Luật Phật Thừa Tông Yếu - Chương I: Hệ Thống Quan Phật Pháp

Thiền Tông Việt Nam HT Thích Thanh Từ HT Thích Nhật Quang HT Thích Thông Phương Các Vị Khác HT Thích Nhật Quang
  • HT Thích Thanh Từ
  • HT Thích Nhật Quang
  • HT Thích Thông Phương
  • Các Vị Khác
Luật Phật Thừa Tông Yếu Chương I: Hệ Thống Quan Phật Pháp

Hệ thống quan, chúng ta đối với Phật pháp nên suy cùng cái nguyên ủy của nó, rõ được chí thú của nó, biện biệt được thể dụng của nó, mới quan niệm được toàn hệ thống của nó. Không nên để trong tâm mình còn mơ hồ đối với hai chữ Phật pháp. Vấn đề này lại chia ra làm năm tiết nhỏ.

TIẾT I: Nhàm lìa thế gian, hay vượt ra ngoài thế gian.

Trong Phật pháp hệ trọng hai danh từ yểm thế và xuất thế, là lời phê phán phổ thông của người đời. Như Thiên Diễn Luận của kẻ Tây Nho là Hách Tư Lê Thị, đại để cho Phật pháp là yểm thế. Lại như đương thời, tác phẩm Đại Cương Triết Học Sử Trung Quốc của Hồ Thích, thì đại để cho Phật pháp là xuất thế. Khiến cho người đời mang hai cố chấp này ra hỏi: Phật pháp chủ trương yểm thế chăng? Hay Phật pháp chủ trương xuất thế?

Đây là câu hỏi hết sức phức tạp, khó có thể có một giải đáp nào thỏa đáng, bởi vì người đặt câu hỏi chưa nắm vững tiền đề.

Danh từ yểm thế nên nói đủ là yểm ly thế gian, còn danh từ xuất thế là siêu xuất thế gian hay vượt trên sự đối đãi thông thường của người đời. Nói như thế, ý nghĩa mới đầy đủ rõ ràng. Nhưng, nói thế gian, trước cần phải giải thích nghĩa của nó, có hai phần.

1. Danh nghĩa thế gian.

Trước trình bày hai chữ thế gian: Thế, là đổi dời vô thường, là hư ngụy không thực, cũng có nghĩa là đối phó, chế phục, là phá trừ, đoạn diệt. Người bị rơi trong những thế pháp này, gọi là thế gian.

Thế nào gọi là vô thường không thực khả phục, khả đoạn?

Đáp: Tất cả sự vật trong đời này, nhơn thời gian, không gian biến thiên lưu chuyển, chính là nghĩa vô thường vậy. Tất cả sự vật đem giải phẫu đến từng mảnh nhỏ bằng hạt bụi để tìm cái thực thể đơn thuần của nó, trọn không thể được, đó là nghĩa không thực vậy. Vì vô thường nên có thể chế phục, vì không thực nên có thể đoạn diệt. Thế thì, nói là tất cả pháp thế gian đó chỉ là cái giả tưởng từ trong tâm thức chúng ta hiện ra mà thôi. Phần này lại chia làm hai.

a. Tướng liên tục, như người cầm một cây lửa quay thành vòng lửa liên tục không dứt, kẻ nhìn vào không thấy một cây lửa mà thấy đây là vòng lửa, rồi cho đó là vòng lửa thực, ấy là nghĩa liên tục.

b. Tướng hòa hợp, như người cầm một vật có hình chất (vật thể) đem phân tích, thì đến chỗ quá nhỏ gần với hư không, trọn không còn một tổ hợp nào, ấy là bản chất của cá thể (đơn vị).

Thời xưa, các nhà vật chất học lấy phân tử làm đơn vị vật chất (tức bản chất) cho là đúng vậy. Nhưng chưa bao lâu người ta lại biết phân tử thực chẳng phải cái nhỏ nhất không thể phân tích, bèn phát kiến được nguyên tử, tức là cái nguyên tử ở trong phân tử. Tiến một bước nữa, lại biết nguyên tử đó cũng không phải thực chất nó nhỏ không có gì ở trong, rồi tưởng tượng mà giả định rằng, trong nguyên tử còn có cái thực thể, không dùng tên, chỉ gọi đó là điện tử thôi. Xét về điện tử là tên vật không mùi không tiếng. Nhưng các nhà vật chất học còn chưa dám quyết đoán rằng: "Điện tử, xác định là thực thể nhỏ nhất không còn vật gì ở trong, không thể phân tích, là cái nguyên nhân sanh khởi vũ trụ vạn hữu. Học về Duy vật đến đây là cùng vậy".

Phàm vật có tên đều là cái tướng do sự hòa hợp mà có, đây là thuyết hòa hợp. Các sự vật trong đời, đều không ngoài hai nghĩa này. Biết đây rồi thì, nhận thấu được nghĩa vô thường, không thực, khả thực, khả đoạn. Nhưng trong Phật pháp tự có cái chân thường (chẳng phải đổi dời vô thường) chơn thực (chẳng phải hư ngụy không thực) tự tại (không thể đối phó chế phục) tự tánh (chẳng thể phá trừ hoại diệt) đó vậy.

2. Phạm vi của thế gian.

Vì thế giới vô biên, nên hữu tình (chúng sanh) cũng vô biên, vì hữu tình vô tận nên thế giới cũng vô tận, không trước sau, không trong ngoài. Bởi do gốc bản không nên bình đẳng bình đẳng, vì tùy tâm hiện nên như huyễn như huyễn, thật không phạm vi có thể nói được.

Thế nào gọi là bản không?

Đáp: Tất cả các sự vật trong đời, trên phương diện vật chất, tìm cái chung cuộc của nó, rốt ráo không thể có được.

Sao gọi là tùy tâm hiện?

Đáp: Một đóm lửa mà xoay thành vòng lửa, thật không có cái thể của vòng lửa, nhưng có hình cái vòng là tùy tâm mình hiện ra.

Hỏi: Đóm lửa mà thành vòng lửa lý ưng là lửa hiện, sao nói rằng bản không nên không có hiện?

Đáp: Đây tuy mượn lửa làm dụ, đâu biết lửa đã không thực có, nếu tâm người không có sai khác thì lửa cũng dối có, huống là có cái vòng? Nói bản không nên không có hiện thì, lại lấy cảnh trong mộng mà trưng bày. Người đang trong mộng, chỉ biết có cảnh trong mộng mà không biết có cảnh khi tỉnh giấc. Nhưng, vũ trụ vạn hữu ởù trong giấc mộng thấy có, trọn vẹn có, chính lúc tỉnh không thể thấy, không thể có mà trong mộng không gì chẳng có. Đang trong giấc mộng các cảnh giới không một vật không thực. Mộng càng sâu thì tình chấp đó càng nặng, thực cảnh kia càng rõ. Thực cảnh này là do tùy tâm hiện, ở trong lúc mộng. Thế gian (vũ trụ vạn hữu) là thực cảnh tùy tâm hiện trong lúc tỉnh vậy.

Nói tóm lại, nó chỉ là tướng liên tục và tướng hòa hợp mà thôi. Chỉ có người nào bừng tỉnh (đại giác) rồi mới biết mình đang trong giấc mộng lớn. Chúng sanh không biết chấp cho là thực, như thế chẳng mê muội lắm ru!

Nghĩa của thế gian như đây, mà tâm chúng sanh như kia. Chẳng lẽ nay tôi đem cảnh như huyễn như huyễn mà trình bày một cách rõ ràng ư? Thế là khiến người nghe chấp trước càng sâu, cho nên nói, thật không phạm vi có thể nói được. Nhưng đã vì nói, thì đâu được không nói? Chính cái nói đây cũng chỉ vì nhằm tâm chúng sanh, đáp ứng theo chỗ trí lượng mà chỉ bày cho họ hiểu. Riêng có hai thứ như sau:

a. Thế giới chúng sanh quan phổ biến.

Thế giới vô biên, chúng sanh vô tận. Nay vả đem thế giới Ta bà của Phật Thích Ca hóa độ, lược trình bày một biểu đồ dưới đây. (Ta bà dịch là kham năng nhẫn khổ hay nhẫn được cái khổ. Thế giới Ta bà là thế giới ứng hóa của Phật Thích Ca Mâu Ni, nên nói cõi nước do Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hóa độ, quả địa cầu chúng ta đang ở đây, nó chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong ấy).

Hữu tình thế gian, do hoặc nghiệp từ vô thủy bất giác sanh ra, nó làm căn y cho nhơn duyên sinh diệt. Đây chỉ đem danh tướng của chín cõi (cửu địa) và năm loài (ngũ thú) trình bày rõ như trong kinh tạng nói.

Khí thế gian là chỗ nương ở sinh hoạt của loài hữu tình. Một thái dương hệ là một tiểu thế giới, gom một ngàn tiểu thế giới lại là một thế giới tiểu thiên, che trùm cõi Định sanh hỷ lạc. Gom một ngàn thế giới tiểu thiên là một thế giới trung thiên, che trùm cõi Ly hỷ diệu lạc. Gom một ngàn thế giới trung thiên là một thế giới đại thiên, che trùm cõi Xả niệm thanh tịnh. Tiểu thế giới trong mỗi đại kiếp trải qua một lần thành, trụ, hoại, không. Hoại do nạn lửa. Lửa hoại bảy lần, kế do nạn nước hoại đến cõi Ly sanh hỷ lạc. Nước hoại bảy lần, kế do nạn gió hoại đến cõi Ly hỷ diệu lạc. Riêng cõi Xả niệm thanh tịnh không hư hoại. Gom thế giới tam thiên đại thiên này làm thế giới Ta bà. Trở lại nhìn quả địa cầu chúng ta hiện cư ngụ đây, khác nào một hạt lúa trong cái kho to ư!

Sự thành, trụ, hoại, không của thế giới khác nào sự sanh, trưởng, già, chết của loài người. Thế giới từ lúc mới thành lập cho đến lúc trống không gọi là một kiếp, còn chúng ta từ khi sanh ra cho đến lúc nhắm mắt dứt hơi thở gọi là một đời. Lấy một đời mà so với một kiếp, thời gian đó chẳng là ngắn lắm ư?

b. Nhân sinh, vũ trụ quan gần đây.

Lấy nhân sinh làm bản vị để quán sát tất cả, nên gọi là nhân sinh vũ trụ quan gần đây xem biểu đồ dưới đây.

Theo bảng biểu, từ nhân loại trở xuống bốn hạng, thuộc hữu tình thế gian. Các thực vật trở xuống năm hạng là khí thế gian. Khí thế gian thuộc về các sự vật, sở y của hữu vi nhân sinh tư dụng, sở y của hữu vi thân căn, sở y của hữu vi quan niệm, hoặc một hoặc cả ba, xin phân biệt nơi biểu đồ thì rõ. Đây lại dùng biểu đồ này mà suy ngược về trước để giải thích cho tiện lợi vậy.

Như tinh hệ và tinh hải với người không có sự quan hệ lớn lao, chỉ vì quan sát trắc nghiệm đến được, nên thuộc về quan niệm y mà không thuộc hai thứ tư dụng và thân căn. Sức nóng của ánh sáng mặt trời là sở y của thân căn quan niệm. Đến như đại địa và các khoáng vật, nước lửa gió điện trở lên đều là chỗ sở y của tư dụng, thân căn, quan niệm. Trong đây hữu tình thế gian, các hạng... cũng thông với tư dụng y. Chợt xem, thì dường như khó hiểu, bởi nghi nơi bảng biểu đã lấy nhân sinh làm bản vị, thì tư dụng sở y đó hẳn là ở ngoài nhân sinh. Bởi không biết nghĩa hỗ trợ của nhân loại tức là cái sở y của nhơn sinh tư dụng. Vua, tôi, cha, con, chồng, vợ, anh em bằng hữu, nhỏ là một gia đình, lớn là một xã hội, quốc gia chủng tộc, đâu chẳng đều như thế. Nhân loại là tiếng gọi chung nên nhân loại cũng là khí thế gian của mỗi người.

Tự thân của mỗi người là cái tư dụng sở y của mỗi người, lý này cũng dễ nhận. Như nhà khoa học nói, thân người như một bộ máy bốn chi, trăm thể mỗi mỗi có tác dụng tương đương như: Bộ hô hấp, bộ tiêu hóa, bộ bài tiết. Như thế mỗi món không món nào mà không có nghĩa như cơ giới, tức tư dụng y. Nên biết, tự thân của mỗi người, đó là khí thế gian của mỗi người, tự thân của ta tức là khí thế gian của ta vậy.

Trang Tử nói: Chỉ ra trăm thể của con ngựa không được gọi nó là con ngựa.

Thế thì, chỉ trăm thể của thân ta đây cũng không được gọi nó là ta, như vậy quả thật cái ta ở chỗ nào ư? Đến như thân của mỗi người khác, là tư dụng sở y đó, như lấy tài lực trí của người làm dụng. Nếu là thân của loài động vật thì hoặc nhờ sức mạnh của nó, hoặc ăn thịt nó, lấy da làm mền. Cho nên bốn loại trên tùy thuộc hữu tình thế gian, mà đều có thể là sở y tư dụng của nhân sinh. Đến như sở y của thân căn, quan niệm kia, cũng do hằng ngày chúng ta thấy quen, không bỏ phí việc nào. Do đó bốn loại này cũng thông nơi khí thế gian.

Giận đời, ghét tục, xa lìa chốn đông người, thích những nơi núi sâu đầm vắng, ưa chỗ hẻo lánh, những kẻ này người đời bảo là theo chủ nghĩa yểm thế. Kia chán hữu tình thế gian mà lìa xa, như trên đã nói, thật trong Phật pháp không có việc ấy. Bởi Phật pháp nói: Ngay trong hữu tình thế gian có vô lượng vô biên chúng sanh, nương từ bi của chư Phật, thệ nguyện cứu độ tất cả làm cho được lợi lạc, tuy ở trong cõi ác mà không từ việc ứng thân thị hiện, để hóa đạo, thì đâu được chán mà lìa ! Như nói yểm ly, là cuộc trong cõi khí thế gian như mộng huyễn ô trược, chướng ngại, thúc phược này ư? Thế thì, người học Phật phần tu chứng sơ bộ có thể có nghĩa đó, tức bảo Phật pháp thuộc "yểm thế" cũng có thể được.

Những điều trình bày trên là ý nghĩa thế gian đã được nói rõ trong phạm vi của nó. Giờ đây, chúng ta lại thảo luận thêm về ý nghĩa yểm ly thế gian cùng siêu xuất thế gian.

Nói yểm ly thế gian, là chán mà lìa, tức chán hữu tình thế gian này ư? Hay cõi khí thế gian?

Giận đời, ghét tục, xa lìa chốn đông người, thích những nơi núi sâu đầm vắng, ưa chỗ hẻo lánh, những kẻ này người đời bảo là theo chủ nghĩa yểm thế. Kia chán hữu tình thế gian mà lìa xa, như trên đã nói, thật trong Phật pháp không có việc ấy. Bởi Phật pháp nói: Ngay trong hữu tình thế gian có vô lượng vô biên chúng sanh, nương từ bi của chư Phật, thệ nguyện cứu độ tất cả làm cho được lợi lạc, tuy ở trong cõi ác mà không từ việc ứng thân thị hiện, để hóa đạo, thì đâu được chán mà lìa! Như nói yểm ly, là cuộc trong cõi khí thế gian như mộng huyễn ô trược, chướng ngại, thúc phược này ư? Thế thì, người học Phật phần tu chứng sơ bộ có thể có nghĩa đó, tức bảo Phật pháp thuộc "yểm thế" cũng có thể được.

Kế lại nói về siêu xuất thế gian. Nói siêu xuất đó là siêu xuất khí thế gian ư? Hay siêu xuất hữu tình thế gian?

Tôi nghe Viên Thân Hạc Quật luyện thuốc linh đơn, tập bay nhảy, mong ban ngày bay tận mây xanh, chính là điều người đời cho là xuất thế, ý họ muốn vượt ra khỏi địa cầu chỗ mọi người chung ở, lên ở trên cõi trời, hoặc tìm những vì tinh tú khác. Các siêu xuất đó, chính lại là khí thế gian, trong Phật pháp cũng không có việc ấy. Bởi cõi khí thế gian như huyễn không thực như đã thuật ở trên, giả sử chúng sanh hoặc nghiệp đều dứt hết, thì núi sông đất đai đây thảy đều không còn, có cái gì siêu xuất đáng nói!

Cho nên, cái siêu xuất trong Phật pháp nói là dứt sạch phiền não, lìa hẳn vọng nghiệp, bỏ tuyệt chướng ngại, thoát được sự sanh tử, lấy siêu xuất hữu tình thế gian mê vọng này làm cơ sở để hóa độ chúng sanh.

Cho nên, lấy hữu tình thế gian mà luận, thì cũng chưa từng chẳng nói Phật pháp thuộc "xuất thế" đó vậy.

TIẾT 2: Tùy thuận thế gian - Cứu hộ thế gian.

Câu này cũng quan hệ với lời bình phán Phật pháp của người đời, chẳng giống như tiết thứ nhất đã nói, mà còn cạn cợt, sơ sài hơn. Nói tùy thuận cứu hộ là tiêu biểu Phật pháp cùng với loài người gần nhau, từ bi nguyện hộ, chưa từng xa lìa thế gian, bởi vì chỉ nhìn đến cái đạo dụng của Đại thừa, cái thấy này riêng còn thuộc một bên, chưa thấy được hoàn toàn hệ thống Phật pháp, nên đến tiết thứ ba sẽ nói rõ hơn.

TIẾT 3: Do siêu xuất thế gian mà cứu hộ thế gian.

Tiết này nói thấy lý so sánh sâu nhiệm, vì sự trình bày đến đây cũng sắp viên mãn. Bởi siêu xuất thế gian là chẳng tự mắc kẹt ở trong thế pháp, sau đó khả dĩ nói rằng cứu hộ thế gian, lý đã cố nhiên như thế. Ví như, có người cùng chết đuối dưới biển như mọi người, người đó dù có tâm cứu người, thì hẳn trước chân phải đạp đến đất hoặc là thân phải ở trên thuyền, rồi sau đó mới có thể nói việc cứu người được. Do vượt ra ngoài đời mà cứu đời, nghĩa đó cũng như nhau.

Tuy nhiên, siêu xuất thế gian là mục đích của người Tiểu thừa, tự cho đó là viên mãn, còn cứu hộ thế gian là phương tiện cứu cánh của hàng Đại thừa Bồ tát vậy. Điểm này sẽ nói rõ ở phần sau.

TIẾT 4: Trạch diệt đời ác để sáng tạo cõi đời mỹ thiện.

Cõi đời ác liệt, tức khí thế gian cùng hữu tình thế gian. Cõi đời mỹ (thanh tịnh) thiện (an lạc). Lược giải bằng đồ biểu dưới đây.

Tịnh độ phàm thánh đồng ở chung, tức chỉ thế giới Ta bà này vốn là chỗ ở chung của chín loài hữu tình, mà các thánh cũng ứng thân hóa đạo nơi đó, nên gọi là đồng ở chung. Nhưng thánh với phàm cảnh giới không đồng, sự thọ dụng cũng không đồng. Chín loài hữu tình cũng tùy tâm hiện, theo nghiệp mà chịu báo mỗi mỗi không đồng. Như loài người thấy nước là nước mà có các thứ chướng ngại, loài cá thì không vậy. Cá ở trong nước như loài người sống trong không khí. Ngoài ra, loài có cánh thì bay, loài có chân thì chạy, thân thì duyên, tối thì ẩn, đâu chẳng do theo nghiệp mà thọ báo. Lý này không có gì khó hiểu.

Tịnh độ phương tiện hữu dư là chỗ ở của Nhị thừa A La Hán và Bích Chi Phật, mà có hàng Bồ tát cùng Phật ứng hóa trong đó, khiến họ bỏ Tiểu thừa, hướng về Đại thừa, A La Hán tức Thinh văn, Bích Chi Phật tức Duyên giác. Tịnh độ này chẳng phải cõi mà hạng người phàm phu trong sáu đường có thể đến được.

Tịnh độ Thật báo trang nghiêm, cõi này do Bồ tát phước huệ song tu trang nghiêm mà thành. Chư Phật thì ứng hóa thân nơi đó để dẫn dắt các Bồ tát này mau lên ngôi Đẳng giác, nên Tịnh độ này lại cũng không phải là nơi mà Nhị thừa có thể đến.

Bản biểu đã nêu, Tịnh độ phàm thánh đồng ở chung, có thể gọi là thế gian, ngoài ra đều là Pháp giới thanh tịnh vượt ngoài ba cõi, không thể đem luận chung cùng thế gian được. Nhưng nay vì muốn tùy thuận người đời mà nói, nên gọi là chánh giác thế gian. Đến chứng quả Phật là Tịnh độ Thường Tịch Quang, tức thân này là Tịnh độ không có cái ngại của tình và khí nữa. Chỗ này cũng không thể nói chung cùng thế gian một lượt, nên khỏi phải nêu ra.

Nghĩa ác liệt và thiện mỹ như đã vừa trình bày trên, còn trạch diệt, sáng tạo sẽ như thế nào?

Đáp:

Muốn hiểu vấn đề này, trước cần biết qua cái kết thành tình và khí thế gian do nơi nghiệp lực của chúng sanh, mà nghiệp lực của chúng sanh lại do tâm khởi hiện. Thế nên, nói trạch diệt, sáng tạo, đó cũng là để tuyển trạch và diệt trừ nghiệp lực này từ tâm chúng sanh hiện ra, kết hợp thành cõi đời ác liệt, sáng tạo Chánh giác thế gian thiện mỹ vậy. Nhưng cõi đời ác liệt này cùng với cõi đời thiện mỹ, chẳng phải có thực hai cõi khác nhau, khả dĩ trạch diệt, khả dĩ sáng tạo được. Lại cũng không phải đem bỏ cõi ác liệt này mà riêng sáng tạo một cõi tốt đẹp khác. Nên biết, còn có phân chia cõi tốt, xấu khác nhau đó, đều do tâm nhiễm tịnh mà nên. Vả, quán trở lại chân tánh của mình thì xưa nay bình đẳng, xưa nay vốn trong sạch, không có sai biệt, đầy đủ, tốt đẹp, không có một mảy ác liệt nào mà có thể nói. Nhưng, bởi do sức vô thủy vô minh trụ địa, mê hoặc huân tập, hôn muội diêu động mà hiện ra các thứ sắc, sắc đó là tình cùng khí. Nhưng xưa nay tuy mê mà chơn như của tánh mỹ thiện vẫn tự tại viên dung biến khắp, chưa từng bị khuất mất. Nên nay trạch diệt tức là trạch diệt cái vô thủy vô minh trụ địa này, mà hiển bày tâm chơn như kia. Nay sáng tạo tức là đem tánh mỹ thiện sẵn có xưa nay đó mà hiển phát cho đầy đủ chắc thực. Chỉ một tâm này, thực không có hai, nên nói rằng còn có phân chia cõi tốt xấu là do tâm nhiễm tịnh mà biện biệt.

Kinh Duy Ma nói: "Tâm thanh tịnh thì thế giới thanh tịnh".

Kinh Lăng Nghiêm cũng nói: "Nên bình tâm địa thì thế giới địa tất cả đều bình". Nghĩa trạch diệt và sáng tạo cũng như thế thôi.

TIẾT 5: Toàn hệ thống quan Phật pháp của chúng ta.

Bốn tiết ở trên là nói lược tất cả những luận đoán Phật pháp của người xưa và nay. Tuy chỗ thù yếu có sâu cạn đều bởi cái nhận thấy chưa được viên mãn, xin xem tiếp toàn hệ thống Phật pháp.

1. Thực chứng tất cả pháp, nhất tâm chơn như đạt đến mục đích của hình nhi thượng học.

Tất cả pháp, tức vũ trụ vạn hữu.

Nhứt tâm chơn như, tức bản thể của tâm.

Vũ trụ vạn hữu, chính do tâm sai biệt và tâm sanh diệt của chúng ta hiện ra. Tuy chỉ do tâm hiện, tình cảnh như mộng, thoát khỏi hay thực chứng đều là hư vọng, chỉ có nhứt tâm chơn như viên minh, tịch chiếu vậy. Vì sao? Vì nó không sai biệt, không có sanh diệt, vì đầy đủ quang minh, đầy đủ trí tuệ xưa nay bình đẳng, xưa nay viên mãn. Cho nên trong Phật pháp xưa nay quan trọng ở phần thực chứng này. Chỉ có sự thực chứng nhất tâm chơn như của Phật pháp, mới đạt đến mục đích Hình nhi thượng học, pháp môn bất nhị vậy. Đây là bước đầu của Đại thừa Phật pháp .

2. Thành tựu viên mãn nhân cách và viên mãn pháp giới.

Thành tựu viên mãn nhân cách đó, tức là thành Phật vậy. Phật tiếng Phạn là Phật đà, người phương này dịch là Giác giả. Giác không hạn cuộc ở loài người mà tất cả chúng sinh đều có thể thành Phật, cho nên gọi là Giác giả mà không gọi là Giác nhơn.

Pháp giới, tức Tịnh độ Thường tịch quang, Viên mãn pháp giới, thì Thường, Lạc, Chơn, Tịnh không có sự ngăn cách bởi tình và khí, tức là Diệu giác Phật quả. Bởi nương nhất tâm chơn như là bổn nhân địa mà đạt đến cứu cánh địa. Đây là bước thứ hai của Đại thừa Phật pháp.

3. Tùy thuận không hạn cuộc thế giới chúng sanh, ứng hóa vô tận, lợi lạc vô tận.

Hai phần trước nói tự lợi viên mãn, còn phần này nói diệu dụng lợi tha của Phật pháp.

Phật pháp giới chơn tịnh diệu minh không chướng không ngại, mà ứng thân kia hóa đạo ở thế gian đều vì sự lợi lạc cho tất cả chúng sanh.

Tùy thuận là vì chúng sanh trong sáu đường nghiệp lực không đồng. Hàng Nhị thừa, Bồ tát phần giác mỗi mỗi có khác, đều nương đức từ bi và nguyện lực của Phật mà có thể tùy thuận đó, khiến xa lìa mọi nỗi khổ, rốt ráo được an vui. Nhưng mà thế giới vô biên, chúng sanh vô biên, nên chư Phật ứng hóa vô tận. Đây là bước thứ ba của Đại thừa Phật pháp viên mãn tự lợi, lợi tha và là toàn bộ hệ thống của Phật pháp.

Mục Lục
Luật Phật Thừa Tông Yếu
  • Mở Đầu
  • Lời Người Dịch
  • Chương I: Hệ Thống Quan Phật Pháp
  • Chương II: Quan Niệm Tư Lợi Và Lợi Tha Của Phật Pháp
  • Chương III: Nhu Yếu Phật Pháp Là Ứng Hóa Nhân Tâm Hiện Đại
  • Chương IV: Phật Pháp Khả Thuyết Và Bất Khả Thuyết
  • PHẬT PHÁP THUẦN CHÍNH
  • Chương I: Phân Loại Của Phật Pháp Thuần Chính
  • Chương II: Tiểu Thừa
  • Chương III: Đại Thừa
  • Chương IV: Quan Hệ Giữa Tiểu Thừa Và Đại Thừa
  • PHẬT PHÁP ỨNG DỤNG
  • Chương I: Bình Luận Của Các Học Phái Các Tôn Giáo Trong Thế Gian
  • Chương II: Quan Hệ Giữa Phật Thừa Cùng Người Đời
  • Chương III: Phật Giáo Lưu Truyền Đối Với Người Đời Trong Hiện Tại Và Tương Lai
  • Kết Luận
  • Phụ Lục
Danh sách chương:
  • Mở Đầu

  • Lời Người Dịch

  • Chương I: Hệ Thống Quan Phật Pháp

  • Chương II: Quan Niệm Tư Lợi Và Lợi Tha Của Phật Pháp

  • Chương III: Nhu Yếu Phật Pháp Là Ứng Hóa Nhân Tâm Hiện Đại

  • Chương IV: Phật Pháp Khả Thuyết Và Bất Khả Thuyết

  • PHẬT PHÁP THUẦN CHÍNH

  • Chương I: Phân Loại Của Phật Pháp Thuần Chính

  • Chương II: Tiểu Thừa

  • Chương III: Đại Thừa

  • Chương IV: Quan Hệ Giữa Tiểu Thừa Và Đại Thừa

  • PHẬT PHÁP ỨNG DỤNG

  • Chương I: Bình Luận Của Các Học Phái Các Tôn Giáo Trong Thế Gian

  • Chương II: Quan Hệ Giữa Phật Thừa Cùng Người Đời

  • Chương III: Phật Giáo Lưu Truyền Đối Với Người Đời Trong Hiện Tại Và Tương Lai

  • Kết Luận

  • Phụ Lục

Cùng tác giả:
  • Luận Tọa Thiền

  • Ân Đức Cao Vời

  • Vẫn Là Phật Xưa

  • Tâm Xuân

  • Hiếu Hạnh Trong Đạo Phật

Xem tất cả sách cùng tác giả

Từ khóa » Khí Thế Gian Là Gì