Lưu ý: Biểu Hiện đau Xương Bàn Chân Cảnh Báo Những Bệnh Lý Tiềm ...
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ
- Tin tức y khoa
- Lưu ý: Biểu hiện đau xương bàn chân cảnh báo những bệnh lý tiềm ẩn
- 11/05/2022 | Mức độ nguy hiểm của biến chứng bàn chân đái tháo đường
- 13/05/2022 | Giải đáp những vấn đề liên quan đến hội chứng bàn chân bẹt
- 15/11/2021 | Những điều cần biết về chụp X-quang bàn chân
1. Các triệu chứng của đau xương bàn chân
Như chúng ta đã biết, bàn chân gánh vác toàn bộ sức nặng của cơ thể khi vận động, đi đứng. Số xương tại bàn chân chiếm ¼ cơ thể, bao gồm 100 cơ, gân và dây chằng, 33 khớp, 2000 tuyến nội tiết, 7200 dây thần kinh cùng rất nhiều tĩnh mạch, động mạch quan trọng khác. Do vậy đây là bộ phận rất dễ gặp tổn thương nếu không được chăm sóc và bảo vệ đúng cách.
Xương bàn chân là bộ phận rất dễ gặp tổn thương
Đau xương bàn chân sẽ có những triệu chứng như sau:
-
Đau vùng gần gót chân;
-
Lòng bàn chân đau rát;
-
Tê ngứa và đau các ngón chân;
-
Biểu hiện đau tăng dần khi người bệnh vận động;
-
Khó khăn khi đi lại;
-
Có hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng.
2. Phân tích một số nguyên nhân gây đau xương bàn chân
2.1. Chèn ép dây thần kinh
Mang giày chật sẽ gây chèn ép các dây thần kinh ở bàn chân và sinh ra triệu chứng đau nhức. Ngoài ra nếu dây thần kinh chạy dọc từ vùng xương chày xuống mắt cá chân và lòng bàn chân sẽ làm xuất hiện hội chứng ống cổ chân. Khi đó mu bàn chân của bệnh nhân thường có cảm giác đau nhức, tiếp theo là lan đến gót chân và cuối cùng là cả bàn chân.
2.2. Do mắc bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là căn bệnh mạn tính có thể xảy ra ở bàn chân, khiến các vùng gót chân, khớp cổ chân, mũi chân và lòng bàn chân. Bệnh xuất phát từ nguyên nhân do vi khuẩn, virus, di truyền, cơ địa, cơ thể suy nhược, phẫu thuật,... Người bệnh nên đi khám sớm để được điều trị kịp thời bởi vì các tổn thương do bệnh gây ra sẽ nhanh chóng làm hủy hoại khớp.
2.3. Bệnh nhân bị thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp xảy ra khi xương dưới sụn và sụn khớp gặp tổn thương, có thể bắt nguồn từ nguyên nhân lão hóa do tuổi tác (sụn sẽ mất dần chất bôi trơn và tính đàn hồi theo thời gian), thừa cân (trọng lượng của cơ thể dồn nén lên xương khớp), di truyền (hệ xương khớp yếu hoặc cơ địa già trước tuổi), sai tư thế khi vận động hoặc ngồi một chỗ quá lâu,...
Phần lớn các khớp, trong đó bao gồm khớp bàn chân đều có khả năng bị thoái hóa. Tình trạng này sẽ làm con vẹo hoặc cứng khớp ngón chân cái, khiến cho cả bàn chân bị đau nhức gây khó khăn trong việc đi lại. Đặc biệt, có thể dễ dàng nhận ra khi khớp gót chân bị thoái hóa thì gót chân sẽ bị đau nhức vào buổi sáng.
Thoái hóa khớp khiến người bệnh bị đau xương bàn chân nhất là vào buổi sáng
Nhìn chung, triệu chứng đau xương bàn chân do nguyên nhân thoái hóa khớp thường có chiều hướng tăng nặng mỗi khi bệnh nhân vận động, đỡ hơn khi trong tư thế nghỉ ngơi. Những khi “trái gió trở trời”, thời tiết thay đổi lại càng khiến cơn đau nghiêm trọng hơn rất nhiều lần.
2.4. Hội chứng bàn chân bẹt
Cấu tạo thông thường của bàn chân chúng ta là có vòm cong nhằm hạn chế lực tác động ngược dội lên từ mặt đất khi bàn chân đặt xuống đất. Điều này có tác dụng giúp giữ thăng bằng cho cơ thể, di chuyển nhờ thế mà trở nên nhẹ nhàng hơn.
Tuy nhiên ở những người mắc hội chứng bàn chân bẹt thì thay vì có vòm cong trong lòng bàn chân, vị trí đó lại phẳng, dày thịt. Chính đặc điểm khác thường này khiến người bệnh đi lại khó khăn hơn, hai cẳng chân xòe sang hai bên còn hai đầu gối có xu hướng chụm vào nhau. Trẻ em bị bàn chân bẹt thường khó đứng vững, đi dễ bị té.
Thời gian đầu hội chứng không gây đau đớn nhưng đến một giai đoạn nào đó, khi khung xương không còn khả năng chịu lực tốt như trước sẽ khó có thể duy trì được sự cân bằng cho cơ thể. Lúc này cơn đau mắt cá chân, gót chân, khớp háng, khớp gối hay thậm chí là vùng thắt lưng sẽ xuất hiện và làm phiền người bệnh.
Một người có cấu trúc bàn chân bẹt thường là do thói quen đi dép đế lót phẳng hoặc đi chân đất nhiều từ nhỏ. Đôi khi là do gen di truyền khiến phần xương ở bàn chân bị mềm, một số trường hợp xuất phát từ các bệnh lý thấp khớp,...
2.5. Bệnh Gout
Bệnh Gout là tình trạng hàm lượng cao các tinh thể monosodium urate lắng tụ tại bao khớp và gân. Lý giải cho hiện tượng này đó là do nồng độ axit uric trong máu tăng cao dẫn tới các đợt viêm khớp ở cả chân và tay. Thời kỳ đầu bệnh thường gây đau nhức, nóng, sưng đỏ ở một hoặc nhiều khớp, thường gặp nhất là các khớp cổ chân, ngón chân và bàn tay.
Ở giai đoạn sau Gout trở thành bệnh mạn tính thì sẽ xuất hiện các khối u mọc xung quanh khớp. Người bệnh bị đau nhiều nhất khi về đêm với triệu chứng ngày càng tăng nặng kèm theo dấu hiệu nhức đầu và sốt cao vượt ngưỡng chịu đựng bình thường.
Hình ảnh bàn chân bị Gout
Nguyên nhân do Gout đến từ các yếu tố như gen di truyền, bẩm sinh hoặc chế độ ăn giàu đạm (nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ) uống nhiều bia rượu,...
3. Các biến chứng của đau xương bàn chân
Khi đau xương bàn chân tiến triển thành thể mạn tính thì sẽ là dấu hiệu của những bệnh lý sau:
-
Bệnh về dây thần kinh: dây thần kinh ngoại biên bị viêm hoặc chèn ép (hội chứng đường hầm: Tarsal tunnel syndrome, Jogger's foot), thoát vị đĩa đệm gây đau dây thần kinh tọa kèm theo cảm gia tê, teo cơ, di cảm,... phát hiện qua phương pháp đo điện cơ (EMG);
-
Bệnh mạch máu: hội chứng co mạch (Renault), viêm tắc động mạch, u cuộn mạch,... chẩn đoán bằng hình thức chụp hình động mạch hay siêu âm mạch máu;
-
Bệnh gân cơ, dây chằng: đau do bị viêm cân gan chân, gân cơ quá tải;
-
Bệnh về xương khớp: các dạng viêm khớp (viêm khớp Gout, viêm khớp dạng thấp hay do quá tải,...), nứt xương, thoái hóa khớp (mòn các khớp bàn chân, ngón chân, cổ chân. Để xác định bệnh cần thực hiện chụp CT, MRI và xét nghiệm máu,...
4. Khắc phục chứng đau xương bàn chân bằng phương pháp nào?
Bên cạnh việc dùng thuốc hỗ trợ, bệnh nhân cần hạn chế vận động chạy nhảy và thay đổi giày dép sao cho phù hợp hơn, kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu. Trong một số trường hợp có thể chích corticoid tại chỗ đem lại hiệu quả cao.
Đối với những người không đáp ứng các biện pháp trên hoặc có tổn thương rõ ràng thì cần tiến hành phẫu thuật.
Như vậy, người bị đau xương bàn chân cần nhận thức rõ tình trạng đau của mình và đi khám ngay từ khi các dấu hiệu của bệnh mới khởi phát để được chẩn đoán và điều trị từ sớm, tránh xảy ra những biến chứng nghiêm trọng sau này.
Nếu bạn đang còn băn khoăn về việc tìm kiếm một cơ sở điều trị uy tín, chất lượng thì hãy lựa chọn Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Các chuyên gia đầu ngành về Cơ Xương khớp cùng với hệ thống thiết bị hiện đại của Bệnh viện sẽ giúp bạn đưa ra những chẩn đoán có độ chính xác cao, từ đó hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị.
Để được tư vấn trực tiếp và chi tiết hơn, bạn hãy liên hệ tới hotline 1900 56 56 56 của MEDLATEC, tổng đài viên luôn túc trực 24/7 để giải đáp mọi thắc mắc cho bạn.
Từ khoá: thoái hóa khớp Đau xương bàn chân bệnh gout viêm khớpBình luận ()
Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.Tin cùng chuyên mục
Thứ Năm, 21 tháng 11, 2024Viêm gân bánh chè: Hiểu đúng điều trị hiệu quả và phòng t...
Viêm gân bánh chè là tình trạng này đang ngày càng gia tăng, đặc biệt ở người trẻ có thói quen vận động, tập luyện, sai cách khiến cho gối bị chấn thương. Cùng MEDLATEC tìm hiểu về viêm gân bánh chè trong bài viết này để hiểu và biết cách phòng tránh cũng như điều trị nếu như không may gặp chấn thương này. Thứ Tư, 20 tháng 11, 2024Các bài tập phục hồi teo cơ chân đơn giản
Teo cơ chân có thể khiến bắp chân nhỏ hơn bình thường và có thể gây đau. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng và một số bài tập có thể giúp bạn cải thiện tình trạng này. Dưới đây là gợi ý về một số bài tập phục hồi teo cơ chân đơn giản mà bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà. Thứ Ba, 19 tháng 11, 2024Thông tin chi tiết về các biện pháp chữa trị thoái hóa kh...
Thoái hóa khớp háng thường gặp ở người lớn tuổi, khiến khớp bị cứng, đau, giảm khả năng vận động. Tìm hiểu về các biện pháp chữa trị thoái hóa khớp háng hiện nay sẽ giúp bạn yên tâm hơn về khả năng kiểm soát triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống khi mắc phải căn bệnh này. Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2024Đau xương cụt là bệnh gì, chẩn đoán bằng cách nào?
Xương cụt có vai trò quan trọng đối với ổn định và nâng đỡ cột sống. Khi bị đau xương cụt, người bệnh không chỉ trải qua cảm giác khó chịu mà còn gặp nhiều bất lợi trong sinh hoạt, lao động. Nếu bạn chưa biết đau xương cụt là bệnh gì và làm cách nào để tìm ra nguyên nhân thì thông tin sau đây sẽ làm rõ băn khoăn của bạn. Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2024Khô khớp gối: Nguyên nhân gây nên và biện pháp khắc phục...
Khô khớp gối là tình trạng thường gặp người lớn tuổi nhưng hiện nay số người trẻ mắc phải chứng này cũng có chiều hướng gia tăng. Do khô khớp gối nên việc di chuyển gặp nhiều khó khăn. Bài viết này sẽ tìm hiểu nguyên nhân gây ra khô khớp gối và những phương pháp khắc phục hiệu quả. Hotline 1900565656Liên hệ ngay với số hotline của MEDLATEC để được phục vụ và sử dụng các dịch vụ khám, chữa bệnh hiện đại & cao cấp nhất.
Liên hệ với chúng tôiĐăng ký khám và tư vấn
Tại nhà Tại viện Đăng kýLựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà
Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý. Đặt lịch Đặt lịchĐặt lịch thăm khám tại MEDLATEC
Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người. Đặt lịch Đặt lịchĐăng nhập
Bạn chưa có tài khoản? Đăng ký Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Lưu tài khoản Quên mật khẩu Đăng nhậpĐăng ký
Bạn đã có tài khoản? Đăng nhập Số điện thoại / Email Mật khẩu SHOW Xác nhận mật khẩu SHOW Đăng ký Bằng việc nhấn nút Đăng ký bạn đã đồng ý với Quy chế hoạt động và Chính sách bảo vệ thông tin của MEDLATEC Gửi lại mã xác thực Tiếp tục Cập nhật thông tin Vào trang chủ ĐóngQuên mật khẩu
Nhập Số điện thoại / Email của bạn để đặt lại mật khẩu. Số điện thoại / Email* Tiếp tụcĐổi mật khẩu thành công
ĐóngTạo mật khẩu mới
Nhập mật khẩu mới Mật khẩu mới SHOW Xác nhận mật khẩu mới SHOW Lưu mật khẩuThông tin cá nhân
Cập nhật chi tiết thông tin cá nhân Họ và tên * Ngày sinh * Giới tính * Chọn giới tính Nam Nữ Số điện thoại * CMND / CCCD * Tỉnh / Thành phố * Chọn tỉnh / Thành phố Quận / Huyện * Chọn Quận / Huyện Phường / Xã * Chọn Phường / Xã Địa chỉ * Hoàn tất Đặt lịch Messenger Để lại lời nhắn 1900565656Từ khóa » đau Má Bàn Chân Trái
-
Đau Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì Và Cách Giảm đau Nhanh, Hiệu Quả | ACC
-
Đau Bàn Chân: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả
-
Đau Bàn Chân: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
Đau Xương Bàn Chân Là Bệnh Gì? Điều Trị Như Thế Nào?
-
Đau Gót Chân, Ngón Chân, Gan Bàn Chân Và Mu Bàn Chân | Vinmec
-
Triệu Chứng đau Mu Bàn Chân - Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí Tốt Nhất Khi đau Nhức - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Đau Lòng Bàn Chân Là Bệnh Gì Và Phải Xử Lý Ra Sao? - Hello Bacsi
-
Đau Khớp Xương Mu Bàn Chân: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị
-
Đau Mu Bàn Chân - Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Giảm đau ... - JEX
-
Đau Khớp Bàn Ngón Chân - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Đau Buốt Mu Bàn Chân Là Bệnh Gì? - Báo Tuổi Trẻ
-
Đau Khớp Bàn Chân Trái Nguyên Nhân Do đâu? - Nhà Thuốc Long Châu
-
Chấn Thương Bàn Chân & Mắt Cá Chân Và Phương Pháp điều Trị
-
BÀI TẬP GIẢM ĐAU LÒNG BÀN CHÂN, GÓT CHÂN (BỆNH VIÊM ...
-
Bị đau Nhức ở Dưới Lòng Bàn Chân Là Biểu Hiện Bệnh Gì Có Nguy Hiểm