Lưu ý Khi Muốn Chuyển Từ Visa Du Học-visa Gia đình Sang Visa Lao ...
Có thể bạn quan tâm
ĐIỀU KIỆN ĐỂ CHUYỂN VISA DHS ,VISA GIA DÌNH SANG VISA LAO ĐỘNG TẠI NHẬT
カテゴリ: Tin tức Tiếng Việt (ベトナム語) 公開日:2018年10月15日(月) Lưu ý khi muốn chuyển từ visa du học-visa gia đình sang visa lao động tại NhậtSau khi học xong chương trình đại học, hoặc tiếng Nhật tại Nhật Bản, dự định của các bạn là gì? Về Việt Nam lập nghiệp? Ở lại Nhật xin việc? Chắc hẳn có rất nhiều bạn sẽ lựa chọn phương án ở lại Nhật xin việc.
Vậy sau khi đã tìm được công việc thích hợp để ở lại bên này rồi, việc quan trọng tiếp theo bạn cần phải lưu tâm đó là việc đổi visa từ đi học/hoặc visa phụ thuộc theo chồng (vợ) sang visa. Đổi visa thành công mới là công đoạn cuối cùng để bạn được làm việc một cách chính thức tại Nhật.
1. Điều kiện để xin chuyển visa
Trước hết, để có thể nộp đơn xin chuyển visa từ visa 留学生・家族滞在 sang visa đi làm, bạn cần đạt những yêu cầu tối thiểu về bằng cấp và xin được một công việc phù hợp, đồng nghĩa với việc nhận được 内定(naitei).
Những bạn chưa nhận được 内定 từ bất cứ công ty nào (tức là chưa xin được việc) sẽ không thể xin chuyển sang visa lao động được.
Thứ tự sẽ là từ lúc bạn bắt đầu quá trình đi shukatsu tại Nhật cho đến khi được vào làm chính thức tại công ty tại Nhật sẽ là:
- Xin được việc tại các công ty Nhật
- Làm thủ tục xin chuyển visa
- Nhận được visa, chính thức đi làm
Nhiều bạn hiểu lầm quy trình này, nghĩ rằng mình bỏ tiền ra nhờ luật sư chuyển visa từ đi học sang đi làm rồi sau đó xin bừa một công việc nào đó là có thể hợp pháp đi làm tại Nhật là được. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả. Để tránh mất công, mất việc và bỏ lỡ cơ hội làm việc tại Nhật, hãy hiểu rõ nắm rõ hai điều kiện đã nhắc đến phía trên.
Công việc phù hợp là như thế nào?
① Phù hợp với chuyên ngành đã được đào tạo② Có mức lương không thấp hơn mức lương của người Nhật khi làm các công việc tương tự③ Không thuộc các ngành nghề mà chính phủ Nhật chưa đồng ý cấp visa cho người nước ngoài. (VD: Hộ lý, điều dưỡng,…ngoại trừ các bạn đi theo hiệp định EPA giữa 2 chính phủ)
Công việc phù hợp với chuyên ngành ở đây nghĩa là công việc bạn làm sẽ phải liên quan đến những gì bạn đã học ở bậc đại học/ cao đẳng (Nhật hoặc Việt Nam đều được) hoặc senmon(tại Nhật).
Nếu bạn đã tốt nghiệp Đại học (Nhật hay Việt Nam đều được) thì phạm vi công việc sẽ rộng hơn, không cần phải y xì như ngành đã học mà có thể cả những khối ngành liên quan, còn nếu là senmon (tại Nhật) thì phải đúng ngành hẹp đó.
Ví dụ, nếu bạn học Đại học Xây dựng ở Việt Nam – tức là thuộc khối ngành tự nhiên (理系), chẳng liên quan gì đến IT cả, nhưng bạn xin được công việc làm lập trình viên ở một công ty của Nhật, thì đó vẫn được coi là công việc phù hợp với khối ngành tự nhiên mà bạn đã học. Chứ không phải bạn học Đại học Xây dựng khoa cầu đường thì chỉ xin được ngành cầu đường, không phải thế. Hoặc bạn học Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn, và sang đây xin được việc làm trợ lý văn phòng cho một công ty tư vấn xây dựng thì vẫn được.
Nguồn ảnh: website Đại học Vinh
Tuy nhiên, nếu bạn chưa tốt nghiệp Đại học (ở cả Việt Nam và Nhật), chỉ đang học senmon ở Nhật, thì khi ra trường, bạn cần xin được công việc đúng với ngành mình được học ở trường.
Ví dụ bạn học Senmon về đồ họa CAD chẳng hạn, thì không thể xin được visa cho công việc lập trình viên IT, hay làm ở khách sạn,… Những bạn học trường senmon về dịch thuật/ business thì chỉ được chấp nhận visa cho những công việc như: phiên dịch cho nghiệp đoàn, làm front tại các khách sạn, công việc văn phòng hỗ trợ doanh nghiệp Nhật muốn vào VN,….
Nhiều bạn khi đi làm baito ở các quán ăn/siêu thị/ nhà máy, xưởng sản xuất,…và sau một thời gian làm có thể được tencho nói sau khi tốt nghiệp sẽ nhận vào làm seishain luôn, yên tâm mình đã có chỗ làm và không đi xin việc nữa. Tuy vậy, các bạn lưu ý, trường hợp này khả năng xin được visa cực thấp.
Lý do là vì các công việc ở các quán ăn/siêu thị thông thường, tóm lại những ngành mà gần nhưchỉ đơn thuần là lao động chân tay thì sẽ không phải là ngành mà Nhật chấp nhận tiếp nhận lao động nước ngoài (trừ các bạn tu nghiệp sinh đi theo ngạch khác nhé).
Các bạn chỉ có thể xin được visa trong trường hợp này nếu: quán ăn/siêu thị/nhà máy… đó sắp có kế hoạch muốn mở rộng sang Việt Nam và bạn hỗ trợ họ trong việc điều tra thị trường, chuẩn bị thủ tục,… hoặc Có nhiều người Việt Nam đang làm baito ở đó và bạn làm việc tại đó với vị trí quản lý,…Tuy nhiên, quá trình xét duyệt sẽ đòi hỏi cực nhiều giấy tờ liên quan, mất thời gian hơn thông thường khá nhiều, và khả năng được visa cũng không cao như những công việc khác…
Bằng cấp tối thiểu
Tùy vào các công việc khác nhau mà bằng cấp yêu cầu có thể khác nhau, tuy vậy, về cơ bản, thì về trình độ học vấn bạn cần thỏa mãn ít nhất 1 trong 2 điều kiện:
Tốt nghiệp đại học/ cao đẳng (hệ 3 năm) tại Việt Nam trở lên. HOẶCTốt nghiệp senmon tại Nhật trở lên.
Về trình độ tiếng Nhật, tuy không có yêu cầu cụ thể, nhưng nếu bạn có N2 thì khả năng xin visa sẽ cao hơn rất nhiều. Tuy vậy, rất nhiều bạn học các ngành kĩ thuật mới chỉ có bằng N3 vẫn xin được visa. Đây không phải là bằng cấp được yêu cầu khi nộp đơn xin visa, tuy nhiên, nếu nộp thì khả năng hồ sơ sẽ cao hơn, và hầu hết các bạn xin visa đều nên nộp, đặc biệt là các bạn không học Đại học ở Nhật. Có thể dùng cả chứng chỉ thi NATTEST.
LƯU Ý:
Các bạn tu nghiệp sinh sắp hết hạn hợp đồng 3 năm, đạt yêu cầu về bằng cấp và ngôn ngữ, kể cả được công ty hiện tại đồng ý nhận vào làm seishain sau khi hết hợp đồng tu nghiệp cũng không xin được visa.
Các bạn buộc phải về nước và tìm đường quay lại sau, vì đó là quy định đã được thống nhất giữa 2 chính phủ.
2. Thủ tục xin chuyển đổi visa
Thủ tục xin chuyển đổi visa khá là khác nhau tùy vào công ty tiếp nhận bạn. Tuy nhiên, có một điểm chung là bạn không thể tự mình làm hết, mà đều cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của công ty, đơn giản vì bộ hồ sơ có 2 phần: môt phần là các giấy tờ do bạn tự chuẩn bị, và một phần là các giấy tờ công ty cần nộp. Vì vậy, khi xin được việc, mọi người nên trao đổi với công ty để phối hợp cùng làm thủ tục xin visa.
Tùy vào uy tín của công ty tiếp nhận bạn, mà hồ sơ cần chuẩn bị rất khác nhau:
– Nếu đó là các công ty lớn, đã lên sàn chứng khoán của Nhật thì các giấy tờ phía công ty nộp rất ngắn gọn, chỉ gồm khoảng 3 giấy tờ căn bản, có thể chuẩn bị ngay.– Nếu là các công ty vừa và nhỏ thì các giấy tờ chứng minh khá phức tạp, đòi hỏi thời gian chuẩn bị dài.– Một số công ty có quy mô quá nhỏ, lĩnh vực hoạt động ko rõ ràng,…có thể sẽ ko xin được visa cho bạn.
nguon : suu tam
Từ khóa » Visa Kỹ Sư Có Chuyển Sang Tokutei được Không
-
Chuyển đổi Visa Thực Tập Sinh Sang Kỹ Sư – GIẢI ĐÁP THẮC MẮC
-
Lựa Chọn Giữa Visa đặc định Và Visa Kỹ Sư Nào Tốt Hơn?
-
Trượt Visa Kỹ Sư, Kỹ Thuật Viên Tham Gia đơn Hàng Kỹ Năng đặc định ...
-
TTS đi Nhật Có Thể Chuyển Sang Visa Kỹ Sư đi Nhật MÀ KHÔNG PHẢI ...
-
CÓ THỂ CHUYỂN TỪ VISA KĨ NĂNG ĐẶC ĐỊNH SANG VISA ...
-
ĐỐI TƯỢNG CHUYỂN ĐỔI TOKUTEIGINO - VJ Connects株式会社
-
YourBright - VISA KĨ SƯ VÀ VISA TOKUTEI CÓ GÌ KHÁC NHAU...
-
Chuyển đổi VISA - ❤️ ĐÂY SẼ LÀ BÀI VIẾT CỰC KÌ BỔ ÍCH...
-
Thực Tập Sinh Quay Lại Nhật Theo Diện Kỹ Sư Có Dễ Dàng Không?
-
Thực Tập Sinh Việt Nam Có Thể Chuyển Sang Visa Kỹ Sư, Kỹ Thuật Viên ...
-
Hỗ Trợ Chuyển Việc Tokutei Và Tư Vấn Visa Cho Người Việt Tại Nhật Bản
-
Tìm Hiểu Về Visa Kỹ Năng đặc định 特定技能 (phần 1) - TOHOWORK
-
Thông Tin Về Chính Sách Hỗ Trợ Tư Cách Cư Trú Cho Người Nước Ngoài ...
-
THÔNG TIN Mới Nhất Về Visa Kỹ Năng đặc định Nhật Bản - JVNET