Luật Về Vần Bằng Vần Trắc Của Thơ Việt Nam (tiếp Theo & Hết)

Vần bằng là những chữ có dấu huyền hoặc không có dấu. Thí dụ: bằng, tôi, anh, em, cô, vân vân. Vần trắc là những chữ có dấu sắc, hỏi, ngã, nặng. Thí dụ: sắc, hỏi, ngã, nặng, vân vân.

Làm thơ Lục Bát chỉ cần nhớ luật về vần bằng vần trắc cho câu sáu chữ và câu tám chữ như sau: 0B 0T 00 0B 0T 00 00 và cứ thế tiếp tục cho đến hết bài thơ hoặc tập thơ. 0 nghĩa là vần bằng hay trắc cũng được (vần nào cũng được). B là vần bằng T là vần trắc Bài tập 1: lấy bất cứ bài thơ Lục Bát nào trong Khai Phi’s Website rồi dịch thử ra công thức 0B 0T 00 0B 0T 00 00 sẽ thấy luôn luôn đúng. Thí dụ:

Em (0) ơi (B), chớp (0) bể (T) mưa (0) nguồn, (0) Gió (0) to (B) sóng (0) lớn (T), làm (0) buồn (0) tim (0) ta (0)…

Làm thơ Thất Ngôn cần nhớ luật về vần bằng vần trắc của mỗi câu thơ như sau: 0B 0T 0B 0 0T 0B 0T 0 0 nghĩa là vần bằng hay vần trắc cũng được (vần nào cũng được). B là vần bằng. T là vần trắc. Bài tập 2: lấy bất cứ bài thơ Thất Ngôn nào trong Khai Phi’s Website rồi dịch thử ra công thức 0B 0T 0B 0 0T 0B 0T 0 sẽ thấy luôn luôn đúng. Thí dụ: Ta (0) nhớ (T) người (0) xa (B) cách (0) núi (T) sông (0). Người (0) xa (B) xa (0) có (T) nhớ (0) ta (B) không (0) ? Sao (0) đang (B) vui (0) vẻ (T) ra (0) buồn (B) bã (0) ? Vừa (0) mới (T) quen (0) nhau (B) đã (0) lạ (T) lùng (0) ?

Khai Phi Hạnh Nguyên

Share this:

  • Click to share on Twitter (Opens in new window)
  • Click to share on Facebook (Opens in new window)

Like this:

Like Loading...

Related

Từ khóa » Bằng Là Gì Trắc Là Gì