Lúng Túng, Vướng Mắc Trong Triển Khai Pháp Luật Về Quy Hoạch
Có thể bạn quan tâm
- Quốc hội sẽ thảo luận về quy hoạch, nợ xấu, quyết toán ngân sách
Sáng 30/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch kể từ khi Luật Quy hoạch có hiệu lực thi hành".
110 quy hoạch được phê duyệt
Báo cáo tóm tắt kết quả giám sát do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày cho biết, về những kết quả chính đạt được, phải khẳng định rằng, xây dựng và ban hành Luật Quy hoạch là sự nỗ lực, cố gắng lớn của Quốc hội, Chính phủ trong việc thể chế hóa Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 16/1/2012 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI.
Sau khi Luật Quy hoạch được thông qua, Quốc hội đã ban hành 7 luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành 1 pháp lệnh; Chính phủ đã ban hành 43 nghị định, các Bộ, ngành ban hành 96 thông tư hướng dẫn. Bên cạnh đó, để triển khai Luật Quy hoạch, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản có liên quan đến công tác quy hoạch; Thủ tướng Chính phủ cũng đã tổ chức 3 Hội nghị trực tuyến toàn quốc về quy hoạch.
Bên cạnh đó, công tác lập, thẩm định, phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch cơ bản đã hoàn thành. Trong tổng số 111 quy hoạch được lập theo quy định của Luật Quy hoạch có 110/111 quy hoạch đã được phê duyệt nhiệm vụ, trong đó 41/42 quy hoạch cấp quốc gia, 6/6 quy hoạch vùng, 63/63 quy hoạch tỉnh. Một số bộ, ngành, địa phương đã có quyết tâm cao, khắc phục khó khăn để thực hiện nhiệm vụ nên đến nay, có 7/111 quy hoạch đã được quyết định hoặc phê duyệt, bao gồm: Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, 4 quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực giao thông vận tải, Quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long và Quy hoạch tỉnh Bắc Giang.
Kinh phí lập quy hoạch đã được quan tâm bố trí, theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kinh phí lập quy hoạch trong Kế hoạch đầu tư công là 4.368 tỷ đồng, trong đó, vốn của các Bộ, ngành là 1.243,63 tỷ đồng; của 56 địa phương là 3.124,36 tỷ đồng. Số vốn đã giải ngân đến 28/2/2022 của các Bộ, ngành là 244,68 tỷ đồng (bằng 19,67%); các địa phương là 1.147,45 tỷ đồng (bằng 36,72%).
Bên cạnh đó, báo cáo của Đoàn giám sát đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất cấp huyện.
Luật Quy hoạch được thông qua từ năm 2017 nhưng quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do Luật Quy hoạch còn bất cập, có quy định chưa phù hợp, chưa rõ ràng. Nội hàm của Quy hoạch tổng thể quốc gia chưa rõ ràng, nhiều nội dung quy định chưa cụ thể nên còn ý kiến khác nhau về nội dung, mức độ thể hiện của Quy hoạch tổng thể quốc gia, mức độ thể hiện chi tiết của các dự án đầu tư, mức độ chi tiết của hệ thống bản đồ dẫn đến lúng túng, vướng mắc trong triển khai.
Khái niệm "tích hợp quy hoạch" được quy định tại khoản 10 Điều 3 là khái niệm mới, chưa rõ ràng về nội hàm và chưa được quy định cụ thể trong quy trình lập quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh nên khó triển khai trong thực tiễn.
"Việc tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất cấp huyện còn thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành trong tỉnh; việc chấp hành quy hoạch sử dụng đất cấp huyện chưa nghiêm, tình trạng sử dụng đất sai mục đích, lãng phí, kém hiệu quả vẫn còn xảy ra. Việc tổ chức kiểm tra, giám sát quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đã được phê duyệt ở các cấp chưa thường xuyên" - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh nêu rõ.
Tình trạng sử dụng đất không phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt chưa được phát hiện, xử lý kịp thời. Nội dung của quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị, quy hoạch sử dụng đất cấp huyện thiếu thống nhất, tiêu chí phân loại đất khác nhau dẫn đến khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện...
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về quy hoạch
"Đoàn giám sát cho rằng những tồn tại, hạn chế nêu trên do nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu. Bên cạnh nguyên nhân do quy định pháp luật về quy hoạch bất cập còn do nguyên nhân tổ chức thực hiện công tác quy hoạch ở các cấp, các ngành, địa phương còn nhiều hạn chế", Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế nhấn mạnh.
Trên cơ sở kết quả giám sát, để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác lập quy hoạch, Đoàn giám sát kiến nghị Quốc hội ban hành Nghị quyết giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về công tác quy hoạch và một số giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch.
Trong đó, về các giải pháp cần triển khai ngay để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc lập quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, kiến nghị cho phép Chính phủ và các cơ quan liên quan được thực hiện các nội dung Luật Quy hoạch và các luật hiện hành chưa quy định hoặc đã quy định nhưng bất cập, vướng mắc thì được thực hiện khác với các Luật này để đẩy nhanh tiến độ lập, phê duyệt các quy hoạch cho đến khi Luật Quy hoạch được sửa đổi và có hiệu lực thi hành.
Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn chỉ đạo các bộ, ngành có liên quan khẩn trương rà soát, xây dựng và ban hành theo thẩm quyền các quy định về điều kiện, quy chuẩn kỹ thuật, chuyên ngành; rà soát, sửa đổi các văn bản pháp luật về công tác quy hoạch còn mâu thuẫn, chồng chéo để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về quy hoạch; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tổ chức thanh tra, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về quy hoạch...
Về giải pháp trong trung và dài hạn, Chính phủ tổng kết, đánh giá toàn diện việc thực hiện Luật Quy hoạch và các luật, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quy hoạch để kiến nghị sửa đổi, bổ sung Luật Quy hoạch, các luật có liên quan đến quy hoạch nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về công tác quy hoạch, bảo đảm đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật.
Quốc hội dành cả ngày hôm nay (30/5) để thảo luận ở hội trường về nội dung này.
- Quốc hội sẽ thảo luận về quy hoạch, nợ xấu, quyết toán ngân sách
- Vụ biệt thự phá vỡ quy hoạch: UBND quận Cầu Giấy nhận "rút kinh nghiệm sâu sắc"
- Lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm trong quy hoạch đô thị
Từ khóa » Các Lúng
-
19 Tình Huống Hài Hước Và Lúng Túng Trong Kỳ Thi - YouTube
-
NHIỀU KHÓ KHĂN, LÚNG TÚNG TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ ...
-
Nghệ An: Một Số Nơi Còn Lúng Túng Trong điều Trị F0 Tại Nhà | Y Tế
-
Thanh Hóa: Lúng Túng Xử Lý Khi Phát Hiện Các Ca F0, F1 Trong Lớp Học
-
Doanh Nghiệp Vẫn Lúng Túng Khi Giảm Thuế VAT, Bộ Tài Chính Phản ...
-
Học Sinh Tới Trường: Lúng Túng Từ Những Tình Huống Phát Sinh
-
Một Số Cơ Sở Giáo Dục Còn Lúng Túng Khi Xử Lý Các Trường Hợp Học ...
-
IOC Lúng Túng Với Các Lệnh Trừng Phạt Thể Thao Nga - PLO
-
Lúng Túng Quy Trình Xử Lý F0 Tại Các Trường Có Học Sinh Nội Trú - VTV Go
-
HLV Park Hang-seo: Các Cầu Thủ Còn Lúng Túng Với Sơ đồ Mới
-
Đến Lượt Mỹ "lúng Túng" Trong Trừng Phạt Nga? - Báo Kinh Tế đô Thị
-
Áp Dụng Vé điện Tử ở TP.HCM: Doanh Nghiệp Lúng Túng, Hành Khách ...
-
Xử Lý Tài Sản Công Sau Sáp Nhập - Bài 1: Lúng Túng Phương án Sắp Xếp
-
Hà Nội Thừa Nhận Còn 'bị động, Lúng Túng Chống Dịch, Gây Bức Xúc ...