Luật Lâm Nghiệp 2017, Luật Số 16/2017/QH14 Mới Nhất - LuatVietnam

Luật Lâm nghiệp 2017: Chủ rừng được trả tiền dịch vụ môi trường rừng

Ngày 15/11/2017 Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14. Về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp, so với quy định trước đây, Luật này đã bổ sung thêm hành vi bị nghiêm cấm là: Chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng; Trưng bày, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Xây dựng, đào bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên… làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng; Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật. Luật cũng quy định về các dịch vụ môi trường rừng và nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường rừng. Bên sử dụng dịch vụ như điều tiết, duy trì nguồn nước, bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch… sẽ phải thực hiện chi trả trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ (chủ rừng) trên cơ sở tự thỏa thuận trên cơ sở mức tiền chi trả dịch vụ do Chính phủ quy định. Bên cạnh đó, Luật cũng quy định về việc Nhà nước xây dựng và vận hành Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam, về chế biến và thương mại lâm sản áp dụng với cơ sở chế biến và hoạt động chế biến mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng. Cơ sở chế biến và cơ sở thương mại lâm sản được sản xuất, kinh doanh những mặt hàng lâm sản Nhà nước không cấm. Luật này có hiệu lực từ ngày 01/01/2019. Để tìm hiểu thêm về quy định nêu trên, bạn đọc tham khảo: Luật Lâm nghiệp của Quốc hội, số 16/2017/QH14

Văn bản này được hướng dẫn bởi Nghị định 35/2019/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Xem chi tiết Luật 16/2017/QH14 tại đây

Từ khóa » Chức Năng Chính Của Rừng đặc Dụng Là Gì