Lưới điện Và Những Yêu Cầu Chung Về Lưới Cung Cấp điện?

Mục lục

Toggle
  • Lưới điện và lưới cung cấp điện
    • Phân loại
  • Những yêu cầu chung về lưới cung cấp điện
    • Chất lượng điện
    • Tính kinh tế
    • Tính an toàn

Lưới điện và lưới cung cấp điện

Hệ thống điện gồm 3 khâu: sản xuất, truyền tải và tiêu thụ điện.

Nguồn điện là các nhà máy điện (nhiệt điện, thủy điện, điện nguyên tử…) và các trạm phát điện (diesel, mặt trời, gió…)

Tiêu thụ điện gồm tất cả các đối tượng sử dụng điện trong công, nông nghiệp và đời sống…

Lưới điện để truyền tải điện từ nguồn đến hộ tiêu thụ, lưới gồm đường dây truyền tải và các trạm biến áp.

Lưới điện Việt nam hiện có các cấp điện áp: 0,4; 6; 10; 22; 35; 110; 220 và 500kV.

Tương lai sẽ chỉ còn các cấp: 0,4; 22; 110; 220 và 500kV.

Phân loại

Có nhiều cách phân loại lưới điện:

  • Theo điện áp: siêu cao áp (500kV), cao áp (220, 110kV), trung áp (35, 22, 10, 6kV) và hạ áp (1,2kV; 0,69kV; 0,4kV).
  • Theo nhiệm vụ: lưới cung cấp (500, 220, 110kV) và lưới phân phối (35, 22, 10, 6 và 0,4kV).  Ngoài ra,có thể chia theo khu vực, số pha, công nghiệp, nông nghiệp…

Những yêu cầu chung về lưới cung cấp điện

Tùy theo tính chất của hộ dùng điện có thể chia thành 3 loại:

  • Hộ loại 1 là những hộ rất quan trọng, không được để mất điện như sân bay, hải cảng, khu quân sự, ngoại giao, các khu công nghiệp, bệnh viện…
  • Hộ loại 2 là các khu vực sản xuất, nếu mất điện có thể ảnh hưởng nhiều đến kinh tế…
  • Hộ loại 3 là những hộ không quan trọng cho phép mất điện tạm thời.

Cách chia hộ như vậy chỉ là tạm thời trong giai đoạn nền kinh tế còn thấp kém, đang hướng đến mục tiêu các hộ phải đều là hộ loại 1 và được cấp điện liên tục.

Chất lượng điện

  • Chất lượng điện được thể hiện qua hai thông số: tần số (f) và điện áp (U). Các trị số này phải nằm trong phạm vi cho phép.
  • Trung tâm điều độ quốc gia và các trạm điện có nhiệm vụ giữ ổn định các thông số này.
  • Tần số f được giữ 50 ± 0,5Hz và Điện áp yêu cầu độ lệch |δU|= U – Uđm ≤5%Uđm.
  • Lưu ý độ lệch điện áp khác với tổn thất điện áp (hiệu số điện áp giữa đầu và cuối nguồn của cùng cấp điện áp).

Tính kinh tế

 Tính kinh tế của một phương án cung cấp điện thể hiện qua hai chỉ tiêu: Vốn đầu tư và chi phí vận hành:

  •  Vốn đầu tư một công trình điện bao gồm tiền mua vật tư, thiết bị, tiền vận chuyển, thí nghiệm, thử nghiệm, mua đất đai, đền bù hoa màu, tiền khảo sát thiết kế, lắp đặt và nghiệm thu.
  •  Phí tổn vận hành bao gồm các khoản tiền phải chi phí trong quá trình vận hành công trình điện: lương cho cán bộ quản lý, kỹ thuật, vận hành, chi phí bảo dưỡng và sửa chữa, chi phí cho thí nghiệm thử nghiệm, do tổn thất điện năng trên công trình điện.

Thông thường hai loại chi phí này mâu thuẫn nhau. Phương án cấp điện tối ưu là  phương án dung hòa hai chi phí trên, đó là phương án có chi phí tính toán hàng năm nhỏ nhất.

Tính an toàn

  • An toàn thường được đặt lên hàng đầu khi thiết kế, lắp đặt và vận hành công trình điện.
  • An toàn cho cán bộ vận hành, cho thiết bị, công trình, cho người dân và các công trình xung quanh.
  • Người thiết kế và vận hành công trình điện phải tuyệt đối tuân thủ các quy định an toàn điện.

Hy vọng qua bài đăng trên mang lại nhiều kiến thức bổ ích đến các bạn. Nếu có thắc mắc gì các bạn cứ gửi phản hồi bên dưới nha!

Xem thêm:

  • Các hộ tiêu thụ điện tại Việt Nam?
  • Các biện pháp nâng cao hệ số công suất cho hệ thống điện

Từ khóa » Các Cấp điện áp Lưới