Lưu ý Khi Chăm Sóc Chó Sơ Sinh - Phòng Khám Thú Y PetCare
Có thể bạn quan tâm
Chăm sóc chó sơ sinh như thế nào để đảm bảo chú cún của bạn có thể phát triển bình thường và khỏe mạnh. Một vài chia sẻ kinh nghiệm sẽ giúp cho bạn thực hiện điều này tốt hơn.
Chó mẹ mang thai và sinh chó con là một trong những điều được rất nhiều chủ nhân vui mừng. Vì họ có thể có thêm những thành viên nhỏ nữa trong nhà. Nhưng Chăm sóc chó sơ sinh như thế nào đúng kỹ thuật để đảm bảo những chú chó này phát triển khỏe mạnh, giảm tỷ lệ chết là một trong những vấn đề được rất nhiều chủ nhân quan tâm.
Chó sơ sinh có sức đề kháng yếu ớt và rất dễ mắc bệnh nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, người nuôi cần có các kinh nghiệm chăm sóc chó sơ sinh hiệu quả nhất. Có khá nhiều cách để chăm sóc chó sơ sinh tùy thuộc vào thể trạng của chó mẹ. Cùng PetCare theo dõi một số mẹo sau để đảm bảo chó sơ sinh trưởng và phát triển một cách thuận lợi
- Hướng dẫn cách chăm sóc chó sơ sinh hiệu quả nhất
- Chuẩn bị chỗ ở thích hợp dành cho chó con
- Không cắt dây rốn cho chó con
- Không đụng đến rốn của chó con
- Thay khăn tắm và giấy báo cũ trong ổ đẻ
- Để chó con luôn được gần gũi với chó mẹ
- Kiểm tra thân nhiệt của chó con
- Cân chó con hàng ngày
- Hạn chế cho người ngoài tiếp xúc với chó con
- Không để động vật không phải thú nuôi trong nhà lại gần
- Đánh giá chó con để tìm các dấu hiệu bệnh tật
Hướng dẫn cách chăm sóc chó sơ sinh hiệu quả nhất
Chuẩn bị chỗ ở thích hợp dành cho chó con
Hang ổ là nơi mà chó mẹ có thể cảm thấy an toàn và được bảo vệ khi chăm sóc chó con. Sau khi ra đời thì chó con sẽ phải thích nghi với sự khác biệt từ nhiệt độ, độ ẩm, các nguồn dinh dưỡng khác nhau. Nếu không có chỗ ở thích hợp thì chó con sẽ dễ dàng bị bệnh, chậm phát triển. Do đó, bạn cần phải giữ được chỗ ở sạch sẽ, khô ráo và tránh xa âm thanh, con người và đèn sáng. Nếu như thời tiết lạnh thì bạn cần phải trang bị đèn sưởi để chó con được ủ ấm.
Không cắt dây rốn cho chó con
Chúng ta tuyệt đối không nên cắt dây rốn cho chó con. Vì việc cắt dây rốn trước khi vách đàn hồi là nơi chứa các mạch máu có thể gây ra tình trạng xuất huyết. Do đó cách tốt nhất là chúng ta nên để yên dây rốn và nó sẽ sớm cô lại co ngót và tự rụng đi.
Không đụng đến rốn của chó con
Chúng ta không nhất thiết phải dùng các loại thuốc chống nhiễm trùng bôi vào rốn của chó con và gốc nhau thai. bởi với cơ chế tự nhiên thì nó sẽ giữ đảm bảo cho rốn khô không bị nhiễm trùng. Điều mà chúng ta cần quan tâm đó là nên giữ mổ đẻ một cách vệ sinh để tránh tình trạng lây nhiễm từ nơi ở.
Thay khăn tắm và giấy báo cũ trong ổ đẻ
Điều quan trọng mà chúng ta cần làm đó là nên giữ ổ đẻ sạch sẽ khi chó con ra đời. Nhưng bạn cũng cần lưu ý là nên tránh làm phiền chó mẹ quá nhiều. Khi chó mẹ đi ra ngoài thì bạn có thể thay thế những vật liệu lát đã bị bẩn và thay vào cái mới.
Để chó con luôn được gần gũi với chó mẹ
Giữ chó con luôn ở gần với chó mẹ là điều rất quan trọng để chó con phát triển khỏe mạnh. Đây là thời điểm rất quan trọng để chó mẹ gắn kết với cún con và tĩnh dưỡng sau khi sinh. Đây là thời điểm rất quan trọng để mẹ gắn kết với con và nghỉ ngơi sau khi sinh. Nếu như bạn tách chó mẹ ra khỏi con trong thời gian này thì có thể khiến chúng bị căng thẳng và stress.
Bởi vì chó con cần được bú mẹ ngay lập tức để nhận được các chất dinh dưỡng, kháng thể thúc đẩy quá trình phát triển cũng như sức đề kháng của chó con. Lưu ý, trong 4 tuần đầu tiên, sữa mẹ có thể là nguồn dinh dưỡng duy nhất của chó con. Chó con sẽ bú 2-3 giờ một lần. Trong trường hợp chó mẹ không chịu cho con bú thì bạn cần tham khảo sự tư vấn của bác sỹ thú y ngay.
Không nên đụng đến chúng trong những ngày đầu tiên. Và hạn chế di chuyển chó con trong thời gian đầu, bạn chỉ nên di chuyển từ ngày thứ 3 trở về sau.
Kiểm tra thân nhiệt của chó con
Bạn nên thường xuyên dùng tay để kiểm tra thân nhiệt cho chó con. Nếu chó bị lạnh sẽ tạo cảm giác mát khi chạm vào. Nếu chó bị nóng quá mức thường thì tay và lưỡi sẽ đỏ. Đồng thời chúng cựa quậy bất thường nhằm cố tránh nguồn nhiệt nóng.
Nhiệt độ bình thường của chó con lúc mới sinh là dao động từ 34.5 đến 37.2 độ C. Chúng ta đạt được nhiệt độ từ 37.8 độ C khi được 2 tuần tuổi. Nếu bạn sử dụng đèn làm ấm thì phải thường xuyên kiểm tra định kỳ để tránh tình trạng da chó bị bong tróc hoặc đỏ. Nếu xảy ra tình trạng này thì bạn nên tắt đèn.
Cân chó con hàng ngày
Bạn có thể sử dụng cân điện tử cầm tay để cân chất con hàng ngày trong 3 tuần đầu tiên. Bạn ghi lại khối lượng của từng con để đảm bảo chúng khỏe mạnh và nhận đầy đủ chất dinh dưỡng. Nên tiệt trùng mặt cân trước khi đặt chó lên.
Bạn nên theo dõi mức tăng cân ổn định mỗi ngày. Nếu chó con của bạn linh hoạt và ăn uống bình thường thì bạn cũng không cần lo lắng nếu như chó không tăng cân hoặc giảm nửa lạng. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ thú y nếu như chó của mình không lên cân.
Hạn chế cho người ngoài tiếp xúc với chó con
Trong khoảng tuần đầu tiên, bạn nên hạn chế khách đến thăm hoặc xem chó con. Điều này có thể gây căng thẳng quá mức cho chó mẹ và khiến chúng trở nên hung dữ hơn để bảo vệ chó con. Thời điểm này cũng rất quan trọng để chó mẹ và cún con gắn kết với nhau nên hạn chế tối đa những căng thẳng từ bên ngoài đối với chó mẹ.
Không để khách mang mầm bệnh đến, chúng ta không nên để khách đến xem chó thường xuyên vì điều này có thể làm cho chúng bị nhiễm trùng. Giày và tay của họ có thể mang vi khuẩn hoặc virus. Nên yêu cầu khách để giày trước khi vào phòng nơi chó mẹ đang nuôi con hoặc yêu cầu họ rửa tay bằng xà phòng trước khi chạm vào chó con.
Không để động vật không phải thú nuôi trong nhà lại gần
Các động vật khác có thể mang mầm bệnh và vi khuẩn nguy hiểm cho chó con mới sinh. Chó mẹ mới đẻ cũng rất dễ bị nhiễm bệnh do đó bạn tránh các động vật không phải thú nuôi trong nhà lại gần trong vài tuần đầu tiên sau khi chó đẻ.
Đánh giá chó con để tìm các dấu hiệu bệnh tật
Đánh giá chó con sau sinh để phát hiện bệnh tật cũng là điều quan trọng và nên làm. Bạn có thể nhờ bác sỹ thú y đánh giá chó con trong khoảng từ 24 đến 48 giờ từ khi sinh ra để đánh giá những bẩm sinh, dị tật di truyền. Một số triệu chứng cần lưu ý của chó con khi bị bệnh là :
- Bồn chồn
- Nôn mửa
- Sủa hoặc rên rỉ quá nhiều
- Bị chó mẹ từ chối cho bú hoặc âu yếm
- Hôn mê
- Cách ly với những chú chó con khác
- Thiếu tăng cân
Nếu gặp bất kỳ các triệu chứng được liệt kê ở trên thì bạn nên liên hệ thăm khám với bác sỹ thú y ngay để bảo vệ sức khỏe cho cún con.
PETCARE hy vọng những kinh nghiệm đã chia sẻ ở trên sẽ giúp cho bạn bắt đầu hành trình chăm sóc chó sơ sinh một cách hiệu quả nhất. Liên hệ với chúng tôi nếu bạn muốn tư vấn cụ thể hoặc có nhu cầu chăm sóc thú y cho cún yêu nhé.
Xem thêm: Cách chăm sóc chó mẹ mới sinh đúng cách
4.9/5 - (14 bình chọn)Từ khóa » Chó Bị Sa Rốn
-
CHÓ BỊ CỤC Ở RỐN LÀ... - PHÒNG KHÁM THÚ Y Vnpet Thái Nguyên
-
Phẫu Thuật Thoát Vị Rốn Cho Chó | Hanoi Petcare - Chien Vet
-
Thoát Vị Rốn Chó Con Có Tự Khỏi Không? - Mi Dog Guide
-
Thoát Vị Rốn ở Chó - Mundo Perros
-
Bệnh Thoát Vị Bẹn Trên Chó Có Nguy Hiểm Không?
-
Chó Bị Thoát Vị Rốn (hernia) Khi Nào Cần Phẫu Thuật - YouTube
-
Top 14 Chó Bị Sa Rốn
-
Giú Cún Nhà E Với ạ | Yêu Thú Cưng - Vietnam's Pet Forum
-
Các Nguyên Nhân Tử Vong (chết Yểu) Của Chó Sơ Sinh
-
Hướng Dẫn Từng Bước đỡ đẻ Cho Chó Ngay Tại Nhà - Pet Mart
-
[PDF] 6. Các Bệnh Xung Quanh Thời Kỳ Sinh đẻ - JICA
-
Cách Khắc Phục Bệnh Sa Ruột (hernia) Trên Heo Con