Lương Thiếu Tá Công An Bao Nhiêu Tiền?

Mục lục bài viết

Toggle
  • Giải thích một số thuật ngữ
  • Nguyên tắc trả lương thiếu tá công an
  • Lương thiếu tá công an bao nhiêu tiền?

Chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang luôn được nhà nước quan tâm đặc biệt. Hàng năm, nhà nước đều có những chính sách mới về tiền lương nhằm cải thiện và ổn định cuộc sống của những người này. Vậy lương thiếu tá công an bao nhiêu tiền? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết sau đây.

Giải thích một số thuật ngữ

– Tiền lương là sự trả công hoặc thu nhập mà có thể biểu hiện bằng tiền và được ấn định bằng thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động, hoặc bằng pháp luật, pháp quy Quốc gia, do người sử dụng lao động phải trả cho người lao động theo hợp đồng lao động cho một công việc đã thực hiện hay sẽ phải thực hiện, hoặc những dịch vụ đã làm hoặc sẽ phải làm.

– Phụ cấp lương là khoản tiền bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ trong mức lương theo công việc hoặc chức danh của thang lương, bảng lương.

– Bảng lương là Văn bản do Nhà nước ban hành và quy định các mức lương cụ thể cho các loại công việc, nghề nghiệp, chức vụ khác nhau, tương quan tỉ lệ tiền lương giữa các lao động trong cùng ngành nghề theo trình độ, kinh nghiệm làm việc hoặc theo công việc thực tế mà người lao động đảm nhiệm.

Nguyên tắc trả lương thiếu tá công an

Nguyên tắc trả lương cho thiếu tá công an nói riêng hay cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nói chung được quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP như sau:

“2. Nguyên tắc trả lương

Việc trả lương phải gắn với kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức, viên chức và nguồn trả lương (từ ngân sách nhà nước cấp hoặc hỗ trợ và từ các nguồn thu theo quy định của pháp luật dùng để trả lương) của cơ quan, đơn vị.”

Bên cạnh đó, Khoản 3 Điều 3 còn quy định về nguyên tắc thực hiện chế độ tiền lương như sau:

a) Cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang khi thay đổi công việc thì được chuyển xếp lại lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho phù hợp với công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp thôi giữ chức danh lãnh đạo (trừ trường hợp bị kỷ luật bãi nhiệm, cách chức hoặc không được bổ nhiệm lại) để làm công việc khác hoặc giữ chức danh lãnh đạo khác mà có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn thì được bảo lưu mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cũ trong 6 tháng, sau đó xếp lại lương hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm.

b) Theo yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức, viên chức và các đối tượng thuộc lực lượng vũ trang đang giữ chức danh lãnh đạo được luân chuyển đến giữ chức danh lãnh đạo khác có mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ thấp hơn, thì được giữ mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo cũ. Trường hợp công việc mới được luân chuyển đến quy định xếp lương theo ngạch hoặc theo chức danh thấp hơn thì được giữ mức lương cũ (kể cả phụ cấp chức vụ nếu có) và được thực hiện chế độ nâng bậc lương theo quy định ở ngạch hoặc chức danh cũ.

c) Các đối tượng được chuyển công tác từ lực lượng vũ trang, cơ yếu và công ty nhà nước vào làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp của Nhà nước thì được chuyển xếp lại ngạch, bậc lương và hưởng phụ cấp chức vụ (nếu có) theo công việc mới đảm nhiệm. Trường hợp xếp lương theo bảng lương cấp bậc quân hàm sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương hoặc theo bảng lương quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân và chuyên môn kỹ thuật thuộc công an nhân dân, nếu có mức lương cũ cao hơn so với mức lương mới được xếp thì được bảo lưu phần chênh lệch cao hơn này theo quy định của pháp luật.

d) Thực hiện việc xếp lương, chế độ phụ cấp lương, nâng bậc lương, trả lương, quản lý tiền lương và thu nhập phải theo đúng đối tượng, phạm vi, nguyên tắc, điều kiện, chế độ được hưởng và các quy định khác của cơ quan có thẩm quyền.

đ) Thực hiện chế độ tiền lương phải gắn với cải cách hành chính; bảo đảm tương quan giữa các ngành, nghề và giữa các loại cán bộ, công chức, viên chức; bảo đảm ổn định chính trị – xã hội.

Lương thiếu tá công an bao nhiêu tiền?

Công thức tính lương:

Mức lương = Hệ số lương x Lương cơ sở

Trong đó, mức lương cơ sở hiện tại đang áp dụng theo Nghị định số 24/2023/NĐ-CP là 1.800.000 đồng/ tháng.

Sau đây là hệ số lương và mức lương dự kiến:

Bảng lương theo cấp bậc quân hàm

STTCấp bậc quân hàmHệ số lươngMức lương

(triệu đồng/ tháng)

1Đại tướng10.415,496
2Thượng tướng9.814,602
3Trung tướng9.213,708
4Thiếu tướng8.612,814
5Đại tá8.011,92
6Thượng tá7.310,877
7Trung tá6.69,834
8Thiếu tá6.08,94
9Đại úy5.48,046
10Thượng úy5.07,45
11Trung úy4.66,854
12Thiếu úy4.26,258
13Thượng sĩ3.85,662
14Trung sĩ3.55,215
15Hạ sĩ3.24,768

Bảng nâng lương quân hàm sĩ quan:

STTĐối tượngNâng lương lần 1Nâng lương lần 2
Hệ sốMức lươngHệ sốMức lương
1Đại tướng11.016,39
2Thượng tướng10.415,496
3Trung tướng9.814,602
4Thiếu tướng9.213,708
5Đại tá8.412,5168.612,814
6Thượng tá7.711,4738.112,069
7Trung tá7.010,437.411,026
8Thiếu tá6.49,5366.810,132
9Đại úy5.88,6426.29,238
10Thượng úy5.357,97155.78,493

Bên cạnh mức lương được tính như trên, tùy từng cá nhân mà sẽ có thêm phụ cấp như phụ cấp chức vụ lãnh đạo cơ yếu, phụ cấp chức vụ lãnh đạo trong công an nhân dân.

Trên đây là nội dung bài viết lương thiếu tá công an bao nhiêu tiền? Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Từ khóa » Trung Sĩ Công An Lương Bao Nhiêu