Lương Bác Sỹ Mới Nhất Năm 2022 - Luật Hoàng Phi

Mục lục bài viết

Toggle
  • Lương bác sỹ là gì?
  • Tiền lương và nguyên tắc trả lương của y sỹ, y tá và bác sỹ theo quy định của pháp luật
  • Cách tính lương bác sỹ mới nhất năm 2023

Bác sỹ là một trong những ngành nghề nổi tiếng với mức thu nhập thuộc hàng top hiện nay. Vậy lương bác sỹ có thực sự cao? Cách tính lương bác sỹ như thế nào? Lương bác sỹ mới nhất năm 2024 là bao nhiêu?

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc những nội dung bổ ích liên quan tới vấn đề lương bác sỹ mới nhất năm 2023.

Lương bác sỹ là gì?

Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm.

Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của tháng lương, bảng lương.

Bác sỹ y khoa còn gọi là thầy thuốc là người duy trì, phục hồi sức khỏe con người bằng cách nghiên cứu, chẩn đoán và chữa trị bệnh tật và thương tật dựa trên kiến thức về cơ thể con người. Thầy thuốc có thể là bác sỹ đa khoa hay bác sỹ chuyên khoa, bác sỹ Tây y hay thầy thuốc Đông y.

Tiền lương và nguyên tắc trả lương của y sỹ, y tá và bác sỹ theo quy định của pháp luật

Quy định tại Điều 12 – Luật Viên chức năm 2010 như sau:

Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương:

+ Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, cùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.

+ Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

+ Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Bên cạnh đó, quy định tại khoản 3 – Điều 3 – Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương:

+ Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỹ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 06 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.

+ Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ.

+ Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ…

+ Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

Cách tính lương bác sỹ mới nhất năm 2023

Năm 2021 không tăng lương cơ sở do đó vẫn giữ nguyên mức lương cơ sở, đồng thời lùi cải cách tiền lương đến ngày 01/07/2022 nên mức lương bác sĩ vẫn tính theo công thức của Nghị định số 204 và các văn bản bổ sung như sau:

Lương = hệ số x mức lương cơ sở

Trong đó:

– Hệ số lương của bác sỹ, y sĩ được nêu cụ thể tại Điều 13 – Thông tư liên tịch số 10/2015/TTLT-BYT-BNV.

– Mức lương cơ sở năm 2022 vẫn được áp dụng theo quy định cũ là 1.490.000 đồng/tháng.

Vào ngày 11/11/2022 vừa qua, thì Quốc hội đã tổ chức phiên họp thuộc kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV và tiến hành biểu quyết thông qua một số nội dung liên quan đến dự toán ngân sách nhà nước trong năm 2023 với gần 91% tổng số đại biểu Quốc hội tham dự tán thành. Theo đó, Quốc hội đã chính thức thông qua việc áp dụng mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng từ ngày 01/7/2023. Như vậy, lương cơ sở sẽ được tăng từ 1.490.000 đồng tháng/tháng thành 1.800.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/7/2023.

+ Chức danh nghề nghiệp bác sỹ:

Chức danh nghề nghiệp bác sỹ bao gồm bác sỹ cao cấp (hạng I); bác sỹ chính (hạng II); bác sỹ (hạng III).

Trong đó, bác sỹ cao cấp áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 có hệ số lương từ 6.2 – 8.0; bác sỹ chính áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 nhóm A2.1 có hệ số lương từ 4.4 – 6.78; bác sỹ áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, có hệ số lương từ 2.34 – 4.98.

+ Chức danh bác sỹ y học dự phòng:

Nhóm chức danh bác sỹ y học dự phòng gồm: bác sỹ y học dự phòng cao cấp (hạng I); bác sỹ học dự phòng chính (hạng II); bác sỹ y học dự phòng (hạng III).

Trong đó, bác sỹ học dự phòng cao cấp áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm A3.1 có hệ số lương từ 6.2 – 8.0; bác sỹ học dự phòng chính áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 nhóm A2.1 có hệ số lương từ 4.4 – 6.78; bác sỹ y học dự phòng áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, có hệ số lương từ 2.34 – 4.98.

+ Chức danh y sỹ gồm y sỹ hạng IV:

Chức danh nghề nghiệp y sỹ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1.86 – 4.06.

Từ khóa » Hệ Số Lương Bs Chính