Lực Lượng Sản Xuất Là Gì? Có Vai Trò Thế Nào?

Lực lượng sản xuất đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sản xuất xã hội cũng như quá trình phát triển của lịch sự loài người. Vậy lực lượng sản xuất là gì? Mục lục bài viết

  • 1. Lực lượng sản xuất là gì?
  • 2. Ví dụ về lực lượng sản xuất
  • 3. Vai trò của lực lượng sản xuất?
  • 4. Yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất
  • 5. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
  • 6. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam
  • 6.1. Thời kỳ trước đổi mới
  • 6.2. Thời kỳ sau đổi mới
Xem thêm

1. Lực lượng sản xuất là gì?

Theo quan điểm của Các Mác thì lực lượng sản xuất là khái niệm để chỉ sự kết hợp giữa người lao động với tư liệu sản xuất nhằm tạo ra sức sản xuất vật chất nhất định.

Có thể hiểu, sự kết hợp giữa người lao động và tư liệu sản xuất làm biến đổi các đối tượng vật chất của giới tự nhiên theo nhu cầu của con người và xã hội trong các thời kỳ nhất định.

Về cấu trúc, lực lượng sản xuất là một hệ thống được xem xét trên hai mặt:

Thứ nhất là Kinh tế – kỹ thuật còn được hiểu là tư liệu sản xuất

Thứ hai là về kinh tế – xã hội, được hiểu là người lao động

Cũng theo Các Mác để cải biến giới tự nhiên nhằm tạo ra của cải vật chất, người lao động cần phải có một sức mạnh tổng hợp. Đó là sự kết hợp giữa sức mạnh của thể chất và trí tuệ – những yếu tố tạo nên khả năng lao động của con người và những yếu tố khác có thuộc tính cơ học, lý học, hóa học của các vật, để tùy theo mục đích của mình, dùng những yếu tố đó làm công cụ tác động vào các vật khác để quá trình sản xuất vật chất có thể thể diễn ra.

Có thể hiểu tư liệu sản xuất là điều kiện cần của quá trình sản xuất vật chất và người lao động chính là chủ thể, đóng vai trò quyết định sự phát triển của sản xuất.

Như vậy, nếu không có con người biết chế tạo, sử dụng công cụ lao động, tác động vào giới tự nhiên thì sẽ không có quá trình sản xuất vật chất.

2. Ví dụ về lực lượng sản xuất

Theo nội dung trên có thể hiểu được lực lượng ѕản хuất là gì? Lực lượng sản xuất gồm:

- Người lao động: con người có ѕức khỏe, có kỹ năng lao động.

- Tư liệu ѕản хuất: đối tượng được con người ѕử dụng, khai thác trong quá trình ѕản хuất.

Tư liệu sản xuất gồm:

+ Tư liệu lao động: đó là những công cụ lao động như máy kéo, máy cày, cuốc, máy dệt…

+ Đối tượng lao động: xi măng, sắt, thép, sợi vải, len…

Chủ nghĩa Mác khẳng định:

Lực lượng ѕản хuất hàng đầu của toàn thể nhân loại là công nhân, người lao động.

Bên cạnh con người, công cụ lao động là thành tố cơ bản của lực lượng ѕản хuất.

Công cụ lao động nhân lên ѕức mạnh trí tuệ con người. Khi công cụ lao động đã đạt tới trình độ tin học hóa, ѕố hóa, tự động hóa…thì hiệu năng của nó được đánh giá là rất kỳ diệu.

Công cụ ѕản хuất luôn là yếu tố dễ biến đổi và có thể tiến hóa lên mức cao hơn, cao nhất của lực lượng ѕản хuất.

Sự chuуển đổi, cải tiến, hoàn thiện của công cụ lao động đã tạo nên những biến đổi ѕâu sắc cho toàn bộ tư liệu ѕản хuất.

luc luong san xuat la gi

3. Vai trò của lực lượng sản xuất?

Trong bất kỳ xã hội nào để tạo ra của cải, vật chất cho xã hội phải có người lao động lẫn tư liệu sản xuất. Vì nếu không có công cụ lao động phục vụ cho quá trình lao động thì con người sẽ không thể tác động để tạo ra của cải vật chất.

Do đó, lực lượng sản xuất có vai trò là phương tiện để tiến hành sản xuất vật chất cho xã hội. Để thỏa mãn được nhu cầu cơ bản của mình, con người phải chế tạo ra công cụ lao động, chính xác hơn đó là tư liệu lao động, tư liệu sản xuất, lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất phát triển quyết định sự biến đổi, sự phát triển về mọi mặt của đời sống, quyết định sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao.

Lực lượng sản xuất còn là một bộ phận cấu thành của phương thức sản xuất và là nền tảng, cơ sở, tiền đề của sản xuất. Bởi nếu không có công cụ lao động, con người không thể sản xuất tạo ra của cải vật chất thỏa mãn nhu cầu của mình.

Lực lượng sản xuất phát triển dẫn đến sự phân công lao động xã hội, năng xuất lao động xã hội từ đó cũng tăng lên, kết quả là sản phẩm sản xuất có sự dư thừa. Sự dư thừa sản phẩm là một trong các nguyên nhân dẫn tới sự ra đời của chế độ tư hữu và xuất hiện giai cấp trong xã hội. Có thể thấy, sự phát triển của lực lượng sản xuất chính là nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp trong xã hội.

Lực lượng sản xuất có một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sản xuất xã hội cũng như quá trình phát triển của lịch sự loài người. Phát triển lực lượng sản xuất là vấn đề được coi trọng và đề cao trong mọi thời kỳ phát triển của xã hội.

4. Yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất

luc luong san xuat la gi

Trong quá trình sản xuất, công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất để tư liệu lao động được hoàn thiện nhằm đạt được năng suất lao động cao.

Trong tư liệu lao động, là các yếu tố vật chất con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động thì công cụ lao động là một yếu tố quan trọng nhất. Và khi công cụ lao động đạt đến trình độ tự động hoá thì vai trò của nó lại càng quan trọng.

Trình độ phát triển công cụ lao động là thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người. Nói đúng hơn thì yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất chính là con người.

5. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Quan hệ sản xuất chỉ tổng thể mối quan hệ kinh tế, là quan hệ giữa người với người về mặt thực hiện lợi ích vật chất trong quá trình sản xuất và tái sản xuất xã hội.

Quan hệ sản xuất bao gồm:

- Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất

- Quan hệ trong tổ chức – quản lý quá trình sản xuất

- Quan hệ trong phân phối kết quả của quá trình sản xuất

Những quan hệ sản xuất này tồn tại trong mối quan hệ thống nhất và chi phối, tác động lẫn nhau trên cơ sở quyết định của quan hệ sở hữu vể tư liệu sản xuất.

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, có sự phụ thuộc, ràng buộc, tác động lẫn nhau tạo thành quá trình sản xuất của xã hội.

Trong quá trình sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản, tất yếu; lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất; quan hệ sản xuất là hình thức kinh tế của quá trình đó.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Đây là yêu cầu tất yếu, phổ biến diễn ra trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội.

Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ biện chứng, trong đó vai trò quyết định thuộc về lực lương sản xuất, còn quan hệ sản xuất giữ vai trò tác động trở lại lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ thống nhất tuân theo nguyên tắc khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất trong mỗi giai đoạn lịch sử xác định vì quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất còn lực lượng sản xuất là nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình đó.

6. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam

6.1. Thời kỳ trước đổi mới

Lực lượng sản xuất còn thấp và chưa có nhiều điều kiện để phát triển. Lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và dựa trên kinh nghiệm ông cha để lại. Tư liệu sản xuất, công cụ lao động còn thô sơ, lạc hậu.

Đảng và Nhà nước đã chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất . Sau giải phóng miền Bắc, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhấn mạnh vai trò của quan hệ sản xuất, dẫn đến chủ trương quan hệ sản xuất phải đi trước mở đường, tạo động lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất.

6.2. Thời kỳ sau đổi mới

Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã thừa nhận khuyết điểm, chủ trương đổi mới phương thức quản lý kinh tế. Đây là mốc quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thể hiện qua nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất

Đảng và Nhà nước có nhiều chủ trương, biện pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời ban hành nhiều chính sách và pháp luật để hoàn thiện các mặt của quan hệ sản xuất mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trên đây là thông tin giải đáp cho lực lượng sản xuất là gì? Nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ  19006192 để được hỗ trợ.

Từ khóa » Trình độ Lực Lượng Sản Xuất Thể Hiện ở