Lực Tĩnh điện – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Bài viết về
Điện từ học
Solenoid
  • Điện
  • Từ học
  • Lịch sử
  • Giáo trình
Tĩnh điện
  • Chất cách điện
  • Chất dẫn điện
  • Cảm ứng tĩnh điện
  • Điện ma sát
  • Điện thông
  • Điện thế
  • Điện trường
  • Điện tích
  • Định luật Coulomb
  • Định luật Gauss
  • Độ điện thẩm
  • Mômen lưỡng cực điện
  • Mật độ phân cực
  • Mật độ điện tích
  • Phóng tĩnh điện
  • Thế năng điện
Tĩnh từ
  • Định luật Ampère
  • Định luật Biot–Savart
  • Định luật Gauss cho từ trường
  • Độ từ thẩm
  • Lực từ động
  • Mômen lưỡng cực từ
  • Quy tắc bàn tay phải
  • Từ hóa
  • Từ thông
  • Từ thế vectơ
  • Từ thế vô hướng
  • Từ trường
Điện động
  • Bức xạ điện từ
  • Cảm ứng điện từ
  • Dòng điện Foucault
  • Dòng điện dịch chuyển
  • Định luật Faraday
  • Định luật Lenz
  • Lực Lorentz
  • Mô tả toán học của trường điện từ
  • Phương trình Jefimenko
  • Phương trình London
  • Phương trình Maxwell
  • Tenxơ ứng suất Maxwell
  • Thế Liénard–Wiechert
  • Trường điện từ
  • Vectơ Poynting
  • Xung điện từ
Mạch điện
  • Bộ cộng hưởng
  • Dòng điện
  • Dòng điện một chiều
  • Dòng điện xoay chiều
  • Điện dung
  • Điện phân
  • Điện trở
  • Định luật Ohm
  • Gia nhiệt Joule
  • Hiện tượng tự cảm
  • Hiệu điện thế
  • Lực điện động
  • Mạch nối tiếp
  • Mạch song song
  • Mật độ dòng điện
  • Ống dẫn sóng điện từ
  • Trở kháng
Phát biểu hiệp phương saiTenxơ điện từ(tenxơ ứng suất–năng lượng)
  • Dòng bốn chiều
  • Thế điện từ bốn chiều
Các nhà khoa học
  • Ampère
  • Biot
  • Coulomb
  • Davy
  • Einstein
  • Faraday
  • Fizeau
  • Gauss
  • Heaviside
  • Henry
  • Hertz
  • Joule
  • Lenz
  • Lorentz
  • Maxwell
  • Ørsted
  • Ohm
  • Ritchie
  • Savart
  • Singer
  • Tesla
  • Volta
  • Weber
  • x
  • t
  • s

Lực tĩnh điện là lực giữa hai vật mang điện tích đứng yên. Nó là trường hợp đặc biệt của lực Lorentz (lực điện từ tổng quát).

Lực này được Coulomb, nhà bác học người Pháp, dựa trên ý tưởng về sự tương tự giữa điện học và cơ học, giữa sự tương tự của hai vật và hai điện tích, tìm ra lần đầu cho hai điện tích điểm và phát biểu thành định luật Coulomb. Trong trường hợp tương tác giữa hai điện tích điểm, lực tĩnh điện còn được gọi là lực Coulomb.

Định luật Coulomb

[sửa | sửa mã nguồn]
Sơ đồ mô tả cơ chế cơ bản của định luật Coulomb; cùng điện tích thì đẩy nhau và khác điện tích thì hút lẫn nhau.
Cân xoắn Coulomb

Định luật Coulomb (trong một số tài liệu viết kiểu phiên âm là "Định luật Cu-lông") phát biểu rằng: lực tương tác giữa hai điện tích điểm có phương nằm trên một đường thẳng nối hai điện tích điểm, có chiều là chiều của lực hút nếu hai điện tích điểm khác dấu và đẩy nếu hai điện tích điểm cùng dấu, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích các điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

Độ lớn của lực được tính theo công thức:

F = k | q 1 | | q 2 | r 2 {\displaystyle F=k{\frac {\left|q_{1}\right|\left|q_{2}\right|}{r^{2}}}}

với:

  • F là độ lớn của lực Coulomb, đo bằng N trong SI
  • q1 là điện tích của điện tích điểm thứ nhất, đo bằng C trong SI
  • q2 là điện tích của điện tích điểm thứ hai, đo bằng C trong SI
  • r là khoảng cách giữa hai điện tích điểm, đo bằng m trong SI
  • k là hằng số vật lý (còn gọi là hằng số lực Coulomb) thường được biểu diễn là 1 4 π ϵ 0 {\displaystyle {\frac {1}{4\pi \epsilon _{0}}}} với ϵ 0   {\displaystyle \epsilon _{0}\ } là hằng số điện. Giá trị các hằng số này là:
    • k ≈ 8 987 742 438 F−1·m (hay C−2·N·m2)
    • ϵ 0   {\displaystyle \epsilon _{0}\ } ≈ 8.854 × 10−12 F·m−1 (hay C2·N−1·m−2)

Công thức trên cũng có thể được viết ở dạng véc-tơ

F = 1 4 π ϵ 0 q 1 q 2 r | r | 3 {\displaystyle \mathbf {F} ={\frac {1}{4\pi \epsilon _{0}}}{\frac {q_{1}q_{2}\mathbf {r} }{\left|\mathbf {r} \right|^{3}}}}

với:

  • F {\displaystyle \mathbf {F} } là véc-tơ lực
  • r {\displaystyle \mathbf {r} } là véc-tơ nối hai điện tích điểm được tính theo:
r = r 1 − r 2 {\displaystyle \mathbf {r} =\mathbf {r_{1}} -\mathbf {r_{2}} }

ở đây: r 1   {\displaystyle \mathbf {r_{1}} \ } r 2   {\displaystyle \mathbf {r_{2}} \ } là các véc-tơ vị trí của các điện tích điểm.

Định luật Coulomb là một trong các định luật vật lý thể hiện lực giảm theo bình phương khoảng cách, giống định luật hấp dẫn Newton. Hằng số lực Coulomb lớn hơn nhiều lần hằng số hấp dẫn (G) trong SI nên lực Coulomb có độ lớn gấp nhiều lần độ lớn lực hấp dẫn.

Định luật Coulomb chỉ đúng khi lực Coulomb được quan sát trong hệ quy chiếu trong đó các điện tích điểm đứng yên. Khi các điện tích chuyển động, các điện tích gây ra dòng điện, tạo nên từ trường theo định luật Ampere, và tương tác với nhau theo lực Lorentz. Tương tác lúc này có thể coi là tương tác trong điện trường tương đối tính như miêu tả bởi thuyết tương đối của Albert Einstein.

Lực tĩnh điện tổng quát

[sửa | sửa mã nguồn]

Để tính lực tĩnh điện giữa hai vật mang điện tích, có thể chia các vật ra thành nhiều vật nhỏ hơn. Nếu phép chia tiến đến một giới hạn nào đó, vật nhỏ mang điện sẽ trở thành các điện tích. Khi đó có thể áp dụng nguyên lý chồng chất cho lực tĩnh điện (hay còn gọi là nguyên lý tác dụng độc lập).

Lực tĩnh điện do N điện tích điểm gây ra bằng tổng vectơ của lực tĩnh điện do từng điện tích điểm gây ra.

Có thể định nghĩa môi trường xung quanh một vật mang điện là điện trường. Khi một vật khác nằm trong môi trường này, lực tĩnh điện vật đó sẽ chịu là:

F = q E {\displaystyle F=qE}

Điện trường

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ công thức trên,

E = F q = K | q | r 2 {\displaystyle E={\frac {F}{q}}=K{\frac {|q|}{r^{2}}}}

với q là điện tích của vật đó và E là cường độ điện trường của điện trường.

Cách chứng minh định luật Coulomb đơn giản

[sửa | sửa mã nguồn]

Chúng ta có thể chứng minh định luật Coulomb bằng một thí nghiệm đơn giản. Cho hai quả cầu nhỏ với khối lượng m {\displaystyle m} và cùng điện tích q {\displaystyle q} , được treo trên hai sợi dây với chiều dài là l {\displaystyle l} và khối lượng không đáng kể. Có ba lực tác dụng lên quả cầu lúc đó: trọng lực P {\displaystyle P} , lực căng dây T {\displaystyle T} và lực điện F {\displaystyle F} .

Trong trạng thái cân bằng, ta có T sin ⁡ θ 1 = F 1 {\displaystyle T\sin \theta _{1}=F_{1}} (1) và T cos ⁡ θ 1 = m g {\displaystyle T\cos \theta _{1}=mg} (2).

Lấy (1) chia cho (2), ta được: sin ⁡ θ 1 cos ⁡ θ 1 = F 1 m g → F 1 = m g tan ⁡ θ 1 {\displaystyle {\frac {\sin \theta _{1}}{\cos \theta _{1}}}={\frac {F_{1}}{mg}}\rightarrow F_{1}=mg\tan \theta _{1}}

Cho L1 là khoảng cách giữa các quả cầu khi đã tích điện. Giả định rằng nếu định luật Coulomb đúng thì lực đẩy giữa hai quả cầu sẽ là F 1 = q 2 4 π ϵ 0 L 1 2 {\displaystyle F_{1}={\frac {q^{2}}{4\pi \epsilon _{0}L_{1}^{2}}}}

Vậy: q 2 4 π ϵ 0 L 1 2 = m g tan ⁡ θ 1 {\displaystyle {\frac {q^{2}}{4\pi \epsilon _{0}L_{1}^{2}}}=mg\tan \theta _{1}} .

Nếu giờ ta chỉ tích điện một quả cầu và cho hai quả tác dụng với nhau, mỗi quả cầu sẽ có lượng điện tích là q 2 {\displaystyle {\frac {q}{2}}} . Trong trạng thái cân bằng, khoảng cách giữa hai quả cầu là L 2 < L 1 {\displaystyle L_{2}<L_{1}} và lực đẩy giữa chúng sẽ là:

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lực
  • Tĩnh điện
  • Lực Lorentz

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Coulomb, Charles Augustin (1788) [1785]. “Premier mémoire sur l'électricité et le magnétisme”. Histoire de l’Académie Royale des Sciences. Imprimerie Royale. tr. 569–577.
  • Coulomb, Charles Augustin (1788) [1785]. “Second mémoire sur l'électricité et le magnétisme”. Histoire de l’Académie Royale des Sciences. Imprimerie Royale. tr. 578–611.
  • Griffiths, David J. (1998). Introduction to Electrodynamics (ấn bản thứ 3). Prentice Hall. ISBN 978-0-13-805326-0.
  • Tipler, Paul A.; Mosca, Gene (2008). Physics for Scientists and Engineers (ấn bản thứ 6). New York: W. H. Freeman and Company. ISBN 978-0-7167-8964-2. LCCN 2007010418.
  • Young, Hugh D.; Freedman, Roger A. (2010). Sears and Zemansky's University Physics: With Modern Physics (ấn bản thứ 13). Addison-Wesley (Pearson). ISBN 978-0-321-69686-1.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Định lý Coulomb trên Project PHYSNET
  • Electricity and the Atom Lưu trữ 2009-02-21 tại Wayback Machine—một chương từ một sách giáo khoa trực tuyến
  • Một trò chơi mê cung để dạy định lý Coulomb—một trò chơi được tạo ra bởi phần mềm phân tử Workbench
  • Electric Charges, Polarization, Electric Force, Coulomb's Law Walter Lewin, 8.02 Electricity and Magnetism, Spring 2002: Lecture 1 (video). MIT OpenCourseWare. License: Creative Commons Attribution-Noncommercial-Share Alike.
  • x
  • t
  • s
Các lực cơ bản trong vật lý
Lực vật lý
  • Tương tác mạnh
      • Gluon
    • Cơ bản
    • Tàn dư
  • Tương tác điện yếu
    • Tương tác yếu
      • Boson W và Z
    • Tương tác điện từ
      • Photon
  • Tương tác hấp dẫn
      • Graviton
Bức xạ
  • Bức xạ điện từ
  • Bức xạ hấp dẫn
Tương tác phỏng đoán
  • Lực thứ năm
  • Nguyên tố thứ năm
  • Danh sách thuật ngữ vật lý
  • Vật lý hạt
  • Triết học vật lý
  • Vũ trụ
  • Weakless Universe

Từ khóa » Ct Cu Lông