Lựu đạn – Wikipedia Tiếng Việt

Lựu đạn F1 (Nga)
Lựu đạn F1 (Nga)
Lựu đạn F1 (Nga)

Lựu đạn là một loại vũ khí được ném bằng tay hoặc được phóng ra từ súng phóng lựu, chúng được trang bị để tiêu diệt sinh lực và phương tiện của địch ở cự ly gần.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Xuất hiện từ thế kỷ 16. Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc thời nhà Tống

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo phương pháp phóng lựu đạn:

  • Lựu đạn cầm tay: là lựu đạn được ném bằng tay, đánh địch ở cự ly rất gần.
  • Lựu đạn phóng từ ống phóng lựu: là lựu đạn được phóng từ súng phóng lựu, tiêu diệt mục tiêu ở cự ly gần hơn so với các loại vũ khí khác nhưng xa hơn so với cự ly của lựu đạn cầm tay.

Theo công dụng

  • Lựu đạn chống bộ binh (lựu đạn phá mảnh);
  • Lựu đạn chống tăng.
  • Lựu đạn đặc biệt (cháy, khói, hóa học, hơi cay...);

Một số loại lựu đạn điển hình

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lựu đạn F1 của Nga

- Tính năng: Dùng để tiêu diệt bộ binh bằng mảnh gang vụn.

Các thông số kỹ thuật:

- Cao: 98mm(toàn bộ)

- Đường kính: 50mm

- Trọng lượng toàn bộ: 450g

- Trọng lượng thuốc nố TNT: 45g

- Thời gian cháy chậm:3,2-4,2 giây

- Bán kính sát thương: 3m

Nguyên tắc hoạt động:

-Lựu đạn F1 ở tư thế bình thường chốt an toàn giữ mỏ vịt không cho mỏ vịt bật lên, đầu mỏ vịt giữ đuôi kim hỏa, kim hỏa ép lò xo lại.

M67 lựu đạn phân mảnh, một loại lựu đạn cầm tay hiện đại (từ năm 1968 đến nay) của Mỹ.

-Khi rút chốt an toàn đuôi kim hỏa bật lên đầu mỏ vịt rời khỏi đuôi kim hỏa, lò xo kim hỏa bung ra đẩy kim hỏa chọc vào hạt lửa, hạt lửa đốt cháy thuốc cháy chậm, khi thuốc cháy hết phụt lửa vào kíp làm nổ kíp nổ lựu đạn.

  • Lựu đạn chày của Việt Nam

- Tính năng: Dùng để tiêu diệt bộ binh bằng mảnh gang vụn và sức ép khí thuốc.

Các thông số kỹ thuật:

- Trọng lượng toàn bộ: 530g

- Thời gian cháy chậm:4 - 5 giây

- Bán kính sát thương: 3m

Lựu đạn gồm hai bộ phận chính:

- Thân lựu đạn: Cán lựu đạn bằng gỗ, nắp phòng ẩm, vỏ lựu đạn bằng gang, bên trong là thuốc nổ TNT.

- Bộ phận gây nổ ở bên trong chính giữa thân lựu đạn: dây nụ xòe, nụ xòe cháy chậm, kíp

Nguyên tắc hoạt động:

- Khi giật dây nụ xòe, nụ xòe phát lửa đốt cháy dây cháy chậm, dây cháy chậm cháy trong khoảng 4 - 5s. Khi dây cháy chậm cháy hết, phụt lửa vào kíp nổ, gây nổ lựu đạn.

Trong văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Một số người du thủ, du thực quậy phá... thường đặt kèm tên của mình trước tên lựu đạn, như A. Lựu đạn, H. Lựu đạn
  • Ở Nam Bộ Việt Nam, từ than "lựu đạn quá".. dùng để chỉ sự lì lợm, liều lĩnh.
  • Ngoài ra, từ lóng "quăng lựu đạn" còn để chỉ về những người đang cố gắng phô trương về những gì không có thật, những kẻ "ba hoa chích chòe", hoặc những kẻ đang thể hiện quá mức khả năng thực tế của chính mình. Giới trẻ ngày nay còn hay nói câu "năng lực thì có hạn mà lựu đạn thì có thừa".

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • "Getting Good with the Grenade...It Pays!" – November 1944 Popular Science article with complete history, cutaway, and illustrations
  • "How Grenades Work" – from HowStuffWorks

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
Hand grenades filled with Greek fire; surrounded by caltrops. (10th–12th centuries National Historical Museum, Athens, Greece)
Mongolian grenade attack on Japanese during Yuan dynasty.
Seven ceramic hand grenades of the 17th Century found in Ingolstadt Germany
An illustration of a fragmentation bomb known as the 'divine bone dissolving fire oil bomb' (lan gu huo you shen pao) from the Huolongjing. The black dots represent iron pellets.
One of the earliest modern hand grenades. Fielded in the British Army from 1908, it was unsuccessful in the trenches of World War I, and was replaced by the Mills bomb.
Demonstration of a German stielhandgranate (shaft hand grenade), a high explosive grenade with time fuze, the Netherlands, 1946.
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Lựu đạn.

Từ khóa » Hình ảnh Quả Lưu đạn