Lưỡi Và ứng Dụng Khi Hát - ADAM MUZIC
Có thể bạn quan tâm
- Lưỡi – cấu tạo của lưỡi và chức năng:
Lưỡi là tập hợp của một số cơ có khả năng linh hoạt rất đặc biệt, lưỡi có rất nhiều dây thần kinh, và được nuôi dưỡng bằng rất nhiều máu.
Ở phần trước và hai bên lưỡi: Là các cơ linh hoạt nhất của nó, giúp cho lưỡi có thể di chuyển và làm được nhiều động tác phức tạp.
Ở phần phía sau lưỡi: Là nơi có nhiều tế bào cảm biến và dây thần kinh giúp nhận biết vị giác.
Ở phần cuống lưỡi: nối liền với xương móng và họng.
Ở phần mặt dưới: có hai động mạch nhìn thấy rõ, phần dưới phía trước gắn với xương hàm dưới (mandible).
Khi chúng ta ngậm miệng, lưỡi hầu như lấp đầy khoang miệng, thường được giữ ẩm, làm ướt bởi tuyến nước bọt. Lưỡi là nhóm cơ duy nhất trên cơ thể có thể tự hoạt động, tạo hình mà không cần sự trợ giúp của xương nào.
Lưỡi của người, mặt cắt nghiêng
Lưỡi gắn với xương móng và các cơ ngoại lai của hanh quản
Chức năng:
- Làm ướt và mềm đồ ăn khi nhai, nuốt thức ăn, nếm thức ăn, cảm nhận mùi vị.
- Trợ giúp hành động hút thức uống ví dụ như húp nước, húp canh mà chúng ta vẫn hay làm.
- Cảm giác vô cùng nhanh nhạy khi ăn nhai. Điều này rất quan trọng, dễ thấy nhất là cảm nhận hạt sạn rất nhỏ hoặc là xương cá. Nếu không có chức năng này thì việc ăn cá có xương nhỏ có lẽ sẽ rất nguy hiểm.
- Các gai nhỏ trên lưỡi một phần giúp ngăn ngừa vi khuẩn trong thức ăn, rơi vào hệ tiêu hóa. Bởi vậy mà việc vệ sinh mặt lưỡi cũng rất quan trọng.
- Lưỡi ảnh hưởng rất nhiều và có tính quyết định với việc phát âm và định hình âm thanh.
Hành động của lưỡi:
- Gồng cứng và thả lỏng
- Dãn dài ra về phía trước (thè lưỡi) và thụt lại phía sau.
- Nâng lên cao và hạ xuống thấp phần phía trước
- Đưa sang bên trái và bên phải.
- Nâng lên cao phần phía sau (chẳng hạn như khi đọc âm “i” và các âm cần nhấc vòm mềm và hạ phần sau lưỡi từ cao xuống thấp đột ngột ví dụ như âm “k” )
- Hạ phần phía sau xuống thấp, hạ thanh quản xuống thấp, như khi chúng ta ngáp
- Cuộn tròn trong miệng.
2. Chúng ta nên hát với lưỡi như thế nào:
Trước hết là chúng ta phải thường hát với trạng thái lưỡi thả lỏng, để lưỡi phát huy được hết sự linh hoạt trong việc đinh hình âm thanh của nó. Đừng đè nó xuống quá thấp, cũng đừng kéo lên cao,… tóm lại không nên neo đậu lưỡi ở vị trí nào hết, vì như vậy rất dễ dẫn định sự căng thẳng của các cơ lưỡi.
Trong thanh nhạc, ở những trường hợp đặc biệt, người ta tìm hiểu và sử dụng các hành động có thể của lưỡi để tạo ra những âm thanh có âm sắc theo ý muốn:
- Hạ thấp lưỡi về phía trước, sẽ nâng cao phần sau của lưỡi, và mở rộng khoang miệng, hỗ trợ chest belting.
- Hạ thấp phần sau của lưỡi hoặc thụt lưỡi về sau giúp hạ thấp thanh quản, làm thư giãn thanh quản, làm cho tiếng dày, ấm và tối hơn. Tạo cơ chế giọng nặng hơn. Trợ giúp nốt thấp.
- Nâng cao phần sau của lưỡi, để trợ giúp một số âm đặc biệt và kĩ thuật twang, góp phần làm âm thanh sáng lên.
- Gồng cứng lưỡi, làm âm thanh đanh hơn
- Thả lỏng lưỡi làm âm thanh thư giãn hơn.
Bài tập thả lỏng lưỡi, luyện tập độ linh hoạt phần trước lưỡi:
Bài tập đơn giản với âm “La”. Chắc chắn đây là một âm quen thuộc với tất cả những người thích âm nhạc. Thực hiện trong quãng năm (1-3-5-3-1-5-1)
“L” là một phụ âm yêu cầu phần trước của lưỡi phải đưa lên cao rồi hạ xuống với một tốc độ tương đối nhanh, nếu lưỡi chúng ta quá gồng và quá cứng thì sẽ gặp khó khăn khi hát và nói âm này.
Yêu cầu quan trọng của bài tập là tốc độ. Phải duy trì tốc độ này khi lên cao. Đây là cũng là một bài khởi động đơn giản, để thư giãn lưỡi và các cơ xung quanh trước khi hát hoặc biểu diễn.
Khi lên cao ở giọng ngực, chắc chắn chúng ta sẽ cảm nhận được lưỡi có xu hướng cứng lại, gồng lên, khó thực hiện âm “La”, hãy thả ra từ từ, tập trung giữ độ mềm, độ linh hoạt, rồi chuyển sang giọng gió.
- Bài tập đa dạng vị trí phần sau của lưỡi:
Bài tập chuyển tiếp giữa ba nguyên âm I-E-A thực hiện một quãng 4 lùi lại (1-4-1-4-1) (i-i-e-e-a).
Phần phía sau lưỡi sẽ thay đổi từ cao, xuống cao vừa và xuống thấp. Yêu cầu làm và cảm nhận sự khác biệt của các trạng thái khác nhau này.
Âm “i” và “e” sẽ giúp chúng ta có một cảm giác ban đầu của kĩ thuật twang, trợ giúp thêm khi học thực hiện mix voice
Từ khóa » Vị Trí Lưỡi Khi Hát
-
5 Cách Giúp Bạn Cải Thiện Chất Lượng Giọng - YBOX
-
Bài 3 - Vị Trí Lưỡi Khi Hát - Thanh Nhạc Cơ Bản | Phạm Thành Luân
-
Cách Mở Khẩu Hình Và Vị Trí Lưỡi Khi Hát - Thầy Đoàn Nhược Quý
-
Đặc điểm Của Lưỡi Trong Ca Hát | Học Viện âm Nhạc SEAMI
-
Hướng Dẫn Mở Khẩu Hình Trong Ca Hát - Tây Nguyên Film
-
VỊ TRÍ LƯỠI KHI HÁT VÀ LUYỆN THANH ❤️ Bài Viết Thanh Nhạc #8
-
Tìm Hiểu Về Giọng Hát Và Cách Luyện Giọng Như Ca Sĩ - Thu Âm Việt
-
Cách Uốn Lưỡi Khi Hát - Hàng Hiệu
-
Top 12 Cách Luyện Giọng Hát Cao Và Khỏe - Tikibook
-
Làm Thế Nào Lưỡi Có Thể Thực Hiện Hoặc Phá Vỡ Một Ca Sĩ - Also See
-
Hướng đẫn Cách Mở Khẩu Hình Trong Thanh Nhạc để Hát Cao Và Hay ...
-
Cách Phát âm Khi Học Thanh Nhạc - FLYPRO
-
Cách Luyện Giọng Hát Trong Trẻo Vừa đơn Giản Vừa Hiệu Quả