Lưu ý Khi Dùng Kẽm Oxyd Bôi Ngoài Da | Medlatec

Ngoài ra, kẽm oxyd còn được dùng điều trị vùng da bị kích ứng do lỗ dò tiêu hóa, hậu môn nhân tạo, mở thông bàng quang.

Kẽm oxyd thường được phối hợp với các hoạt chất khác trong các chế phẩm như: titan oxyd, bismuth oxyd, glycerol, bôm (nhựa thơm) Peru, ichthammol... được dùng dưới các dạng kem dùng ngoài, hồ bôi, thuốc mỡ. Nói chung thuốc dùng tương đối an toàn. Tuy nhiên thuốc có thể gây nên chàm tiếp xúc hoặc gây bội nhiễm (do các tá dược như nhựa thơm, lanolin có trong thuốc gây nên). Người bệnh có thể bị dị ứng với một trong các thành phần của chế phẩm. Nếu gặp các triệu chứng này nên ngừng thuốc. Vì vậy, đối với các trường hợp mẫn cảm với một hoặc nhiều thành phần của thuốc, hoặc những trường hợp tổn thương da bị nhiễm khuẩn không được dùng kẽm oxyd.

Trước khi bôi thuốc và trong quá trình điều trị phải đảm bảo vô khuẩn vùng được bôi thuốc vì có thể bội nhiễm ở các vùng bị thuốc che phủ.

Cách dùng

- Đối với tổn thương trên da: Sau khi rửa sạch vết thương, bôi đều một lớp thuốc mỏng lên vùng da bị tổn thương, 1 - 2 lần một ngày. Có thể dùng một miếng gạc vô khuẩn che lên.

- Chàm, nhất là chàm bị lichen hóa: Bôi một lớp dày chế phẩm hồ nước có chứa ichthammol, kẽm oxyd, glycerol lên vùng tổn thương, 2 - 3 lần một ngày.

  Hình ảnh tổn thương da do bệnh vẩy nến và viêm nang lông.    Ảnh: TL  

- Ðau ngứa hậu môn, nhất là trong những đợt trĩ:

Bôi thuốc mỡ hoặc đặt đạn trực tràng có kẽm oxyd, bismuth oxyd, resorcin, sulphon, caraghenat vào hậu môn, ngày 2 - 3 lần, sau mỗi lần đi ngoài. Không nên dùng dài ngày. Nếu sau 7 - 10 ngày dùng không thấy đỡ thì phải thăm khám hậu môn trực tràng để tìm nguyên nhân gây chảy máu và cuối cùng phát hiện bệnh ác tính.

- Tổn thương do suy tĩnh mạch mạn tính, băng sau phẫu thuật giãn tĩnh mạch: Bôi phủ vết thương bằng chế phẩm có 20% kẽm oxyd trong vaselin.

Theo Sức khỏe và đời sống

Từ khóa » Thuốc Kẽm Oxit Trị Mụn