Lực Siết ốc Là Gì? Bảng Tra Lực Siết Bu Lông Tiêu Chuẩn
Có thể bạn quan tâm
Trong quá trình sản xuất, lắp ráp hay bảo trì, bảo dưỡng,… các loại máy móc thiết bị, lực siết ốc, siết bu lông rất quan trọng. Vậy lực siết ốc là gì, công thức tính như thế nào? Mời bạn đọc tham khảo bài viết sau để biết về lực siết ốc cũng như bảng tra lực siết bu lông theo tiêu chuẩn nhé!
Xem nhanh ẩn- 1. Lực siết ốc là gì?
- 2. Công thức tính lực siết ốc
- 3. Bảng lực siết bu lông tiêu chuẩn
Lực siết ốc là gì?
Lực siết ốc còn có nghĩa là lực siết bu lông. Đây là lực hữu ích, được kết hợp phương pháp xiết bu lông bằng công cụ có chức năng siết như tay đòn. Từ đó tạo thành lực momen xoắn tác động trực tiếp đến đầu bu lông hay đai ốc. Khi đạt được lực siết tiêu chuẩn, nó sẽ tạo ra ứng suất căng ban đầu. Như vậy, bu lông sẽ được kẹp chặt theo đúng yêu cầu. Giúp các chi tiết của máy móc, thiết bị gắn chặt với nhau. Lực siết ốc thể hiện khả năng làm việc của máy siết bu lông.
Lực siết bu lông mạnh hay nhẹ phụ thuộc vào tác động của đường kính và độ bền của bu lông. Mỗi loại bu lông cần siết với một lực tiêu chuẩn để tạo ra sự chắc chắn đúng kỹ thuật.
Có thể nói, lực siết bu lông ốc vít có vai trò vô cùng quan trọng trong việc lắp ráp, sửa chữa máy móc, thiết bị. Nếu tính toán lực xiết bu lông không chuẩn, lực chưa đủ sẽ khiến các con ốc bu lông không chắc chắn. Các điểm tiếp nối gắn kết cũng không đạt chất lượng.
Xem thêm:
- Có nên mua máy siết bu lông đầu khẩu ½ inch không?
- Top 3 máy siết bu lông thợ sửa chữa ô tô không nên bỏ qua
Công thức tính lực siết ốc
Các yếu tố trong công thức tính lực siết bu lông, ốc vít
Biết cách tính lực siết bu lông sẽ giúp bạn lựa chọn đúng dụng cụ phù hợp để thực hiện các thao tác tháo, siết bu lông. Có 2 yếu tố chính ảnh hưởng đến lực siết của bu lông: đường kính và độ bền của bu lông. Mỗi loại bu lông đều được in các thông số về đường kính, độ bền trên mặt đỉnh của bu lông. Các thông số này sẽ giúp bạn tính được tiêu chuẩn lực siết bu lông.
Ngoài ra, số độ bền cũng giúp phân biệt loại bu lông. Các mẫu bu lông cường độ cao có độ bền ít nhất là 8.8. Trong đó, thường gặp nhất là các loại có độ bền là 8.8, 10.9, 12.9,…Tại Việt Nam, các bulong thường hoạt động với cấp bền 8.8.
Có thể bạn quan tâm: Top 3 máy siết bu lông dùng pin giá rẻ dành cho dân chuyên nghiệp
Cách tính lực xiết ốc, bu lông
Cách tính lực siết bu lông cũng là cách tính lực xiết bu lông cường độ cao. Trước tiên bạn xác định kích cỡ của bu lông. Kích cỡ này được biết dựa theo đường kính của ren – d, ví dụ như M3, M4, … Sau đó, bạn tra cứu kích thước của đai ốc (S) khi tiến hành vặn vào bu lông. Hai chỉ số này tỉ lệ với nhau dựa trên công thức:
S = 1,5*d
Trong đó:
- S là kích thước của ecu vặn vào bu lông ( nghĩa là kích cỡ bu lông).
- d là đường kính của bu lông.
Công thức tính lực xiết bu lông này sẽ giúp bạn xác định được sự phù hợp giữa bu lông và đai ốc cho mối ghép. Đồng thời, bạn sẽ biết được lực siết dựa vào bảng tra lực siết bu lông tiêu chuẩn.
Bảng lực siết bu lông tiêu chuẩn
Mỗi một loại bu lông ốc vít có một lực vặn tiêu chuẩn theo quy định chung của quốc tế. Chúng ta có thể biết được tiêu chuẩn về lực xiết bu lông dựa vào bảng thông số lực siết bu lông.
Hướng dẫn xác định kích cỡ của bu lông:
Trong bảng tính lực xiết bu lông có 3 cột lớn biểu hiện các chỉ số của bu lông.
- Cột thứ nhất – d có ghi chữ chủng loại: đây là cột đường kính của từng bu lông. Có từ loại M3 đến M64.
- Cột thứ hai – s: đây là cột biểu thị kích cỡ của bu lông. Bạn bắt đầu từ cột đường kính gióng sang ngang sẽ thấy kích cỡ của bulong.
- Cột thứ ba: đây là cột lớn nhất, biểu thị độ bền của bulong. Chỉ số này thường được ký hiệu trên đỉnh của bu lông nên bạn dễ dàng biết được.
Cách kiểm tra lực siết bu lông như sau:
Bắt đầu từ cột đường kính gióng thẳng sang đến cột độ bền của bu lông. Từ cột thứ 3 gióng thẳng xuống. Ô giao nhau giữa hàng thẳng và hàng ngang chính là lực siết bu lông tiêu chuẩn.
Ví dụ như hình: Ta kiểm tra lực siết bu lông loại M12, có đai ốc là 18, độ bền là 8.8. Theo bảng, lực siết tiêu chuẩn là 79N.m.
Lưu ý: Bảng lực siết ốc, bu lông này chỉ dùng được với những bu lông mới. Nó sẽ có sai số khi áp dụng với bulong cũ, đã sử dụng nhiều lần hoặc bulong đã được xử lý nhiệt luyện.
Bài viết đã cung cấp những thông tin về lực siết ốc cũng như bảng tra lực siết bu lông tiêu chuẩn. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp bạn lựa chọn được máy siết bu lông phù hợp để thực hiện các công việc lắp ráp, sửa chữa. Nếu như bạn có nhu cầu mua máy siết bu lông để phục vụ cho công việc của mình mà chưa biết chọn sản phẩm nào thì có thể tham khảo trực tiếp tại website maykhoanbosch.net – maydochuyendung.com hoặc gọi ngay vào hotline 0904 810 817 để được tư vấn nhanh nhất.
Từ khóa » Siết Chặt đai ốc Là Gì
-
Nguyên Tắc Cơ Bản Của Xiết Bu Lông
-
SIẾT CHẶT ĐAI ỐC Tiếng Anh Là Gì - Trong Tiếng Anh Dịch - Tr-ex
-
Đai Ốc Là Gì? Bu Lông Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa Đai Ốc Và Bu Lông
-
Lực Siết ốc Là Gì? Công Thức Tính Và Cách Kiểm Tra Lực Siết Bu Lông ...
-
Công Thức Tính Lực Siết ốc Và Bảng Tra Lực Siết ốc, Bu Lông Chuẩn
-
Từ điển Việt Anh "siết Chặt đai ốc" - Là Gì?
-
SIẾT ĐAI ỐC VÀ KÉO CĂNG BULON KHÁC NHAU GÌ?
-
Đai Xiết Và Phân Loại Các đai Xiết Chưa Chắc Bạn đã Biết
-
Lực Siết Bu Lông Là Gì? Tầm Quan Trọng Của Lực Siết Bu Lông
-
Đai ốc Là Gì ? Bu Lông Là Gì ? Vít Cấy Là Gì ? Kí Hiệu Kích Thước Bu L
-
Tìm Hiểu Chi Tiết Về Bu Lông Và đai ốc - OHIO® - Bulong Inox
-
Tiêu Chuẩn Lực Xiết Cho Bu Lông Và đai ốc
-
Tiêu Chuẩn Lực Siết Bu Lông - Cách Tính, Tra Bảng Lực Xiết Bu Lông
-
Các Yếu Tố ảnh Hưởng đến Lực Xiết Của Bu Lông đai ốc