Lưu ý Khi đi Lễ Phật, Du Xuân Chùa Hương đầu Năm Mới 2022
Có thể bạn quan tâm
Sáng 11/2, Ban quản lý khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) đã mở cửa đón du khách, sớm hơn gần 1 tuần so với thông báo trước đó (16/2).
Trao đổi với phóng viên báo VietNamNet, ông Nguyễn Bá Hiển - Trưởng Ban Quản lý Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương) cho biết: đơn vị này đã tiến hành mở cửa, bán vé phục vụ du khách tham quan từ 5h sáng ngày 11/2. Giá vé tham quan chùa Hương vẫn như mọi năm, không thay đổi. Cụ thể, vé thắng cảnh 80.000 đồng, vé đò 50.000 đồng/người, giá cáp treo 180.000 đồng/người.
"Chúng tôi phục vụ du khách sớm hơn dự kiến bởi không muốn các đoàn khách đã mất công tới đây mà phải ngậm ngùi quay về. Việc đón khách sớm cũng là cơ hội để chúng tôi thử nghiệm các công tác vận hành và nếu có vấn đề gì thì kịp thời rút kinh nghiệm", ông Hiển cho biết.
Như vậy du khách có thể đến du lịch chùa Hương từ ngày 11/2 nhưng cần lưu ý những quy định phòng chống dịch bệnh Covid-19 để chuyến du xuân an toàn.
Du khách trở lại du lịch chùa Hương
Lưu ý quy định phòng chống dịch khi du lịch chùa Hương năm 2022
Theo ông Nguyễn Bá Hiển, Ban quản lý khuyến cáo người dân chưa tiêm vắc-xin không nên đến khu di tích để đảm bảo sức khoẻ chính mình và cho cộng đồng.
Du khách khi đi chùa Hương cần tuân thủ quy định phòng chống dịch:
- Tại khu vực bán vé và cổng soát vé có lực lượng hướng dẫn yêu cầu du khách thực hiện nghiêm hướng dẫn 5K của Bộ Y tế yêu cầu đeo khẩu trang, sát khuẩn tay, kiểm tra thân nhiệt, khai báo y tế bằng mã Qr code. Đối với trường hợp đi theo đoàn đông người thì trưởng đoàn khai báo y tế, cung cấp thông tin, số điện thoại phục vụ việc truy vết khi cần thiết.
- Khi di chuyển bằng thuyền, du khách chú ý không đi các thuyền quá đông. Theo quy định, thuyền chỉ chở khoảng 70-80% số khách, trên thuyền có nước sát khuẩn, khẩu trang, thực hiện nghiêm túc quy định 5K.
- Các điểm tham quan cũng hạn chế khách đoàn và du khách không được ở lại quá lâu một điểm.
- Tại nơi thờ tự và thực hiện các nghi lễ tôn giáo (đền chùa…) có lực lượng hướng dẫn du khách thực hiện các quy định về thời gian, cách thức tiến hành nghi lễ và kẻ vạch đứng giãn cách, bố trí theo một chiều. Đảm bảo sát khuẩn tay, đeo khẩu trang, khoảng cách. Rút ngắn thời gian lễ, bố trí người đón lễ bên trong, người trả lễ ra bên ngoài theo 1 chiều và ngay sau khi lễ xong.
- Tại nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú, cơ sở ăn uống, thực hiện khai báo y tế bắt buộc với những khách lưu trú, thường xuyên khử khuẩn tại các khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng.
Bố trí bàn để dung dịch sát khuẩn tay nhanh trước khi vào quán. Yêu cầu du khách thường xuyên đe khẩu trang trừ khu ăn, uống. Các bàn ăn có vách ngăn bằng kính, mica, nhựa đủ độ dày ngăn giữa các bàn cao khoảng 60cm.
- Khi đi cáp treo, du khách đeo khẩu trang, hạn chế nói chuyện, trao đổi và giữ khoảng cách.
Các lưu ý khác
Chùa Hương (khu di tích Hương Sơn) nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, cách trung tâm Hà Nội 65 km về phía nam.
Về cách di chuyển: Từ Hà Nội du khách có thể đến chùa Hương bằng nhiều phương tiện như xe buýt, xe máy, ôtô cá nhân hoặc xe limousine, xe khách...
Để hạn chế tiếp xúc người lạ, du khác có thể lựa chọn phương tiện cá nhân. Nếu di chuyển bằng xe máy, du khách theo hướng Nguyễn Trãi - Hà Đông - Ba La - Vân Đình - Tế Tiêu rồi hỏi đường tới bến Đục đi chùa Hương. Nếu đi ôtô du khách chọn đường Quốc lộ 1A Pháp Vân - Cầu Giẽ, đến nút giao Đồng Văn rẽ phải vào Quốc lộ 38, đi tiếp 15 km theo hướng Chợ Dầu.
Về trang phục, du khách nên chọn trang phục lịch sự, nên sử dụng giày thể thao, đế bệt... để tiện di chuyển nhiều địa điểm. Đặc biệt du khách nên lưu ý thời tiết. Thời điểm này, nhiệt độ Hà Nội vẫn thấp, dễ có mưa.
Du khách nên chuẩn bị lịch trình tham quan trước để tránh mất thời gian di chuyển. Các tuyến tham quan phổ biến như
- Tuyến tham quan chính là Hương Tích: Đền Trình - chùa Thiên Trù - động Tiên Sơn - chùa Giải Ona - đền Trần Song - động Hương Tích - chùa Hinh Bồng.
- Tuyến Thanh Sơn - Hương Đài có lộ trình: chùa Thanh Sơn - động Hương Đài - chùa Vân Động Long Vân - chùa Cây Khế.
- Tuyến Tuyết Sơn có lộ trình: đền Trình - chùa Tuyết Sơn - chùa Bảo Đài - động Ngọc Long - chùa Cá.
Trong quá trình tham quan chùa Hương, du khách không nên mua các sản phẩm từ thịt thú rừng. Với các sản phẩm lưu niệm, chú ý hỏi giá, kiểm tra hạn sử dụng trước khi mua.
Linh Trang
Từ khóa » đi Lễ Chùa Hương 2022
-
Lưu ý Khi Du Lịch Chùa Hương Năm 2022 - VnExpress
-
Lưu ý Khi Du Lịch Chùa Hương Năm 2022 - Báo Hà Nam điện Tử
-
Lễ Hội Chùa Hương 2022: "Chưa Khi Nào Chùa Hương Vắng đến Vậy"
-
Lễ Hội Chùa Hương 2022: "Chưa Khi Nào Chùa ... - Báo Lao Động
-
Vé Tham Quan Và Mức Vận Chuyển Thuyền đò Năm 2022
-
Chùa Hương Sẵn Sàng đón Khách Vào Ngày 16 Tháng Giêng
-
Lễ Hội Chùa Hương 2022: Dừng Tổ Chức, Không đón Khách Nhưng ...
-
Chùa Hương Bao Giờ Mở Cửa? - Khai Hội Chùa Hương 2022
-
Lễ Hội Chùa Hương - Cổng Thông Tin điện Tử Huyện Mỹ Đức
-
Chùa Hương Chính Thức Mở Cửa Nhưng Còn Vắng Khách
-
Chùa Hương 'thử đón Khách' Trước Ngày Khai Hội 16-2 - Báo Tuổi Trẻ
-
Hàng Ngàn Người đội Mưa Lạnh đi Lễ Chùa Hương Ngày đầu Mở Cửa
-
Du Khách đi Lễ Chùa Hương Phải Ngậm Ngùi Quay Về, đề Xuất Sớm ...
-
Mách Bạn Kinh Nghiệm Du Lịch Chùa Hương Không Bị “chặt Chém ...