Luật Dân Sự Là Gì? Phương Pháp điều Chỉnh Của Luật Dân Sự Việt Nam
Mục lục bài viết
- 1 1. Luật dân sự là gì?
- 2 2. Khái niệm phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự:
- 2.1 2.1. Phương pháp điều chỉnh:
- 2.2 2.2. Đối tượng điều chỉnh:
- 3 3. Đặc điểm của các phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự:
1. Luật dân sự là gì?
Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự do Nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh các quan hệ tài sản và các quan hệ nhân thân phi tài sản hoặc có liên quan đến tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, dựa trên nguyên tắc bình đẳng pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những người tham gia quan hệ đó.
2. Khái niệm phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự:
2.1. Phương pháp điều chỉnh:
Phương pháp điều chỉnh của ngành luật là tổ hợp các phương tiện, biện pháp, cách thức tác động lên các quan hệ xã hội do ngành luật đó điều chỉnh.Thông qua đó, pháp luật tác động vào các quan hệ xã hội một cách đồng bộ làm nảy sinh, xác lập, bảo vệ, phát triển hoặc phòng ngừa, ngăn cấm, hạn chế đến sự nảy sinh, tồn tại, phát triển các quan hệ xã hội mà nhà cầm quyền mong muốn trong các lĩnh vực hoạt động nhất định của Nhà nước, xã hội và công dân. Phương pháp điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh là căn cứ để phân chia các ngành luật trong hệ thống pháp luật.
Phương pháp điều chỉnh được sử dụng trong luật dân sự là tôn trọng sự bình đẳng. Thoả thuận của các bên tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Sự bình đẳng của các chủ thể dựa trên cơ sở sự độc lập về mặt tài sản và tổ chức. Việc xác lập và giải quyết những quan hệ về tài sản, quan hệ nhân thân chủ yếu do ý chí và lợi ích chính các chủ thể là cá nhân, tổ chức tham gia quan hệ đó. Bởi không có sự ràng buộc về tài sản và tổ chức nên các chủ thể đều có tư cách pháp lý ngang nhau. Cho nên Nhà nước khuyến khích sự thoả thuận giữa các chủ thể trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
2.2. Đối tượng điều chỉnh:
Đối tượng điều chỉnh của pháp luật là Những quan hệ xã hội trong một lĩnh vực của đời sống xã hội hoặc những nhóm quan hệ xã hội có tính chất giống nhau, gần gũi với nhau do một ngành luật điều chỉnh. Đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh là căn cứ để phân chia các ngành luật trong hệ thống pháp luật. Đối tượng điều chỉnh được ghi ngay đoạn đầu các bộ luật hoặc văn bản luật.
Các quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự . Các chủ thể tham gia quan hệ độc lập, bình đẳng, tự nguyện cam kết, thỏa thuận và chịu trách nhiệm tài sản. Đối tượng điều chỉnh Luật dân sự bao gồm các nhóm quan hệ sau:
Quan hệ tài sản: Các quan hệ xã hội giữa con người với con người thông qua một tài sản nhất định
Thứ nhất, Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự đa dạng, phong phú:
+ Đa dạng về lĩnh vực: Bao gồm các quan hệ trong trạng thái “tĩnh” (quan hệ xác định một tài sản thuộc về ai? – Quan hệ sở hữu) và trong trạng thái “động” (tài sản là đối tượng các quan hệ trong quá trình trao đổi của giao lưu dân sự – mua bán, tặng cho, thuê, gửi giữ, vận chuyển, gia công…);
+ Đa dạng về đối tượng: vật, tiền, giấy tờ có giá, quyền tài sản; tài sản hiện tại, tài sản hình thành trong tương lai; tài sản vô hình, tài sản hữu hình…
+ Đa dạng về chủ thể: cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và Nhà nước; chủ thể mang quốc tịch Việt Nam, chủ thể mang quốc tịch nước ngoài.
– Thứ hai, Quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự mang tính ý chí
+ Phản ánh và ghi nhận ý chí của các chủ thể trong quan hệ tài sản: trong xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ;
+ Chịu tác động bởi ý chí của nhà nước – Tính phù hợp với qui định của BLDS: mỗi quan hệ tài sản trong giao lưu dân sự đều chịu một qui chế pháp lý từ nhà nước (quan hệ có đối tượng là tài sản cấm lưu thông, hạn chế chế lưu thông, tự do lưu thông; có đối tượng là bất động sản…).
– Thứ ba, quan hệ tài sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự mang tính chất giá trị và tính được bằng tiền Tính chất hàng hóa – tiền tệ:
+ Đối tượng của quan hệ tài sản là hàng hóa có giá trị và được xác định thông qua sự trao đổi hàng hóa, chịu sự chi phối của qui luật giá trị;
+ Tính chất hàng hóa của tài sản cũng phụ thuộc vào ý chí của nhà nước. Ví dụ: Quyền sử dụng đất lại chịu những qui định riêng…
– Thứ tư, Quan hệ tại sản thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự có tính chất đền bù tương đương trong trao đổi
+ Chủ thể trong một quan hệ tài sản cụ thể để hưởng dụng một tài sản thì phải chấp nhận một sự đền bù ngang giá trị – Đổi một giá trị tương đương và ngược lại;
+ Cùng một tài sản nhưng trong những quan hệ khác nhau, chủ thể khác nhau mức đền bù ngang giá trị là khác nhau;
+ Một số quan hệ tài sản không mang tính chất đền bù ngang giá (không phổ biến): tặng cho, mượn…
Quan hệ nhân thân: Các quan hệ xã hội phát sinh từ một giá trị tình thần gắn liền với một cá nhân hoặc một tổ chức
– Thứ nhất, quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của luật dân sự luốn gắn liền một chủ thể xác định theo qui định của pháp luật và có thể chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố đạo đức, truyền thống, phong tục, tập quán;
– Thứ hai, về nguyên tắc các quan hệ nhân thân không mang tính giá trị, không tính được thành tiền;
– Thứ ba, các giá trị tinh thần là đối tượng của quan hệ nhân thân về nguyên tắc không là đối tượng để trao đổi, chuyển dịch;
* Các nhóm quan hệ nhân thân:
– Quan hệ nhân thân không gắn với tài sản: là các quan hệ nhân thân không mang lại cho chủ thể bất kỳ một lợi ích vật chất nào: danh dự, nhân phẩm, uy tín, tên họ…
– Quan hệ nhân thân gắn với tài sản: là các quan hệ mang lại cho chủ thể những lợi ích vật chất nhất định: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống, cây trồng vật nuôi
3. Đặc điểm của các phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự:
– Phương pháp điều chỉnh của Luật dân sự có đặc điểm đặc trưng là khi điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự thì luôn đảm bảo sự bình đẳng về địa vị pháp lý và độc lập về tổ chức và tài sản.
+ Bình đẳng về địa vị pháp lý: Tức là không có bất kỳ sự phân biệt nào về địa vị xã hội, tình trạng tài sản, giới tính, dân tộc… giữa các chủ thể.
+ Độc lập về tổ chức và tài sản:
Tổ chức: Không có sự phụ thuộc vào quan hệ cấp trên – cấp dưới, các quan hệ hành chính khác.
Tài sản: Khi tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự, cá nhân, tổ chức hoàn toàn độc lập với nhau, không có sự nhầm lẫn hay đánh đồng giữa tài sản của cá nhân với tài sản của tổ chức…
+ Các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự có quyền tự định đoạt và pháp luật bảo đảm cho họ thực hiện quyền.
Tự định đoạt là tự do ý chí và thể hiện ý chí khi tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự.
Biểu hiện của quyền tự định đoạt trong quan hệ pháp luật dân sự là: chủ thể tự lựa chọn quan hệ mà họ muốn tham gia; chủ thể tự lựa chọn chủ thể tham gia quan hệ dân sự với mình; được tự do lựa chọn biện pháp, cách thức để thực hiện, quyền và nghĩa vụ: Biện pháp và cách thức là những phương thức mà các bên sử dụng để thực hiện nghĩa vụ của mình cho bên có quyền; các chủ thể tự lựa chọn và thỏa thuận với nhau các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, cách thức xử lý tài sản khi có sự vi phạm.
-Trách nhiệm tài sản là điểm đặc trưng của phương pháp điều chỉnh của luật dân sự:
Mặc dù pháp luật dân sự điều chỉnh cả quan hệ nhân thân với quan hệ tài sản nhưng các quan hệ tài sản chiếm phần lớn, đại đa số. Các quan hệ tài sản này mang tính chất hàng hóa tiền tệ nên sự vi phạm của một bên thường dẫn đến sự thiệt hại về tài sản của bên còn lại.
Nên bên cạnh các loại trách nhiệm khác như cải chính, xin lỗi công khai…thì trách nhiệm tài sản là loại trách nhiệm phổ biến nhất trong phương pháp điều chỉnh của luật dân sự. Bên vi phạm nghĩa vụ thường bị bên bị xâm phạm yêu cầu bồi thường thiệt hại để khôi phục tình trạng tài sản như lúc chưa bị vi phạm và thông thường được hưởng một khoản tiền bồi thường, hoặc một tài sản cùng loại …(dựa trên thỏa thuận của các bên).
-Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp dân sự là tự thỏa thuận và hòa giải:
+ Tự thỏa thuận và hòa giải được luật hóa tại Điều 3 Bộ luật dân sự 2015 “Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận”. Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận.
Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng. Theo quy định tại Điều 7 Bộ luật dân sự 2015 “Nguyên tắc hòa giải” trong quan hệ dân sự, việc hòa giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.
+ Đặc trưng của phương pháp giải quyết các tranh chấp này xuất phát từ chính tính chất của các quan hệ pháp luật dân sự. Quan hệ dân sự là sự bình đẳng và tự định đoạt nên các chủ thể thường lựa chọn phương pháp thỏa thuận để giải quyết tranh chấp. Hơn nữa, chỉ có phương pháp thỏa thuận và hòa giải giữa các bên tham gia quan hệ dân sự mới đảm bảo một cách tối ưu nhất lợi ích giữa các bên.
Với phương pháp này sẽ tạo điều kiện các bên dung hòa được lợi ích của mình với lợi ích của chủ thể kia. Khi lợi ích được dung hòa ở mức độ tối đa thì sẽ tạo điều kiện để các bên thực hiện nghĩa vụ của mình và chính vì thế mà đảm bảo cho lợi ích của bên kia.
Từ khóa » Sự Lý Là Gì
-
Sự Lý Là Gì? Hiểu Thêm Văn Hóa Việt - Từ điển Tiếng Việt
-
Sự Và Lý Trong Đạo Phật - Buddhism-Phật Giáo - Nguyễn Văn Tiến
-
"sự Lý" Là Gì? Nghĩa Của Từ Sự Lý Trong Tiếng Việt. Từ điển Việt-Việt
-
Lý Sự - Wiktionary Tiếng Việt
-
Nghĩa Của Câu Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Sự Biến Pháp Lý Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Pháp Lý Là Gì ? Đặc điểm Của Pháp Lý Là Gì ? Cho Ví Dụ
-
Sự Biến Pháp Lý Là Gì ? Khái Niệm Về Sự Biến Pháp Lý - Luật Minh Khuê
-
Đạo Tràng Niệm Phật Vãng Sanh Tây Phương Cực Lạc - LÝ SỰ ...
-
Sang Chấn Tâm Lý Là Gì, Làm Sao để Vượt Qua?