Lương Khoán Là Gì? Giải đáp đầy đủ Về Lương Khoán Cho Người Lao ...

Có nhiều hình thức trả lương khác nhau cho người lao động, trong đó câu hỏi: Lương khoán là gì?” được rất nhiều người tìm hiểu. Thực chất lương khoán cũng là một hình thức trả lương của người sử dụng lao động cho người lao động. Mức lương này sẽ dựa theo chất lượng và khối lượng công việc mà người lao động phải hoàn thành.

Ngoài câu hỏi: Lương khoán là gì?” thì vấn đề ưu nhược điểm cũng như các loại hợp đồng giao khoán hiện nay cũng là vấn đề mà nhiều người tìm hiểu. Trước khi quyết định trả lương bằng hình thức lương khoán, cả bên sử dụng lao động và người lao động đều cần hiểu rõ những quy định liên quan đến khoản lương này. Để tìm hiểu chi tiết hơn trước khi áp dụng lương khoán để trả lương cho người lao động, hãy cùng theo dõi cách tính lương khoán trong bài viết dưới đây.

Thư mục

  • 1 Lương khoán là gì?
  • 2 Ưu, nhược điểm của lương khoán
  • 3 Các loại hợp đồng giao khoán
  • 4 Cách tính lương khoán chuẩn nhất
  • 5 Quy định về hình thức trả lương khoán
  • 6 Một số thắc mắc về lương khoán thường gặp
  • 7 Mẫu hợp đồng giao khoán mới nhất

Lương khoán là gì?

Lương khoán được hiểu là một hình thức mà người sử dụng lao động (bên A) trả lương cho người lao động (bên B) theo quy định tại Khoản 1- điều 96 thuộc Bộ luật Lao động năm 2019. Quy định này có hiệu lực từ 01 tháng 01 năm 2021. Trong đó, cả hai bên sẽ thỏa thuận sử dụng hình thức trả lương khác như: lương trả theo sản phẩm, lương tính theo giờ, lương trả theo phần trăm doanh thu,…

Lương khoán là gì? Lương khoán được trả cho người lao động theo hình thức khoán việc

Hợp đồng giao khoán là gì? Lương khoán được trả cho người lao động theo hình thức khoán việc

Trả lời cho câu hỏi: “Trả lương khoán là gì?” thường thì cả hai bên A và bên B đều sẽ phải có một hợp đồng giao khoán. Trước khi nhận công việc, người lao động sẽ được thanh toán một số tiền nhấn định, được gọi là tiền đặt cọc. Đến khi hoàn thành đủ số lượng và chất lượng theo yêu cầu, người lao động sẽ nhận được đủ số tiền theo đúng kí kết trong hợp đồng giao khoán.

Hình thức thanh toán lương khoán đã được quy định rất rõ trong Bộ luật Lao động kể từ năm 2012. Theo đó, bên A có quyền trả lương cho bên B theo các hình thức khác nhau, miễn sao cho đảm bảo đúng theo thỏa thuận đồng ý giữa hai bên.

Bảng lương khoán thường được áp dụng đối với các dự án hoặc các sản phẩm mang tính ngắn hạn. Các dự án này thường không có sự lặp lại liên tục. Một số trường hợp doanh nghiệp cũng áp dụng thuê khoán khi kinh doanh cao điểm, cần có thêm nguồn nhân lực để hoàn thành công việc.

Ví dụ trả lương khoán: Lương khoán trong các dự án lắp đặt, xây dựng cầu đường, lương khoán cho các dịch vụ viết lách, lương khoán cho nhân viên nhà hàng, khách sạn trong mùa cao điểm…

Payroll là gì? Giải pháp tính lương hiệu quả cho doanh nghiệp

Ưu, nhược điểm của lương khoán

Khi tìm hiểu “lương khoán là gì?” bạn cũng cần hiểu được hình thức trả lương này có những ưu nhược điểm gì. Theo đó, những ưu/ nhược điểm của lương khoán được thể hiện rõ ở các mặt sau:

Ưu điểm của lương khoán

Hình thức trả lương khoán được đánh giá với độ dễ dàng khi tính đơn giá cho mỗi đầu công việc khác nhau. Ngoài ra, khi thuê khoán, doanh nghiệp không cần phải kiểm soát quá chặt chẽ và theo dõi ngày công của mỗi người lao động.

Hình thức trả lương khoán có những ưu nhược điểm riêng

Tiền khoán là gì? Làm khoán là gì? Thuê khoán là gì? Hình thức trả lương khoán có những ưu nhược điểm riêng

Nhược điểm của lương khoán

Doanh nghiệp thông thường sẽ phải ứng trước một khoản tiền nhất định để trả cho người lao động. Khi thanh toán đơn giá cần tính toán hết sức cẩn thận, tỉ mỉ để đảm bảo quyền lợi cho người nhận khoán.

Khi hiểu rõ những ưu nhược điểm của lương khoán, bên A và bên B có thể cân nhắc để đưa ra thỏa thuận phù hợp với nhu cầu của cả hai bên. Dựa theo những thỏa thuận trước đó, bên sử dụng lao động và người lao động sẽ cùng kí kết hợp đồng giao khoán với những điều khoản chi tiết nhất.

Các loại hợp đồng giao khoán

Hợp đồng giao khoán là hợp đồng thể hiện rõ nhất sự thỏa thuận của 2 bên. Hợp đồng này cần ghi rõ bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán. Khi đã hoàn thành công việc, bên nhân phải bàn giao cho bên giao khoán với kết quả công việc đảm bảo yêu cầu. Bên giao khoán khi nhận kết quả công việc cũng có trách nhiệm trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đúng theo thỏa thuận.

Có 2 loại hợp đồng giao khoán phổ biến nhất là:

Hợp đồng giao khoán công việc toàn bộ

Bên giao khoán sẽ trả cho bên nhận khoán toàn bộ các chi phí để hoàn thành công việc. Những khoản chi phí này sẽ bao gồm cả chi phí vật chất lẫn chi phí công lao động có liên quan khác mà bên nhận khoán thực hiện.

Khoản tiền theo hợp đồng giao khoán công việc mà người giao khoán trả cho người nhận khoán đã bao gồm tất cả các chi phí như: vật chất, công lao động và một phần lợi nhuận từ việc nhận khoán.

Hợp đồng giao khoán công việc từng phần

Với loại hợp đồng giao khoán từng phần đa số người nhận khoán phải tự lo công cụ làm việc. Người giao khoán chỉ phải trả tiền khấu hao công cụ lao động và tiền công lao động cho người nhận khoán.

Cách tính lương khoán chuẩn nhất

Tiền lương khoán là gì và cách tính lương khoán như thế nào được nhiều người quan tâm tìm hiểu. Theo đó, khoản lương này sẽ được tính dựa trên khối lượng và chất lượng hoàn thành công việc theo đúng thời gian, đơn giá của lương khoán.

Lương khoán được tính toán theo công thức nhất định

Công khoán là gì? Lương khoán được tính toán theo công thức nhất định

Lương khoán sẽ được tính theo công thức như sau:

Lương khoán = Mức lương khoán x Tỷ lệ % sản phẩm đã hoàn thành

Như vậy, từ công thức tính lương khoán này, người sử dụng lao động cần phải xây dựng được đơn giá lương khoán phù hợp. Mức lương này sẽ được thỏa thuận từ đầu và làm căn cứ tính lương khoán cho người lao động.

Cách tính lương tháng 13 đầy đủ nhất cho người lao động

Quy định về hình thức trả lương khoán

Theo quy định chung của pháp luật về lao động, người lao động và người sử dụng lao động được phép thỏa thuận điều khoản trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương. Những hình thức trả lương có thể sử dụng là: Trả theo thời gian, theo sản phẩm và lương khoán được tính toán dựa trên cơ sở về tính chất công việc, điều kiện sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 

Cụ thể, theo Điều 54 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Tiền lương tính theo thời gian được trả cho người lao động sẽ căn cứ vào thời gian làm việc từng ngày, từng tuần, từng ngày và từng giờ theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động:

  • Tiền lương tháng chi trả cho một tháng làm việc
  • Tiền lương tuần được trả cho mỗi một tuần làm việc. Trường hợp hợp đồng lao động thỏa thuận về tiền lương theo tháng thì công thức tính tiền lương tuần bằng tiền lương tháng nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần.
  • Tiền lương ngày được trả theo thời gian 1 ngày làm việc.

Nếu hợp đồng lao động có thỏa thuận lương theo tháng thì tiền lương ngày sẽ được xác định bằng số tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc cụ thể trong tháng.

Nếu hợp đồng lao động được thỏa thuận về trả lương theo tuần thì tiền lương ngày được xác định bằng tiền lương tuần chia cho số ngày làm việc tính theo tuần.

Người thuê khoán cần tuân thủ theo đúng quy định về hình thức trả lương khoán

Hình thức trả lương khoán là gì? Khoán sản phẩm là gì? Người thuê khoán cần tuân thủ theo đúng quy định về hình thức trả lương khoán

Tiền lương cũng có thể được trả cho một giờ làm việc. Nếu hợp đồng thỏa thuận trả tiền lương tính theo tháng, theo tuần hay theo ngày thì tiền lương giờ làm việc được xác định bằng tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong ngày.

Tiền lương tính theo sản phẩm được trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm. Tiền lương này căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm được giao lại..

Tiền lương khoán được chi trả cho người lao động hưởng lương khoán. Khoản tiền này sẽ căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và thời gian phải hoàn thành.

Tiền lương được quy định theo công thức như trên sẽ được trả bằng tiền mặt hoặc thanh toán qua tài khoản ngân hàng của người lao động.

Tóm lại, tiền lương khoán sẽ được căn cứ theo khối lượng, chất lượng và thời gian hoàn thành công việc cụ thể. Tiền lương khoán sẽ được người sử dụng lao động trả cho người lao động vào tài khoản ngân hàng hoặc trả tiền mặt cho người lao động.

Lương Gross & Net là gì? Cách tính lương Gross sang Net chuẩn

Một số thắc mắc về lương khoán thường gặp

Lương khoán tiếng Anh là gì?, bảng lương khoán công việc như thế nào?… là các câu hỏi về hình thức trả lương khoán thường gặp. Ngoài ra, có 2 câu hỏi được nhiều người lao động tìm kiếm ngoài việc đặt câu hỏi “lương khoán là gì?” đó là: Thuế TNCN có tính theo lương khoán hay không và lương khoán có được đóng bảo hiểm xã hội không? Dưới đây là lời đáp cho những câu hỏi này sẽ được công ty nhân sự MPHR chia sẻ:

Lương khoán có tính thuế TNCN không?

Căn cứ vào Điểm i – Khoản 1 – Điều 25 – Thông tư 111/2013/TT-BTC, quy định Khấu trừ thuế được áp dụng đối với một số trường hợp như sau:

Các tổ chức hoặc cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho các cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 thuộc Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng và có tổng mức thu nhập từ 2.000.000 đồng / lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.

Câu hỏi lương khoán là gì còn liên quan đến thuế TNCN và BHXH khi thanh toán lương

Câu hỏi lương khoán là gì còn liên quan đến thuế TNCN và BHXH khi thanh toán lương

Trường hợp nếu cá nhân chỉ có duy nhất một nguồn thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi đã trừ đi các khoản chưa đến mức phải nộp thuế TNCN thì cần làm bản cam kết (dựa theo mẫu ban hành kèm văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) để làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ TNCN. 

Như vậy, về nguyên tắc, khi trả lương theo hình thức lương khoán, doanh nghiệp vẫn phải tiến hành khấu trừ thuế TNCN theo mức 10%. Nếu không muốn khấu trừ, doanh nghiệp cần phải yêu cầu mỗi cá nhân hoàn thành mẫu đơn cam kết 02/CK-TNCN theo hướng dẫn.

Lương khoán có được đóng bảo hiểm không?

Khi tìm hiểu “lương khoán là gì?” chúng ta đã xác định được đây là khoản tiền không bao gồm phụ cấp hay các khoản bổ sung khác. Do đó, theo quy định của luật bảo hiểm thì lương khoán sẽ phải đóng bảo hiểm. Như vậy, câu trả lời chính xác nhất cho câu hỏi: “lương khoán có phải đóng bảo hiểm không?” là: Có. Người thuê lao động có trách nhiệm phải đóng bảo hiểm cho người lao động theo đúng như quy định của pháp luật hiện hành.

Mẫu hợp đồng giao khoán mới nhất

Dưới đây là mẫu hợp đồng giao khoán mà bạn có thể tham khảo:

Mẫu hợp đồng giao khoán

Mẫu hợp đồng giao khoán, mẫu bảng lương khoán theo sản phẩm, ví dụ về hình thức trả lương theo thời gian

Tải ngay:

Mẫu hợp đồng giao khoán, lương khoán mới nhất

Soạn thảo Hợp đồng khoán việc sẽ gồm có những mục chính sau đây:

Mục 1: Công việc mang tính chất thời vụ, lặp lại nhưng không thường xuyên.

Ví dụ: Lắp đặt điều hòa; nâng cấp, sửa chữa nhà hoặc công trình khác….

Mục 2:  Ghi địa chỉ cụ thể của công việc và nội dung công việc:

Ví dụ: Tại nhà ông Nguyễn Văn A, số 8 phố X, đường Y, quận Z, tỉnh H.

Mục 3: Tùy theo hình thức khoán trọn gói hay khoán nhân công và sự thỏa thuận ban đầu.

Mục 4: Phụ thuộc vào hình thức khoán. Nếu thuê khoán nhân công thì bên nhận khoán thường không được nhận công cụ, dụng cụ để thực hiện công việc.

Hệ số lương cơ bản năm 2022

Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi: “Lương khoán là gì?” và các hình thức trả lương khoán khác nhau. Theo đó, khi tính toán mức lương khoán yêu cầu các doanh nghiệp cần phải tính toán sao cho phù hợp nhất với thỏa thuận của cả hai bên. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải tối ưu được chi phí thuê nhân sự mà vẫn cần đảm bảo được mức lương phù hợp cho người lao động. 

Để làm được điều này, người sử dụng lao động cũng nên cân nhắc để đưa ra những yêu cầu về mức độ hoàn thành công việc khác nhau cho người lao động. Tương ứng với đó, mỗi mức cao hơn sẽ nhận được tỷ lệ lương khoán cao hơn hoặc thêm tiền thưởng để thúc đẩy người lao động hoàn thành công việc tốt hơn. Tìm hiểu lương khoán là gì, bạn cũng cần hiểu rõ về các loại hợp đồng giao khoán để tránh những tranh cãi xảy ra giữa hai bên. Ngoài ra thông tin về Hạch toán bảo hiểm xã hội cũng là một thông tin mà rất có thể bạn cũng cần quan tâm. Cảm ơn các bạn.

Từ khóa » Hệ Số Khoán Là Gì