Lưu ý Khi Sử Dụng Thuốc Metronidazol Trong điều Trị Các Bệnh Nhiễm ...
Có thể bạn quan tâm
Thuốc kháng sinh tuy đã được biết đến và sử dụng phổ biến nhưng nó vẫn khiến nhiều người e ngại vì những tác dụng phụ không mong muốn
1. Sơ lược thông tin về Metronidazol
Metronidazole là một dẫn xuất 5-nitroimidazole - loại thuốc kháng sinh đã được nghiên cứu, thử nghiệm và sử dụng phổ biến trong một số bệnh lý nhiễm khuẩn. Theo đó, biệt dược này hoạt động dựa trên phương thức phá vỡ cấu trúc ADN và khiến các vi khuẩn gây hại chết đi. Nó thường tác động đến các loại vi khuẩn kỵ khí, ký sinh trùng cụ thể như sau:
Trichomonas vaginalis
Trichomonas vaginalis là tên gọi của trùng roi âm đạo, một loại ký sinh trùng kỵ khí gây nên tình trạng viêm nhiễm vùng sinh dục cho cả nam và nữ. Nó có thể lây truyền trực tiếp qua da, niêm mạc hay trong quan hệ tình dục; hoặc truyền nhiễm gián tiếp thông qua những đồ dùng cá nhân của người bệnh như khăn, bồn tắm, áo quần,…
Entamoeba histolytica (Bệnh lỵ amip)
Hay còn được gọi là trùng kiết lị, chúng xâm nhập vào cơ thể và theo đường tiêu hóa đến ruột. Sự phát triển của trùng kiết lỵ dựa vào việc ăn chất nhầy, thức ăn,… bằng cách bám vào niêm mạc ruột. Thế nhưng, loại men do chúng tiết ra có thể phá hủy các tế bào niêm mạc, hình thành nên các ổ loét và gây xuất huyết.
Dientamoeba fragilis
Đây là một loại ký sinh trùng sống trong đại tràng của con người. Những triệu chứng thường gặp khi cơ thể mắc phải ký sinh trùng này gồm có: đau bụng, có cảm giác co thắt, tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi,… Tuy nhiên, một số trường hợp nhiễm ký sinh trùng nhưng lại không có biểu hiện triệu chứng. Tương tự như trùng kiết lỵ, Dientamoeba fragilis cũng lây truyền theo đường tiêu hóa.
Bacteroides fragilis
Là một loại vi khuẩn kị khí có mặt trong hệ vi sinh của đại tràng. Tuy nhiên, nếu gặp điều kiện thuận lợi, thường là vết tổn thương nặng sau phẫu thuật hoặc chấn thương, chúng sẽ dễ dàng phát triển và gây nên tình trạng nhiễm khuẩn (nhiễm khuẩn huyết, viêm phúc mạc, nhiễm khuẩn ổ bụng,…).
Một số loại vi khuẩn khác
-
Dracunculus medinensis: gây bệnh giun rồng.
-
Fusobacterium: loại vị khuẩn sống trong khoang miệng và có thể gây nên bệnh sâu răng và viêm quanh răng.
-
Giardia lamblia: ký sinh trùng thường gây bệnh viêm ruột, lây truyền qua đường tiêu hóa.
Metronidazol thường được chỉ định cho một số trường hợp nhiễm vi khuẩn kỵ khí và ký sinh trùng gây bệnh
2. Những lưu ý khi sử dụng thuốc Metronidazol
Metronidazol thường được điều chế dưới dạng viên nén, dịch tiêm tĩnh mạch, kem bôi,… Tùy theo loại bệnh lý và thể trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định đường dùng và liều lượng riêng. Song song với việc dùng thuốc, bạn cũng nên lưu ý một số vấn đề như sau:
Tình trạng sức khỏe trước khi sử dụng thuốc
-
Trẻ em: cơ thể trẻ em trước tuổi trưởng thành vẫn chưa phát triển hoàn thiện, cần sử dụng với liều lượng riêng và thận trọng với bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể sau khi dùng.
-
Phụ nữ có thai và cho con bú: tuyệt đối không sử dụng cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, lưu ý với bệnh nhân nên ngừng cho con bú trong thời gian điều trị với thuốc.
-
Người cao tuổi: là đối tượng có thể trạng yếu và dễ mắc phải nhiều bệnh lý nền. Vì vậy, bạn nên trình bày rõ với bác sĩ về những bệnh lý từng mắc trước đây và tình trạng sức khỏe hiện tại, đồng thời thực hiện kiểm tra tổng quát để bác sĩ điều chỉnh thuốc phù hợp.
-
Mắc bệnh lý nền: rối loạn tạo máu, bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh, suy gan, suy thận,… cần lưu ý với bác sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
-
Mẫn cảm: trường hợp bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm cũng nên lưu ý với bác sĩ, thực hiện test kháng sinh trước khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn, ngăn ngừa hậu quả không mong muốn.
Phụ nữ mang thai và cho con bú cần phải tham vấn và tuân theo chỉ định của bác sĩ trước trong trường hợp sử dụng phải sử dụng thuốc
Tác dụng phụ
Sử dụng thuốc kháng sinh luôn đi kèm với một vài tác dụng phụ nhưng do cơ địa và một số yếu tố khác, mức độ của các phản ứng ở mỗi người không giống nhau. Những triệu chứng thường gặp có thể kể đến như:
-
Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, khô miệng, buồn nôn, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón,…
-
Đau đầu, mệt mỏi.
-
Nước tiểu sẫm màu (do thuốc thải trừ một phần qua nước tiểu).
-
Miệng có cảm giác vị kim loại.
-
Xuất hiện các biểu hiện bất thường trên da: ngứa ngáy, mẩn đỏ,…
-
Nghiêm trọng: gây độc thần kinh, mất thăng bằng, chóng mặt, lú lẫn,… (phải ngừng điều trị)
Loại thuốc đang sử dụng
Bạn nên trình bày rõ với bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng để phòng tránh tình trạng tương tác thuốc, cũng như các phản ứng gây hại cho cơ thể.
Về ăn uống
Metronidazol không có phản ứng với các loại thực phẩm nên bạn có thể sử dụng thuốc sau ăn để giảm nguy cơ mắc các tác dụng phụ đường tiêu hóa.
Dùng thuốc chung với rượu sẽ gây ra những triệu chứng như dùng thuốc disulfiram (thuốc điều trị cho người nghiện rượu, nếu trong thời gian điều trị disulfiram người bệnh uống rượu sẽ làm xuất hiện những biểu hiện khó chịu) có thể là đỏ mặt, đau đầu, đánh trống ngực, buồn nôn.
Ngoài ra, người bệnh cũng phải từ bỏ thói quen hút thuốc là vì nó làm giảm tác dụng và khả năng hoạt động của thuốc.
Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bạn cần phải ghi nhớ cẩn thận những thông tin hướng dẫn sử dụng và lời tư vấn của bác sĩ
Metronidazol hay bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào đều có những tác dụng tốt đi kèm với tác dụng phụ không mong muốn. Vì vậy, để đảm bảo việc điều trị mang lại hiệu quả, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của nhân viên y tế. Bên cạnh đó, nếu bạn có băn khoăn trong quá trình dùng thuốc, hãy liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua số 1900.56.56.56 để được hướng dẫn cụ thể.
Từ khóa » Cách Dùng Thuốc Uống Metronidazol
-
Metronidazol Là Thuốc Gì? Công Dụng & Liều Dùng Hello Bacsi
-
Thuốc Metronidazole: Công Dụng, Chỉ định Và Lưu ý Khi Dùng | Vinmec
-
Thuốc Kháng Sinh Metronidazol: Tác Dụng, Liều Dùng Và Lưu ý Sử Dụng
-
Metronidazol Là Thuốc Gì? Công Dụng, Liều Dùng, Lưu ý Sử Dụng
-
Hướng Dẫn Sử Dụng Thuốc Metronidazol Hợp Lý
-
Metronidazol - Dược Thư
-
Metronidazol - Thuốc Kháng Khuẩn Kháng Virus
-
METRONIDAZOL 250MG - Dược Phẩm Nam Hà
-
Thuốc Kháng Sinh Metronidazol: Chỉ định, Liều Dùng Và Tác Dụng Phụ
-
Metronidazole 250mg - Mekophar
-
Thông Tin Về Thuốc Metronidazol 500mg/100ml
-
METRONIDAZOL - Kháng Sinh - DHG PHARMA
-
Thuốc Metronidazol Công Dụng Và Cách Dùng - Hapupharma
-
Thuốc Metronidazol Có Tác Dụng Gì? Cách Dùng Và Liều Dùng Thuốc ...