Lực Ma Sát “ Tích Hợp Giáo Dục Bảo Vệ Môi Trường - Thư Viện Đề Thi

  • Trang Chủ
  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • Upload
  • Liên hệ

Thư Viện Đề Thi

Trang ChủVật LýVật Lý 8 Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 6 - Tiết 6 : Lực ma sát “ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường'' doc 2 trang Người đăng phongnguyet00 Lượt xem 2358Lượt tải 0 Download Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 6 - Tiết 6 : Lực ma sát “ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường''", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên Giáo án lớp 8 môn Vật lí - Tuần 6 - Tiết 6 : Lực ma sát “ tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường'' Ngày soạn: 23/9/2012 Tuần 6 Ngày dạy: 24/9/2012 Tiết 6 : LỰC MA SÁT “ Tích hợp GDBVMT” I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: Nêu được ví dụ về lực ma sát nghỉ, trượt, lăn. 2/ Kỹ năng: Đề ra được cách làm tăng ma sát có lợi và giảm ma sát có hại trong một số trường hợp cụ thể của đời sống, kĩ thuật. 3/ Thái độ: Nghiêm túc học tập khi làm thí nghiệm. II/ Chuẩn bị: * HS: Mỗi nhóm: lực kế, miếng gỗ, 1 quả cân, 1 xe lăn, 2 con lăn * GV: H6.1, 6.3, 6.4 phóng to III/ Tổ chức hoạt động dạy và học Điều khiển của GV Hoạt động tương ứng của HS * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và tổ chức tình huống học tập (7’) 1/ Kiểm tra bài cũ: - Hai lực cân bằng là gì? Nếu chịu tác dụng của 2 lực cân bằng thì vật thế nào ? làm BT 5.2 - Tại sao khi chịu tác dụng của lực thì vật không thể thay đổi vận tốc đột ngột được? làm BT 5.3 2/ Tổ chức tình huống học tập: Khi đạp xe trên 2 đoạn đường: Đường gồ ghề và đường tráng nhựa thì đoạn đường nào em đạp xe nặng nề hơn? Vì sao? Để biết rõ hơn về vấn đề này thì chúng ta cùng tiềm hiểu bài học hôm nay. * Hoạt động 2 :Tìm hiểu về lực ma sát (16’) - Yêu cầu HS đọc thông báo trong SGK à ? Lực ma sát trượt xuất hiện ở đâu? - Yêu cầu HS tìm ví dụ về lực ma sát trượt trong đời sống và kĩ thuật? à GV chốt lại khi nào có lực ma sát. * Tích hợp GDBVMT: + Trong quá trình lưu thông của các phương tiện giao thông đường bộ, ma sát giữa bánh xe và mặt đường, giữa các bộ phận cơ khí với nhau, ma sát giữa phanh xe và vành bánh xe làm phát sinh các bụi cao su, bụi khí và bụi kim loại. Các bụi khí này gây ra tác hại to lớn đối với môi trường: ành hưởng đến sự hô hấp của cơ thể người, sự sống của SV và sự quang hợp của cây xanh + Nếu đường nhiều bùn đất, xe đi trên đường có thể bị trượt dễ gây ra tai nạn, đặt biệt khi trời mưa và lớp xe bị mòn - Yêu cầu HS đọc thông báo 2 và tiến hành làm thí nghiệm thả viên bi trên sàn nhà à nhận xét? à Lực ma sát lăn xuất hiện khi nào? -Yêu cầu HS tìm ví dụ về lực ma sát lăn trong đời sống và kĩ thuật - GV cho Hs quan sát H 6.1 phóng to và trả lời C3. yêu cầu HS nhận xét. + So sánh cường độ của Fms lăn và Fms trượt qua quan sát H. 6.1. ? Vậy lực ma sát lăn có cản trở chuyển động không? - Yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình 6.2. - Phát dụng cụ, yêu cầu HS làm thí nghiệm theo nhóm àđọc số chỉ của lực kế khi vật nặng chưa chuyển động - Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: +Mặc dù lực kéo tác dụng lên vật nặng nhưng vật nặng vẫn đứng yên? + Đó là những lực nào? - GV thông báo: Lực cân bằng với lực kéo ở thí nghiệm trên gọi là lực ma sát nghỉ. ? Lực ma sát nghỉ giữ vật như thế nào? - Nêu thí dụ về lực ma sát nghỉ trong cuộc sống? (C5) * Hoạt động 3: Tìm hiểu về lực ma sát trong cuộc sống và kĩ thuật (10’) - GV yêu cầu HS mô tả hình vẽ 6.3 SGK và đề nghị nêu ra được tác hại của lực ma sát? Biện pháp khắc phục. - Tương tự yêu cầu HS mô tả hình 6.4 và đề nghị HS suy nghỉ trả lời trường hợp nếu không có lực ma sát thì hiện tượng gì sẽ xẩy ra ? Biện pháp khắc phục. * Hoạt động 4: Vận dụng (7’) - Yêu cầu HS hoạt động nhóm trả lời C8 - yc HS đọc và trả lời C9: Ổ bi có tác dụng gì? Tại sao việc phát minh ra ổ bi lại có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của khoa học và công nghệ? *Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò (5’) - GV: +Khi nào xuất hiện lực ma sát, chúng có tác dụng gì ? + Có mấy loại lực ma sát ? Cho ví dụ ? +Nêu một số ví dụ về lực ma sát có lợi và có hại? - Yêu cầu HS:+ trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài. + Đọc phần “có thể em chưa biết” - GV HDVN: + xem lại từ tiết 1 đến tiết 6 àtiết sau kiểm tra 1 tiết - Lớp trưởng báo cáo sĩ số. - Từng HS lên trả lời và làm bài tập theo đề nghị của GV. HS ở dưới theo dõi, nhận xét. BT 5.2/SBT: D; BT 5.3/SBT: D - HS trả lời. I. Khi nào có lực ma sát? 1. Lực ma sát trượt - Đọc thông tin SGK. - HS trả lời - HS khác lấy ví dụ lực ma sát trượt trong đời sống và kỷ thuật à HS thảo luận rút ra nhận xét. * Nhận xét: Lực ma sát trượt xuất hiện khi 1 vật chuyển động trượt trên mặt vật khác. - VD: Khi kéo lê thùng hàng trên sàn nhà,... Biện pháp GDBVMT: + Giảm số phương tiện lưu thông trên đường và cấm các phương tiện đã cũ nát, không đảm bảo chất lượng. Các phương tiện tham gia giao thông cần đảm bảo các tiêu chuẩn về khí thải và an toàn đối với môi trường + Cần thường xuyên kiểm tra chất lượng xe và vệ sinh mặt đường sạch sẽ 2. Lực ma sát lăn: - Đọc thông tin SGK. - HS trả lời: Khi hòn bi lăn trên mặt sàn - HS khác lấy ví dụ lực ma sát lăn trong đời sống và kỷ thuật à Hs thảo luận nhóm và đưa ra kết luận. + Nhận xét: Lực ma sát lăn xuất hiện khi 1 vật CĐ lăn trên bề mặt vật khác. VD: Đá quả bóng lăn trên sân,... - Quan sát hình 6.1 trả lời C3: + Hình 6.1 a: có lực ma sát trượt giữa sàn nhà và thùng (ba người đẩy) + Hình 6.1 b: có lực ma sát lăn giữa bánh xe với sàn nhà à Độ lớn của lực ma sát lăn rất nhỏ so với lực ma sát trượt (một người đẩy nhẹ nhàng) - HS trả lời 3.Lực ma sát nghỉ: - Đọc thông tin và quan sát hình 6.2. - Nhận dụng cụ, làm thí nghiệm theo nhómàđọc số chỉ của lực kế - Thảo lụân nhóm: trả lời C4 + Vật chịu tác dụng của 2 lực cân bằng + Lực kéo và lưc tạo ra giữa mặt bàn và vật (lực cản) - Lắng nghe - HS trả lời và ghi bài * Nhận xét: Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi vật bị tác dụng của lực khác. - HS lấy ví dụ VD: Quyển sách đặt trên bàn,... II. Lực ma sát trong đời sống và kỹ thuật. 1. Lực ma sát có thể có hại - HS quan sát: hình vẽ 6.3 và trả lời C6 - Lực ma sát có thể có hại như làm cho vật nhanh mòn, hư hỏng, cản trở CĐ nên phải bôi dầu mỡ hoặc dùng ổ bi,... 2. Lực ma sát có thể có ích - HS quan sát: hình vẽ 6.4 và trả lời C7: - Lực ma sát có thể có lợi như giúp các vật có thể dính kết vào nhau. III. Vận dụng - HS hoạt động nhóm trả lời C8 - HS đọc và trả lời C9 C9: Biến Fms trượtà Fms lănà giảm Fms à máy móc chuyển động dễ dàng. - HS lần lượt trả lời - HS đọc “cóbiết” - HS lắng nghe IV/ Những vấn đề cần rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docT6.doc
Đề thi liên quan
  • docxĐề kiểm tra giữa học kỳ II môn Vật lý 8 - Năm học 2021-2022

    Lượt xem Lượt xem: 396 Lượt tải Lượt tải: 0

  • docĐề kiểm tra học kì I năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 8

    Lượt xem Lượt xem: 1282 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docĐề tài Sử dụng ngân hàng câu hỏi chương cơ học vật lý 8 nhằm nâng cao kết quả học tập của học sinh

    Lượt xem Lượt xem: 1099 Lượt tải Lượt tải: 3

  • docĐề 5 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)

    Lượt xem Lượt xem: 860 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docĐề khảo sát chất lượng học sinh giỏi năm học 2015-2016 môn: Vật lý lớp 8 thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

    Lượt xem Lượt xem: 1429 Lượt tải Lượt tải: 5

  • docĐề 3 kiểm tra chất lượng học kỳ II năm học 2015 - 2016 môn: Vật lí 8 thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian chép đề)

    Lượt xem Lượt xem: 935 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docĐề kiểm tra học kỳ I năm học: 2014 – 2015 môn: Vật lý lớp 8 thời gian làm bài: 45 phút, không kể thời gian phát đề

    Lượt xem Lượt xem: 793 Lượt tải Lượt tải: 2

  • docĐề kiểm tra học kỳ I môn: Vật lý, khối lớp: 8 thời gian làm bài: 60 phút

    Lượt xem Lượt xem: 1668 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docĐề kiểm tra học kỳ II năm học 2009 - 2010 môn: Vật lý - lớp 8 thời gian làm bài: 45 phút ( không thể thời gian giao đề )

    Lượt xem Lượt xem: 1305 Lượt tải Lượt tải: 1

  • docxĐề kiểm tra 45 phút lần 1 học kì II môn Vật lí Lớp 8 - Năm học 2022-2023 - Trường THCS Nguyễn Văn Chính (Có đáp án)

    Lượt xem Lượt xem: 345 Lượt tải Lượt tải: 0

Copyright © 2024 ThuVienDeThi.org - Thư viện Đề thi mới nhất cho học sinh, giáo viên, Đề thi toán THPT quốc gia, Đề thi toán hay

Facebook Twitter

Từ khóa » Giáo án Bài Lực Ma Sát Lớp 8