Luật Dự Lễ Buộc Ngày Giáng Sinh 25/12 được Quy định Thế Nào?
Có thể bạn quan tâm
Nếu ngày Giáng Sinh 25/12 rơi vào thứ Bảy hay thứ Hai thì luật dự lễ buộc được quy định thế nào?
Theo giáo luật điều 1.246, các Chúa Nhật quanh năm và Lễ kỷ niệm Ngày Sinh Chúa Giêsu Kitô đều là những ngày Lễ buộc chính yếu trong đời sống Giáo Hội. Nhưng nếu ngày 25/12 rơi vào thứ Bảy (ví dụ năm 2021) thì Lễ chiều hôm ấy có thay thế cho Lễ Chúa Nhật, hay nếu 25/12 rơi vào thứ Hai (ví dụ 2017) thì Lễ chiều Chúa Nhật 24/12 có thay thế cho Lễ Giáng Sinh được không?
Hai Lễ buộc cần được tham dự độc lập
Điều đầu tiên cần khẳng định: Thánh Lễ Chúa Nhật và Thánh Lễ Giáng Sinh là 02 lễ buộc riêng biệt. Và tín hữu không thể hoàn thành 02 Lễ buộc trong cùng một Thánh Lễ. Để dự đầy đủ Lễ buộc, chúng ta phải tham gia Thánh Lễ vào chính ngày Lễ hoặc buổi chiều trước ngày đó (GL 1.248).
Theo Văn phòng Phụng vụ trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Anh Quốc năm 2017: "Mục đích cơ bản của một Lễ buộc là kêu gọi các tín hữu đón mừng một chiều kích đặc biệt của mầu nhiệm Đức Kitô và Hội Thánh Người. Bởi vì sự ràng buộc được gắn kết với mầu nhiệm được cử hành nên bạn không thể hoàn thành hai sự ràng buộc trong cùng một cuộc cử hành."
Giáng Sinh là Lễ trọng buộc, thuộc bậc Lễ cao nhất, hơn cả các Chúa Nhật.
Do đó, nếu 25/12 nhằm thứ Bảy thì mọi Lễ được cử hành ngày thứ Bảy 25/12 đều là Lễ Giáng Sinh, không có Lễ nào là Lễ chiều thứ Bảy thông thường để thay thế Lễ Chúa Nhật.
Còn khi 25/12 là thứ Hai thì các Lễ Vọng,Lễ Đêm vào chiều tối Chúa Nhật 24/12 (cử hành sau 4 giờ chiều) đều là Lễ Giáng Sinh, không thể thay thế Lễ Chúa Nhật. Các Lễ được cử hành trước Lễ Vọng Giáng Sinh mới là Lễ Chúa Nhật. Vì vậy, trong cả 02 trường hợp trên, tín hữu phải sắp xếp đi đủ 02 Lễ vào cả 02 ngày Chúa Nhật và Giáng Sinh.
Ở Hoa Kỳ, theo quy tắc của Hội Đồng Giám Mục nước này, nếu 01 Lễ buộc diễn ra trước hoặc sau ngày Chúa Nhật thì Lễ buộc đó không buộc nữa, các tín hữu chỉ cần dự Lễ Chúa Nhật là được (không áp dụng ở Việt Nam); nhưng với Lễ Giáng Sinh thì quy tắc đó không hoạt động, nghĩa là tín hữu Công Giáo Hoa Kỳ vẫn cần dự 02 Lễ cho 02 ngày buộc (thư mục vụ HĐGM Hoa Kỳ 2017).
Có trường hợp miễn chuẩn nào không?
Dĩ nhiên, như việc buộc tham dự Lễ Chúa Nhật, có nhiều trường hợp miễn dự Lễ Giáng Sinh được quy định trong các văn bản luật: điều kiện sức khoẻ không cho phép, đường quá xa mà không có phương tiện đi lại, thời tiết hoặc đường sá tệ đến nỗi không thể đi an toàn đến nơi cử hành Thánh Lễ, thiếu trang phục cách trầm trọng, ngăn trở do nghề nghiệp, nghĩa vụ, công tác khẩn cấp..., ngăn trở nghiêm trọng từ phía gia đình.
Nhiều người lựa chọn đi du lịch vào Lễ Giáng Sinh. Đó là điều hợp lý và phải lẽ. Tuy nhiên, nó không phải là một lý do miễn chuẩn dự Lễ Giáng Sinh. Người đi du lịch vẫn phải sắp xếp tìm nhà thờ để tham dự Thánh Lễ vào chiều tối 24 hoặc trong ngày 25/12. Nhưng có thể áp dụng quy tắc đường quá xa trong các điều miễn chuẩn dự Lễ với trường hợp địa điểm du lịch tuyệt nhiên không có nhà thờ Công Giáo hay Chính Thống Giáo nào.
Bên cạnh đó, chính Giám mục giáo phận hoặc bất kỳ cha sở nào cũng có thể cho phép tín hữu được miễn chuẩn nghĩa vụ phải giữ một ngày Lễ hoặc thay thế nghĩa vụ ấy bằng một việc đạo đức khác, vì một lý do chính đáng (GL 1.245).
Chỉ dẫn thích hợp cho năm 2021
Như đã nêu trên, do Lễ Giáng Sinh 25/12 rơi vào thứ Bảy nên các Lễ chiều thứ Sáu 24/12 và mọi Lễ cử hành ngày thứ Bảy 25/12 đều là Lễ Giáng Sinh, không có lễ vọng Chúa Nhật 26/12; các tín hữu cần tham dự 02 lễ cho Giáng Sinh và Chúa Nhật.
Cần dự 01 trong các Lễ chiều 24/12 hoặc 25/12 cho ngày Giáng Sinh, và 01 Lễ ngày 26/12 cho ngày Chúa Nhật.
Tại sao có đến 4 Thánh Lễ với 4 bài đọc khác nhau cho một lễ Giáng Sinh?
Đức Giáo hoàng Sixtô III là người đã thiết lập Thánh Lễ nửa đêm Giáng Sinh.
Giáo Hội quy định lễ Giáng Sinh được cử hành với 04 Thánh Lễ trong 04 thời điểm khác nhau, từ đêm 24 đến hết 25/12: Lễ Vọng cử hành sau 04 giờ chiều 24/12; Lễ Đêm cử hành sau 10 giờ tối 24; Lễ rạng đông vào sáng 25 và Lễ ban ngày Giáng Sinh. Mỗi Thánh Lễ đều có lời nguyện, bài đọc và Thánh Vịnh khác nhau.
Lễ Vọng, không luôn được cử hành, sử dụng bài đọc trong Tin Mừng Mátthêu về gia phả Chúa Giêsu. Trong Lễ nửa đêm Giáng Sinh, chúng ta nghe bài đọc trong Tin Mừng Luca kể câu chuyện súc tích về đêm Chúa sinh ra. Vào Lễ rạng sáng, nhiều nơi không cử hành Lễ này, bài đọc là chuyện các mục đồng đến viếng Chúa ở Bêlem trong Tin Mừng Luca. Và trong Lễ ban ngày Giáng Sinh, chúng ta đọc chương đầu Tin Mừng Gioan nói về "Lúc khởi đầu đã có Ngôi Lời".
Nhưng tại sao có đến 04 Thánh Lễ khác nhau về phụng vụ trong cùng một ngày lễ như vậy?
Có nhiều lời giải thích cho điều này.
Vào thời điểm năm 385, các tín hữu ở Giêrusalem tổ chức Lễ Chúa Giáng Sinh, Hiển Linh và Dâng Chúa vào Đền Thánh vào cùng ngày 06/01. Nghi thức bao gồm việc tập trung ở Bêlem và cử hành một buổi tế tự, sau đó là đi rước dưới ánh đuốc đến Giêrusalem. Khi đến Giêrusalem thì trời đã hừng sáng, người ta cử hành một Thánh Lễ nữa.
Thời gian đó, có một Kitô hữu người Rôma tên là Egeria đến Giêrusalem và quan sát nghi thức này. Trở về Rôma, cô kể lại với một người đàn ông. Người đàn ông đó 47 năm sau trở thành Giáo hoàng, chính là Đức Sixtô III. Hứng thú với câu chuyện của Egeria, ngài cho thiết lập Thánh Lễ Giáng Sinh nửa đêm. Ngài là người đầu tiên cử hành Thánh Lễ nửa đêm tại "hang động Giáng Sinh" mà ngài đã cho xây ở Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả để lưu giữ thánh tích chiếc máng cỏ thật Chúa đã nằm.
Một truyện tích khác kể lại như sau. Ngày xưa người ta chỉ cử hành một Thánh Lễ mừng Chúa Giáng Sinh vào lúc 09 giờ sáng ngày 25/12. Nhưng có một điều không hay là ngày 25/12 trùng với ngày dân ngoại thờ thần mặt trời. Người tín hữu Rôma cũng học theo thói dân ngoại, trước khi vào Lễ thì quỳ lạy mặt trời rồi mới vào. Đức Giáo hoàng Lêô Cả không chấp nhận chuyện này, ngài muốn tín hữu chỉ quỳ lạy một mình Chúa Giêsu mà thôi, nên ngài thêm một Thánh Lễ vào nửa đêm 24/12 để người ta không thể lạy mặt trời trước khi vào Lễ.
Còn về Lễ rạng đông thì nguyên nhân như sau. Vào thế kỷ VI, nhiều Thánh Tử Đạo được mừng kính vào cùng ngày 25/12, trong đó có Thánh Anastasia Sirmium. Sáng sớm Giáng Sinh, Đức Giáo hoàng phải đi đến một nơi ở thành Rôma mà triều đình Byzantine sống để cử hành Thánh Lễ riêng mừng Thánh Anastasia. Cuối cùng, vì tính chất quan trọng của Lễ Giáng Sinh, Lễ Thánh Anastasia bị dời đi hoặc huỷ bỏ, và buổi sáng 25/12 được lấp vào bằng Thánh Lễ rạng đông Giáng Sinh, thường được gọi là "Lễ Mục Đồng".
Lễ rạng đông được cử hành rộng rãi ở nhiều nơi. Ở Mỹ Latinh và Philippines. Lễ này được gọi là "Misa de Gallo" tức là "Lễ của Gà Trống."
Theo Aleteia.org
Gioakim Nguyễn lược dịch
Với mục đích để Lời Chúa được loan truyền và thông tin Giáo hội được lan tỏa, Legio Mariæ sẵn lòng để các tổ chức và cá nhân sử dụng lại tin bài đã đăng trên báo giấy và báo mạng legiomariævn.com của mình.
Tuy nhiên, vì đức công bằng và sự bác ái, xin quý vị vui lòng ghi đầy đủ nguồn như sau: “Theo Đạo Binh Đức Mẹ, website: legiomariævn.com”.
Ngoài ra, nếu chia sẻ bài lên mạng xã hội (Facebook, Twitter…), đề nghị dùng đường dẫn gốc trên website của Đạo Binh Đức Mẹ.
Từ khóa » đi Lễ Ngày 24/12
-
Phân Biệt Ngày 24 Và Ngày 25 Trong Lễ Giáng Sinh
-
Có Phải đi Lễ 2 Lần Vào Ngày 24-12 Vì Trùng Vọng Giáng Sinh Và ...
-
"Tôi Có Cần Phải đi Lễ 2 Lần Vào Ngày Vọng Giáng Sinh 24/12 Năm ...
-
Thánh Lễ Vọng Giáng Sinh 24/12/2021 Dành Cho Những ... - YouTube
-
Lễ Vọng Giáng Sinh – Lễ Chiều 24/12 | Tổng Giáo Phận Hà Nội
-
Tôi Có Cần Phải đi Lễ 2 Lần Vào Ngày Vọng Giáng Sinh 24/12 Năm Nay?
-
Lễ Giáng Sinh Diễn Ra Vào Ngày 24/12 Hay 25/12?
-
24/12 Là Ngày Gì? Hiểu đúng Về Ngày 24 Và 25 Của Lễ Noel/ Giáng Sinh
-
Noel Chính Xác Rơi Vào Ngày 24 Hay 25/12? - Kho Sách VN
-
24 Hay 25/12 - đâu Mới Là Ngày Lễ Giáng Sinh Thật Sự? - Kenh14
-
Tĩnh Nguyện Hằng Ngày 24/12: Ý Nghĩa Thực Sự Của Lễ Giáng Sinh
-
Phân Biệt Ngày 24 Và Ngày 25 Trong Lễ Giáng Sinh - Báo Nghệ An
-
† Hiểu Đạo Và Sống Đạo †
-
Toàn Cảnh Không Khí đêm Noel 24/12: Người Dân Cả Nước Nô Nức ...