Lưu ý Khi đổ Bê Tông Móng Nhà (phần 2)

Ở bài trước, Nhà An Khang đã giới thiệu cho các bạn về các loại móng và những lưu ý khi thi công móng nhà để các chủ đầu tư có cái nhìn tổng quát nhất về móng nhà nhằm chuẩn bị tốt nhất khi tiến hành xây nhà. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn cách đổ bê tông móng cho từng loại khu vực trong nhà.

4.Cách đổ bê tông móng

Bê tông bên trong kết cấu xây dựng có thể làm việc ở nhiều trạng thái khác nhau như chịu nén, kéo, uốn, trượt…nhưng trong đó, bê tông làm việc ở trạng thái chịu nén là tốt nhất. Vì vậy, cường độ chịu nén là chỉ tiêu tính chất quan trọng nhất của bê tông. Người ta căn cứ vào cường độ chịu nén để phân biệt mác của bê tông.

a)Mác của bê tông

Mác của bê tông là cường độ chịu nén tính theo kg/m2 của mẫu bê tông tiêu chuẩn hình khối lập phương, kích thước 20x20x20cm, được đúc từ bê tông thực tế và dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn (nhiệt độ 15-20 độ C, độ ẩm 90-100% trong 28 ngày).

Mác bê tông được quy định trong bản vẽ kết cấu và thi công phải đạt tiêu chuẩn này. Thường có mác bê tông như sau: 100,150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Bê tông mác 200-250 dùng trong các kết cấu chịu lực như cột, dầm sàn. Bê tông cốt thép không thể dùng loại mác nhỏ hơn 100.

Trên thực tế, cường độ bê tông phát triển không đều. Trong 3 ngày đầu có thể đạt 40-50% mác xi măng, sau 7 ngày 60-70%. Trong những ngày sau cường độ còn chậm hơn nữa, đến 28 ngày đạt được 100% mác. Tuy nhiên trong những điều kiện thuận lợi, sự rắn chắc của nó có thể kéo dài hàng tháng và thậm chí hàng năm, vượt rất nhiều lần cường độ 28 ngày.

b)Đổ bê tông trên bề mặt bê tông cũ

Nhiều vị trí phải đổ bê tông trên bề mặt tiếp trên bề mặt bê tông cũ, ví dụ như chân cột, nối trân sàn hoặc dầm ở vị trí nối với cột. Lúc này muốn bê tông mới có độ bám dính tốt và không bị thấm ở vị trí giáp lai, phải chú ý làm sạch bề mặt bê tông cũ. Dùng đục tẩy hết những lớp vữa nhám trên bề mặt gần cốt thép do không được đầm kỹ nên không gắn chắc thành khối. Nếu có lớp vữa tộp (tức là lớp vữa trên mặt bong ra) cũng cần cạo bỏ. Sau đó xối nước mạnh để làm trôi các mảnh vụn, bụi xi măng. Tiếp theo, dùng nước xi măng loãng tưới lên toàn bộ các chân cột. Nước xi măng có tác dụng là lớp bám dính và che phủ các chỗ lộ đá nhiều. Lúc này mới tiến hành đưa hộp cốp pha vào vị trí để tiếp tục đổ bê tông.

c)Vị trí đổ bê tông

Vữa bê tông có khuynh hướng chảy ra xung quanh khu vực vào để trơ lại cốt liệu đá, cát. Do đó càng đổ gần vị trí thực tế của nó càng tốt để tránh sự phân tầng. Không được để thợ thi công đổ cụm bê tông lại một chỗ rồi dùng xẻng cào rộng. Cách tốt nhất là đổ bê tông từng lớp theo phương ngang, mỗi lớp được đầm nện kỹ trước khi đổ lớp trên. Nếu hộp cốp pha hẹp và nhiều cốt thép cần đổ các lớp bê tông mỏng. Các lớp phải được đổ liên tục trước khi lớp dưới bắt đầu đông cứng.

d)Khi nào cần trộn lại bê tông

Bê tông trộn nước xong bắt đầu quá trình ninh kết và đông cứng lại sau 2 đến 3h. Nếu vì một lý do nào đó (sự cố kỹ thuật, không dùng hết vữa đã trộn, thợ thi công không thao tác kịp…) vữa bê tông chưa được đổ vào vị trí, cần trộn lại để bê tông có độ dẻo. Nói chung, vữa bê tông đã trộn khoảng 1,5 tiếng mà chưa đổ vào khuôn, cần được trộn lại. Tuy nhiên, lúc này không được thêm nước vào mặc dù có thể một phần nước đã bị thất thoát. Vữa bê tông ngót nước thao tác kém linh hoạt hơn nhưng chất lượng không bị giảm. Nếu trộn thêm nước, lượng nước thừa làm vữa bê tông bị nhão, giảm cường độ chịu lực.

Độ sệt của vữa bê tông được coi là đủ khi có thể cho vào các góc cốp pha và xung quanh cốt thép mà không bị phân rã hoặc quá ướt để nước rỉ lên bề mặt. Sàn bê tông mỏng và nhiều lớp cốt thép cần có vữa bê tông dẻo hơn.

e)Yếu tố an toàn trong khi thi công

Giai đoạn đổ bê tông là lúc dễ xảy ra các sự cố về mặt an toàn lao động. Tại một thời điểm nhất định, lượng công việc lớn đổ dồn, nhân lực tập trung, nếu không chú ý đến kiểm tra các yếu tố an toàn, tất có thể xảy ra tai nạn đáng tiếc. Khi thi công móng, bạn cần kiểm tra xem hố móng có được chống đỡ chắc chắn không, nếu thấy hiện tượng sắp sụt lở thì phải chữa lại trước khi tiến hành đổ bê tông.

Có thể bạn quan tâm:

  • Tổng hợp 120 mẫu nhà cấp 4 đẹp dưới 500 triệu mới nhất
  • Mẫu nhà cấp 4 đẹp phù hợp cho gia đình có kinh tế thấp
  • Mẫu nhà đẹp phong cách hiện đại ở nông thôn diện tích 100m2

Bạn cũng cần kiểm tra đường thao tác từ địa điểm trộn đến địa điểm đổ bê tông, cầu công tác (thang lên các tầng cao) có thuận lợi, chắc chắn và ngắn nhất hay không. Nên xem lại các dụng cụ đựng như xô, thúng dụng cụ đầm và gạt mặt đã sẵn sàng làm việc chưa. Khi dùng ván để bắc cầu lên xuống, phải đóng gỗ ngang làm bậc, không được để phẳng lỳ gây nguy hiểm khi tải bê tông nặng. Ván phải dày ít nhất 4cm, không dùng ván mục. Nếu làm đêm, phải có đầy đủ ánh sáng treo cao ở nơi đổ bê tông. Có trường hợp đã từng xảy ra là khi bơm bê tông tươi lên sàn của công trình đang thi công, do ván khuôn và cây chống không vững chắc đã sụp đổ, cả khối bê tông tươi sụp xuống trùm lên người công nhân phía dưới gây tai nạn nghiêm trọng.

Không được ngồi trên hai mép cốp pha để đổ bê tông. Khi đầm bê tông phải đứng trên giàn giáo để làm việc. trong khi đang đổ bê tông, cần cấm người qua lại phía dưới. Khi làm việc với máy trộn không được dùng tay hay xẻng để lấy bê tông trong lúc vận hành mà chỉ có người công nhân chuyên môn mới được vận hành máy. Không để các loại xe vận chuyển vật liệu chạy trên dây điện. Khi tháo dỡ cốp pha, phải cấm người qua lại bên dưới. Cốp pha tháo xong phải nhổ đinh, không được lao từ trên cao xuống, không được đứng dưới mảnh cốp pha đang tháo, dù là mảnh nhỏ. Chỗ đứng để thao tác phải chắc chắn, không đứng trên thang hay dựa vào cột. Trong suốt quá trình đổ bê tông, những thao tác này vẫn phải thường xuyên được kiểm tra để sửa chữa, thay thế ngay những sai sót.

5.Quy trình đổ bê tông móng

Đổ bê tông là một trong những công việc không thể thiếu khi xây dựng bất cứ một công trình lớn nhỏ nào. Tuy nhiên, có thể bạn vẫn chưa biết được những kinh nghiệm cũng như lưu ý khi đổ bê tông. Chúng tôi sẽ giúp bạn làm rõ vấn đề này.

B1: Đóng cọc

B2: Đào hố móng

B3: Làm phẳng mặt hố móng

B4: Đổ đá lót

B5: Kiểm tra cao độ móng

B6: Đổ bê tông lót và cắt đầu cọc

B7: Đổ bê tông lót

B8: Ghép cốp pha móng

B9: Đổ bê tông móng

B10: Tháo cốp pha móng

B11: Bảo dưỡng, che đậy móng

6.Những lưu ý khi đổ bê tông cho các khu vực trong nhà

a) Đổ bê tông móng

Khi đổ bê tông móng băng có một thuận lợi đó là mặt cắt của bê tông có dạng hình thang, mái dốc nhỏ, chỉ cần ghép cốp pha 2 bên thành mà không cần ghép mặt trên.

Có thể dùng đầm bàn và đầm xoa để thi công. Lưu ý, vì khi đầm dễ bị cháy nên cần trộn bê tông có độ khô.

Nguyên tắc đổ bê tông móng băng là đổ ở vị trí xa đến gần.

Không đứng trực tiếp trên thành cốp pha hoặc cốt thép gây sai lạc vị trí

b) Đổ bê tông cột dầm sàn

Đối với nhà ở dân dụng khi chiều cao dầm ít khi vượt quá 50cm, người thi công sẽ thực hiện đổ bê tông dầm cùng với bản sàn.

Khi chiều cao dầm >80cm, tiến hành đổ bê tông dầm riêng với bản sàn. Khi đó không đổ bê tông thành từng lớp theo chiều dài dầm mà sẽ đổ kiểu bậc thang từng đoạn với khoảng cách 1m, đạt tới độ dầm rồi đổ tiếp đoạn tiếp theo.

Lưu ý: Khi đổ bê tông toàn khối dầm và bản sàn liên kết với cột, khi mặt bê tông cách mặt đáy dầm 3 – 5cm phải dừng lại 1 – 2h để bê tông co ngót rồi tiếp tục đổ.

Khi thực hiện thủ công, người thi công sẽ tách công đoạn này thành 2 giai đoạn, ban đầu đổ cột xong sau đó mới ghép cốp pha dầm và bản sàn.

c) Đổ bê tông sàn

Sàn không cần cốp thép khung và đai vì sàn có mặt cắt ngang rộng và độ dày nhỏ (thông thường từ 8 – 10cm)

Khi đổ bê tông sàn cần đổ theo hướng giật lùi và thành một lớp.

Chia mặt sàn thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1 – 2m. Đổ lần lượt từng dải một.

Đổ đến khi cách dầm chính 1m, khi đó bắt đầu đổ dầm chính.

Khi đổ bê tông mặt trên cốp pha sàn từ 5 – 10cm tiếp tục đổ bê tông sàn. Để tránh lãng phí bê tông, bạn cần khống chế độ cao bằng các cữ khi đổ bê tông sàn.

Sau khi dầm dùi kỹ, dùng bàn xoa gỗ đập và xoa cho phẳng mặt.

Để việc đổ bê tông được thuận tiện, kết cấu công trình phải thấp hơn đường vận chuyển bê tông.

Đổ bê tông sàn từ chỗ xa và lùi dần về vị trí gần.

Không cho nước đọng ở hai đầu và các góc cốp pha, dọc theo mặt vách học pha.

Các công việc đầm, gạt mặt, xoa phải tiến hành ngay lập tức.

d) Đổ bê tông cầu thang

Có 2 cách đổ bê tông cầu thang:

+ Đổ đan thang bê tông cốt thép liền khối.

+ Đổ 1 tấm đan phẳng theo độ dốc của cầu thang sau đó xây gạch thành bậc thang lên trên.

Trước khi ghép cốp pha, đặt cốp thép phải xác định được độ dốc hợp lý của cầu thang. Có thể vạch lên tường, với trường hợp bậc cầu thang không áp vào tường có thể dùng dây căng để xác định.

Khi đổ bê tông cần dùng tấm chắn để tránh vữa bê tông dồn xuống đáy dốc.

e) Đổ bê tông mái dốc

Đổ bê tông mái dốc là loại bê tông có các tính chất cơ lý đáp ứng các yêu cầu của thiết kế và được thi công trên nền nghiêng với phương nằm ngang.

7.Công tác bảo dưỡng bê tông

Tránh va đập mạnh bê tông mới đổ để tránh bê tông bị biến dạng và ảnh hưởng đến chất lượng cũng như thẩm mỹ.

Về bê tông móng, trước khi lấp đất cần tưới nước thường xuyên. Sau khi lấp đất cần cung cấp một lượng nước vừa đủ để tiếp tục bảo dưỡng.

Bảo dưỡng liên tục trong 3 ngày.

Không mang các vật nặng lên bê tông trong quá trình bảo dưỡng, cần đặt các rào cản hoặc biển báo để ngăn chặn sự vô tình va chạm hay đặt các vật nặng lên bê tông.

Link xem phần 1: http://thietkexaynha.com.vn/luu-y-khi-tong-mong-cho-nha-o-phan-1/

Hi vọng qua bài viết này các chủ đầu tư đang có dự định xây nhà sẽ nắm rõ được những kiến thức trong quy trình đổ móng. Vì móng nhà là phần quan trọng nhất, móng có vững chắc thì nhà mới bền. Quý khách cần tư vấn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ:

CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ – XÂY DỰNG NHÀ AN KHANG Địa chỉ: 1446/9 Lê Đức Thọ, Phường 13, Quận Gò Vấp, TPHCM Hotline: 0943.751.522 (Mr.Tiến) Email: thietkenhaankhang@gmail.com Website: nhaankhang.net thietkexaynha.com.vn thietkequyhoach.com

Từ khóa » đổ Bê Tông Móng Mác Bao Nhiêu