Luật đá Phạt Có Hàng Rào Trong Bóng đá - Phương Nam 24h

Nếu bạn là một người thường xuyên xem bóng đá chắc hẳn cũng biết, trước những cú đá phạt trực tiếp sẽ có một hàng rào phòng ngự được thiết lập. Điều này nhằm mục đích hạn chế nguy hiểm từ cú sút của đối phương. Khi phải chịu một quả đá phạt trực tiếp, việc nắm được luật đá phạt có hàng rào trong bóng đá sẽ giúp bạn biết cách sắp xếp đội hình sao cho hợp lý để hỗ trợ thủ môn chắn bóng tốt nhất.

Luật đá phạt có hàng rào trong bóng đá

Mục lục

  • Tầm quan trọng của hàng rào đá phạt
  • Luật đá phạt hàng rào trong bóng đá
  • Cách xếp hàng rào trước khi đá phạt

Tầm quan trọng của hàng rào đá phạt

Hàng rào đá phạt sẽ được thiết lập khi các cầu thủ phe tấn công phạm lỗi nặng bên ngoài khu vực 16m50. Không phải tự nhiên mà có sự xuất hiện của hàng rào cũng như cách thiết lập. Trên thực tế, hàng rào có vai trò cực kỳ to lớn trong việc ngăn cản bóng từ quả đá phạt trực tiếp của đối phương để giảm khả năng đi vào khung thành.

Khi hàng rào đủ chắc chắn sẽ giảm bớt áp lực cho thủ môn trước những cú đá từ đội bạn cũng như cản phá bóng. Điều này cũng sẽ giúp các cầu thủ khác có thể thực hiện tấn công và uy hiếp lại khung thành của đối thủ.

Đá phạt hàng rào

Luật đá phạt hàng rào trong bóng đá

Trong một trận bóng, không phải lúc nào cũng có sự xuất hiện của hàng rào đá phạt. Điều này chỉ xảy ra khi đội bóng phạm lỗi nặng và phải chịu một quả đá phạt trực tiếp. Lúc này, hàng rào sẽ được hình thành để cản phá cú sút từ đối phương. Theo đó, FIFA cũng đưa ra các quy định cụ thể về nguyên tắc trong đá phạt hàng rào như sau:

- Nơi cầu thủ phạm lỗi sẽ là vị trí đặt bóng. Khi đó, hàng phòng thủ sẽ được thiết lập để giảm sự nguy hiểm đối với khung thành của đội nhà.

- Thủ môn sẽ là người quyết định số lượng cầu thủ có trong hàng rào.

- Khoảng cách từ vị trí đặt bóng đến hàng rào ít nhất là 9m15.

- Thời gian thiết lập hàng rào sẽ do trọng tài quyết định dựa vào mức độ nguy hiểm từ vị trí đặt bóng đến khung thành.

- Nếu thực hiện quả đá phạt hàng rào trong vòng cấm thì thời gian thiết lập sẽ nhiều hơn. Thủ môn cũng có thể trao đổi với trọng tài để thêm thời gian nếu vẫn chưa thiết lập xong.

- Trường hợp bóng đặt ở gần khu vực cấm địa thì khoảng cách từ hàng rào đá phạt sẽ bằng 1/3 khoảng cách từ điểm đá phạt đến khung thành.

- Khi có sự cho phép của trọng tài, cầu thủ thực hiện cú đá phạt mới được sút bóng.

- Bất kỳ cầu thủ nào có ý định kéo dài thời gian đều sẽ bị xử phạt theo từng mức độ khác nhau.

Đá phạt hàng rào trong vòng cấm

Cách xếp hàng rào trước khi đá phạt

Trong luật sút phạt hàng rào, FIFA không quy định số lượng cầu thủ có trong rào chắn mà chính thủ môn sẽ là người quyết định điều này cũng như cách sắp xếp như thế nào sao cho hợp lý. Theo những chia sẻ từ giới chuyên môn, nếu phải chịu một quả đá phạt chính diện gần khu vực cấm địa thì đội phòng thủ nên sắp xếp hàng rào bao gồm 4 - 5 cầu thủ đứng hơi lệch so với vị trí trung tâm.

Với cách xếp này, trái bóng sẽ rất khó đi vào góc khi cầu thủ phía đối phương thực hiện cú sút. Còn nếu đối phương lựa chọn đá đường bóng thấp thì thường sẽ có xu hướng đá về phía thủ môn. Thế nên, những cầu thủ đứng trong rào chắn lúc này chỉ cần che hướng sút một bên, còn thủ môn sẽ tập trung vào bên còn lại và sẵn sàng chặn bóng.

Tuy nhiên, không phải tình huống bóng nào cũng nằm trong sự kiểm soát của thủ môn. Mỗi cầu thủ thực hiện cú sút sẽ có một chiến lược và kỹ thuật sút phạt hàng rào khác nhau. Chính vì vậy, trong trường hợp này thủ môn cần phải thật tỉnh táo và có phán đoán chính xác hướng đi của bóng để có thể ngăn cản kịp thời nguy hiểm từ pha đá phạt trực tiếp.

Luật sút phạt hàng rào

Trên đây là những nội dung chia sẻ của đội ngũ biên tập viên chúng tôi về luật đá phạt hàng rào trong bóng đá. Hi vọng qua bài viết, bạn đã hiểu hơn về cách sắp xếp một hàng rào tốt nhất nhằm ngăn chặn được những cú đá phạt nguy hiểm từ đối phương để có thể bảo vệ khung thành không bị rung lưới.

Từ khóa » đá Phạt Hàng Rào Trong Vòng Cấm