Lương Tố Như Và ước Muốn Vẽ Màu âm Nhạc
Có thể bạn quan tâm
Đến với âm nhạc, lại là… bước rẽ
Lương Tố Như có lẽ là một trong những nghệ sĩ đến với piano một cách đặc biệt nhất. Nhận được học bổng du học Anh từ rất sớm, năm 14 tuổi Như đã khăn gói ra nước ngoài theo đuổi sự nghiệp học hành. Đang học tập ở Anh, bỗng nhiên cô gái nhỏ nhận được thông tin về một cuộc thi piano ở Pháp và quyết tâm thử sức. “Khi đó tôi chẳng biết một từ tiếng Pháp nào, cũng chẳng có nhiều thời gian tập luyện. Ban đầu tôi không định bỏ Anh để sang Pháp, nhưng sau đó nhận thấy ở Pháp có một hệ thống trường mà mình có thể vừa học văn hóa, vừa theo đuổi âm nhạc, thế là tôi nghiên cứu để sang Pháp thi. Hồi đó cứ đi thi chứ không biết là khó đến mức nào. Khi sang Pháp thi còn mặc áo dài màu hồng sang chơi nhạc cổ điển, trong khi các bạn đều mặc quần áo bình thường” - cô vui vẻ kể lại.
15 tuổi, khi đó Lương Tố Như còn quá nhỏ để nhận ra bức tường mà mình định leo cao tới mức nào. “Đến sau này tôi mới biết, ở Pháp thi được vào các trường nhạc của hệ thống giáo dục công là rất khó. Mỗi năm họ chỉ nhận một vài học sinh, mà rất nhiều thí sinh từ nhiều nước trên thế giới đều đăng ký thi vào học”.
Là một nghệ sĩ piano, nhưng Lương Tố Như thú nhận rằng thủa nhỏ mình chơi nhạc… rất dở: “Năm 5 tuổi tôi học organ, vì không có năng khiếu nên rất chật vật. Chơi đi chơi lại không nhớ nổi nốt nhạc. Đến năm 8 tuổi, tự dưng chơi piano, tôi mới thấy đơn giản”. Khi vào trường nhạc, năm nào cô cũng nhảy cóc lớp, và âm nhạc đã trở thành một thú vui trong cuộc sống chứ không còn khó khăn như trước nữa”.
Mục tiêu của âm nhạc là kết nối với khán giả
Học nhạc ở Pháp, đi và trải nghiệm môi trường âm nhạc ở một số nước châu Âu, Lương Tố Như nhận ra rằng, có nhiều cách khác nhau để nhạc cổ điển tiếp cận với công chúng.
“Ở châu Âu, cách tiếp cận của nhạc cổ điển với khán giả rất đại chúng, cho nên khán giả sẽ không thấy nhạc cổ điển xa xôi. Có nhiều buổi hòa nhạc được tổ chức ngoài trời vào các cuối tuần, thí dụ như ở các công viên, tháp Eiffel… cho nên khán giả cảm thấy rất gần gũi, quen thuộc” - Như kể.
Ở châu Âu, đất diễn cho các nghệ sĩ nhiều hơn. Có những nhà hát lớn thường dành những nghệ sĩ khá nổi tiếng biểu diễn, nhưng cũng có nhiều buổi hòa nhạc nhỏ (khoảng 2-300 người) trong nhà thờ, hoặc do các hội tổ chức, đó là hình thức tổ chức rất phổ biến. Thậm chí, chỉ cần một chiếc piano là nghệ sĩ có thể thực hành nghệ thuật tại chỗ được.
Lương Tố Như cũng cho biết, nghệ sĩ nước ngoài có nhiều cách để thử nghiệm, thực hành nghệ thuật. Các nghệ sĩ có thể biểu diễn ở các trung tâm thương mại, ga tàu điện ngầm, diễn một mình hoặc cùng ban nhạc, rất thoải mái. Âm nhạc mở rộng cho mọi đối tượng tiếp cận chứ không quá xa vời. Mọi người đi metro, trung tâm thương mại được thoải mái nghe nhạc miễn phí. Hoặc nhạc chờ điện thoại cũng là nhạc cổ điển.
Lương Tố Như cho rằng, ở Việt Nam mọi người cứ nghĩ nhạc cổ điển là hàn lâm, là khó nghe. “Nhưng với tôi, câu hỏi có thích nhạc cổ điển không cũng giống như có thích thở không. Hãy thử cho một đứa trẻ nghe nhạc, bạn sẽ thấy nó tiếp nhận mà không có sự đánh giá, nghe nhạc pop hay cổ điển cũng như nhau. Tôi cho rằng, càng ngày khi trưởng thành, người ta sẽ có những định kiến rằng nhạc cổ điển sẽ hàn lâm” - Như chia sẻ.
Chính những trải nghiệm về thực hành nghệ thuật ở môi trường nước ngoài đã cho cô ý tưởng đưa nhạc cổ điển gần gũi với công chúng hơn: “Đưa âm nhạc cổ điển đến gần với mọi người hơn là cái đích đầu tiên và cũng là cái đích cuối cùng mà tôi muốn làm. Cần phải mở rộng cộng đồng khán giả nghe nhạc cổ điển bằng những cách tiếp cận gần gũi như với nhạc trẻ. Đối với tôi, âm nhạc không tiếp cận được với công chúng thì đó không phải là âm nhạc” - Lương Tố Như chia sẻ.
Ước muốn “vẽ màu” âm nhạc
Khi tham gia một số dự án âm nhạc, Lương Tố Như nhận ra rằng, chất lượng nghệ thuật cũng như độ cống hiến của một số nghệ sĩ các dòng nhạc khác cũng căng và cao không kém nhạc cổ điển, thậm chí cường độ làm việc của họ còn căng hơn. Chính vì thế, khi làm bất kỳ một chương trình gì về nghệ thuật, cô đều phải làm nghiêm túc, phải nghiên cứu thật cẩn thận, phải giữ được độ tò mò và hiếu học thì làm gì cũng tốt.
Với nhạc cổ điển, làm sao để khán giả đừng nghĩ đó là thể loại nhạc hàn lâm, “khó nghe”? Chỉ có một cách là “vẽ màu” lên nó, cho nó một vẻ ngoài thật gần gũi để ai cũng có thể nghe được nhạc cổ điển. “Từ trước đến nay nhạc cổ điển bị mang mác hàn lâm vì nghệ sĩ cũng một mình một nhóm, không có nhiều trao đổi với khán giả. Hồi ở Pháp, tôi cũng biết những phương pháp thực hành nghệ thuật mà kết quả cuối cùng là sự liên kết với khán giả. Nhiều nghệ sĩ thường hay có những tiêu chuẩn về kỹ thuật chơi đàn, biểu diễn. Âm nhạc cứ có những tiêu chuẩn nọ kia nhưng nếu không liên kết được với khán giả thì cũng không đáp ứng được thực hành nghệ thuật. Tiêu chuẩn thật ra là phải gắn kết được với cảm xúc của khán giả, thuận tự nhiên và mang tính thẩm mỹ” - Như nói.
Nghệ thuật mà cô gái nhỏ này được học là dựa trên việc làm thế nào để liên kết với cảm xúc thật của con người, làm sao để dễ tiếp cận nhất với tâm hồn và trạng thái của con người. Nếu nghệ thuật không đạt được điều đó thì không đạt được tiêu chuẩn. “Các tiêu chuẩn kỹ thuật mà không dựa trên mục đích đầu tiên và cuối cùng là tiếp cận con người, đó không phải là nghệ thuật đối với tôi” - Lương Tố Như chia sẻ.
Và điều cô muốn là cho mọi người thấy có những cách làm mới, cách làm khác đã được thực hiện trên thế giới. Như kể, giáo viên của cô là bà Maria Joao Pires luôn trình diễn trên sân khấu bằng trang phục đời thường. mặc quần áo rất bình thường lên sân khấu. Hãng đĩa nổi tiếng cho nhạc cổ điển trên thế giới Deutsche Grammophon có một dự án là Yellow lounge, đưa nhạc cổ điển tới tất cả các bar và pub trên thế giới, biến những quán bar pub này thành sân khấu biểu diễn nhạc cổ điển với nghệ sĩ thực thụ.
Mong muốn của Như là làm sao để nhạc cổ điển được tiếp cận một cách gần gũi, khán giả có thể vừa nghe nhạc, vừa uống rượu, có thể mặc quần jean, áo pull đi vào Nhà hát lớn nghe nhạc cổ điển mà không ngại ngần gì… “Tôi muốn xây dựng một không gian âm nhạc để không chỉ các nghệ sĩ, mà cả những sinh viên âm nhạc cũng có thể đến để thực hành nghệ thuật, khán giả đến thưởng thức trong một tâm lý thoải mái, không gò bó, căng cứng như ở những không gian quy chuẩn cổ điển khác”. Và Lương Tố Như đã bắt đầu ước mơ đó, bằng những buổi biểu diễn nho nhỏ đầu tiên, bằng những lời kêu gọi nghệ sĩ tham gia cùng cô đưa âm nhạc gần gũi với khán giả hơn.
Với Lương Tố Như, âm nhạc trong cô là một thế giới đầy màu sắc, và cô đang dần dần vẽ lại bức tranh đó, gửi những cảm xúc và cảm nhận của mình đến cho khán giả.
Lương Tố Như, sinh năm 1987, trong gia đình nhà yêu nước Lương Văn Can, bố là cháu nội của nhà cách mạng Lương Ngọc Quyến. Năm 14 tuổi, giành học bổng toàn phần tại Royal College of Music tại Anh quốc, sau đó sang Pháp học và giành giải nhất chuyên ngành piano tại Nhạc viện Boulogne-Billancourt. Từng giành nhiều giải thưởng cao nhất trong những cuộc thi piano quốc tế như UFAM, Claude Kahn. Ngoài piano, có thêm hai bằng cử nhân kinh tế của Đại học Sorbonne và thạc sĩ kinh tế Đại học Dauphine (Pháp). |
Từ khóa » Nghệ Sĩ Piano Lương Tố Như
-
Lương Tố Như - Nghệ Sĩ Piano Lan Toả Giá Trị âm Nhạc Trong Cộng đồng
-
Nghệ Sĩ Piano Lương Tố Như Tổ Chức Hoà Nhạc Cổ điển Ngày 27/6
-
Nghệ Sĩ Piano Lương Tố Như Xây Dựng Sân Chơi Cho Nghệ Sỹ Nhạc ...
-
Nghệ Sĩ Piano Lương Tố Như - CafeF
-
Nghệ Sĩ Piano Lương Tố Như: “Với Tôi, Giải Thưởng Không Quá Quan ...
-
Nghệ Sĩ Piano Lương Tố Như: 'Nghe Nhạc Cổ điển Không Cần Câu Nệ ...
-
Nghệ Sĩ Piano Lương Tố Như: Muốn Mang âm Nhạc Chạm Tới Trái Tim ...
-
Lương Tố Như Biểu Diễn Hòa Nhạc - VnExpress Giải Trí
-
Nghệ Sĩ Piano Lương Tố Như Trình Diễn Cùng Nhạc Trưởng Honna ...
-
Nghệ Sĩ Piano Lương Tố Như: ''Nghe Nhạc Cổ Điển Không Cần ...
-
MAESTOSO - ⭐️[GIỚI THIỆU NGHỆ SĨ] Lương Tố Như - Piano⭐️...
-
Đưa Những Bản Nhạc Phim "để đời" Lên Sân Khấu - Hànộimới
-
Như Những Người Bạn Concert No. 2: ENCOUNTER - Nhaccodien