Lưu ý Khi Sử Dụng Vòng Tránh Thai Chị Em Cần Nhớ
Có thể bạn quan tâm
Truy cập nội dung luôn
Lưu ý khi sử dụng vòng tránh thai chị em cần nhớ
25/10/2020 | 14:26 PM
|Vòng tránh thai (dụng cụ tử cung) là biện pháp tránh thai được nhiều phụ nữ lựa chọn vì tính an toàn, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cần phải đặt tại các cơ sở y tế chuyên khoa, đồng thời phải theo hướng dẫn thăm khám định kỳ để kiểm tra chiếc vòng tránh thai, đảm bảo đặt đúng vị trí, không bị lệch để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
news-relateMới đây, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng đã đăng tải hình ảnh một em bé vừa chào đời, trên tay cầm chiếc vòng tránh thai của mẹ. Hình ảnh nhanh chóng thu hút sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Theo đó, bé là con thứ 3 của sản phụ T.T.P.L (34 tuổi, trú quận Dương Kinh, Hải Phòng). Trước đó, sản phụ này đã 2 lần đẻ thường vào các năm 2011 và năm 2015. Năm 2018, sản phụ đã đến bệnh viện tuyến huyện để đặt vòng tránh thai.
Sau khi bị chậm kinh, sản phụ đi siêu âm thì phát hiện vòng tránh thai được đặt đúng vị trí nhưng thai vẫn làm tổ và phát triển bình thường.
Bé trai này được sinh thường với cân nặng 3,3 kg và được chào đời cùng 1 chiếc vòng tránh thai của mẹ trong bánh rau. Theo ê-kíp đỡ đẻ, sau khi bé trai chào đời, các bác sĩ đã cho bé cầm vòng tránh thai để chụp ảnh làm kỷ niệm.
Trên thực tế, trường hợp chị em đặt vòng nhưng vẫn có thai và sinh con cũng đã từng diễn ra trước đây. Nhận định về điều này, BS Trương Thị Kim Hoa, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cho biết, đối với đặt vòng tránh thai, hiệu quả tránh thai mang lại rất cao, chiếm từ 97-99%. Tuy nhiên, điều đó đồng nghĩa với việc xác suất có thai ngoài ý muốn vẫn có thể xảy ra, chiếm khoảng 2-3%.
Theo đó, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Thứ nhất, có thể do vòng bị tuột, rơi ra ngoài sau khi đặt. Trường hợp này thường xảy ra trong 3 tháng đầu đặt vòng và nhất là trong chu kỳ kinh nguyệt. Một số chị em làm việc nặng, mang vác nhiều đồ cũng dễ khiến vòng tránh thai bị áp lực đẩy xuống thấp và tăng nguy cơ rơi ra ngoài.
Một nguyên nhân khác là do trong sinh hoạt hàng ngày, vòng tránh thai bị tác động lệch khỏi vị trí ban đầu hoặc bị biến dạng nên không đạt được hiệu quả tránh thai như mong muốn.
Bên cạnh đó, thời điểm đặt vòng cũng rất quan trọng, quyết định khá nhiều đến hiệu quả mà vòng tránh thai mang lại. Cụ thể, không đặt vòng quá sớm sau khi sinh, nhất là sinh mổ, khi tử cung chưa hồi phục, dễ gây tuột vòng hoặc lệch vòng.
Theo TS.BS Lê Thị Thu Hà, Trưởng khoa Hậu sản M (Bệnh viện Từ Dũ TPHCM), với những trường hợp có thai khi đặt vòng, chị em cần được bác sĩ theo dõi quá trình phát triển của thai nhi kèm theo chiếc vòng. Nếu chiếc vòng lệch thấp, nó sẽ được can thiệp để lấy ra.
Nếu vòng ở vị trí cao, nằm ngoài túi thai thì lúc sinh, chiếc vòng sẽ cùng với nhau thai tuột ra ngoài. Thực tế, trên thế giới, có trường hợp thai nhi khi được sinh ra còn "cầm" theo chiếc vòng tránh thai trên tay.
Không chỉ diễn ra trường hợp hy hữu sinh con ngoài ý muốn khi đã đặt vòng tránh thai, thực tế cũng ghi nhận một số trường hợp chiếc vòng tránh thai bị lệch khỏi vị trí ban đầu và "đi lạc" vào các bộ phận khác trong cơ thể.
Mới đây nhất, đầu tháng 6 vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ đã tiến hành phẫu thuật lấy vòng tránh thai "lạc chỗ" xuyên thành bàng quang cho một nữ bệnh nhân 39 tuổi.
Theo lời kể của người bệnh, chị đặt vòng tránh thai khoảng 10 năm trước tại cơ sở của bà "mụ vườn" gần nhà. Cách đây 4 năm chị có đến cơ sở y tế địa phương để lấy vòng ra, nhưng được thông báo là không tìm thấy vòng tránh thai trong lòng tử cung. Đến thời gian gần đây do đau âm ỉ hạ vị kèm tiểu buốt nên mới đến bệnh viện thì được phát hiện vòng đã "chui" xuyên thành bàng quang.
Bác sĩ Nguyễn Phước Lộc (Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ) cho biết, vòng tránh thai là biện pháp tránh thai được nhiều phụ nữ lựa chọn vì tính an toàn, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, cần phải đặt tại các cơ sở y tế chuyên khoa, đồng thời phải thăm khám định kỳ để kiểm tra chiếc vòng tránh thai, đảm bảo đặt đúng vị trí, không bị lệch để tránh những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra.
Những ai không được đặt vòng tránh thai?
Đề cập cụ thể về những đối tượng chống chỉ định tuyệt đối với đặt vòng tránh thai, trong tài liệu Hướng dẫn Quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ Y tế ban hành năm 2016 đã nêu rõ, những chị em thuộc các nhóm sau không được đặt vòng tránh thai:
- Chị em đang có thai
- Bị nhiễm khuẩn hậu sản
- Ra máu âm đạo chưa được chẩn đoán nguyên nhân
- Ung thư cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung
- Đang bị ung thư vú (chỉ đối với dụng cụ tử cung giải phóng levonorgestrel)
- U xơ tử cung hoặc các dị dạng khác làm biến dạng buồng tử cung
- Đang viêm tiểu khung; đang viêm mủ cổ tử cung hoặc nhiễm Chlamydia, lậu cầu.
- Lao vùng chậu...
Nguồn: Báo Gia đình xã hội
- Tweet
Tin liên quan
- Bước tiến mới trong điều trị bệnh thận mạn tại Việt Nam
- Bác sĩ Quảng Bình nảy sáng kiến tích trữ nước sạch để phục vụ bệnh nhân trong lũ lụt
- Bệnh viện đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ thí điểm xử lý nước nhiễm mặn thành nước sạch
- Chung tay nâng cao nhận thức về bệnh ung thư vú
- Hơn 100.000 kết quả quét mã QR đánh giá chất lượng gửi về Ban Tổ chức cuộc thi 'Cơ sở y tế Xanh - Sạch - Đẹp'
- Nâng cao chất lượng điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM
- Triển khai hiệu quả Công điện số 25/CĐ -TTg của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao
Cải cách hành chính Bộ Y tế
Tin tức sự kiện
Hoạt động Lãnh đạo Bộ Tin tổng hợp Thông tin chỉ đạo điều hành Hoạt động của địa phương Điểm tin Y tế Chuyển đổi số y tếThông tin tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện pháp luật, chế độ, chính sách
Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật nói chung Chế độ chính sách lĩnh vực y tếChiến lược định hướng quy hoạch, kế hoạch phát triển
Công khai thông tin tài chính doanh nghiệp
Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp hàng năm Công bố KH sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm của doanh nghiệp Báo cáo chế độ tiền lương, thưởng của doanh nghiệpCông khai ngân sách Bộ Y tế
Dự toán ngân sách năm đã được cấp có thẩm quyền giao Tình hình thực hiện dự toán ngân sách trong năm Quyết toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Tổng hợp tình hình công khaiCông khai tiếp nhận, phân bổ đóng góp hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19
Công bố thông tin liên quan đến lĩnh vực dược
Công bố thông tin liên quan đến lĩnh vực dược Thu hồi chứng chỉ hành nghề dược Thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược Thông tin liên quan đến thuốc nhập khẩu Thông tin cơ sở bán buôn thuốc của cơ sở có quyền nhập khẩu nhưng không được quyền phân phối Danh mục cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc Danh mục thuốc chưa đáp ứng đủ nhu cầu điều trị công bố theo Điều 66 Nghị định 54/2017/NĐ-CP Thông tin đấu thầuThông cáo báo chí
Hỏi đáp y tế
Thống kê y tế
Lịch công tác
Liên kết
---Trang liên kết--- Cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ Các Bộ, Ngành Các đơn vị thuộc Bộ Khối Bệnh viện Khối Viện Khối trường Đại học, Cao đẳng Các Tổng công ty Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW Y tế các ngànhThăm dò ý kiến
- %
Từ khóa » Hình ảnh Vòng Tránh Thai Nằm Trong Tử Cung
-
Cảnh Giác Thủng Tử Cung Khi đặt Hoặc Tháo Vòng Tránh Thai | Vinmec
-
8 Dấu Hiệu Tuột Vòng Tránh Thai Chị Em Hết Sức Lưu ý - Hello Bacsi
-
Đặt Vòng Tránh Thai Quan Hệ Có Bầu Không? Vì Sao đặt Vòng Vẫn Có ...
-
Giải đáp Băn Khoăn Vòng Tránh Thai Là Gì Và Cơ Chế Hoạt động Ra Sao
-
Các Loại Vòng Tránh Thai Và ưu Nhược điểm Chị Em Cần Biết
-
Tại Sao Chị Em Cần Phải Siêu âm Kiểm Tra Vòng Tránh Thai định Kỳ?
-
Dấu Hiệu Lệch Vòng Tránh Thai Chị Em Cần Biết - Docosan
-
Kiểm Tra Vòng Tránh Thai Bằng Cách Nào An Toàn Nhất - Docosan
-
Đặt Vòng Tránh Thai: Tại Sao đặt Vòng Vẫn Có Thai?
-
Đặt Vòng Tránh Thai - Những điều Cần Biết
-
Dụng Cụ Tử Cung (IUDs) - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Lấy Vòng Tránh Thai Cho Sản Phụ 12 Tuần | Tin Tức
-
Vòng Tránh Thai Nằm Sát Buồng ối Có Thai Nhi, Người Phụ Nữ 'tá Hỏa ...