Luật Đê điều Năm 2006 - LuatVietnam

* Luật Đê điều - Luật số 79/2006/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2006 quy định: quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê phải được rà soát, bổ sung định kỳ mười năm một lần hoặc khi có sự biến động do thiên tai, có sự thay đổi về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh, chiến lược phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai... Hành lang bảo vệ đê đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II và cấp III ở những vị trí đê đi qua khu dân cư, khu đô thị và khu du lịch được tính từ chân đê trở ra 5 mét về phía sông và phía đồng, hành lang bảo vệ đê đối với các vị trí khác được tính từ chân đê trở ra 25 mét về phía đồng, 20 mét về phía sông đối với đê sông, đê cửa sông và 200 mét về phía biển đối với đê biển... Tổ chức, cá nhân khi phát hiện hành vi hoặc các tác động tự nhiên gây tổn hại hoặc đe dọa đến an toàn của đê điều thì phải báo ngay cho UBND nơi gần nhất hoặc cơ quan nhà nước quản lý đê điều trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và có biện pháp xử lý... Những công trình, nhà ở hiện có không phù hợp với quy hoạch thì phải di dời, trong khi chưa di dời được thì có thể sửa chữa, cải tạo để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân nhưng không được mở rộng diện tích mặt bằng... Trong trường hợp đê điều, công trình có liên quan xảy ra sự cố hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố, Chủ tịch UBND các cấp phải huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để bảo vệ, cứu hộ, quyết định và tổ chức thực hiện việc di chuyển dân ra khỏi vùng nguy hiểm để bảo đảm an toàn... Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007.

Luật này được hướng dẫn bởi Nghị định 53/2019/NĐ-CP.

Từ ngày 01/7/2021, Luật này được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020.

Xem chi tiết Luật 79/2006/QH11 tại đây

Từ khóa » Thanh Thải Lòng Sông Là Gì