LƯU ĐỒ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ NẤM CANDIDA ...

Tham khảo
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Trang chính
  • DƯỢC
  • SỔ TAY HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG…
  • 3. LƯU ĐỒ HƯỚNG DẪN CHẨN…
  • Chưa có bài viết con
  • Duyệt bài viết trong mức này »
  • Bài viết mới kế 3. LƯU ĐỒ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ NẤM CANDIDA BAN ĐẦU Bài viết mới bên dưới 3. LƯU ĐỒ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ NẤM CANDIDA BAN ĐẦU
  • 3. LƯU ĐỒ HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ NẤM CANDIDA BAN ĐẦU luu-do-huong-dan-chan-doan-dieu-tri-nam-candida-ba
  • Đính kèm
  • Thay đổi
  • Xem nguồn
  • Xem
  • I. Yếu tố nguy cơ nhiễm nấm xâm lấn
    • A. Đánh giá chỉ số Candida RISK để xác định nguy cơ nhiễm Candida máu:
    • B. Đánh giá vị trí cấy nấm:
  • II. Lâm sàng
  • III. Xét nghiệm:
  • IV. Chẩn đoán nhiễm nấm xâm lấn:
    • A. Chẩn đoán xác định:
    • B. Chẩn đoán nhiều khả năng:
  • V. Điều trị:
    • a. Echinocandin:
    • b. Amphotericin lipid.
    • c. Fluconazole:
    • Tài liệu tham khảo:
bluu_chan_doan_-_dieu_tri_nam.png
bkhang_nam_do.png

Candida species là tác nhân gây nhiễm nấm huyết thường gặp nhất

I. Yếu tố nguy cơ nhiễm nấm xâm lấn

A. Đánh giá chỉ số Candida RISK để xác định nguy cơ nhiễm Candida máu:

bcandida_risk.png

B. Đánh giá vị trí cấy nấm:

  • Cấy nấm trong máu, dịch màng phổi, dịch não tuỷ

  • PCR, kháng nguyên Mannan và Antimanna hay cấy (+) trong dịch phế quản, đàm.

II. Lâm sàng

Các triệu chứng của nhiễm Candida huyết thường không đặc hiệu như sốt, tụt huyết áp, rối loạn tri giác…

III. Xét nghiệm:
  • Cấy máu: cần cấy máu 2 vị trí, mẫu cấy máu dương tính với Candida là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán nhiễm nấm Candida máu và không phải là tác nhân ngoại nhiễm. Thực hiện kháng nấm đồ (nếu được) để phát hiện kháng thuốc. Sau khi điều trị thuốc nấm cần cấy máu lại mỗi 2 ngày để đánh giá được thời gian ngừng điều trị thuốc nấm.

  • PCR trực tiếp từ mẫu máu.

  • Các xét nghiệm khác: Định lượng β-D Glucan, ELISA tìm kháng nguyên Mannan và Antimannan.

IV. Chẩn đoán nhiễm nấm xâm lấn:

A. Chẩn đoán xác định:

Cấy nấm dương trong máu, dịch màng phổi, dịch não tuỷ

B. Chẩn đoán nhiều khả năng:

bao gồm cả 2 tiêu chuẩn 1 và 2

  1. Candida RISK ≥ 3 hoặc PCR, kháng nguyên Mannan và Antimanna hay cấy (+) trong dịch phế quản, đàm.

  2. Lâm sàng:

a. Giảm bạch cầu hạt hoặc

b. Sử dụng Ks phổ rộng > 4-7 ngày mà:

i. Còn sốt hoặc

ii. Sốc không giải thích nguyên nhân

V. Điều trị:
  • Thay thế các catheter trung tâm.

  • Thuốc:

a. Echinocandin:

 Caspofungin

 Micafungin

b. Amphotericin lipid.

c. Fluconazole:

 Nếu lâm sàng không nặng và không kháng thuốc: liều nạp 12 mg/kg (800 mg) TM/uống, sau giảm 6 mg/kg ngày (400mg)

 Xuống thang sau khi dùng echinocandin/ amphotericin 5-7 ngày và lâm sàng ổn định.

  • Thời gian điều trị:

 2 tuần kể từ lần cấy máu âm tính đầu tiên và hết triệu chứng được cho là do Candida gây ra và bạch cầu hạt tăng (> 500 tế bào/mm3).

 2 tuần nếu kết quả cấy nấm ban đầu âm tính và lâm sàng cải thiện, hết triệu chứng lâm sàng liên quan nhiễm nấm và bạch cầu hạt tăng (> 500 tế bào/mm3).

 5 ngày nếu kết quả cấy nấm ban đầu âm tính và lâm sàng không cải thiện.

Tài liệu tham khảo:

  1. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị nhiễm nấm xâm lấn 2021. Bộ Y tế

  2. Clinical Practice Guideline for the Management of Candidiasis: 2016 Update by the Infectious Diseases Society of America. CID 2016:62 (15 February)

  3. _Surviving sepsis campaign: international guidelines for management of sepsis and septic shock 2021. Intensive Care Med. https://doi.org/10.1007/s00134-021-06506-y_

  4. Carol A Kauffman. Management of candidemia and invasive candidasis in adults. Uptodate Oct 2021

Từ khóa » Chỉ Số Nấm Trong Xét Nghiệm Máu