Luật Phòng, Chống Tham Nhũng 2018, Số 36/2018/QH14 - LuatVietnam
Có thể bạn quan tâm
Cán bộ, công chức phải kê khai tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên
Ngày 20/11/2018, Quốc hội thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng số 36/2018/QH14 với nhiều nội dung đáng chú ý.
Theo đó, tài sản, thu nhập phải kê khai gồm:
- Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
- Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên;
- Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
- Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập gồm:
- Cán bộ, công chức;
- Sĩ quan Công an nhân dân, sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp;
- Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong các đơn vị sự nghiêp công lập, doanh nghiệp nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Phương thức kê khai gồm kê khai lần đầu, kê khai bổ sung, kê khai hằng năm và kê khai phục vụ công tác cán bộ.
Luật này có hiệu lực từ ngày 01/7/2019. >> Xem tiếp: Toàn bộ điểm mới của Luật Phòng chống tham nhũng 2018.
MỘT SỐ ĐIỀU, KHOẢN ĐÁNG CHÚ Ý TẠI LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG
Điều 10 Luật Phòng chống tham nhũng. Nội dung công khai, minh bạch
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật về các nội dung sau đây: a) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân; b) Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác; c) Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn; d) Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung không thuộc trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này mà theo quy định của pháp luật phải công khai, minh bạch. 2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác ngoài nội dung công khai, minh bạch quy định tại khoản 1 Điều này còn phải công khai, minh bạch về thủ tục hành chính.
Điều 36 Luật Phòng chống tham nhũng. Phương thức và thời điểm kê khai tài sản, thu nhập
1. Kê khai lần đầu được thực hiện đối với những trường hợp sau đây: a) Người đang giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này tại thời điểm Luật này có hiệu lực thi hành. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 năm 2019; b) Người lần đầu giữ vị trí công tác quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày được tiếp nhận, tuyển dụng, bố trí vào vị trí công tác. 2. Kê khai bổ sung được thực hiện khi người có nghĩa vụ kê khai có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300.000.000 đồng trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm có biến động về tài sản, thu nhập, trừ trường hợp đã kê khai theo quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Kê khai hằng năm được thực hiện đối với những trường hợp sau đây: a) Người giữ chức vụ từ Giám đốc sở và tương đương trở lên. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12;Điều 37 Luật Phòng chống tham nhũng. Tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhậpb) Người không thuộc quy định tại điểm a khoản này làm công tác tổ chức cán bộ, quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công hoặc trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác theo quy định của Chính phủ. Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12.
4. Kê khai phục vụ công tác cán bộ được thực hiện đối với những trường hợp sau đây: a) Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 34 của Luật này khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác. Việc kê khai phải hoàn thành chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác; b) Người có nghĩa vụ kê khai quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật này. Thời điểm kê khai được thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập như sau: a) Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và gửi cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền; b) Hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập cho người có nghĩa vụ kê khai; c) Lập sổ theo dõi kê khai, giao, nhận bản kê khai. 2. Người có nghĩa vụ kê khai có trách nhiệm kê khai theo mẫu và gửi bản kê khai cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai.
VIDEO TỔNG HỢP NỘI DUNG ĐÁNG CHÚ Ý CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG
VĂN BẢN LIÊN QUAN HIỆU LỰC Luật này thay thế Luật Phòng chống tham nhũng 2005, sửa đổi bổ sung năm 2007 và 2012. Từ ngày 01/01/2020, Luật này được sửa đổi, bổ sung bởi Luật Doanh nghiệp 2020.
Xem chi tiết Luật 36/2018/QH14 tại đây
Từ khóa » Nhũng Quy định Mới Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018
-
Điểm Mới Trong Quy định Của Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 ...
-
Những điểm Mới Của Luật Phòng, Chống Tham Nhũng 2018
-
CÁC ĐIỂM MỚI CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG NĂM ...
-
Đáp: Một Số Quy định Của Luật Phòng, Chống Tham Nhũng Năm 2018
-
Tìm Hiểu Một Số điểm Mới Của Luật Phòng, Chống Tham Nhũng Năm ...
-
Nội Dung Mới Của Luật Phòng, Chống Tham Nhũng Năm 2018 Và Việc ...
-
Luật Phòng Chống Tham Nhũng Năm 2018 Số 36/2018/QH14
-
Quy định Mới Về Kê Khai Tài Sản, Thu Nhập Theo Luật Phòng, Chống ...
-
Những điểm Mới Của Luật Phòng Chống Tham Nhũng 2018 - Tin Tức ...
-
Một Số điểm Mới Nổi Bật Của Luật Phòng, Chống Tham Nhũng Năm ...
-
Tổng Hợp Một Số điểm Mới, đáng Chú ý Luật Phòng, Chống Tham ...
-
Luật Phòng, Chống Tham Nhũng 2018 Và Các Nghị định Có Liên Quan
-
Một Số Nội Dung Cơ Bản Của Luật Phòng, Chống Tham Nhũng
-
Luật Phòng, Chống Tham Nhũng