[Lưu Trữ DienAnh.Net ][SBS 2008] The Painter Of The Wind – Họa Sĩ ...

Bỏ qua nội dung Open Menu
  • Trang chủ
  • Phong Gia
Tìm Tìm kiếm cho: Đóng 13-05-2009, 08:57 AM Wind2Moon's Avatar

Wind2Moon

Trích bài phỏng vấn MGY (chỉ lấy phần tin liên quan đến Painter Of The Wind):

Liên tục được mời đóng phim, khẳng định tài năng qua hàng loạt giải thưởng, cảm giác của Moon Geun Young thế nào ?

Vỡ òa trong hạnh phúc. Tôi không thể tưởng tượng vai Shin Yoon Bok của mình vượt qua nhiều tiền bối, để giành Giải thưởng lớn năm qua. Khi đóng Họa sĩ gió, tôi như thiêu cháy chính mình. Mọi cố gắng, nỗ lực đều không thể cố hơn được nữa. Tất cả là như thế, tôi đã vắt kiệt sức cho vai diễn để đời này.

Lần đầu tiên thử vai Shin Yoon Bok, cô đã làm những gì ?

Hình như tôi được yêu cầu vấn cao mái tóc, sau đó là diễn một đoạn, tôi cứ diễn miên man, như mình không phải là mình cho đến khi ngẩng mặt lên, thấy mặt mình nhòa nước mắt, mọi người im lặng. Sau đó tất cả gật đầu …

Hợp tác với đàn anh Park Shin Yang cô có cảm thấy lo lắng ?

Tất nhiên có. Tôi đã từng rất lo lắng chứ không phải chỉ hơi lo lắng. Tôi chủ động điện thoại cho tiền bối, nhờ được chỉ giáo và những khi ở phim trường, tôi diễn chưa đạt, tôi thấy có lỗi nhiều hơn vì mình chưa giỏi, làm ảnh hưởng đến nhiều người. Tiền bối Park Shin Yang không khó tính như tôi mường tượng. Anh rất hòa đồng, làm việc nghiêm túc, sẵn sàng giúp đỡ các đàn em và luôn là người gương mẫu trong mọi việc.

Trong phim, Shin Yoon Bok có những tình cảm sâu nặng với Kim Hong Do, còn giữa cô và Park Shin Yang thì sao ?

Chỉ có sự tôn kính, như Yoon Bok đã tôn kính Hong Do. Tôi còn quá nhỏ để nảy sinh tình cảm khác lạ với một người đàn anh như Park Shin Yang.

Nguồn : Thế Giới Điện Ảnh Tin ngày : 11/04/2009

12-05-2009, 12:08 PM #561 Wind2Moon's Avatar

Wind2Moon

Xem 2 Moon chắc bị các fan tra tấn bằng những câu hỏi hóc búa chẳng hạn như lúc YB nắm tay JH lần đầu tiên: (Daum) (Post lại)

MGY và MCW lại một lần nữa đã gọi nhau là ‘Hyang-i’ and ‘Bok-i’ (là tên trong phim Painter Of The Wind – Họa sỹ của Gió – Jeong Hyang và Shin Yoon Bok) trong cuộc họp mặt fan club của MGY, MCW là khách mời đặc biệt theo nguyện vọng của fan vào ngày 02/05/2009 vừa rồi!

Theo như sự tường thuật lại của 1 fan đã tham gia buổi họp mặt này thì sự xuất hiện của MCW khiến đám đông fan hâm mộ phấn khích. Các fan của MGY đã dành sự ưu ái của họ đối với MCW. MCW vẫn rất mắc cỡ. MGY đã ra sức bảo về MCW (MGY xứng đáng là 1 gia chủ và ga-lăng nhỉ!!!). MGY đã nảy ra sáng kiến là kéo ghế của MCW gần hàng với mình. MGY yêu cầu đám đông giữ yên lặng để mà có thể nghe được những câu trả lời với giọng nói dịu dàng của MCW. Các fan hâm mộ muốn thấy họ ôm nhau thế là cả 2 làm thế. Cả 2 Moon vẫn nắm tay. Khi MCW rời khỏi, MGY theo sau, vẫn nắm tay của MCW. MGY ra dấu rằng mình muốn nói với MCW một tí trước khi MCW rời khỏi. Cả 2 đi ra sau cánh gà cùng nhau nhưng đám đông fan vẫn có thể thấy 2 Moon nói chuyện với nhau trước khi MCW thật sự rời khỏi!

Các câu hỏi và trả lời về “5 lượng” MC: Khi quay phim, có bao giờ MGY bộc lộ các cảm giác đặc biệt đối với bạn diễn không? MGY: Có (đám đông phấn khích) MGY cảm thấy đôi mắt của MCW là nét đặc trưng đẹp nhất của MCW. MCW cho rằng MGY là diễn viên ngây thơ, trong sáng nhất mà mình biết. Suốt các câu hỏi và trả lời, MCW vẫn luôn nhìn MGY.

thay đổi nội dung bởi: Wind2Moon, 17-05-2009 lúc 11:12 AM

12-05-2009, 12:01 PM Wind2Moon's Avatar

Wind2Moon

Trích bài viết Moon Chae Won nói về vai diễn Jeong Hyang (Họa sỹ Gió) trong Đất Mũi Cuối Tuần (Số 447, thứ năm ngày 07/05/2009) (Post lại dữ liệu bị mất)

Nhân vật nàng kỹ nữ tài sắc vẹn toàn Jeong Hyang đã lôi kéo được sự đồng cảm, yêu mến của khán giả, đem đến thành công bước đầu trong sự nghiệp diễn xuất của MCW. MCW tâm sự: “Tôi không nghĩ mình thành công là nhờ may mắn, vì tôi đã nỗ lực rất nhiều để thể hiện bản thân. Nhưng tôi thật sự vui mừng khi được hợp tác với các diễn viên và đạo diễn giỏi khi tham gia Họa sỹ Gió”

MCW thu hút khán giả khi khoác chiếc áo Hanbok lên người. “Tôi không rõ làm thế nào để được chú ý, không biết phải dựa vào những yếu tố nào. Vì thế nên bản thân tôi cũng chưa thể cảm nhận được hình ảnh của mình ra sao nữa. Tôi không biết giữa hình tượng học sinh và người trưởng thành, cái nào nổi trội hơn. Tôi chỉ coi trọng câu chuyện của nhân vật mình đảm nhận và nghĩ mình nên chọn vai diễn có thể không có nhiều đất diễn nhưng phải thú vị. Chính vì thế, tôi ưu tiên cho việc trở thành diễn viên có hình ảnh đa dạng hơn” – MCW giải thích về khó khăn của mình trong việc hình thành hình tượng riêng.

Diễn chung với MGY là … gánh nặng! “Lần đầu tiên tôi thấy vai diễn của mình thật sự nặng trĩu. Tôi sẽ phải yêu một người con gái mà mình tưởng là con trai. Tôi nghĩ thật tệ khi yêu một người con gái giả trai thay vì yêu một đàn ông thật. May là MGY ngoài đời không chỉ là người bạn xinh đẹp mà còn rất hoạt bát. MGY rất hợp với việc cải nam trang. Tôi đã nhìn GY theo hướng là một con người chứ không phân biệt là trai hay gái để nhập vai tốt hơn” – MCW thở dài thổ lộ “tình cảnh khốn khổ” của mình.

Thời gian trôi qua, những cảnh MGY và MCW diễn chung với nhau như thăng hoa thành nghệ thuật. Có rất nhiều lời khen ngợi từ khán giả về diễn xuất và sự ăn ý của 2 người xuất hiện trên mạng. Đến lúc này, MCW mới thở phào nhẹ nhõm: “Giờ thì tôi đã trút bỏ được gánh nặng rồi. Bộ dạng cải nam trang rất hợp với MGY đã giúp đỡ tôi rất nhiều. Lần đầu nhìn thấy MGY giả trai tôi thấy lạ lẫm; nhưng sau khi chứng kiến MGY hóa thân thành Shin Yoon Bok, tôi thầm lo là … đến một lúc nào đó cô ấy sẽ “biến” thành một chàng trai thật sự. Và quả thật là càng lúc cô ấy càng giống con trai, khiến tôi cũng quen dần. Tôi đã có suy nghĩ xem Shin Yoon Bok như là người mình yêu thật sự”.

Nói về vai diễn Jeong Hyang, MCW bày tỏ thêm: “Dù là kỹ nữ nhưng JH không bán thân để kiếm sống, cô ấy sống bằng tài nghệ của mình. Ban đầu tôi không thể nào thể hiện trọn vẹn nhân vật như những gì mình muốn, nên tôi thấy hết sức bực bội, ngột ngạt. Thế nhưng, tôi cũng không muốn diễn một vai mà không mang lại sự trăn trở nào trong các bộ phim kế tiếp. Nhờ diễn xuất mà tôi hoàn thiện được những điều mình không thể đạt được trong đời sống thật. Sau này, khi đảm nhận một vai diễn nào đó, tôi sẽ phải chuẩn bị đầy đủ và trải qua quá trình luyện tập nhiều hơn nữa”.

Để hoàn thành những cảnh diễn chung, MGY và MCW phải rất nhẫn nại. MCW cho hay: “Những cảnh quay của chúng tôi thường mất khoảng 6 tiếng đồng hồ mới xong. Không có cảnh nào là nhỏ cả. Mỗi cảnh quanh đều quan trọng và tôi đều phải dồn hết tâm huyết vào đó. Có một lần, tôi đã phải mặc một bộ Hanbok dày hơn mười lớp trong thời tiết nóng bức. Nói không ngoa, tôi gần như … chết vì nóng và ngột ngạt.”

Chẳng là trong tập hai của bộ phim Họa sỹ Gió, có cảnh Jeong Hyang chơi đàn gayageum, theo yêu cầu của đạo diễn cô phải “xinh đẹp và thể hiện được sự sang trọng của bộ Hanbok” nên MCW được bộ phận phụ trách phục trang cho mặc bộ Hanbok hơn mười lớp vải. Đó quả không phải là việc dễ dàng khi quay trong thời tiết nóng bức hơn 30 độ C ở trường quay không có máy điều hòa nhiệt độ (để tránh tiếng ồn khi thu âm trực tiếp).”Thật sự tôi đã học được cái tính gọi là kiên nhẫn. Đó là chuyện phải làm, không thể nào né tránh. Không phải mọi việc đều có thể làm theo ý mình, vì thế tôi phải học để hoàn thiện bản thân từng chút từng chút một. Và niềm vui lớn lên trong tôi, khi tôi phát hiện ra mình đã dần tiến bộ hơn” – MCW kết luận.

Wind2Moon's Avatar

Wind2Moon

Nguyệt Hạ Tình Nhân

Một lần lại một lần. Ta không thể nào kiềm chế được nỗi nhớ nhung người. Ta không thể nào tự xóa đi nỗi nhớ người. Không thể nào xóa bỏ. Tình yêu, tình yêu. Tình yêu ngốc nghếch. Ta giống như kẻ ngốc nghếch. Biểt rõ người sẽ rời xa ta. Nhưng vẫn cứ muốn có được người. Muốn được cùng người. Cho dù lệ rơi cũng không hối tiếc. Người yêu dấu. Người ta không thể đến gần. Ta chỉ hy vọng có thể bảo vệ được người. Cho dù trong tim người không có ta. Cho dù nỗi nhớ khiến ta héo hắt. Chỉ cần một ánh mắt, trái tim ta xao động không ngừng.

Ẩm Vũ's Avatar

Ẩm Vũ

Thấy cái này cũng hay hay nên đưa lên: Đây là phần phỏng vấn một vài thành viên của đoàn làm phim POTW về quá trình làm từ tập 1 đến tập 6 của bộ phim. Những người tham gia phỏng vấn bao gồm: Tiểu thuyết gia Lee Jung Myeong (LJM-Bộ phim này được dựa trên tác phẩm của anh) Giám đốc sản xuất: Jung Tae Yoo (PD) Nhà biên kịch: Lee Eun Young (LEY) Chịu trách nhiệm nghệ thuật: Lee Jong Mok (LJM- Giáo sư khoa hội họa trường ĐH Mỹ thuật nữ sinh Ewha. Giáo sư và bốn cộng sự khác đã vẽ gần 80 bức tranh, phác thảo và những bức khác liên quan đến các bức tranh, bao gồm cả các bức bình phong xuất hiện trên màn ảnh) Cuộc phỏng vấn tự nhiên với Jung Tae Yoo, Moon Geun Youn, Lee Eun Young và Lee Jung Myeong. PD: Xin chào các bạn, tôi là nhà sản xuất Jung Tae Yoo MGY: Xin chào, tôi là Moon Geun Young LEY: Xin chào, tôi là nhà biên kịch Lee Young Eun LJM: Xin chào, tôi là nhà văn Lee Jung Myeong MGY: Hôm nay chúng tôi muốn được giới thiệu với các bạn về sê ri phim truyền hình POTW phần đặc biệt. Chúng tôi sẽ mang đến vài cách nhìn nhận từ các cảnh quay trong phim và đã được chụp ảnh. Bản thân tôi và nhà sản xuất, nhà viết kịch bản cùng nhau đưa ra cho quý vị một vài lời giải thích về những điểm nổi bật nhất của bộ phim. Tôi hy vọng rằng điều này sẽ làm cho các bạn có thể hồi tưởng lại những gì mà các bạn yêu thích ở bộ phim này. PD sẽ nói đến bức tranh đầu tiên nổi bật trong bộ phim này, bức:”Kỹ phòng vô sự”. Cảnh: Bức tranh của Shin Yun Bok :”Đẳng đãi” miêu tả Thái Hoàng Thái Hậu Jeong Soon bí mật hẹn hò tình nhân. PD: Đúng như thế. Vào thời điểm đó, bức vẽ thực sự đã điễn đạt những cảm xúc bực tức và lo lắng một cách thái quá, cũng là một câu trả lời câu hỏi chủ để chính của bức tranh là gì. Chúng tôi quyết định lấy nhân vật Thái Hoàng Thái Hậu Jeong Soon như nhân vật chính của bức vẽ và tạo thêm sự hấp dẫn cho bộ phim. MGY: Nguyên bản của bức :”Đẳng đãi” không có nốt ruồi dưới tai nhân vật, phải không ạ? LYM: Đúng thế. Nhưng tôi cho rằng bức :”Đẳng đãi” nên được nhìn nhận như một sự giới thiệu về họa sĩ Shin Yun Bok và các tác phẩm của Shin. PD: Đúng là như thế. Mặc dù trông có vẻ trong lành và ngây thơ những lại rất có sức mạnh và quyền lực. LYM: Phải Cảnh: Thái Hoàng thái hậu Jeong Soon khám phá ra sự hiện diện của SYB ở hàng rào và mama tổng quản gọi người hầu cho bắt SYB, SYB bỏ chạy. MGY: Yun Bok chạy bán sống bán chết (cười) PD: Từ khi bắt đầu, cách cô ấy chạy giống như vận động viên marathon vậy. Moon Geun Young cười. MGY: Cảnh này làm cho cô ấy chạy đến nơi gặp JH lần đầu tiên. Cảnh này rất quan trọng….đây là nơi ấy. Cảnh: SYB tìm thấy nơi trốn an toàn ở tiệm vải để thoát khỏi sự truy đuổi và gặp JH. Họ cùng tranh cãi vài lời về con bướm (SYB) và bông hoa (JH) PD: Cảnh quay này phải quay hai lần. Tôi rất hài lòng với cảnh này MGY: So với lần đầu thì cảnh này làm cho tôi cảm thấy có cảm xúc hơn. Cảnh: Thái Hoàng thái hậu Jeong Soon không hài lòng với mama tổng quản khi nghe báo cáo lại họ đã để cho kẻ nhòm trộm bên hàng rào chạy thoát. LJM: Thái Hoàng thái hậu Jeong Soon thường được thấy nắm chặt bàn tay và đập lên bàn. LEY: Bởi vì đó là một phụ nữ quý tộc nên bà ta không thể dùng cách khác để thoát khỏi tình thế nan giải mà chỉ có bà ấy có thể hiểu được. Cảnh: Thái Hoàng thái hậu Jeong Soon tìm các bức họa sau đó nắm chặt tay trên bàn sau khi tìm thấy và ra lệnh tìm người học trò vẽ tranh đó. MGY: Điều đó cũng làm cho tôi thấy kinh ngạc khi bức:”Đẳng đãi” lại có thể miêu tả chính Thái Hoàng thái hậu Jeong Soon. Trong cuộc đối thoại, ta có thể cảm thấy nỗi buồn và sự thương tiếc của bà ta. Chúng ta cũng có cảm thấy vì tình yêu, bà ta sẵn sàng chịu nỗi đau khổ cùng cực. Nhưng khi đã trở về hoàng cung, bà ta lại trở lại cách cư xử và hạnh kiểm của một quý tộc, chúng ta xem đến uy tín của sự giàu sang và cũng là quyền lực. Điều này làm cho tôi cũng có cảm giác ngạc nhiên lạ lùng. PD: Bạn có thể thấy được mặt trái thái quá của bà ta. MGY: Vâng . LEY: Tôi cảm giác rằng đây là nguyên nhân chính giống như các bức tranh của SYB. Cùng là một con người nhưng lại ở trong hoàn cảnh khác thì lại có cảm giác khác đi. MGY: Vâng Cảnh: Bức tranh của Kim Hong Do “Con hổ dữ dưới gốc tùng”. Kim Hong Do theo dấu hổ để tìm chủ đề và phác thảo. JM: “Con hổ dữ” cũng nên nói đến như một cảnh để giới thiệu về công việc làm nghệ thuật của Kim Hong Do LEY: Vâng. Bức tranh này dựa theo một huyền thoại về một bức vẽ của họa sĩ cùng thời Kang Shi Yun, bức vẽ :”Lão Báo”. Có một nguồn tin khác nói rằng bức tranh đó được vẽ cùng với Yi Yin Mun. Theo như tôi thấy phù hợp hơn cả, có lẽ nên để khả năng là KHD vẽ bức tranh ấy một mình. PD: Thực ra trong cảnh này thì kết quả không được ưa thích lắm, chúng tôi đã tình cờ tạo ra hình tượng của một tiền bối đang chuẩn bị làm việc ở một cảnh khác. Hơn nữa, một khi đã lên phim thì không thể đóng thế cảm xúc và truyền tải được mục đích của chúng tôi, chúng tôi chỉ có thể ra ngoài để quay cảnh như thế. Cảnh đó đã làm chúng tôi mất 5 ngày. Chúng tôi đã thay rất nhiều địa điểm để quay cảnh ấy, và kết hợp với đồ họa vi tính nữa. LJM: Tôi đang ngồi đây, nhìn thấy và cảm thấy KHD đeo kính trông rất lạ. Có thể nói là kính trong cảnh ấy không phù hợp lắm. PD: Cái đó trong kịch bản gọi là”phụ kiện trợ giúp” LJM: Phải, tôi không biết PD có ý gì trong cảnh này không. Cảnh: Kim Hong Do hét lên và con hổ gầm rồi đuổi bắt Kim Hong Do MGY: Trong cảnh này, tôi đặc biệt thích các chi tiết tỉ mỉ như là sử dụng than chì để phác thảo. Mặc dù nó xù xì không mịn, bức tranh vẽ rừng và cảnh thực sự vẫn rất lạ. Sử dụng bút chì thô sẽ tạo nên nét đậm và khoáng đạt trong bức tranh. Tôi cảm thấy thật là kinh ngạc vì điều đó đã thuyết phục được tôi và có một cảm giác nhận thức được đó là sự phấn khích đặc biệt. Cảm giác về cảnh quay này thật là tuyệt vời. Cảnh:Kim Hong Do nhảy xuống thác nước PD: Ah! Đây là nơi Kim Hong Do nhảy xuống thác nước Moon Geun Young & Lee Eun Young cười LJM: Anh ta đã suýt chết. PD: Yah! Hôm đó chúng tôi đã rất sợ. Chúng tôi thậm chí đã gọi 119 (đường dây cấp cứu khẩn của HQ) và nhờ họ chỉ đứng đó để đề phòng. MGY: Tai nạn trong bộ phim nay quả thật là nhiều và là điều duy nhất không chấp nhận được. Moon Geun Young cười, và nhìn mọi người cuời khi nhớ lại chính cô cũng từng bị gãy mũi và gần như gãy chân khi ngã xuống giếng. PD: Bộ phim cổ trang này không nói về chiến trận. Tôi cũng không hiểu tại sao lại thế nữa. MGY: Vậy mà thế đấy. LEY: Gặp phải rủi ro là cuộc đời của họa sĩ (cười). Cảnh này đã phải chia ra để quay ở nhiều địa điểm. PD: Đúng thế.. Cảnh: Dưới nước, Kim Hong Do đánh rơi kính LJM: Kim Hong Do rơi xuống nước và lần đầu tiên có tiếng gọi khiến anh ta nghĩ rằng đó là mối tình đầu của anh ta. PD: Cảnh này là tinh thần của riêng Park Shin Yang đã tạo ra hiệu quả. Nó báo trước về một điềm lạ có thể là cơ hội sẽ đến với anh ta trong tương lai là gặp mối tình đầu của mình. Điều đó cũng cho thấy là điềm tốt. Cảnh: Kim Hong Do được vớt lên khỏi mặt nước MGY: Đoạn hội thoại:”Tiên sinh bắt được hổ chưa” tôi nghĩ là rất tuyệt. Ông ta đã hỏi:”Tiên sinh đã bắt hay không bắt được hổ?”. LJM: Điều đó có ý là thần thái của con hổ ấy đã được đưa vào bức tranh. MGY: Ý tưởng của câu hội thoại đó thật là tuyệt như tôi vừa nói. PD: Phải. LEY: Hmmm! MGY: Người họa sĩ thậm chí dám hy sinh cả mạng sống của mình vì nghệ thuật. Đây là điều Shin Yun Bok thường nói phải không ạ? LEY: Đúng thế. Cảnh: Jeongjo xem tranh của Kim Hong Do, bức “Hổ dữ tùng lâm” mà Kim Hong Do dâng tặng MGY: Sự sống động thực sự mang lại cảm xúc cho diễn xuất. Tự bản thân bức tranh đã rất sống động và đầy cảm giác rồi. PD: Đúng là thế MGY: Điều này cũng tạo ra được cảm giác KHD sẽ vượt qua rào cản để gặp trước SYB. PD: Hmmm! LEY: Đúng vậy. Cảnh:Bức tranh “Tửu tuý thư sinh phổ tiêu dưới gốc tùng” LJM: Đây là bức”Tửu tuý thư sinh phổ tiêu dưới gốc tùng. Bức tranh này đã khiến KHD gặp gỡ SYB. MGY:Vâng Cảnh: Shin Yun Bok tới chợ trời để lấy bức tranh đặt sẵn và người chủ hàng muốn có thêm thời gian hơn là thời gian mà SYB đặt ra. PD: Cảnh này quay xong rất nhanh, nhưng tôi thực sự rất thích cảnh này. Cảm giác đan xen rất tốt. Tôi muốn có lại cảnh quay mà chúng tôi đã quay, chúng tôi đã diễn mất hai tiếng đồng hồ. MGY: Vâng. LEY: Yun Bok nói “Eh! Hai canh giờ thôi” rất thuyết phục MGY cười LEY: Cảm giác này cho thấy đúng tư thế và ngôn ngữ cơ thể khiến cho YB rất giống với tưởng tượng. MGY:Tôi cảm thấy vui và hài lòng. LJM: Có phải là do Tuk Bok không? Đây là lần đầu cô mặc Tuk Bok phải không? (áo bào của nam giới) MGY: Vâng LJM: Tôi cảm thấy nó cũng rất hợp với cô! ^^ Cảnh: Shin Yun Bok đền bù bức tranh bị xé và thay thế bởi một bức giống hệt. LJM: Cảnh này che giấu sự chế nhạo một cách ẩn ý. Dan Won đang qua kính nhìn kẻ hậu sinh đang thể hiện lại tác phẩm của mình. Kết quả là cảnh này đã thu hút được sự chú ý của khán giả. Đây là lần đầu anh ta cảm nhận được tài năng của SYB. (Còn tiếp) Lược dịch từ bimbibap.com

thay đổi nội dung bởi: Ẩm Vũ, 05-03-2009 lúc 03:09 PM

(Tiếp theo của buổi phỏng vấn thành viên đoàn làm phim) Cảnh: Bức tranh:”Thiếu niên tiễn hồng”, Shin Yun Bok phân vân để bán bức tranh PD: Đây là bức tranh:”Thiếu niên tiễn hồng” LEY: Tại thời điểm đó, một cuốn sách nổi tiếng là “Sang Hwa Chon”. Trong cuốn sách đó, có nói rằng nếu như bạn nắm tay một phụ nữ thì tức là bạn đã có thể có được trái tim của nàng. MGY: Ah! Lee Eun Young cười. Cảnh: Người chủ cửa hàng tranh mặc cả và ngã giá với Shin Yun Bok LEY: Kể cả ở thời hiện đại hay thời cổ thì vẫn luôn có những người chuyên đổi chác với các Họa sĩ Moon Geun Young cười LJM: Cái đó nếu như… PD: Trong cảnh này, bức tranh diễn tả những sinh hoạt đời thường thời kỳ đó. Đây cũng là mục đích bộ phim của chúng tôi. LJM: Điều này thực sự sinh động và gây ấn tượng đối với các cảnh sinh hoạt trong các thời điểm khác nhau của phim. PD: Chúng tôi cần phải phản ánh thời gian của các sinh hoạt đó bởi vì nó cũng liên quan đến sinh hoạt của các Hoạ sĩ ….ở tất cả mọi mặt. LJM: Nếu bạn nhìn theo cách đó, cảm xúc sẽ rất khác. Cảnh: Shin Yun Bok nắm tay Jeong Hyang để ngăn nàng lại LJM: Cô ấy chỉ nắm lấy cánh tay của Jeong Hyang PD: Có vẻ giống như những gì nói trong bức tranh”Thiếu niên tiễn hồng” LJM: Nói rằng nếu như bạn nắm tay một người… PD: Cảnh này cũng đi theo ý tưởng đó… LJM: Phải, cảnh này đồng hành cùng với bức tranh. PD: Đúng….đúng LEY: Cũng có một cảnh , nơi Hong Do nắm cánh tay của Yun Bok, có ý nghĩa giống như thế. Lúc đó là lúc mà Hong Do giật râu giả của Yun Bok ra. Đó là một cảnh mở ra như lời giới thiệu để gắn kết họ lại với nhau. LJM: Phải LEY: Ý nghĩa của nó là gắn kết những nhân vật lại với nhau. ^^ Cảnh: Jeong Hyang phổ cầm Gayageum cho Shin Yun Bok với 5 nyang PD: Đây là một cảnh quay ngắn với sự siêng năng tuyệt vời. Chúng tôi đã mất gần như cả ngày để quay cảnh đấy. MGY: Đúng thế. PD: Cũng có nhiều đoạn hội thoại nữa. Cảnh này mang đến một ấn tượng cho người cầm kỹ Gayageum và nữ họa công trong lần đầu tiên hòa hợp về tâm hồn mà không cần phải quá nhiều âm thanh để diễn tả. Có thể gọi là không khí nghệ thuật trong hoàn cảnh đó. Nó cũng đem lại một cảm giác về nhận thức về tình yêu song phương của người này đối với người kia suốt một đêm dài. Tôi đã dùng tất cả sự nỗ lực để làm nên cảnh quay đẹp nhất. Tôi không biết kết quả có đạt được như mong đợi hay không . LJM: Đây là cảnh mà tiếng đàn Gayageum tình tang cùng với nét bút lông hòa tấu trong một khoảng khắc động. Nó thực sự đến từ trái tim và cũng miêu tả sinh động cách cư xử trong mối quan hệ giữa một người đàn ông và một phụ nữ theo kiểu đầy quyền năng rực rỡ. MGY: Như một tiếng vang vậy. LJM: Đúng, cảm giác như một kiểu tiếng vang. PD: Trung thực mà nói thì xem cảnh này thực sự tạo được cảm giác có thêm sự sôi nổi và sức mạnh. Tôi đã mời một nghệ sĩ Gayageum và cũng mời một họa sĩ cùng đến trong thời điểm đó để quay cảnh này. Người quay phim của chúng tôi bắt đầu nâng dần máy quay và không một lần dừng lại. Chúng tôi không biết nơi nào là nơi cuối để dừng cảnh quay nữa. PD: Tôi có… MGY: Khi tôi quan sát từ phía bên cạnh trong cảnh quay, tôi như bị thôi miên vậy. Sự di chuyển của cây bút lông trong tay giáo sư hội họa (tôi cũng giới thiệu là Lee Jong Mok đứng đây) và kỹ năng gẩy đàn Gayageum của nghệ sĩ thực sự là trình diễn nghệ thuật và những ai đứng đó đều cảm thấy không thể thốt nên lời. Wah!…Cái đó đúng là cái mà họ gọi là Nghệ thuật. LJM: Đúng là như thế. Cái đó gọi là nghệ thuật. PD: Sau hôm đấy cũng là ngày giáo sư âm nhạc có buổi giảng về Gayageum. ^^

Lược dịch từ Bimbibap.com Ngày 7.3.2K8

Hôm nay cuối tuần nhưng AV cũng vẫn khá bận. Dịch không xong cũng thấy sốt ruột nên cứ up lên. Chỉ dài bằng 1/2 lần trước, nhưng AV nghĩ phần này đặc biệt hơn cả. Cheer!

thay đổi nội dung bởi: Ẩm Vũ, 07-03-2009 lúc 11:42 PM

(Tiếp theo buỏi giao lưu đặc biệt giữa các thành viên đoàn làm phim với khán giả)

Cảnh: Kim Hong Do bị đưa vào khung hình phạt phế tay LJM: Cuối cùng cũng bắt đầu đến cảnh hình phạt phế tay. PD: Cảnh này có thể coi là những sáng tạo hay những ý tưởng của Lee Eun Young. Ba người đàn ông cùng cười. LEY: Trong lịch sử thì kiểu hình phạt này không tồn tại. LJM: Nếu một họa sĩ bị mất tay, thì rõ ràng hình phạt này là quan trọng và sự trừng phạt là dã man nhất. MGY: Cảnh này có thể thấy là Đồ Hoạ Thư là nơi đáng sợ nhất và cũng phạt nặng nhất. Cảnh: Shin Young Bok đứng dậy thừa nhận mình vẽ bức tranh:” Đằng đãi”. MGY: Phải, đây là người anh trai của tôi, người mà tôi tin tưởng nhất. Young Bok Hyung nổi bật trong cảnh này. Cảnh: Shin Yun Bok & Shin Young Bok cùng cố gắng nhận rằng họ là người duy nhất vẽ tranh đó. LJM: Trông có vẻ giống như cả hai anh em đang thi giải thưởng diễn xuất tốt nhất. MGY: Thật thế ạ? LEY: So sánh với những gì các bạn đã đọc trong kịch bản và xen những cảnh quay thực sự những gì các bạn đóng, hiệu quả thật khiến chúng tôi cảm thấy thật tuyệt vời và muốn thốt lên vì điều đó. Cảnh: Shin Yun Bok chạy tới những cột đá chồng và tự đập vào tay mình. LJM: Cảnh này rất nổi tiếng và đã thành công nhờ sự diễn xuất của riêng cô khi tự đập tay để phạt mình. Mọi người cùng cười. LJM: Đây là khung cảnh mà cô ấy tự đập tay mình. LEY: Nhìn cảnh này, bạn có thể thực sự cảm thấy rằng Shin Yun Bok sẽ dùng mấy hòn đá to đó để tự phế tay. LJM: Và quả thật là cô ấy sẽ tự phế tay. Cảnh: Shun Yun Bok bị quẳng xuống nước và bị chìm xuống. MGY: Khi Yun Bok rơi vào tình trạng chán nản, Hong Do đã tìm cách để chữa lành bàn tay cho cô. Cảnh: Bức “Chư Tiên họa”, Kim Hong Do và Shin Yun Bok cùng vẽ. PD: Bức tranh này là “Chư Tiên họa”, tranh vẽ nhóm các thần tiên. LJM: Ah! PD: Chúng tôi phải quay cảnh này gần 3 ngày. Giờ nhớ lại đó quả là ba ngày tồi tệ ác mộng tồi tệ nhất!^^! LJM: Tác giả không hề đưa hình bức tranh này vào tiểu thuyết MGY: Vâng LJM: Cảnh này nên được nhìn nhận là cảnh có mục đích nhất khi cả các danh hoạ này đều có ảnh hưởng tinh thần lẫn nhau đến nghệ thuật tạo hình của họ. PD: Tôi muốn giới thiệu rằng các đại danh hoạ đã cùng nỗ lực để sáng tác nên bức tranh. LEY: Thực ra, cảnh này làm cho chúng tôi nhận ra và hiểu ra thời kỳ sáng tạo nghệ thuật của Danwon. Sự tinh tế trong những bức tranh của ông thời mà ông còn trẻ tuổi, điều đó trùng khớp với bộ phim này. LJM: Gần đây có trường phái tranh nào mới không nhỉ? Điều này như để giới thiệu một quá trình vẽ tranh trong sự nghiệp của Yun Bok, ở giữa thời kỳ chữa lành tay và cũng là phương thuốc cho sự tuyệt vọng của cô. LEY: Yun Bok là một họa sĩ, vì thế theo cách này, cô ấy có thể hiểu ra khát vọng của mình mà không một ngôn ngữ nào diễn tả được, cô ấy chỉ có thể cảm thấy điều đó. MGY: Phải, nên hiểu theo cách đó ạ. Tôi, mặc dù tôi không phải Shin Yun Bok, tuy nhiên khi nhìn Hong Do vẽ, tôi cũng sẽ cảm thấy rằng:”Nếu đó là mình, mình cũng sẽ ước vẽ được như thế” ^^ PD: Đây là những cơ sở thiên bẩm của người hoạ sĩ rồi. LJM: Ước mơ được vẽ, những nét vẽ khỏe mạnh, mãnh liệt, và hoàn toàn tách khỏi nghệ thuật tranh truyền thống của Triều Tiên, còn bao hàm cả sự lực bút sung mãn nữa. PD: Hoàn toàn đúng. Khổ tranh ấy có cỡ lớn như loại tranh bích hoạ trên tường phía bên ngoài ngoại thất. LJM: Chúng ta có thể cảm thấy việc vẽ tranh của Danwon vừa mãnh liệt vừa có nhiệt huyết. PD: Không một ai có thể nghĩ là khoảng khắc đó lại thực sự tạo ra một bức bích hoạ như thế. LEY: Bức tranh phải vẽ sẵn từ trước, vì thế trước khi vẽ, cần phải chuẩn bị các cọc khung để căng dán tranh. MGY: Vâng LEY: Đây, chúng ta có thể thấy toàn bộ bức vẽ, nó thật tuyệt vời. LJM: Thật đáng kinh ngạc, cứ như có phép thuật vậy PD: Nếu mà có một lỗi sơ sài nào đó thì nó lại tạo ra được hiệu quả cho toàn thể bố cục tranh. Cảnh: Shin Yun Bok nhớ lại những người họ đã gặp ở chợ được vẽ lại trên tranh. LJM: Giờ ta nhớ lại khoảng khắc mà anh ta (Kim Hong Do) vẽ lại những người trên phố chợ. LEY: Tì nữ của Jeong Hyang có tên là Mi Nuyn. PD: Ở đây tôi cảm thấy Hong Do đã tin rằng Yun Bok sẽ trở thành họa sĩ vẽ tranh dân gian. MGY: Có thể vẽ những gì sống động ạ? PD: Bức hoạ đã thực sự miêu tả những con người sống trong hiện thực, đó là sự chuyển đổi một cách chính xác từ cuộc đời vào tranh dân gian. Cảnh: Kim Hong Do cầm tay hướng dẫn vẽ bức tranh. LJM: Trông cứ như là bọn họ đang nhảy với nhau! ^^ PD: Trong thời hiện đại thì có lẽ đã là một điệu van-xơ. Chúng tôi muốn giới thiệu tới khán giả những thước quay sống động và chân thực nhất để hoàn thành bức họa.. LJM: Cái cách mà họ cùng từng bước, tay trong tay, đó chẳng phải là cảnh giống hệt một điệu nhảy sao? Giống trong phim “Yan Il Sa Rang Go” PD: Giống ma ấy hả? LJM: Phải. PD: Đúng là như thế. PD: Tôi có thể nghe thấy âm thanh và hồi tưởng lại cảnh quay đó. Cảnh: Shin Yun Bok dẫm phải nghiên mực và làm bắn mực lên bức tranh, sau đó chạy quanh phòng. PD: Cảnh này phải quay rất nhiều phần ngược nhau. Trong 8 miếng của bức tranh khổ lớn đó, có một bức trống. Vết bẩn ấy là kết quả của sự cố bất thường này. MGY: Vết bẩn trên bức tranh ko thể làm đi làm lại được vì thời gian đã quá gấp rút nên đành phải để trống thế. PD: Đúng vậy. LJM: Cảnh này thực sự mang đến một trò chơi lôi kéo họ ra khỏi sự thông thái và khôn khéo MGY: Vâng ^^ LEY: Thực ra bức bích họa ấy làm xuất hiện một cảnh, hay một cơ hội vô cùng tự nhiên. Mọi người có thể nói rằng các vị tiên đang tới vẽ. PD: Phải. MGY: Cảm giác về bức bích hoạ có rất nhiều thứ liên quan đến may rủi xuất hiện, đặc biệt là khi nó được vẽ ra từng nét, từng nét một. LJM: Tôi cảm giác không chỉ có các bức bích họa, nó còn có vẻ ngoài của người họa sĩ. Với tư cách là tác giả, tôi vẽ lên cảnh đó với sự tưởng tượng như một họa sĩ. MGY: Bao gồm cả chúng tôi, những nghệ sĩ đóng cảnh đó nữa ^^

Lược dịch từ Bimbibap.com Thứ 6, ngày 13.3.2K9

thay đổi nội dung bởi: Ẩm Vũ, 13-03-2009 lúc 03:32 PM

(Tiếp theo buổi giao lưu đặc biệt giữa các thành viên đoàn làm phim với khán giả) Cảnh: Bức tranh Đoan Ngọ Phong Tình PD: Bức tranh “Đoan Ngọ Phong Tình” là bức vẽ nổi tiếng của SYB. LJM: Bức tranh ấy quả thật là một tuyệt tác kinh ngạc và phi thường. MGY: Vâng Cảnh: Shin Yun Bok & Jeong Hyang chơi đu MGY: Bằng cách này, tất cả những điều kiện đều được sắp đặt, không gian và con người trong khoảng khắc đó đều bước vào trong tranh. Cảnh ấy, mặc dù tôi không phải là một họa sĩ thực thụ và cũng không phải là gần như hiểu cảm giác ấy nhưng tôi có cảm thấy họa sĩ sẽ có những tình cảm theo cách như vậy. Cảnh: Jeong Hyang trút bỏ y phục ngoài và Shin Yun Bok vẽ phác các đường nét của cơ thể cô PD: Ở cảnh này, tôi hay nói đúng hơn là chúng tôi đã lo lắng trong suốt một thời gian dài bởi vì chúng có vẻ giống như chúng tôi quay cảnh đó có vẻ như là một cảnh quay dung tục. MGY: Vâng PD: Sẽ dễ dàng hơn nếu có thể nâng cao được nhận thức, vì thế chúng tôi chuyển về màu đen trắng rồi gây chú ý bằng một chút những cảnh quay quan trọng và nghệ thuật. LJM: Tuy nhiên, sau khi cảnh quay xong, có vẻ như khán giả sẽ phản hồi là cảnh đó giống như là một bộ phim về tình yêu đồng giới nữ (>”<). Tôi không cảm thấy hay nghĩ như thế. Tôi cho là Jeong Hyang sẽ được nhìn nhận nhiều nhất hoặc được nhìn nhận trong con mắt của Yun Bok mà không phải là với trái tim phụ nữ mà Shin Yun Bok che giấu. MGY: Vâng PD: Đúng thế! LJM: Cảnh này bắt đầu tạo ra những khao khát. PD: Chính xác! LJM: Và cũng phát sinh ra tinh thần. PD: Đây là cảnh phát sinh ra tinh thần ở mức độ vừa phải. LYM: Vâng, đúng thế. Cảnh: Bức tranh” Đoan Ngọ Phong Tình” xuất hiện dần trên trang giấy của Shin Yun Bok. LEY: Khi Yun Bok ở đây và làm việc việc vẽ lại bức tranh hoàn chỉnh, nó có cái gì đó rất lạ lùng khiến tôi cảm thấy thích thú với mỗi đường nét. PD: Mục đích của cảnh quay cũng như quay bức bích họa. Chúng tôi đã nhờ giáo sư Lee Jong Mok tư vấn, và cũng là một trong các họa sĩ của chúng tôi. Giáo sư đã nói cho chúng tôi thêm về sự việc lúc trước, nếu bạn nhìn chăm chú vào một trang giấy trắng, bạn sẽ thấy điều đó. Có thể trong một khoảng khắc bạn sẽ thấy. Ước muốn vẽ tranh, vẽ nó thành tranh. Cô ấy đã nói rằng bút lông sẽ tự nhiên bắt kịp được ý nghĩ và sẽ di chuyển trên giấy. MGY: Kiểu cảnh quay như thế này có vẻ như tinh thần đã lôi cuốn, hướng dẫn tôi. LEY: Khi tôi viết, có vài lần cũng như thế. LJM: Cái này như là một ai đó đã đọc kịch bản cho tôi, và tôi chỉ ở đây để chép lại mà thôi. PD: Họa sĩ trong cảnh đó giống như Michelangelo có thể đứng trước một tảng đá hoa cương mà nhìn ra được những gì ẩn giấu trong nó. LJM: Phải, chính xác là thế. PD: Tách ra từng lớp, từng lớp một và có thể nhận ra, tìm thấy những gì ở bên trong. Cảm giác chung là thế. LJM: Cái đó đúng là như thế. Nghệ thuật thực sự đều có chung những nhận thức sáng suốt. Cảnh: Shin Yun Bok tô màu bức tranh “Đoan Ngọ Phong Tình” PD: Giờ là bức này…. LEY: “Hu Bun” (bột màu) PD: “Hu Bun”……giờ là phải vẽ ra. Bức tranh cần nhiều màu trắng như một màu sắc cơ bản làm chủ đạo sau đó chỉ cần tô các màu khác lên trên thành một lớp nữa đối với loại giấy này. Cảnh: Shin Yun Bok vẽ hai người nhìn lén MGY: Tôi đã cho rằng hai người đó là Yun Bok & Hong Do LJM: Tôi cũng nghĩ như thế LEY: Tôi cũng cho là như thế PD: Phải. MGY: Chúng ta đã không quay cảnh đó, vì thế nó phải cảm nhận theo cách này, nó tạo ra một vài điểm ngạc nhiên. PD: Phải.. LJM: Đây là bộ phim có Hong Do MGY: Vâng, trong bức “Chư tiên họa”, khi chúng tôi chuẩn bị vẽ, họ (Kim&Shin) đã nghĩ về về nhau. PD: Phải. Cảnh: Bức tranh “Tửu tứ cử bôi” PD: Bức “Tửu tứ cử bôi” trong cuộc thi “Đồng cảnh đối họa”. Nó cũng diễn tả tài năng của các họa sĩ thi thố với nhau trong cuộc thử thách với người kia trong sự hỗ trợ của tập phim. Cảnh: Vẽ trên bàn của quán rượu MGY: Cảnh này dùng tương đậu nành để vẽ. ^^ PD: Đúng là thế, tương đậu nành đấy.^^ LEY: Đó là nước tương đậu nành. PD: Tương đậu nành ấy các bạn đã dùng để chấm uớt rồi diễn đạt quan điểm. LJM: Nếu họ để một cái đĩa ở đấy thì khán giả sẽ hiểu ra nhanh chóng PD: Chúng tôi muốn dùng nước, nhưng nước tương đậu nành có vẻ có hiệu quả tốt hơn. Cảnh: Shin Yun Bok cởi áo bào trước mặt Jeong Hyang MGY: Tôi đã thực sự mong chờ xem bức tranh tiếp theo là gì. LYM: Cảnh này thật buồn và đau đớn. Bức tranh tiếp theo sẽ có nội dung thế nào? Tôi cũng mong chờ nó.

(Hết phần giao lưu) Lược dịch từ Bimbibap.com Ngày 14/3/2K8

Ẩm Vũ's Avatar

Ẩm Vũ

Bài báo này ko phải là mới, nhưng cũng cho thấy được sự chuẩn bị của bộ phim:

Bộ phim truyền hình hội họa về cuộc đời của hai họa sĩ bậc thầy dưới vương triều Joseon

Trong xưởng vẽ ở Shinchon, phía bắc Seoul, các họa sĩ chuyên vẽ tranh Đông Phương bận rộn thể hiện lại những kiệt tác do Shin Yun Bok và Kim Hong Do vẽ trong bộ phim truyền hình “Họa sĩ của gió” (JoongAng Ilbo)

Ngày 10/9/2K8 Cảnh hai họa sĩ Kim Hong Do và Shin Yun Bok vẽ tranh ở cuối thời đại Joseon đã được tái hiện với vẻ đẹp giản dị. Đối lập với sự hạn chế xã hội của vương triều Joseon (1392-1910), những chi tiết trong các bức phác thảo của họ đều thể hiện tinh thần tự do và màu sắc tươi sáng. Bất cứ người nào muốn hiểu biết về công việc và lối sống của hai họa sĩ này có thể xem bộ phim:”Họa sĩ của gió”, bộ phim truyền hình 20 tập sắp được trình chiếu trên kênh SBS TV vào các ngày thứ 4 và thứ 5, vào 9:55 tối hàng tuần từ ngày 24/9 Moon Geun-young, 21 tuổi, đóng vai Shin và Park Shin-yang, 40 tuổi, đóng vai Kim, ân sư của Shin và sau này là người yêu của cô. Mặc dù trong thực tế, Shin (1758- đầu thế kỷ 19) và Kim ( 1745-?) đều là đàn ông, bộ phim truyền hình lịch sử đã thêm các chi tiết hư cấu. Shin trong phim là một tiểu cô nương, cha cô bị sát hại một cách đáng ngờ. Cô cải trang nam để che giấu thân phận thực sự và tìm ra bí ẩn cái chết của cha.

Bức tranh “Dạ cấm mạo hành” của Shin Yun Bok

Cô đã trở thành một thành viên của Đồ Họa Thư, học viện hội họa hoàng gia để theo đuổi đam mê hội họa. Dưới triều đại Joseon, phụ nữ không được phép vẽ tranh hay trở thành họa sĩ. Cùng với sự giúp đỡ của Kim, cô đã điều tra những bí ẩn xung quanh cái chết của cha mình.. Trong các tập phim, Moon đội gat, một loại mũ truyền thống hình trụ của các quý ông và mặc dopo, một loại áo choàng dành cho nam giới thượng lưu. Bộ phim truyền hình lịch sử được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của tác giả Lee Jung myung. Cuốn sách viết về hai họa sĩ, được xuất bản từ năm ngoái (2007) và là một trong những best seller. 40 phút giới thiệu phim đã được chiếu vào thứ 6 tuần trước, đưa ra những góc nhìn thú vị thoáng qua trong khung cảnh chi tiết truyền thống của thời đại Joseon, lối viết chữ đẹp và sự thiết kế sân khấu một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Nhà sản xuất Jang Tae Yoo đã từng theo học nghệ thuật tại ĐH Quốc gia Seoul,ngôi trường đã ảnh hưởng phần nào đến việc tại sao anh quan tâm đến những chi tiết phụ nhằm đảm bảo tính chính xác cho các bức vẽ của Shin và Kim được miêu tả trên phim..

Moon Geunyoung trong vai Shin trong phim“Họa sĩ của gió.” [JoongAng Ilbo]

Anh đã thuê bốn họa sĩ hiện đại: Lee Jong Mok, Ahn Guk Ju, Bae Ji Hae và Koo Se Jin để tái hiện lại những kiệt tác dưới thời đại Joseon được dùng trong phim. Công việc của họ ko phải là nhỏ. Họ đã phải tái hiện cả những bức vẽ của Shin như “Mỹ nhân họa đồ”, “Đoan Ngọ phong tình”,”Nguyệt hạ tình nhân” và những bức vẽ của Kim như:”Tương bộc (Đấu vật),” “Thư đường” và “Phiêu mẫu” Mặc dù bộ phim truyền hình “Yi San” của MBC TV đã từng chiếu cũng có một vài chi tiết về những gì xảy ra ở Đồ Họa Thư, nhưng điều đó cũng thu hút sự chú ý của khán giả khi xem các tình tiết trong “Họa sĩ của gió”. Lee, hiện tại là giáo sư hội họa của trường ĐH Nữ sinh Ewha cũng trao đổi công việc với đoàn làm phim. Giáo sư cũng từng làm việc với phim “Strockes of Fire” (2002) (Những nét vẽ của lửa), miêu tả cuộc sống của họa sĩ Jang Seung Up. ” Đó là một niềm vinh dự khi được vẽ lại những kiệt tác của các họa sĩ bậc thầy.”. Ahn nói . “Tôi càng vẽ nhiều bao nhiêu thì tôi càng bị cuốn hút bởi những công việc của Shin bấy nhiêu”. Đoàn làm phim đang làm việc ngoài xưởng ở Shinchon, phía bắc Seoul. Cũng như các gallery và bộ sưu tập tư nhân trên toàn quốc có các nguyên bản, họ làm việc và chép tranh một cách chi tiết, tỉ mỉ. ”Các bức tranh của Shin rất chi tiết và phảng phất những điều làm cho tôi nghĩ ông ấy là một phụ nữ”, Ahn nói, và chỉ vào một bức tranh nude như một ví dụ. ”Tranh nude của Shin có những chi tiết mà chỉ có những người phụ nữ mới nhận thấy.” Vẫn mê mải với những bức tranh của Shin, Ahn nói tiếp:”Nếu như ông ấy không phải một người phụ nữ, có thể Shin là gay hoặc hẳn là một người đàn ông rất sành sỏi về phụ nữ.” Tiếp theo, Lee, Ahn, Bae và Koo sẽ tái hiện 80 bức vẽ sẽ xuất hiện trong bộ phim, bao gồm cả những phác thảo và mẫu vẽ truyền thống trên màn ảnh hay cả trong sách tranh. Kể cả những bức tranh nhỏ nhất cũng được vẽ tay và được đánh giá cao hơn là in lại. Bốn họa sĩ cũng phải đứng thành cặp theo yêu cầu của cảnh quay mặc dù “toàn bộ diễn viên đóng phim đều đã đi học ở các khóa học về tranh màu nước bằng cách sử dụng bút lông đệm nho”, theo như lời Bae. ”Tôi hy vọng rằng bộ phim này sẽ giúp cho nhiều người Hàn Quốc hiểu rõ thêm về thế giới tranh truyền thống “, Bae nói

Được thực hiện bởi Kang Hye Ran JoongAng Chủ nhật/ Phóng viên Lee Eun JooBy Nguồn:joongangdaily.joins.com Dịch: Ẩm Vũ

thay đổi nội dung bởi: Ẩm Vũ, 17-02-2009 lúc 03:48 PM

Lược dịch cuộc phỏng vấn ngắn với MCW:

MCW đã nói: “Trước khi việc quay phim bắt đầu, tôi đã xác định rõ không nghĩ MGY như là 1 cô gái. Mất 1 thời gian để quen việc hóa trang và ăn mặt như nam giới của MGY.”

“Bởi vì việc quay phim này là giữa 2 người nữ. Tôi lo lắng khán giả sẽ nhận xét phim như thế nào. Tôi lo lắng họ sẽ tẩy chay phim vì vấn đề đồng tính và cắt những cảnh phim của họ. Thật sự không mong chờ, khán giả đã tặng cho chúng tôi một biệt hiệu thú vị “Cặp đôi 5 lượng”. Điều này là sự ủng hộ, cổ vũ to lớn đối với tôi. Sau đó, tôi cảm thấy tự tin và dũng khí để thực hiện việc diễn xuất của mình.”

“Tôi cảm thấy đó là một loại tình yêu đồng cảm giữa nữ với nữ, giữa con người với con người.”

“JH bị thu hút, lôi cuốn bởi YB, người mà đã đối xử với một gisaeng một cách tử tế và chân thành. YB không bao giờ đối xử với JH như một gisaeng. YB đã đối xử với JH như một người phụ nữ. Ngoài ra, họ đã chia sẽ những buồn phiền và vấn đề tương tự nhau, vì vậy cả hai là những người bạn tâm hồn và thần giao của nhau.”

Nguồn: soompi Dịch: Wind2Moon

thay đổi nội dung bởi: Wind2Moon, 28-01-2009 lúc 09:30 AM

Wind2Moon

Hội chứng Shin Yoon-bok

Tóc vấn cao gọn gàng bóng mượt, cặp lông mày đẹp tựa trăng đầu tháng, con mắt dài và dịu dàng, cái miệng nhỏ nhắn xinh xắn và đầy sức hấp dẫn… Hình ảnh người phụ nữ nhỏ nhắn trong trang phục truyền thống Hanbok của Hàn Quốc với chiếc áo khoác trắng và váy chàm khiến người xem liên tưởng tới đường nét trong những đồ gốm sứ sang trọng thời Chosun vào những năm từ thế kỷ 13 đến 20. Công chúng đang chiêm ngưỡng nét đáng yêu của người phụ nữ trong tư thế đầu khẽ cúi, mắt nhìn thẳng, đôi chân lấp ló dưới tà váy. Đây chính là “Bức họa mỹ nhân” của họa sĩ tài ba Shin Yoon-bok, tác phẩm thể hiện rõ nhất vẻ đẹp tiêu biểu của người phụ nữ thời Chosun.

[Bộ phim “Bức họa mỹ nhân”]

Ngày 4 tháng 11 vừa qua, bộ phim “Bức họa mỹ nhân” dựa trên bức tranh của họa sĩ Shin Yoon-bok đã được chiếu thử cho các phóng viên báo chí đưa tin và dự kiến sẽ được khởi chiếu vào ngày 13 tháng 11 tới. “Bức họa mỹ nhân” là bộ phim về cuộc đời và sự nghiệp của họa sĩ Shin Yoon-bok, một họa sĩ tranh phong tục nổi tiếng nhất của thời Chosun. Bộ phim đã thêm gia vị cho sự thật lịch sử bằng một trí tưởng tượng hết sức độc đáo. Shin Yoon-bok là một họa sĩ nam có thật sống vào thế kỷ 18 và 19 ở Hàn Quốc, nhưng trong phim lại xuất hiện dưới hình ảnh của một phụ nữ. Nhân vật chính trong phim là con gái út trong một gia đình 4 đời làm quan trông coi việc vẽ tranh tại Đồ họa thự trong hoàng cung. Cô gái với tên gọi Yoon-jeong là một thiên tài, từng dùng tài nghệ của mình để vẽ tranh thay cho anh. Rồi một ngày, cuộc đời bình lặng của cô gái đã bị xáo trộn hoàn toàn do người anh là Shin Yoon-bok tự sát. Vì danh giá của gia đình, cô đã từ bỏ hình ảnh của 1 phụ nữ để sống cuộc sống của người anh mình. Yoon-jeong đã trở thành đệ tử của Kim Hong-do một trong những họa sĩ nổi tiếng nhất lúc bấy giờ và được nhận vào Đồ họa thự, nơi đào tạo các họa sĩ trong thành. Một lần, khi ra ngoài, cô đã gặp một thanh niên và đã đắm chìm ngay vào tình yêu. Cô muốn vứt bỏ đi cuộc sống cải trang làm nam giới của mình để quay trở lại làm một thiếu nữ… “Bức họa mỹ nhân” đã xây dựng lại một câu chuyện tình đầy cảm động, đưa những tình tiết hư cấu vào nội dung lịch sử có thật của hơn 200 năm trước đây.

[Họa sĩ Shin Yoon-bok]

Giới văn hóa nghệ thuật gần đây đang tập trung chú ý tới Shin Yoon-bok, một nhân vật nổi tiếng của 2 thế kỷ trước. Sau thành công của cuốn tiểu thuyết “Họa sĩ của gió”, bộ phim truyền hình dài tập về Shin Yoon-bok cũng đang được phát sóng. Cách đây không lâu, một triển lãm tranh của Shin Yoon-bok đã được tổ chức tại bảo tàng mỹ thuật. Choi Wan-soo, Trưởng phòng nghiên cứu bảo tàng mỹ thuật Gansong cho biết: “Các bức tranh tiêu biểu của họa sĩ Shin Yoon-bok như “Tình nhân dưới ánh trăng”, “Phong cảnh Đoan ngọ” v.v… thu hút từng đoàn người xếp hàng tới xem. Trước đây chúng ta cũng đã triển lãm nhiều tranh lụa truyền thần của ông nhưng khi đó công chúng chỉ tới xem như những bức tranh thông thường khác chứ không xếp hàng dài như thế này. Chính những tiểu thuyết và phim truyền hình dài tập đã thu hút họ tới triển lãm lần này. Đặc biệt, nơi xếp hàng đông người nhất là “Bức họa mỹ nhân”. Công chúng tới xem bức tranh này đông tới mức hình thành cả một con đường riêng trong bảo tàng.”

Có lẽ rất nhiều người sẽ thắc mắc không biết Shin Yoon-bok là ai, mà qua hơn 250 năm vẫn xuất hiện như một biểu tượng của giới văn hóa? Shin Yoon-bok cùng với Kim Hong-do là các họa sĩ hiếm có về tranh phong tục vào cuối thời Chosun. Gia đình của Shin Yoon-bok đời đời xuất thân từ Đồ họa thự, nơi đảm nhận vẽ tranh trong triều đình Chosun. Shin Yoon-bok là người có tài năng thiên bẩm về nghệ thuật, có thể tiếp nối cho truyền thống làm quan về ngành họa của gia đình. Choi Wan-soo, Trưởng phòng nghiên cứu bảo tàng mỹ thuật Gansong nhận xét: “Shin Han-pyeong, cha của ông cũng là một vị quan tiêu biểu về ngành họa. Thời Chosun có rất nhiều quan về mỹ thuật, trong số đó Shin Han-pyeong là người nhiều lần vẽ tranh chân dung cho nhà vua. Shin Han-pyeong làm quan tới lúc 75 tuổi, và đến đời con của ông là Shin Yoon-bok cũng đã nối nghiệp cha ông, tên tuổi lừng lẫy khắp thiên hạ. Từ khi còn nhỏ Shin Yoon-bok đã là một họa sĩ thần đồng, lớn lên làm tới chức Thiêm Tiết Chế Sứ, hàng tam phẩm. Để lên được tới cương vị này phải là quan mỹ thuật có tài vẽ thật giỏi và điều này đã chứng minh tài năng của ông.”

Shin Han-pyeong, cha của Shin Yoon-bok từng vẽ chân dung cho nhà vua. Nhiều người cho rằng, ông cùng thời với Kim Hong-do, một họa sĩ ít hơn ông 10 tuổi. Shin Yoon-bok kém Kim Hong-do 13 tuổi, nên nếu xét trong quan hệ với họa sĩ Kim Hong-do có thể thấy hai cha con họa sĩ họ Shin đã từng cùng hoạt động sáng tác trong một giai đoạn. Tuy nhiên, phong cách vẽ của cả 3 họa sĩ này lại đều rất khác nhau, đặc biệt là giữa Shin Yoon-bok và Kim Hong-do. Nếu như Kim Hong-do mang đậm khuynh hướng sáng tác về cuộc sống bình dân và đầy nam tính thì Shin Yoon-bok lại đam mê vẽ những bức tranh chứa đựng tâm hồn du ngoạn với những màu sắc sặc sỡ. Tranh của Shin Yoon-bok chủ yếu vẽ 1 cách ẩn dụ về tình cảm nam nữ hay vẽ về văn hóa giải trí tao nhã của xã hội thượng lưu. Đối với một quan lại về mỹ thuật của xã hội Nho giáo lúc bấy giờ như ông thì có thể nói những bức tranh này là một sự phá cách. Trưởng phòng nghiên cứu bảo tàng mỹ thuật Gansong Choi Wan-soo nhìn nhận: “Dù là quan vẽ tranh nhưng ông cũng không thể làm việc ở cùng vị trí với cha của mình được. Thời Chosun, cho dù cha con có cùng làm một chức đi chăng nữa thì cũng không thể làm việc ở cùng một chỗ. Gia đình Shin Yoon-bok đời đời làm quan họa viên nên sống khá giả, không bao giờ thiếu các nguyên liệu màu hay giấy vẽ. Shin Yoon-bok kết giao cùng con nhà quý tộc, thượng lưu hay các ca kỹ v.v… Ông được coi là người đam mê những thú chơi tao nhã, là người được giới nghệ thuật đánh giá cao.”

Đánh giá trên, ở mức nào đó, cũng chỉ là sự phỏng đoán. Trong lịch sử của Hàn Quốc, những ghi chép về Shin Yoon-bok chỉ vẻn vẹn dừng lại ở 2 dòng viết: “Shin Yoon-bok, sinh năm 1758, là con út của quan Chiêm sự Shin Han-pyeong. Vui thích vẽ tranh thô tục nên bị đuổi khỏi Đồ họa thự.”

Cho đến nay chúng ta vẫn không thể biết được lý do tại sao Shin Yoon-bok lại ham mê lối vẽ tranh tao nhã và phóng khoáng, hay tại sao ông lại vẽ về tình yêu nam nữ. Phải chăng vì những thắc mắc này mà Shin Yoon-bok của hơn 200 năm trước đã khơi dậy sức tưởng tượng của các nhà nghệ thuật ở thế kỷ 21. Đạo diễn phim “Bức họa mỹ nhân” Jeon Yun-soo nói: “Xã hội lúc bấy giờ bị gò bó bởi chế độ gia trưởng nặng nề nhưng đây lại là những bức tranh hết sức tự do và vì thế nó càng khiến người ta quan tâm hơn. Phim “Bức họa mỹ nhân” được khơi nguồn từ mối quan tâm thắc mắc như vậy.”

[Sức hấp dẫn của họa sĩ Shin Yoon-bok]

Hội chứng Shin Yoon-bok khởi phát từ tiểu thuyết “Họa sĩ của gió”, một cuốn tiểu thuyết viết theo giả định, coi Shin Yoon-bok là một phụ nữ. Câu chuyện đã nhận được nhiều phản ứng tích cực từ độc giả. Han Gi-ho, Giám đốc trung tâm nghiên cứu marketing xuất bản Hàn Quốc nói: “Shin Yoon-bok trở thành phụ nữ. Đối với các nhà sử học thì đây là sự kiện bất ngờ làm đảo lộn tất cả. Tác giả chỉ căn cứ theo một hai dòng viết trong lịch sử để tưởng tượng ra cả nội dung cốt truyện, đưa cả Shin Yoon-bok vào bối cảnh cạnh tranh, yêu đương nam nữ. Tiểu thuyết kiểu như thế này thường vẫn được gọi là “tiểu thuyết tư liệu”, là câu chuyện kết hợp giữa sự thật lịch sử và hư cấu. Trong truyện có cả những kiến thức chuyên môn về mỹ thuật nên đã nhận được những phản ứng tốt đẹp từ độc giả.”

Tiểu thuyết “Họa sĩ của gió” xuất phát từ trí tưởng tượng độc đáo, dám biến họa sĩ Shin Yoon-bok trở thành phụ nữ và có thể xem đây là một thể loại “tiểu thuyết tư liệu”. “Tiểu thuyết tư liệu” theo tiếng Anh là “faction” là thể loại mới, kết hợp giữa “fact” biểu thị yếu tố “sự thật” với “fiction” biểu thị yếu tố hư cấu. Với sự thêm thắt trí tưởng tượng của tác giả vào những sự kiện lịch sử có thật, cuốn tiểu thuyết đã hấp dẫn được nhiều độc giả, khiến họ phải tìm kiếm các tư liệu lịch sử, hay quan tâm tới hội họa phương Đông hơn. Mượn đà thành công của tiểu thuyết, tháng 9 vừa qua, bộ phim truyền hình dài tập về họa sĩ Shin Yoon-bok đã bắt đầu được phát sóng.

Bộ phim “Họa sĩ của gió” dựa trên nguyên tác từ tiểu thuyết cùng tên nên cũng đã biến Shin Yoon-bok trở thành phụ nữ. Bộ phim miêu tả quá trình Shin Yoon-bok cải trang thành nam giới, nhận được sự sủng ái của thầy là Kim Hong-do và đã thăng tiến thành một viên quan về mỹ thuật. Diễn xuất thành công của diễn viên và kết cấu truyện chặt chẽ cũng là một trong những yếu tố đem lại tiếng tăm cho bộ phim, song trí tưởng tượng của tác giả mới là yếu tố thu hút sự chú ý của công chúng hơn cả. Nhiều công chúng đánh giá: “Tôi đã xem bộ phim “Họa sĩ của gió” và thấy rất hay. Tác phẩm đã lật lại những sự kiện bị chôn vùi trong lịch sử trước đây và hư cấu hóa thành một bộ phim. Họa sĩ Shin Yoon-bok là chất liệu lịch sử ít được khai thác và là chất liệu có thể khiến các tác giả phát huy khả năng tưởng tượng của mình.”; “Tôi cảm thấy hiếu kỳ về vấn đề Shin Yoon-bok là nữ hay là nam và muốn tìm hiểu hơn nữa về vấn đề này. Tranh của họa sĩ vừa bình dân, vừa chi tiết, vừa mềm mại. Xem tranh thấy ngay nó không phải là loại tranh phức tạp mà thực sự là những gì rất đời thường. Nó hấp dẫn, lôi cuốn, rất tỉ mỉ và thân thiện.”

Mọi người vẫn nói, nếu như Shin Yoon-bok sinh vào thời điểm hiện tại, có lẽ họa sĩ sẽ trở thành một đạo diễn phim. Những bức tranh như “Tình nhân dưới ánh trăng” tả cảnh chia sẻ một mối tình đáng thương của một cặp nam nữ dưới đêm trăng, hay bức “Chờ đợi” với một sự thẫn thờ ngóng đợi một ai đó, bức “Hẹn hò dưới trăng” vẽ một cặp nam nữ đang lén lút yêu nhau, bức “Phong cảnh Đoan ngọ” mô tả vẻ đẹp với thân hình kiều diễm của người kỹ nữ v.v… không có tác phẩm nào là không lôi cuốn được thị hiếu của người xem.

Diễn viên Kim Yeong-ho, người đảm nhận vai Kim Hong-do trong bộ phim “Bức họa mỹ nhân” đã so sánh Shin Yoon-bok với họa sĩ Pháp Gustav Courbet ở thế kỷ 19. Theo diễn viên Kim thì với phong cách vẽ phá cách, đi ngược lại với thời đại, Shin Yoon-bok là một họa sĩ còn hơn cả Courbet: “Bức tranh “Khởi nguồn của thế gian” của Courbet vẽ một phụ nữ khỏa thân đang nằm. Với bức tranh này mà Courbet đã trở thành một họa sĩ theo hướng phá cách. Thông qua “Bức họa mỹ nhân”, Shin Yoon-bok cũng đã trở thành một họa sĩ phá cách. Shin Yoon-bok có thể so sánh là một Courbet còn Kim Hong-do có thể được coi là một Van Gogh. Ông đã phá vỡ những quan niệm cứng nhắc để sáng tác.”

Ở thời Chosun, thời mà Nho giáo chi phối cả xã hội thì tranh của Shin Yoon-bok bị liệt vào loại tranh phá hoại thuần phong mỹ tục. Tuy nhiên tranh của ông lại rất rực rỡ, sang trọng và đầy tinh tế. Đặc biệt, cảm nhận về màu sắc phong phú cũng như vẻ đẹp tỉ mỉ chi tiết mà ông mang lại trong tranh được đánh giá là hàng đầu của giai đoạn thời Chosun. Choi Wan-soo, Trưởng phòng nghiên cứu bảo tàng mỹ thuật Gansong nhìn nhận: “Nhiều khi ông sử dụng bút vẽ làm bằng sợi lụa hay vải thô nên nét rất sắc sảo. Cho nên nếu chúng ta cho rằng những đường nét trong tranh của ông rất tỉ mỉ, tinh tế thì khi vẽ nên những đường nét mảnh như những sợi thép đó cần phải có lực dùng bút tương đối khỏe. Màu sắc y phục mặc thời bấy giờ của những người trong gia đình thượng lưu rất sặc sỡ và Shin Yoon-bok có thể sử dụng thoải mái những màu sắc này để thể hiện vào tranh bởi ông là con nhà giàu. Ông có thể sử dụng tùy thích những màu đắt tiền như màu đỏ hồng của áo váy, màu vàng, màu lam, có thể vẽ tranh và yên tâm về việc phối màu một cách phù hợp. Ông đã biểu tả được đúng với thực tế những dáng dấp, đường nét quần áo của con nhà thượng lưu thời bấy giờ…”

Một cây bút vẽ mà mỗi lần hướng vào giấy vẽ đều khiến cho mọi ánh mắt phải dừng lại chú ý, Shin Yoon-bok là một họa sĩ rất khác biệt với những họa sĩ khác cùng thời của ông. Tác phẩm của ông đã phá bỏ đi những quan niệm đương đại cứng nhắc và trải qua 200 năm vẫn tìm được tiếng nói chung cùng công chúng. Mong rằng hội chứng Shin Yoon-bok đó sẽ không chỉ là một ngọn gió thoảng qua rồi biến mất… Trưởng phòng nghiên cứu Choi Wan-soo kết luận: “Thông qua Shin Yoon-bok, “Họa sĩ của gió”, mỹ thuật truyền thống Hàn Quốc đã được quảng bá rộng rãi và nhận được sự tán dương nhiệt tình của công chúng. Hy vọng mối quan tâm tới mỹ thuật Hàn Quốc sẽ luôn được tiếp nối và gắn kết được với lòng tự hào về nền văn hóa của dân tộc Hàn. Mong rằng hiểu biết của mọi người về mỹ thuật truyền thống sẽ ngày càng sâu rộng hơn và nhiều tác phẩm mới sẽ liên tục ra đời như những cơn gió luôn thổi tới.”

Theo KBS World Radio http://world.kbs.co.kr/aod/rki_aod.htm

thay đổi nội dung bởi: Wind2Moon, 16-05-2009 lúc 11:25 PM

Painter of the wind-Laughing and crying Lần đầu tiên một bộ phim Hàn Quốc lại đọng lại trong lòng tôi nhiều day dứt đến như thế. Tôi ko phải là người thích phim truyền hình cho lắm, phim Hàn Quốc tôi cũng không xem nhiều, nhưng POTW quả thật đã để lại nhiều ấn tượng đối với tôi. Tôi đã buồn suốt cả một buổi chiều với những câu hỏi trong đầu:”Chẳng nhẽ tình yêu chỉ đẹp khi còn đang dang dở? Chẳng nhẽ tình yêu giữa những người nghệ sĩ chỉ ngắn ngủi đến như thế hay sao?”.

Tôi đã từng học lịch sử nghệ thuật hồi năm thứ 4 ĐH. Môn học ấy không chiếm nhiều tín chỉ,mặc dù để nhớ được từng ấy vốn kiến thức không phải là chuyện dễ dàng. Lần đầu tiên tiếp xúc với hội họa Triều Tiên, với tranh dân gian của Danwon và Hyewon, tôi cảm thấy thực sự thích, tôi thích những miêu tả chi tiết trong tranh của Danwon và cách đi màu tươi sáng của Hyewon, thậm chí kỹ thuật vẽ cũng lạ hơn với những gì tôi được học vv…vv. Nếu tôi được sinh ra dưới triều đại Chosun, có lẽ tôi cũng sẽ rất hâm mộ Shin Yoonbok, cũng như Jeonghyang vậy.

Trở lại với bộ phim POTW, tôi đã rất xúc động khi thấy cảnh các họa viên học tập, cảnh hai thầy trò Kim-Shin đi vẽ tranh. Tôi thương và đồng cảm với Jeong Hyang về mối tình vô vọng của cô. Có thể nói POTW là mối tình với nghệ thuật và tình yêu của những người nghệ sĩ.

Đầu tiên phải nói đến tình cảm của Jeonghyang và Shin Yoonbok. Ban đầu Jeonghyang nghĩ Yoonbok chỉ đùa cợt cô với số tiền 5 lượng, nhưng khi Yoonbok giải thích rằng sau đêm ấy, đôi bàn tay sẽ bị phế bỏ, rằng 5 lượng ấy là số tiền kiếm có được nhờ vẽ một bức tranh, và hơn thế nữa, là để lần cuối, tiếng đàn Gayageum sẽ là cảm hứng nghệ thuật cho tranh của Yoonbok, Jeonghyang đã đồng ý giúp. Ngay lúc ấy tôi đã cảm nhận được họ có mối đồng cảm về nghệ thuật. Những giọt mồ hôi vui sướng của Jeonghyang khi chơi xong khúc cầm phổ là niềm hân hoan của người nghệ sĩ khi tài năng của mình được trân trọng, được người khác hiểu thấu. Đêm trước khi bị bán, Jeonghyang cũng nói với Yoonbok rằng nàng mong chờ tìm được người quân tử hiểu thấu lòng nàng qua tiếng nhạc. Sau này gặp lại nhau, Yoonbok cũng luôn vẽ Jeonghyang trên tranh của mình, thể hiện sự ngưỡng mộ nhan sắc và tài năng của nàng, cũng như luôn quan tâm đến tâm tư tình cảm của nàng. Với Yoonbok, người không thể đáp lại tình yêu của Jeonghyang vì mình cũng là nữ nhi, Yoonbok luôn coi Jeonghyang như một người bạn tâm tình, một người bạn tri âm, tri kỷ, như tranh vẽ của Yoonbok làm bạn với tiếng đàn của Jeonghyang vậy. Cũng chỉ có Jeonghyang là hiểu nỗi lòng của họa công khi vẽ những bức họa mà nàng là nhân vật chính. Tình bạn của họ đẹp, tình yêu của họ chính là những rung cảm về nghệ thuật, và như Yoonbok đã từng nói với Danwon:”Nhìn thấy cô ấy, trò như thấy chính mình” và tình cảm của họ:”Không như mọi người nghĩ đâu!”. Sau này, khi biết Yoonbok cũng mang thân phận nữ nhi như mình, Jeonghyang vẫn quan tâm tới họa công, vẫn lo lắng sợ họa công bị hại. Nhìn họ chia tay nhau, tôi cảm thấy xót xa thực sự. Có thể nói, đó là một tình bạn, tình yêu lớn trong đời.

Tình yêu của Danwon với Hyewon thì hoàn toàn dành cho hội họa. Có thể nói, họ đến với nhau nhờ hội họa và yêu nhau cũng vì hội họa. Lần đầu gặp nhau nhờ bức tranh của Danwon, tranh cãi về kỹ thuật vẽ, sau đó là giờ học trên lớp, cũng là tranh luận. Mới gặp ko lâu, Danwon đã nhận ra Yoonbok là một tài năng trẻ, động lực ấy khiến cho Danwon tìm mọi cách để cứu lấy bàn tay của Yoonbok. Họ đã trải qua biết bao nhiêu chuyện, và thường thì Danwon luôn là người đến đúng lúc, gỡ nguy cho Yoonbok. Tôi thích nhìn họ cùng vẽ tranh, cùng giặt đồ, cùng tranh luận. Thực ra, Yoonbok bắt đầu có cảm tình với Danwon từ lúc họ vẽ xong bức:”Bát tiên quy vị”. Yoonbok đã nắm tay thầy mình đặt lên trán nói lời cảm ơn. Tình cảm của hai thầy trò thể hiện rõ hơn khi họ cùng vẽ Ujingsawa, mặc dù lúc đó Danwon ko hề biết Yoonbok là con gái. Yoonbok đã ngây người nhìn Danwon trong quan phục với ánh mắt ngỡ ngàng. Họ vừa là thầy-trò, vừa thân mật như anh trai-em gái(lúc Danwon gọi Yoonbok là Đậu nhỏ), vừa như hai người bạn có chung chí hướng, chung lý tưởng. Danwon thậm chí sẵn sàng hy sinh sự nghiệp của mình để bảo vệ tài năng cho Yoonbok mặc dù đối với Danwon, bàn tay của hội họa còn quan trọng hơn cả cuộc đời. Sau này, thậm chí họa danh Hyewon của Yoonbok cũng do Danwon đặt cho. Tôi thích hai trường đoạn trong quá trình diễn biến tình cảm của Danwon-Hyewon. Đoạn thứ nhất là khi Yoonbok mặc trang phục hanbok, vừa dựng hình xong bức vẽ Tiên hoàng Thái tử , mặc trả lại áo cho Danwon. Lúc đó Yoonbok đã hỏi, nếu Yoonbok là con gái thì mọi việc sẽ ra sao? Danwon đã trả lời bằng một nụ hôn lên trán Yoonbok. Nụ hôn đó vừa trong sáng, vừa thể hiện sự tôn trọng, và như một lời khẳng định về tình yêu của Danwon dành cho Hyewon. Đoạn thứ hai, khi Danwon và Hyewon hoàn thành xong bức vẽ cho cuộc thi hội họa và đi rửa tay (lúc này Danwon đã biết nàng là Yun), Hyewon đã xắn tay áo, rửa từng vết bẩn trên tay Danwon với thái độ vô cùng quan tâm, trìu mến. Ánh mắt họ đã nói lên tất cả, và Danwon đã giữ tay cô trong tay mình. Ở tập cuối, lúc hai người gặp nhau tại căn nhà của Hyewon, cô đang dọn dẹp, Danwon đã hỏi:”Nàng biết làm những điều này à?”. Cha của Hyewon chẳng phải đã khuyên bạn mình nên kiếm một cô vợ ngoan hiền luôn giữ sạch nhà cửa đó sao? Chưa kể đến lời đề nghị của Danwon đối với Hyewon về thi vẽ những người yêu nhau để họ có thể nhìn nhau cả ngày. Thái độ của Hyewon có vẻ ngượng ngùng, nhưng không từ chối, thậm chí còn tỏ ra thực sự vui vẻ. Cho nên, tôi ban đầu tôi đã shock trước kết cục buồn của phim, nhưng dù sao, Hyewon cũng đã để lại bức họa người đẹp cho Danwon như một kỷ vật. Như ta đã biết, chân dung là thể loại lưu giữ tinh thần và linh hồn của nhân vật trong tranh, vì thế, cũng có thể hiểu là Hyewon đã gửi lại tinh thần, tình cảm và tình yêu của mình cho Danwon thông qua bức tranh ấy. Nàng đã ra đi một mình vì không muốn nguy hiểm cho Danwon, cũng như không muốn vì mình mà làm hỏng đi sự nghiệp của một họa công nổi tiếng. Nàng cũng đi theo tiếng gọi của tự do, vì nàng thực sự là “Họa sĩ của gió”.

Kết thúc phim, có fan từng hỏi, thực sự thì Yoonbok yêu ai: Jeonghyang hay Danwon? Theo tôi, Yoonbok yêu cả hai. Với Jeonghyang là bạn thân, là tri kỷ, là tiếng lòng, là bản thân nàng trong một thân xác khác, còn với Danwon là tình thầy trò, tình anh em, tình bạn, tình yêu nam nữ, và là người sẻ chia những ước mơ về hội họa.

thay đổi nội dung bởi: Hạt Nắng, 08-02-2009 lúc 10:27 AM Lý do: cách đoạn 🙂

  • Wind2Moon's Avatar

    Wind2Moon

    Các bức tranh của Hyewon SYB trong POTW:

    thay đổi nội dung bởi: Wind2Moon, 16-05-2009 lúc 10:46 PM

  • thay đổi nội dung bởi: Wind2Moon, 16-05-2009 lúc 10:50 PM

Điều hướng các bài viết Older Posts Tìm kiếm cho:

Bài viết mới

  • Trích bài phỏng vấn MGY
  • Buổi họp mặt fan của MGY 2/5
  • Trích bài viết Moon Chae Won nói về vai diễn Jeong Hyang (Họa sỹ Gió)
  • Nguyệt Hạ Tình Nhân
  • Quá trình làm từ tập 1 đến tập 6 của bộ phim

Bình luận mới nhất

Thư viện

  • Tháng Năm 2015

Chuyên mục

  • Uncategorized

Meta

  • Đăng ký
  • Đăng nhập
  • RSS bài viết
  • RSS bình luận
  • WordPress.com
Lên trên
  • Theo dõi Đã theo dõi
    • [Lưu Trữ DienAnh.Net ][SBS 2008] The Painter Of The Wind – Họa sĩ gió
    • Theo dõi ngay
    • Đã có tài khoản WordPress.com? Đăng nhập.
    • [Lưu Trữ DienAnh.Net ][SBS 2008] The Painter Of The Wind – Họa sĩ gió
    • Tùy biến
    • Theo dõi Đã theo dõi
    • Đăng ký
    • Đăng nhập
    • Báo cáo nội dung
    • Đọc trong WordPress
    • Quản lý theo dõi
    • Ẩn menu
Đang tải Bình luận... Viết bình luận ... Thư điện tử (Bắt buộc) Tên (Bắt buộc) Trang web Tạo trang giống vầy với WordPress.comHãy bắt đầu

Từ khóa » Hoạ Sĩ Gió Tập 1