Lưu ý Khi đau Họng Liên Cầu Khuẩn Không Kèm Sốt | Hapacol

Điều cần biết về đau họng liên cầu khuẩn không kèm sốt fb-share-icon Follow Me Tweet

Trong vài trường hợp, nhiệt độ cơ thể của người mắc bệnh đau họng liên cầu khuẩn có thể vẫn ở mức bình thường trong suốt quá trình bệnh xảy ra.

Ngày nay, đau họng liên cầu khuẩn không còn là vấn đề sức khỏe hiếm gặp. Bạn có thể nhận biết tình trạng này qua các dấu hiệu như sốt, đau họng nhưng không ho, sưng hạch bạch huyết… Tuy nhiên, Hapacol sẽ cho bạn thấy  vấn đề sức khỏe trên có thể phát sinh mà không kèm theo sốt?

Đau họng liên cầu khuẩn là gì?

Đau họng liên cầu khuẩn là tình trạng đau rát ở cổ họng. Nếu cơn đau kéo dài quá 2 ngày, bạn rất có thể đã rơi vào tình trạng đau họng liên cầu khuẩn. Khác với những trường hợp viêm họng thông thường do virus gây nên, nguyên nhân đau họng liên cầu khuẩn bắt nguồn từ vi khuẩn Streptococcus pyogenes nhóm A. Do đó cần phải điều trị bằng Kháng sinh.

đau họng xuất hiện thường xuyên

Các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn so với nhiễm trùng cổ họng do virus

Bạn có thể bị đau họng liên cầu khuẩn không kèm sốt không?

Đôi khi, đau họng liên cầu khuẩn sẽ không gây sốt. Lúc này, để chẩn đoán tình trạng sức khỏe của bạn, bác sĩ thường sẽ tìm kiếm 4 dấu hiệu chính trong giai đoạn đầu tiên của bệnh như sau:

  • Viêm họng nhưng không ho
  • Sưng hạch bạch huyết
  • Các đốm trắng xuất hiện trên amidan
  • Sự hiện diện của các đốm đỏ (xuất huyết) ở vòm miệng

Tuy nhiên, trong một số tình huống hy hữu, bạn có thể không bị đau họng liên cầu khuẩn không kèm sốt, kể cả khi những triệu chứng trên đều xảy ra. Do đó, các bác sĩ sẽ cần tiến hành thêm một số xét nghiệm vi sinh để có thể đưa ra kết quả chẩn đoán chính xác nhất.

Đau họng liên cầu khuẩn không kèm sốt có lây không?

Một người bị đau họng liên cầu khuẩn có thể lan truyền vi sinh vật gây bệnh cho những người xung quanh, dù người bệnh có sốt hay không.

Sau khi dùng thuốc kháng sinh từ chỉ định của bác sĩ, bạn có thể cảm thấy sức khỏe của bản thân cải thiện trong vòng 1 – 2 ngày tới. Đồng thời, phần lớn trường hợp, bạn sẽ không lây vi khuẩn cho người khác sau 24 giờ kể từ lúc bắt đầu tiến hành điều trị. 

Để đảm bảo vi khuẩn đang “cư ngụ” trong cơ thể sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, bạn hãy cố gắng hoàn thành liệu trình điều trị đúng như bác sĩ chỉ định. Theo các chuyên gia, việc ngưng điều trị bằng kháng sinh sớm không chỉ không điều trị bệnh tận gốc mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển khả năng kháng kháng sinh. 

Những ai dễ mắc bệnh viêm họng liên cầu khuẩn?

Viêm họng liên cầu khuẩn xuất hiện phổ biến nhất ở trẻ em trong độ tuổi đi học, khoảng từ  5–15 tuổi. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), có tới 30% trẻ em bị viêm họng là viêm họng do liên cầu khuẩn. Trong khi đó, chỉ có 10% người lớn bị đau họng liên quan đến viêm họng liên cầu khuẩn.

đau họng liên cầu khuẩn ở trẻ nhỏ

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất

Những người tiếp xúc nhiều với trẻ em trong độ tuổi đi học có nguy cơ bị viêm họng liên cầu khuẩn cao hơn bình thường. Bởi vì bệnh dễ lây lan nên thường xuyên ở nơi đông người, chẳng hạn như trường học hoặc trung tâm giữ trẻ, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Bạn có thể bị viêm họng liên cầu khuẩn vào bất cứ lúc nào trong năm nhưng thường phổ biến vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa xuân.

Lưu ý, bạn có thể mắc lại bệnh viêm họng liên cầu khuẩn ngay cả khi đã nhiễm bệnh trước đó. Một số trẻ em tái phát, mắc lại bệnh nhiều lần trong một năm.

Trong trường hợp nhiễm trùng tái phát, bác sĩ có thể đề nghị cắt amidan để giảm bớt tần suất nhiễm trùng viêm họng liên cầu khuẩn. Tuy nhiên, bạn vẫn có khả năng nhiễm lại vi khuẩn GAS sau khi amidan đã bị cắt bỏ.

Sau khi được điều trị bằng kháng sinh thì bệnh chỉ kéo dài từ 1–3 ngày. Nếu không được chữa trị, quá trình phục hồi sẽ mất nhiều thời gian hơn và nguy cơ xuất hiện các biến chứng khác cũng tăng lên. Thêm vào đó, khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh có thể kéo dài vài tuần, ngay cả sau khi bạn đã hết bệnh.

Viêm họng liên cầu khuẩn lây lan như thế nào?

Vi khuẩn GAS có khả năng lây lan từ người sang người thông qua việc hít phải các giọt hô hấp từ người bệnh viêm họng liên cầu khuẩn. Dịch tiết này lan truyền trong không khí khi người bệnh ho hay hắt hơi.

Nếu bạn tiếp xúc với những giọt hô hấp này rồi chạm vào miệng, mũi hay mắt thì sẽ có khả năng bị nhiễm viêm họng liên cầu khuẩn. Ngoài ra, bạn có thể nhiễm bệnh nếu:

  • Ăn, uống chung với người đang bị bệnh
  • Tiếp xúc với đồ vật đã nhiễm khuẩn, chẳng hạn như tay nắm cửa, vòi nước…

Sau khi nhiễm vi khuẩn này, bạn sẽ mất khoảng 2–5 ngày để phát triển các triệu chứng bệnh viêm họng liên cầu khuẩn.

Thời điểm lây truyền bệnh có thể bắt đầu từ khi bạn tiếp xúc với vi khuẩn, trước cả khi xuất hiện triệu chứng.

Nếu bạn sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, vi khuẩn vẫn có khả năng lây lan cho đến khi uống kháng sinh trong ít nhất 24 giờ. Khi không chữa trị, bệnh sẽ vẫn lan truyền trong vòng 2–3 tuần sau khi nhiễm bệnh.

Triệu chứng bệnh viêm họng liên cầu khuẩn

Mức độ nghiêm trọng của viêm họng liên cầu khuẩn có thể khác nhau ở mỗi người bệnh. Một số người chỉ bị những triệu chứng nhẹ như đau họng. Tuy nhiên, có những người gặp phải nhiều triệu chứng nghiêm trọng hơn, bao gồm sốt và khó nuốt.

Khi bị đau họng liên cầu khuẩn, bệnh nhân thường cảm thấy cổ họng đau và sưng nóng

Bệnh thường khởi phát triệu chứng đột ngột, đặc trưng bởi tình trạng cổ họng đau và sưng nóng

Các triệu chứng thường thấy của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn bao gồm:

  • Đau họng đột ngột
  • Đau khi nuốt
  • Sốt đột ngột, đặc biệt khi sốt trên 38,3ºC
  • Xuất hiện những đốm nhỏ màu đỏ trên vòm miệng
  • Amidan có màu đỏ và sưng lên, có thể có những đốm trắng hoặc vết mủ
  • Sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Ớn lạnh
  • Chán ăn
  • Đau đầu
  • Buồn nôn hoặc nôn mửa

Những người bị viêm họng liên cầu khuẩn cũng có thể phát ban đỏ hay còn gọi là sốt Scarlet. Các nốt phát ban này do độc tố của vi khuẩn Streptococcus A sản xuất ra. Sốt Scarlet nhìn chung không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh cần điều trị bằng kháng sinh để ngăn ngừa các biến chứng khác như sốt thấp khớp hoặc tổn thương thận.

Điều trị đau họng liên cầu khuẩn như thế nào mới hiệu quả?

Đối với trường hợp này, bác sĩ sẽ kê toa một số loại thuốc cho bạn để:

Bệnh nhân cần khám sức khỏe thường xuyên

Khám sức khỏe thường xuyên để theo dõi tình trạng bệnh

  • Chữa đau họng liên cầu khuẩn
  • Thuyên giảm các triệu chứng
  • Phòng ngừa biến cố cũng như tình trạng lây nhiễm vi khuẩn phát sinh

Trong đó, những loại thuốc thường góp mặt gồm:

Kháng sinh

Gần như toàn bộ toa thuốc dành cho người bị đau họng liên cầu khuẩn đều có thuốc kháng sinh dạng uống. Nếu bạn dùng kháng sinh trong vòng 48 giờ kể từ khi phát bệnh, thời gian kéo dài cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng sẽ giảm đi đáng kể.

Đồng thời, thuốc kháng sinh còn có tác dụng hạn chế nguy cơ phát sinh biến chứng cũng như lây nhiễm vi khuẩn cho những người xung quanh.

Sau khi tiếp nhận điều trị, sức khỏe của bạn sẽ có xu hướng cải thiện trong vòng 1 – 2 ngày. Do đó, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn vẫn cảm thấy không ổn sau khi dùng kháng sinh trong 48 giờ qua.

Ở trẻ em Nếu trẻ có dấu hiệu khỏe hơn sau 24 giờ kể từ lúc uống thuốc, bạn có thể để bé tiếp tục đến trường. Tuy nhiên, hãy đảm bảo trẻ tiếp tục uống kháng sinh theo đúng chỉ định từ bác sĩ. Việc bỏ ngang điều trị có nguy cơ khiến đau họng liên cầu khuẩn tái phát, đồng thời dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như:

  • Sốt thấp khớp
  • Viêm thận

Thuốc làm thuyên giảm triệu chứng

Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn gồm ibuprofen, paracetamol, aspirin… có thể giúp bạn thuyên giảm các triệu chứng đau họng liên cầu khuẩn không kèm sốt, ví dụ như xoa dịu cơn đau họng gây khó chịu.

Chỉ dùng thuốc trị đau họng theo tư vấn từ bác sĩ

Thuốc trị đau họng theo kê toa của bác sĩ

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng không để trẻ dưới 18 tuổi sử dụng aspirin mà không có chỉ định từ bác sĩ. Nguyên nhân là một trong những tác dụng phụ của loại thuốc này là hội chứng Reye.

Đây là vấn đề sức khỏe tương đối hiếm gặp nhưng lại có khả năng đe dọa đến tính mạng của người bệnh, đặc biệt nguy hiểm đối với những đối tượng có hệ miễn dịch vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển như trẻ nhỏ. 

Phòng ngừa bệnh viêm họng liên cầu khuẩn lây lan

Sau đây là một vài mẹo nhỏ bạn nên thực hiện để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh viêm họng liên cầu khuẩn:

  • Rửa tay sạch đúng cách và thường xuyên. Hãy sử dụng những chất khử trùng tay có cồn hay rửa bằng xà phòng với nước ấm.
  • Làm sạch các bề mặt vật dụng trong nhà nếu có người bị viêm họng liên cầu khuẩn. Vi khuẩn có khả năng tồn tại trong thời gian ngắn trên các đồ vật trong nhà.
  • Nếu bạn sống chung hoặc đang chăm sóc người bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, hãy nhớ rửa tay thường xuyên. Ngoài ra, tránh đưa tay lên mặt, mũi hay miệng của bạn.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh cho đến khi họ sử dụng kháng sinh trong ít nhất 24 giờ.
  • Không chia sẻ đồ ăn, thức uống hay dùng chung dụng cụ ăn uống với người khác. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên sử dụng chung những vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng.
  • Nếu bạn bị viêm họng liên cầu khuẩn, hãy nhớ che miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất là nên mang theo khăn giấy dùng một lần. Nếu không có, bạn có thể ho/hắt hơi vào khuỷu tay thay vì bàn tay.
  • Khi phát hiện mình bị bệnh viêm họng liên cầu khuẩn, hãy nhớ là bạn có thể lây nhiễm vi khuẩn cho những người xung quanh. Vì vậy, bạn nên nghỉ ngơi ở nhà, không đi làm hay đi học cho đến khi dùng thuốc kháng sinh trong ít nhất 24 giờ đồng hồ.

Nguồn tham khảo:

What You Need to Know About Strep Throat

  • Bình luận bằng Facebook
  • Bình luận

Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này

Từ khóa » Vi Trùng Gây đau Họng