Luật đấu Thầu Căn Tin Trường Học? Hiệu Trưởng được Cho Thuê?
Có thể bạn quan tâm
Trường học sẽ có đủ các cơ sở vật chất phục vụ quá trình học tập và giảng dạy cho học sinh và giáo viên. Việc sử dụng cơ sở vật chất của trường học chỉ được sử dụng khi có quyết định và không được tự ý sử dụng. Vậy quy định về đấu thầu căng tin trường học và việc hiệu trưởng có được tự ý cho thuê được quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
1. Quy định về đấu thầu căng tin và nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trường?
1.1. Quy định về đấu thầu căng tin
Căng tin là một loại địa điểm dịch vụ chuyên cung cấp đồ ăn, thức uống và các nhu yếu phẩm cần thiết cho các thực khách có nhu cầu trong quá trình chờ đợi và thường, đây là một nơi phục vụ ăn uống cho các nhân viên trong chính khuôn viên của các tòa nhà văn phòng hoặc trường học, bệnh viện, thư viện, công sở hoặc một cơ quan.
Căng tin trong trường học là do một bên thứ ba thực hiện thuê và cung cấp dịch vụ ăn uống cho học sinh, giáo viên nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, giáo viên ăn uống trong lúc học tập và làm việc tại trường.
Phần cơ sở vật chất xây dựng căng tin sẽ được nhà trường cho thuê để các bên có nhu cầu thực hiện việc mở căng tin trong trường.
Khi nhà trường có nhu cầu cho thuê căng tin trường học, để cho thuê được công bằng và công bố rộng rãi cho các đối tượng thuê thì nhà trường thực hiện đấu thầu thuê căng tin trường học.
Theo quy định tại Luật Đấu thầu thì Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp đồng dự án đầu tư có sử dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Như vậy đấu thầu căn tin trường học là quá trình trường học học đưa ra hồ sơ mời thầu và lựa chọn nhà thầu thực hiện việc thuê căng tin và sử dụng căng tin trường học trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
Xem thêm: Xử lý hành vi tự ý chiếm đất công1.2. Nhiệm vụ quyền hạn của Hiệu trường?
Theo Điều 11 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định cụ thể về quyền hạn của Hiệu trưởng như sau:
– Hiệu trưởng trường trung học là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động và chất lượng giáo dục của nhà trường.
– Người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường trung học đối với trường trung học công lập hoặc công nhận làm hiệu trưởng trường trung học đối với trường trung học tư thục phải đạt tiêu chuẩn quy định của pháp luật và phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của trường trung học cơ sở.
– Quy định về nhiệm kỳ: Nhiệm kỳ của hiệu trưởng trường trung học là 05 năm. Sau mỗi năm học, hiệu trưởng được viên chức, nhân viên trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định, đây là kỳ đánh giá công chức nhằm mục đích bổ sung và góp ý cho Hiệu trưởng để hiệu trưởng hoàn thành nhiệm vụ tốt hơn trong thời gian còn lại của nhiệm kỳ. Hiệu trưởng công tác tại một trường trung học công lập không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Nhiệm vụ và quyền của hiệu trưởng:
– Xây dựng, tổ chức bộ máy nhà trường theo quy định phù hợp với cơ cấu tổ chức trường trung học; bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó; tổ chức thành lập hội đồng trường theo quy định;
– Hiệu trưởng sẽ là người tổ chức xây dựng chiến lược, tầm nhìn, mục tiêu, quy hoạch phát triển nhà trường; quy định quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường; thực hiện triển khai kế hoạch giáo dục hằng năm của nhà trường để trình hội đồng trường phê duyệt và tổ chức thực hiện;
– Hiệu trưởng thực hiện các quyết định hoặc kết luận của hội đồng trường về những nội dung nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường trung học công lập.
Khi hội đồng trường và Hiệu trưởng không thống nhất ý kiến, hiệu trưởng không nhất trí với quyết định của hội đồng trường cần xin ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp của nhà trường.
Trong thời gian hiệu trưởng chờ ý kiến của cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp về ý kiến, hiệu trưởng vẫn phải thực hiện theo quyết định của hội đồng trường đối với các vấn đề không trái với quy định của pháp luật hiện hành.
Xem thêm: Hiệu trưởng có quyền cho giáo viên nghỉ tối đa bao nhiêu ngày?– Báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường và các quyết định của hội đồng trường trước hội đồng trường và các cấp có thẩm quyền;
– Thực hiện tuyển dụng, quản lý giáo viên, nhân viên; ký hợp đồng lao động, tiếp nhận, điều động giáo viên, nhân viên; quản lý chuyên môn; phân công công tác, kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên; thực hiện công tác khen thưởng, kỷ luật đối với giáo viên, nhân viên theo quy định của pháp luật;
– Quản lý học sinh và các hoạt động của học sinh do nhà trường tổ chức; xét duyệt kết quả đánh giá, xếp loại học sinh, ký xác nhận học bạ, ký xác nhận hoàn thành chương trình tiểu học cho học sinh tiểu học (nếu có) của trường phổ thông có nhiều cấp học, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cho học sinh trung học phổ thông (nếu có) và quyết định khen thưởng, kỷ luật học sinh;
– Quản lý tài chính và tài sản của nhà trường;
– Thực hiện các chế độ chính sách của Nhà nước đối với giáo viên, nhân viên, học sinh; thực hiện quy chế dân chủ, trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ sở giáo dục trong tổ chức hoạt động của nhà trường; thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường;
– Chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua, các cuộc vận động; thực hiện công khai đối với nhà trường và xã hội theo quy định của pháp luật;
– Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn; tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định; tham gia dạy học theo quy định về định mức giờ dạy đối với hiệu trưởng;
– Hiệu trưởng trong quá trình giữ chức vụ sẽ được đào tạo nâng cao trình độ, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
Như vậy, đối với việc cho thuê căng tin trường học, cần được sự bàn bạc và thống nhất thông qua của Hội Đồng trường. Hiệu trưởng trường học và Hội đồng trường đưa ra ý kiến thống nhất và quyết định cho thuê căng tin. Trường hợp Hiệu trưởng trường học và Hội đồng trường không thể thống nhất ý kiến với nhau thì sẽ phải xin ý kiến ý kiến cơ quan quản lý giáo dục cấp trên trực tiếp của nhà trường.
Xem thêm: Tự ý mang xe người khác đi cầm cố có phạm tội không?2. Hiệu trưởng có được tự ý cho thuê căng tin hay không?
Theo Điều 40 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học thì cơ sở vật chất của trường học bao gồm:
– Hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật của trường trung học phải bảo đảm mức tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu của trường trung học theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đảm bảo tiêu chuẩn được hiểu là đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ sở vật chất tối ưu phục vụ học sinh, giáo viên.
– Đối với cơ sở vật chất sẵn có nhà trường có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình cụ thể trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất nhằm mục đích đưa cơ sở vật chất đạt các mức tiêu chuẩn cơ sở vật chất cao hơn.
– Cơ sở vật chất của nhà trường cần được quản lý và sử dụng hiệu quả tránh lãng phí; ngoài ra cơ sở vật chất còn phải có kế hoạch cải tạo định kỳ, nâng cấp cơ sở vật chất theo quy định; tuyệt đối không đưa vào sử dụng những cơ sở vật chất đã hết niên hạn sử dụng, không bảo đảm an toàn khi chưa cải tạo, sửa chữa.
Như vật, cơ sở vật chất bao gồm cả căng tin cần được quản lý và sử dụng có hiệu quả, theo kế hoạch và lộ trình cụ thể. Do đó Hiệu trưởng không được tự ý cho thuê căng tin mà căng tin cần được đấu giá công khai và công bằng để cho thuê.
Theo Khoản 3 Điều 7 Nghị định 112/2020/NĐ-CP về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức
“Điều 7. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức
…
3. Áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
a) Khiển trách.
b) Cảnh cáo.
c) Giáng chức.
d) Cách chức.
đ) Buộc thôi việc.
Theo đó nếu Hiệu trưởng tự ý cho thuê căng tin thì sẽ bị xử lý kỷ luật theo quy định, cụ thể thì hiệu trưởng nhà trường sẽ bị kỷ luật bằng hình thức là khiển trách.
Thẩm quyền xử lý vi phạm: Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
Từ khóa » Căng Tin Trường Học
-
Top 10+ Gợi ý Bán Hàng Căng Tin Trường Học Nên Bán Gì?
-
Căng Tin – Wikipedia Tiếng Việt
-
Kinh Nghiệm Mở Căn Tin Trường Học Thu Lợi Nhuận Năm 2021
-
Nhìn Căng Tin Trường Người Ta Mà Cứ Ngỡ Lạc Vào Thiên đường ẩm ...
-
Những Lợi ích Của Căng Tin Trường Học
-
Trong Trường Học Có Nên Mở Căng-tin Không? - Giáo Dục Việt Nam
-
Đại Học Quốc Tế - Căn Tin
-
Căn Tin Trường Học | Học Viện Thế Giới XCL (Singapore)
-
Top 10+ Gợi ý Bán Hàng Căng Tin Trường Học Nên Bán Gì?
-
Căng Tin Trường Học - Báo Đại Đoàn Kết
-
Căng Tin – Du Học Trung Quốc 2022 - Wiki Tiếng Việt
-
Cách Thức Hoạt động - Lycée Français Alexandre Yersin
-
Xin Giấy Phép Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Cho Căng Tin