ cuộc đời của mình vào việc dạy học và nghiên cứu. Cuốn sách Đổng công tuyển nhật là một tài liệu chọn ngày sớm nhất từ trước tới giờ. Để xem review nội dung sách Đổng công tuyển nhật và link tải về ebook vui lòng xem bài viết “Sách Đổng Công tuyển trạch nhật yếu lãm – Sách xem ngày tốt xấu theo 12 trực của Đổng trọng thư”
Thập nhị trực (12 trực) còn gọi là Kiến trừ Thập nhị Khách lần lượt có tên là: Trực Kiến; Trực Trừ; Trực Mãn; Trực Bình; Trực Định; Trực Chấp; Trực Phá; Trực Nguy; Trực Thành; Trực Thu; Trực Khai; Trực Bế. Thời kỳ đầu 12 trực tượng trưng cho 12 canh giờ dùng để xét đoán hung cát trong tháng, về sau chuyển hoá dùng để xét cát hung ngày.
Cách sắp xếp 12 trực có quan hệ đến sao Phá Quân (còn gọi là Dao quang tinh) tức là sao đứng đầu trong hình cán gáo thuộc chùm sao Đại Hùng Tinh (chuôi sao Bắc Đẩu) theo cách gọi của thiên văn học hiện đại. Chập tối ngày tiết khí tháng giêng nó chỉ thẳng hướng vào phương Dần trước tiên, nên gọi là Kiến Dần, tháng 2 chập tối tiết đầu nó chỉ vào phương Mão nên gọi là Kiến Mão,…Chi tiết cách tính 12 trực và bảng tra vui lòng xem chi tiết tại bài viết “Luận giải phép xem ngày theo Thập nhị Kiến Trừ: nguồn gốc, cách tính, ý nghĩa cát hung 12 trực”
Trực Bế là gì? “Trực” là chỉ các sao, “Bế” là đóng lại, khép lại, ngưng trệ... Cách tính Trực Bế là xác định theo địa chi ngày theo tháng tiết khí trong lịch tiết khí chứ không phải theo tháng âm trong âm lịch. Bắt đầu mỗi năm theo lịch tiết khí lấy ngày lập xuân làm chuẩn để phân chia ranh giới giữa năm trước và năm sau (khác với lịch âm lấy ngày mùng một tháng giêng). Ngày lập xuân là ngày đầu tiên của tháng một (Dần), ngày giờ trước lập xuân vẫn tính là năm trước. Bắt đầu mỗi tháng theo lịch tiết khí dựa theo giờ tiết khí làm chuẩn mà tính ngày đầu tiên của tháng. Ngày giờ trước tiết khí coi như của tháng trước, cho dù âm lịch hoặc tháng nhuận là tháng nào thì âm chi của tháng đó cũng lấy tiết lệnh làm chuẩn. Để tìm hiểu rõ hơn về Tiết khí là gì và ứng dụng của lịch tiết khí độc giả xem thêm bài viết “Tiết khí là gì? Giải mã ý nghĩa 24 tiết khí và ứng dụng trong cuộc sống”
Sau đây là chi tiết ngày Trực Bế trong thập nhị kiến trừ:
Tháng giêng (Dần) gồm 2 tiết khí là lập xuân và Vũ Thủy: Trực Bế vào ngày Sửu có cát tinh: Tuế hợp, có hung tinh: Hoang vu, Hỏa tai, Địa tặc, Tứ thời cô quả, Nguyệt hư
Tháng 2 (Mão) gồm 2 tiết khí là Kinh Trập và Xuân Phân: Trực Bế vào ngày Dần có cát tinh: Phúc hậu, Thanh Long, Phổ hộ, Thiên xá, Cát khánh, có hung tinh: Hoàng sa, Ngũ quỷ
Tháng 3 (Thìn) gồm 2 tiết khí là Thanh minh và Cốc Vũ: Trực Bế vào ngày Mão có cát tinh: sao Yếu yên, có hung tinh: Nguyệt hỏa độc hỏa, Thiên lại, Nguyệt kiến chuyển sát, Câu trận, Thiên địa chuyển sát
Tháng 4 (Tỵ) gồm 2 tiết khí là Lập hạ và Tiểu Mãn: Trực Bế vào ngày Thìn có cát tinh: Phúc sinh, Đại hồng sa, Thiên quan, có hung tinh: Hoang vu, Nguyệt hư
Tháng 5 (Ngọ) gồm 2 tiết khí là Mang chủng và Hạ Chí: Trực Bế vào ngày Tỵ có cát tinh: Đại hồng sa, Phúc hậu, có hung tinh: không có thần sát
Tháng 6 (Mùi) gồm 2 tiết khí là Tiểu thử và Đại Thử: Trực Bế vào ngày ngày Ngọ có cát tinh: Thiên xá, Minh tinh, Cát khánh, Lục hợp, có hung tinh: Vãng vong, Thiên lại, Thọ tử, Nguyệt kiến chuyển sát, Thiên địa chuyển sát
Tháng 7 (Thân) gồm 2 tiết khí là Lập thu và Xử Thử: Trực Bế vào ngày Mùi có cát tinh: Tuế hợp, Thiên thành, Đại hồng sa, Ngọc đường, có hung tinh: Nguyệt hư, Hoang vu, Tứ thời cô quả
Tháng 8 (Dậu) gồm 2 tiết khí là Bạch Lộ và Thu Phân: Trực Bế vào ngày Thân có cát tinh: Cát khánh, Phúc hậu, Thánh tâm, Ngũ phú, Thiên xá, Thiên mã, có hung tinh: Thiên ôn, Bạch Hổ, Lôi công
Tháng 9 (Tuất) gồm 2 tiết khí là Hàn Lộ và Sương Giáng: Trực Bế vào ngày Dậu có cát tinh: sao Địa tài, có hung tinh: Nguyệt hỏa độc hỏa, Thiên lại, Thiên địa chuyển sát, Nguyệt kiến chuyển sát
Tháng 10 (Hợi) gồm 2 tiết khí là Lập Đông và Tiểu Tuyết: Trực Bế vào ngày Tuất có cát tinh: Ích hậu, Đại hồng sa, Cát khánh, Thiên tài, có hung tinh: Hoang vu, Nguyệt hư, Quỷ khốc
Tháng 11 (Tý) gồm 2 tiết khí là Đại Tuyết và Đông Chí: Trực Bế vào ngày Hợi Có cát tinh: sao Phúc hậu, có hung tinh: Tội chỉ, Chu tước
Tháng 12 (Sửu) gồm 2 tiết khí là Tiểu Hàn và Đại Hàn: Trực Bế vào ngày Tý có cát tinh: Cát khánh, Tục thế, Thiên xá, Lục hợp, có hung tinh: Hoàng sa, Thiên lại, hỏa tai, Phủ đầu dát, Nguyệt kiến chuyển sát, Thiên địa chuyển sát.
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch
Xem ngày Ngày cần xem Ngày cưới, ăn hỏi Ngày khởi công Ngày khai trương Ngày nhập trạch Ngày an táng Ngày nhậm chức Ngày cúng tế Ngày giao dịch Ngày tổ chức sự kiện Ngày xuất hành Ngày khám chữa bệnh Ngày phá dỡ Ngày họp mặt Ngày nhập học Ngày tố tụng Ngày khởi sự Ngày khởi sự (DL) Giờ khởi sự 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59
2. Luận cát hung, việc nên làm/kiêng kỵ ngày Trực Bế theo Đổng Công tuyển trạch nhật
Tháng giêng (Dần) gồm 2 tiết khí là lập xuân và Vũ Thủy. Trước lập xuân 1 ngày là tứ tuyệt, sau lập xuân tam sát tại Hướng Chính Bắc nên 3 hướng Hợi, Tý, Sửu kỵ tu tạo và động thổ. Trực Bế vào ngày Sửu: là ngày xấu không lợi cho hôn nhân, khởi tạo. Ngày này cần đề phòng hổ và rắn làm hại, lừa ngựa đá.
Tháng 2 (Mão) gồm 2 tiết khí là Kinh Trập và Xuân Phân. Trước Xuân phân 1 ngày là Tứ Ly, sau Kinh trập tam sát tại Hướng Chính Tây nên 3 hướng Thân, Dậu, Tuất kỵ tu tạo, động thổ. Trực Bế vào ngày Dần: có Hoàng sa, có Hoạt diệu nên hợp ghép hòm làm sinh phần nhưng là ngày mà ngũ hành không có khí (vô khí) nên bất lợi về tu tạo, động thổ, hôn nhân, nhập trạch, khai trương.
Tháng 3 (Thìn) gồm 2 tiết khí là Thanh minh và Cốc Vũ. Sau Thanh Minh tam sát tại Hướng Chính Nam nên 3 hướng Tỵ, Ngọ, Mùi kỵ tu tạo, động thổ. Trực Bế vào ngày Mão: là ngày rất xấu, trăm việc không nên dùng đặc biệt là hôn nhân, mai táng, nhập trạch, khởi tạo vì nếu dùng thì sẽ bị bệnh tật, gia đạo sa sút.
Tháng 4 (Tỵ) gồm 2 tiết khí là Lập hạ và Tiểu Mãn. Trước lập hạ 1 ngày là tứ tuyệt, sau lập hạ tam sát tại Hướng Chính Đông nên 3 hướng Dần, Mão, Thìn kỵ tu tạo và động thổ. Trực Bế vào ngày Thìn: ngày Mậu Thìn, ngày Giáp Thìn sát nhập trung cung nên rất xấu không nên tu tạo, khai trương, nhập trạch, an táng bởi nếu dùng thì hao tổn nhân khẩu, tài sản hao hụt. Ngày Canh Thìn tuy có Nguyệt đức nhưng lại bị Thiên địa chuyển sát nên cũng xấu. Ngày Bính Thìn, ngày Nhâm Thìn có hỏa tinh nhưng cũng không nên khởi tạo, hôn nhân, nhập trạch, khai trương mà chỉ nên làm việc nhỏ
Tháng 5 (Ngọ) gồm 2 tiết khí là Mang chủng và Hạ Chí. Trước Hạ Chí 1 ngày là tứ ly, sau Mang Chủng tam sát tại Hướng Chính Bắc nên 3 hướng Hợi, Tý, Sửu kỵ tu tạo, động thổ. Trực Bế tại ngày Tỵ: ngày Ất Tỵ, ngày Tân Tỵ có Hoàng la, Tử đàng là 2 sao tốt chiếu nên khởi công, tạo tác, động thổ, sửa chữa, hôn nhân, khai trương, xuất hành, nếu dùng thì thêm nhà cửa, gia đình an khang, thịnh vượng. Các ngày Đinh Tỵ, ngày Kỷ Tỵ, ngày Quý Tỵ đều xấu, không hợp với việc gì.
Tháng 6 (Mùi) gồm 2 tiết khí là Tiểu thử và Đại Thử. Sau Tiểu Thử tam sát ở Hướng Chính Tây nên 3 hướng Thân, Dậu, Tuất kỵ tu tạo, động thổ. Trực Bế vào ngày Ngọ: bị Vãng vong.
Ngày Giáp Ngọ có Thiên xá nhưng cũng không chuyển sát được, tuy có Nguyệt đức nhưng lại phạm Thọ tử nên khí chẳng vẹn toàn nên cũng chỉ có thể dùng việc nhỏ. Ngày Bính Ngọ có thể an táng hoặc kinh doanh nhỏ. Ngày Nhâm Ngọ, ngày Canh Ngọ cũng chỉ nên an táng là tạm được còn các việc khác không nên dùng. Ngày Mậu Ngọ là trùng tang, tuyệt đối không thể dùng.
Tháng 7 (Thân) gồm 2 tiết khí là Lập thu và Xử Thử. Trước lập Thu một ngày là Tứ Tuyệt, Sau lập Thu tam sát ở tại Hướng Chính Nam nên 3 hướng Tỵ, Ngọ, Mùi kỵ tu tạo, động thổ. Trực Bế vào ngày Mùi: Có Thiên thành, bị Thiên tặc. Ngày Quý Mùi có Hỏa tinh, Thiên đức;
Ngày Kỷ Mùi là Hỏa tinh nên 2 ngày này hợp tu tạo, nhập trạch, đổ móng, xuất hành, khai trương được tốt vừa. Ngày Tân Mùi, ngày Đinh Mùi có thể dùng cho việc nhỏ. Riêng có ngày Ất Mùi là Sát nhập trung cung rất xấu nên tránh, nếu như ở trong sân đóng đinh, làm ồn ào mà kinh động tới Thần sát thì gia trưởng sẽ bị tổn thương đầu, mặt, tay, chân… tai nạn về nước sôi, lửa bỏng, tiểu nhân ám hại, kiện cáo, thị phi.
Tháng 8 (Dậu) gồm 2 tiết khí là Bạch Lộ và Thu Phân. Trước thu phân 1 ngày là Tứ Ly, sau Bạch Lộ là tam sát tại Hướng Chính Đông nên 3 hướng Dần, Mão, Thìn kỵ tu tạo và động thổ. Trực Bế vào ngày Thân: ngày Mậu Thân có Thiên xá, Ngày Canh Thân, ngày Bính Thân có Thiên đức, Nguyệt đức là các ngày rất tốt nên xuất hành, sửa mới, động thổ, khởi công, đổ móng, hôn nhân, nhập trạch, an táng, khai trương, làm kho chứa, nếu dùng sẽ lợi con cháu, thêm bất động sản, nhà cửa phát đạt. Ngày Giáp Thân, ngày Nhâm Thân là tốt vừa.
Tháng 9 (Tuất) gồm 2 tiết khí là Hàn Lộ và Sương Giáng. Sau Hàn Lộ tam sát tại Hướng Chính Bắc nên 3 hướng Hợi, Tý, Sửu kỵ tu tạo và động thổ. Trực Bế vào ngày Dậu: Lúc này là giao giới hai mùa thu và đông, đều là Sát thương. Ngày Ất Dậu là ngày có thể an táng. Các ngày Dậu còn lại ngũ hành không có khí (vô khí) nên xấu không nên khởi tạo, hôn nhân, nhập trạch, khai trương… Ngày Kỷ Dậu bị Cửu thổ quỷ nên càng xấu.
Tháng 10 (Hợi) gồm 2 tiết khí là Lập Đông và Tiểu Tuyết. Trước lập đông một ngày là Tứ tuyệt, sau lập đông tam sát tại Hướng Chính Tây nên 3 hướng Thân, Dậu, Tuất kỵ tu tạo, động thổ. Trực Bế vào ngày Tuất: có Hỏa tinh. Ngày Giáp Tuất có Nguyệt đức nên hôn nhân, khai trương, xuất hành, nhập trạch nhưng không lợi cho động thổ, khởi tạo, mai táng, di chuyển chỗ ở. Các ngày Tuất còn lại đều xấu, riêng ngày Bính Tuất, ngày Mậu Tuất là đại hung, tuyệt đối không nên dùng.
Tháng 11 (Tý) gồm 2 tiết khí là Đại Tuyết và Đông Chí. Trước Đông chí 1 ngày là Tứ ly, Sau Đại Tuyết tam sát tại Hướng Chính Nam nên 3 hướng Tỵ, Ngọ, Mùi kỵ tu tạo, động thổ. Trực Bế vào ngày Hợi: ngày Ất Hợi, ngày Kỷ Hợi có sao Văn Xương, Quý hiển, Hoàng la, Tử đàng, Thiên hoàng, Địa hoàng, Liên châu, Thiên đăng, Tụ lộc, Đới mã, Kim ngân, Khố lâu, Bảo tàng là những sao tốt cùng chiếu nên là ngày đại cát cho mọi việc từ khởi tạo, hôn nhân, nhập trạch, khai trương, động thổ…nếu dùng sẽ sinh quý tử, tăng tài lộc, gia đạo hưng vượng. Ngày Đinh Hợi là ngày tốt vừa có thể dùng. Ngày Quý Hợi là ngày cuối cùng của lục thập hoa giáp không nên dùng. Ngày Tân Hợi là ngày Kim của đàn bà, là kỳ âm phủ quyết khiển nên không dùng được.
Tháng 12 (Sửu) gồm 2 tiết khí là Tiểu Hàn và Đại Hàn. Sau Tiểu hàn tam sát tại Hướng Chính Đông nên 3 hướng Dần, Mão, Thìn kỵ tu tạo và động thổ. Trực Bế vào ngày Tý: có Hoàng sa.
Ngày Canh Tý tuy có Thiên đức, Nguyệt đức nhưng lại gặp lúc Thiên Địa chuyển Sát nên cũng không dùng được. Ngày Nhâm Tý, ngày Bính Tý là lúc trời chuyển đất xoay không nên khởi công, động thổ. Ngày Giáp Tý: Thiên xá, là ngày tấn thần (phong thần) và ngày Mậu Tý chỉ dùng cho việc nhỏ thì được, nếu dùng cho việc lớn thì xấu bị tai nạn triền miên.
3. Luận việc nên làm, việc kiêng kỵ ngày Trực Bế theo Hiệp kỷ biện phương thư
Cuốn sách “Hiệp kỷ biện phương thư” của tác giả Mai Cốc Thành là bộ sách kinh điển về xem ngày tốt xấu (trạch nhật), một kho tàng cực kỳ quý giá của văn hóa cổ Trung Hoa. Theo Hiệp kỷ biện phương thư thì ngày Trực Bế còn gọi là Huyết chi, đóng ở sau Kiến một thời. Kiến sinh ở Khai mà dưỡng ở Bế. Bế tại 12 thời giống như tiểu đông. Thân người cùng với khí trời đất tương ứng với nhau nên ngày Bế kỵ châm cứu, xuất huyết. Ngày Bế nên tu bổ đê điều, lấp hầm hố, trát vá tường.
4. Việc nên làm và việc kiêng kỵ trong ngày Trực Bế (閉) theo Bành Tổ Kỵ Nhật
Bành Tổ (彭祖)có nơi gọi là Bành Khanh, hoặc có nơi viết ông họ Tiên tên Khanh (篯铿), tên của ông được lưu truyền trong dân gian với câu nói “Cao nhất là cột chống trời, thọ nhất trên đời là ông Bành Tổ”. Việc Ông Bành Tổ có thực sự đưa ra một số ngày kiêng kỵ đối với những công việc khác nhau hay là do các thuật sỹ đời sau sáng tạo ra đến nay vẫn còn tranh cãi về tính xác thực vì thời Bành Tổ sống chưa có lịch can chi? Chỉ biết các sách trạch cát, xem ngày tốt xấu vẫn gọi là “Bách kị ca” (百忌謌)hoặc Bành Tổ Kỵ Nhật hay Bành Tổ Bách Kỵ. Tôi vẫn xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo hệ thống những việc kiêng kỵ theo ngày Bành Tổ Bách Kỵ, tin hay không là tùy độc giả. Ngoài ra có rất nhiều việc kiêng kỵ không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại bây giờ. Sau đây là việc nên làm và việc kiêng kỵ ngày Trực Bế theo Bành Tổ Kỵ Nhật
闭淡竖造, 只许安康
BẾ đạm thụ tạo, chỉ hứa an khang
Ngày Trực BẾ không xây mới, chỉ lập kế hoạch
Thực tế việc xác định ngày đẹp, ngày xấu không hề mê tín mà có cơ sở khoa học, rất phức tạp đòi hỏi sự hiểu biết sâu về âm dương, ngũ hành, các ngôi sao…và cần phải phối hợp nhiều phương pháp xem ngày như sau:
Xem ngày tốt xấu theo nhị thập bát tú (28 sao)
Xem ngày theo sinh khắc ngũ hành can chi: ngày Bảo nhật, ngày Thoa nhật, ngày Phạt nhật, ngày Chế nhật, ngày Ngũ ly nhật.
Tránh ngày xung khắc với tuổi người chủ sự
Phép xem ngày tốt xấu theo lục diệu qua 6 đốt ngón tay: Ngày Đại An, ngày Lưu Liên, ngày Tốc Hỷ, ngày Xích Khẩu, ngày Tiểu Cát, ngày Không Vong
Xem ngày theo Thập Nhị Trực (12 trực): Trực Kiến; Trực Trừ; Trực Mãn; Trực Bình; Trực Định; Trực Chấp; Trực Phá; Trực Nguy; Trực Thành; Trực Thu; Trực Khai; Trực Bế
Xem ngày xuất hành theo lịch Khổng Minh
Xem ngày theo Thông thư, ngọc hạp chánh tông
Phép xem ngày tốt xấu theo Kinh Kim Phù (Cửu Tinh): Ngày Yểu Tinh, Ngày Hoặc Tinh, Ngày Hòa Đao, Ngày Sát Cống, Ngày Trực Tinh, Ngày Quẻ Mộc, Ngày Giác Kỷ, Ngày Nhân Chuyên, Ngày Lập Tảo
Xem ngày tốt xấu theo kinh dịch dựa trên lập quẻ mai hoa dịch số
Lịch vạn niên của xemvm.com là phần mềm lịch vạn niên duy nhất hiện nay đưa ra đầy đủ kết quả và luận giải về tất cả các phương pháp xem ngày bên trên…nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm lịch vạn niên số 1 hiện nay. Phiên bản lịch vạn niên 2023 hoàn toàn mới của chúng tôi không những giao diện đẹp, dễ sử dụng mà còn luận giải chính xác và chi tiết từng mục giúp độc giả dễ dàng lựa chọn được ngày tốt, giờ đẹp để khởi sự công việc. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm lịch vạn sự khác.
Lịch vạn niên - Chọn giờ tốt ngày đẹp
Xem ngày Ngày cần xem Ngày cưới, ăn hỏi Ngày khởi công Ngày khai trương Ngày nhập trạch Ngày an táng Ngày nhậm chức Ngày cúng tế Ngày giao dịch Ngày tổ chức sự kiện Ngày xuất hành Ngày khám chữa bệnh Ngày phá dỡ Ngày họp mặt Ngày nhập học Ngày tố tụng Ngày khởi sự Ngày khởi sự (DL) Giờ khởi sự 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59
5. Luận giải vận mệnh theo Thập nhị trực - Trực Bế (閉)
Hiện nay tồn tại 2 cách xác định vận mệnh theo 12 trực như sau:
Cách 1: Xác định vận mệnh theo trực dựa trên năm sinh do sách Thông thư vạn sự đưa ra thì người có mệnh Trực Bế là các tuổi Kỷ Mão, Nhâm Ngọ, Đinh Dậu, Giáp Tý, Ất Mão
Hoả tinh, tính nóng, giận mất khôn
Cơ nghiệp bon chen chuyển mấy lần
Tự thân lập nghiệp xa quê Mẹ
Năm mươi nhà cửa tạm yên dần
Người có mệnh trực Bế Thuộc Hoả tinh, thường gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống và công việc, tính tình rất nóng nảy nên nhiều khi hỏng việc nếu không biết kiềm chế thì giang dở công danh lẫn lứa đôi, là người sống tự lập, không thừa hưởng của Cha Mẹ, cuộc đời thăng trầm, nhiều nghề xoay trở, đến 50 tuổi mới ổn định.
Cách 2: Xác định vận mệnh theo trực dựa trên năm sinh và tháng sinh theo lịch tiết khí do sách Ngọc hạp chánh tông đưa ra thì người có mệnh Trực Bế là các tuổi: tuổi tý sinh tháng 12, tuổi Sửu sinh tháng 1, tuổi Dần sinh tháng 2, tuổi Mão sinh tháng 3, tuổi Thìn sinh tháng 4, tuổi Tỵ sinh tháng 5, tuổi Ngọ sinh tháng 6, tuổi Mùi sinh tháng 7, tuổi Thân sinh tháng 8, tuổi Dậu sinh tháng 9, tuổi Tuất sinh tháng 10, tuổi Hợi sinh tháng 11.
Bế, Hỏa, tơ lửa mới nhen
Người sinh trực ấy hao công, tốn tiền
Một mình không cậy nhờ ai
Nam tần bắc Hải, một mình lập thân
Bạn vừa xem bài viết “Luận ý nghĩa và cát hung ngày Trực Bế (閉) – Nên và không nên làm việc gì” của Thầy Uri – một chuyên gia phong thủy, dịch học của xemvm.com. Đừng quên trải nghiệm 1 lần phần mềm luận giải vận mệnh trọn đời chính xác nhất hiện nay của chúng tôi ở bên dưới. Phiên bản xem vận mệnh 2023 phân tích bát tự (giờ ngày tháng năm sinh) theo lá số tử vi, lá số tứ trụ rồi giải đoán chi tiết vận mệnh theo tử vi khoa học, tứ trụ tử bình, luận đoán giàu nghèo theo phép cân xương đoán số, theo thập nhị trực, mệnh theo cửu tinh, theo sách số diễn cầm tam thế diễn nghĩa…nhằm giúp độc giả có cái tổng hợp, cho kết quả chính xác hơn… nên vinh dự được độc giả bình chọn là phần mềm xem vận mệnh trọn đời uy tín nhất hiện nay. Hãy thử một lần để cảm nhận sự khác biệt so với các phần mềm xem vận mệnh khác.
Xem bói vận mệnh trọn đời
Luận giải Ngày sinh(DL) Giờ sinh 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 Giới tính Nam Nữ
Từ khóa » Trực Bế Có Nghĩa Là Gì
-
Luận Giải Trực Bế Trong Nhị Thập Kiến Trừ Chi Tiết Và đầy đủ Nhất
-
Ngày Trực Bế Nghĩa Là Gì?
-
Ngày Trực Bế Là Gì & Giải đáp Ngày Trực Bế Là Ngày Tốt Hay Xấu?
-
Ngày Trực Bế – Tĩnh Tại Và Lặng Yên Trước Ngày Trỗi Dậy - Tuviso
-
Cát, Hung Của Thập Nhị Trực Trong Phong Thủy
-
Trực Là Gì? Cách Tính Và Ý Nghĩa Của 12 Trực
-
Cát, Hung Của Thập Nhị Trực Trong Phong Thủy - VIETWIKI.VN
-
12 Trực Là Gì - Thập Nhị Trực Là Gì? Cách Xem Như Thế Nào?
-
Đọc Thêm Cách Tính Về 12 Trực - Tử Vi - Kinh Dịch
-
Trực Bế Bốn Bên đóng Lại Rồi
-
12 Trực Là Gì? Cát, Hung Của Thập Nhị Trực Trong Phong Thủy
-
Ngày Trực Trừ Là Ngày Nào ? Cách Tính Trực Trừ Và Ý Nghĩa Của ...
-
Âm Lịch: 12 Trực - Xem Ngày Tốt Xấu