Lưu Quang Vũ: Người Chắp Bút Những Tác Phẩm Sống Mãi Với Thời ...
Có thể bạn quan tâm
Từ lâu Lưu Quang Vũ đã trở thành cái tên không còn xa lạ đối với những người yêu văn học Việt Nam, ông được mệnh danh là người tiên phong cho văn học đổi mới, đặc biệt ở thể loại kịch. Tác giả để lại cho nhiều thế hệ bạn đọc vô vàn tác phẩm có giá trị, sống mãi với thời gian.
Mục lục ẩn 1 Đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Lưu Quang Vũ 2 Một mối tình đẹp hóa thành những cảm hứng nghệ thuật 3 Lưu Quang Vũ và những câu thơ thao thức không nguôiĐôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của Lưu Quang Vũ
Lưu Quang Vũ sinh ngày 17 tháng 4 năm 1948 và mất năm 1988, khi ông tròn bốn mươi tuổi. Đà Nẵng là quê gốc của tác giả, tuy nhiên thời thơ ấu của ông lại gắn liền với mảnh đất Phú Thọ và chính vùng quê trung du Bắc Bộ đó đã in dấu trong nhiều tác phẩm mà ông viết sau này.
Vào những năm 1965, Lưu Quang Vũ nhập ngũ, phục vụ cho quân đội, cũng chính vào thời điểm này tài năng văn chương của ông dần được bộc lộ và thăng hoa. Sau khi xuất ngũ, ông bươn trải bằng nhiều nghề và đến năm 1975, tác giả trở thành biên tập viên cho Tạp chí sân khấu.
Trong thời gian làm việc ở đây, Lưu Quang Vũ đã bén duyên với sáng tác kịch nói và cho ra đời tác phẩm đầu tiên mang tên Sống mãi tuổi 17, vở kịch được phong tặng Huy chương vàng Hội diễn sân khấu.
Lưu Quang Vũ đã có khoảng thời gian phục vụ cho cách mạng, đồng thời ông cũng trải qua những khó khăn của đất nước trong thời kỳ hậu chiến tranh, điều này đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận để tác giả chấp bút viết nên các tác phẩm đầy chân thật và cảm xúc. Nhận xét về thơ của ông, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên từng ca ngợi:
“Cảm hứng bi thương về đất nước, nhân dân đã cho Vũ có được những bài thơ hay lay động sâu sắc để lại giá trị lâu dài (Đất nước đàn bầu, Việt Nam ơi, Người cùng tôi, Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi, Sông Hồng, Năm 1954, Khâm Thiên, Hồ sơ mùa hạ 1972…). Mảng thơ này của Vũ biệt ra một cõi, không ai sánh được. Đó là một đỉnh cao của thơ Việt Nam thời chiến và đỉnh đó mang tên Lưu Quang Vũ lẻ loi và chất ngất.”
Lưu Quang Vũ, cùng với vợ là nhà thơ Xuân Quỳnh đã qua đời trong một vụ tai nạn giao thông, khi đó sự nghiệp của ông đang ở thời kỳ đỉnh cao và ngòi bút đúng độ chín, điều này gây ra mất mát lớn cho nền văn học Việt Nam.
Mặc dù tác giả ra đi khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng ông đã kịp để lại cho mọi người hơn năm mươi vở kịch giá trị, trong đó có thể kể đến Hồn Trương Ba da hàng thịt, Ông không phải bố tôi, Tôi và chúng ta, bên cạnh đó kho tàng thơ ca của Lưu Quang Vũ cũng vô cùng đồ sộ với các tác phẩm tiêu biểu như Và anh tồn tại hay Vườn trong phố.
Với những đóng góp to lớn của mình, ông đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh cho mảng sân khấu nghệ thuật vào năm 2000, đồng thời các vở kịch của Lưu Quang Vũ thường xuyên được dàn dựng lại để biểu diễn ở nhà hát lớn như một lời tri ân với tác giả.
Một mối tình đẹp hóa thành những cảm hứng nghệ thuật
Đối với những người yêu văn chương, cuộc tình đẹp giữa Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh không còn là điều gì xa lạ, nó đã trở thành biểu tượng cho những cảm xúc nồng nàn, mãnh liệt trong tình yêu. Mối tình ấy đơm hóa từ những vết rạn của cuộc hôn nhân cũ, chính vì điều ấy đã khiến hai người tìm được sự đồng điệu và thấu hiểu lẫn nhau.
Hạnh phúc giữa hai nhà thơ được bồi đắp trong căn nhà nhỏ, chỉ vỏn vẹn sáu mét vuông, cùng với những dòng thư tay mộc mạc, không màu mè nhưng lại tràn đầy cảm xúc. Qua nhiều thập kỷ, chúng ta vẫn không ngừng thổn thức khi đọc lại những bức thư tình của hai người thi sĩ đa sầu, đa cảm và hết mình trong tình yêu.
Để viết nên những ý thơ hay luôn cần nguồn cảm hứng đủ đẹp và dồi dào, đối với Lưu Quang Vũ thì tình yêu với vợ là thi cảm bất tận để ông chắp bút thành những tác phẩm ngọt ngào, đi vào lòng người.
“Anh vẫn chưa nói được cùng em Bài hát ấy vẫn còn là dang dở Chưa hiểu được mùi thơm của lá Chưa nghe xong tiếng hót của chim rừng Yêu thương hoài vẫn chưa đủ yêu thương Ôi nếu phải tan thành bụi cát Thành hư vô, không khí trời, không ánh sáng Chỉ rỗng không câm lặng vô hình Sẽ ở đâu bàt hát ấy của anh.”
– Bài hát ấy vẫn còn là dang dở
Bài hát ấy vẫn còn là dang dở là một trong những bài thơ cuối cùng Lưu Quang Vũ viết tặng Xuân Quỳnh, trước khi hai người qua đời trong một vụ tai nạn. Tác phẩm ấy một lần nữa được vang lên trong buổi biểu diễn “Đêm thơ, nhạc, kịch “Lưu Quang Vũ – Xuân Quỳnh: Tình yêu ở lại” khiến nhiều khán giả thổn thức nhớ về một cuộc tình đẹp nhưng đầy bi thương.
Nguồn cảm hứng trong Lưu Quang Vũ, bên cạnh việc đến từ tình yêu nó còn bắt nguồn từ những điều dù đơn giản, nhỏ bé trong cuộc sống, thế nhưng sự tinh tế, nhạy bén trong ông đã tạo nên động lực để tác giả chắp bút. Nhận xét về ông, nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh từng nói:
“Những vấn đề mà mỗi chúng ta ai cũng gặp hằng giờ, hằng ngày, phần lớn mọi người đều quay mặt đi, riêng Lưu Quang Vũ ngoái lại day dứt, bật cười, tiếc nuối rồi thôi thúc mình phải viết.”
Dù có qua bao nhiêu lớp bụi phủ của thời gian, thế hệ sau vẫn nhớ tới Lưu Quang Vũ với một mối tình khắc cốt ghi tâm cùng những tác phẩm để đời, sống mãi với thời gian.
Lưu Quang Vũ và những câu thơ thao thức không nguôi
Trong cuộc đời làm nghệ thuật của mình, những vở kịch đem lại cho Lưu Quang Vũ nhiều tiếng vang nhất nhưng đối với tác giả, thơ mới là nơi ông thỏa sức ký thác cảm xúc và tâm hồn. Nhà thơ Vũ Quần Phương từng chia sẻ:
“Đọc thơ anh có cảm giác anh viết kịch để sống với mọi người và làm thơ để sống với riêng mình.”
Lưu Quang Vũ rất tâm huyết và đặt tất cả cảm xúc vào từng câu thơ được viết ra, với ông thơ là nơi để bản thân có thể gửi gắm tất thảy những tâm tư, khát vọng chân thành về tình yêu cũng như cuộc sống.
Tác giả khẳng định, làm thơ không phải chỉ để kiếm kế sinh nhai sống qua ngày, mà đó còn là sự nghiêm túc của Lưu Quang Vũ đối với nghệ thuật nói chung và thơ ca nói riêng.
Bài thơ Nếu đó là tội lỗi của tác giả được xuất bản vào năm 2002, nó chứa đựng những góc nhìn mới mẻ của Lưu Quang Vũ về một kiếp người nhưng đồng thời qua tác phẩm, ông cũng gửi gắm tình yêu của mình đến công việc tạo ra vẻ đẹp nhờ con chữ.
“Nhưng trước khi có chữ viết Đã có thơ ca Như tình yêu thơ đã sinh ra Không phải vì tiền nhuận bút Không sợ ngục tù bạo lực Dù khổ sở dù phiền hà Thơ không bao giờ câm lặng Như nhịp đập của trái tim trung thực.”
– Nếu đó là tội lỗi
Lưu Quang Vũ được mệnh danh là một trong những người tiên phong cho nền văn học đổi mới, điều đó trước hết thể hiện ở thể loại thơ mà ông chọn. Thơ của tác giả là sự kết hợp hài hòa giữa lối viết hiện thực có hơi hướng lãng mạn, phổ biến lúc bấy giờ với dòng trữ tình phê phán, mới mẻ và chưa từng xuất hiện ở miền Bắc.
Ngay từ những năm sáu mươi, Lưu Quang Vũ đã thể hiện mình là người nhạy bén với thế sự của dân tộc và điều đó trở thành một nguồn cảm hứng lớn trong những áng thơ của ông. Tác giả trưởng thành từ những cuộc chiến, lại sống trong thời kỳ đất nước có nhiều đổi thay nên dù còn trẻ nhưng ông đã có được sự già dặn và tinh tế trong từng câu thơ viết về quê hương.
“Ta viết những suy tư ngây ngô vờ là trí tuệ Những câu nhạt phèo chiếu lệ Những lời nhàm tai ai cũng quen rồi Mọi người quanh ta mang nỗi khổ oằn vai Ngược đất nước tai ương xé rách Ta viết mãi những điều vô ích Vô duyên sao ta cứ nhoẻn miệng cười Như phường bát âm thánh thót Mong cuộc đời xuôi tai.”
– Nói với mình và các bạn
Nhắc đến Lưu Quang Vũ không thể không nhắc đến các bài thơ về tình yêu nồng nàn và tràn đầy xúc cảm. Nhà thơ là người có nhiều mối tình không hạnh phúc, ông cũng đối mặt với vô vàn điều nghiệt ngã của số phận và chính điều này làm cho những áng thơ của tác giả chứa đầy nỗi buồn và sự cô đơn.
Thơ Lưu Quang Vũ không chỉ có những phân ly, cách trở mà nó còn mang trong mình cả một xứ mệnh cao cả của thơ ca, là gắn kết con người bằng tình yêu.
“Và nhân thế sẽ còn yêu ta mãi Bởi giữa thuở bạo tàn ta đã ca ngợi tự do“ Ca ngợi tình yêu giữa thế giới hằn thù Trước đau khổ của nhân dân thơ đã không gian dối Nếu đó là tội lỗi Anh hãy nhận về mình, như trách nhiệm, như niềm vui Và sống chết cùng người, đất nước mến thương ơi.”
– Nếu đó là tội lỗi
Mặc dù thơ ca không phải mảng nghệ thuật mang lại cho Lưu Quang Vũ nhiều thành công vang dội nhất nhưng nó là nơi tác giả bộc lộ tâm tư, tình cảm chân thành, đồng thời những tác phẩm ấy cũng giúp ông để lại dấu ấn riêng trong lòng bạn đọc.
Vượt qua bao thử thách của thời gian, cái tên Lưu Quang Vũ đã chứng minh sức sống mạnh mẽ của mình qua sự trường tồn của các tác phẩm ở nhiều thể loại, nhờ cả nội dung và nghệ thuật đặc sắc của nó.
Ngọc Linh
Từ khóa » Các Tác Phẩm Của Lưu Quang Vũ
-
Top 5 Tác Phẩm Hay Nhất Của Nhà Viết Kịch Lưu Quang Vũ
-
Tác Giả Lưu Quang Vũ | Tác Giả - Tác Phẩm Lớp 12
-
Tiểu Sử Tác Giả Lưu Quang Vũ - TopLoigiai
-
Công Diễn 5 Vở Kịch Hay Nhất Của Lưu Quang Vũ
-
Trang Thơ Lưu Quang Vũ (177 Bài Thơ) - Thi Viện
-
Tiểu Sử Nhà Thơ Lưu Quang Vũ - Trường THPT Thành Phố Sóc Trăng
-
Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Lưu Quang Vũ - Sách Hay 24H
-
Tiểu Sử Cuộc đời Và Sự Nghiệp Của Nhà Văn Lưu Quang Vũ
-
Top 5 Tác Phẩm Hay Nhất Của Nhà Viết Kịch Lưu Quang Vũ
-
Tác Giả Lưu Quang Vũ: Tiểu Sử, Sự Nghiệp, Cuộc đời Và Phong Cách ...
-
Lưu Quang Vũ Và Những Vở Kịch để đời - Tạp Chí Việt Nam - RFI
-
Lưu Quang Vũ