Lưu ý Những Ký Hiệu Trên Ly Nhựa Và Sử Dụng đúng Cách

Hầu hết các ly nhựa, đồ dùng bằng nhựa đều có các ký hiệu này, vậy tại sao người ta phải đánh dấu như vậy, có nguyên nhân của nó cả đấy. Đây là quy chuẩn chung trên Thế giới mà bạn cần Lưu ý những ký hiệu trên ly nhựa và sử dụng đúng cách để bảo vệ sức khỏe của bạn và người thân.

Những sản phẩm gia dụng làm bằng nhựa như chai nước, ly nhựa, hộp lọ mà bạn mua không phải cái nào cũng giống nhau và sự khác biệt quan trọng chính là của từng loại nhựa mà cấu tạo nên chúng. Mỗi loại nhựa đều được biểu thị bằng chữ cái hoặc con số, thường nằm giữa hình tam giác với các mũi tên và có thể tìm thấy trên vỏ hoặc dưới đáy các sản phẩm nhựa.

Các kí hiệu này ẩn chứa thông tin quan trọng vì mỗi loại nhựa lại chứa những chất hóa học có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe của chúng ta theo các cấp độ khác nhau. Dưới đây là tổng hợp 7 loại nhựa thường được sử dụng và ý nghĩa kí hiệu của chúng.

1. Ký hiệu trên ly nhựa Số 1 – PET hay còn gọi là PETE

Nhựa PET (viết tắt của polyethylene terephthalate) là một trong số những loại nhựa được sử dụng phổ biến cho các sản phẩm gia dụng, ví dụ như chai nước khoáng, nước ngọt, bia và bao bì đóng gói.

Đây là kí hiệu chỉ loại nhựa chỉ sử dụng duy nhất một lần, nên nếu dùng đi dùng lại có thể gia tăng nguy cơ làm hòa tan các kim loại nặng và hóa chất cấu tạo nên chúng. Các chất này làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hóc-môn trong cơ thể.

Ly nhựa PET với ký hiệu số 1 trong vòng tam giác cân

Nhựa PET rất khó để làm sạch, mức độ tái chế của chúng cũng rất thấp (chỉ khoảng 20%) vì vậy tốt nhất là dùng xong hãy vứt chúng đi ngay.

Số 2: Nhựa HDPE

Đây là loại nhựa có tỷ trọng polyethylen cao, hay còn được gọi là HDPE. Nhựa HDPE thường được dùng làm bình sữa, bình đựng chất tẩy rửa, đồ chơi và một số loại túi nhựa hoặc các vật có độ tinh khiết cao.… Ngoài ra, tất cả các thùng nhựa được dùng riêng cho bảo quản thực phẩm đều được làm từ loại nhựa này. Theo các chuyên gia, bạn nên chọn mua những chai nước có kí hiệu HDP hoặc HDPE dưới đáy chai, vì loại nhựa này được xem là an toàn nhất, vi khuẩn khó tích tụ do bề mặt khá trơn láng.

Các chai nhựa này có khả năng chịu nhiệt đến 110 độ C, thường được dùng đựng thực phẩm, sữa tắm hoặc các vật có độ tinh khiết cao.

Tuy không thải ra chất độc nào nhưng khi được tái sử dụng chúng, loại nhựa này khó làm sạch, các chất còn sót lại rất dễ trở thành ổ vi khuẩn.

3. Số 3 – PVC hay 3V

PVC là loại nhựa mềm và dẻo được sử dụng để sản xuất bao bì thực phẩm trong suốt, chai đựng dầu ăn, đồ chơi và rất nhiều sản phẩm khác. PVC khá phổ biến nhưng chúng có chứa 2 loại hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến hóc-môn cơ thể.

Số 3 – PVC hay 3V

Chất này có thể giải phóng chất độc khi ở nhiệt độ cao, nên chỉ được phép đựng thực phẩm hoặc đồ uống dưới 81 độ C.

4. Số 4 – LDPE

LDPE là chất nhựa nhiệt dẻo mật độ thấp khá phổ biến trong các hộp mì, hộp đồ đông lạnh, túi đựng hàng và vỏ bánh. Sản phẩm chứa chất này sẽ không thể làm nóng trong lò vi sóng, tránh nhiệt độ cao vì sẽ giải phóng hóa chất.

Chất này không thể làm nóng trong lò vi sóng vì sẽ giải phóng chất độc hại.

Đây là loại nhựa có chứa polyethylen mật độ thấp (viết tắt là LDPE), thường đươc sử dụng để làm các loại túi nhựa, dây buộc, vỏ đĩa CD, vỏ ổ đĩa cứng, các loại chai có thể bóp, một số loại chai nhựa, giấy gói thực phẩm, hộp đựng thực phẩm…

Mặc dù không rỉ ra các chất độc hại khi sử dụng cũng như chưa có bằng chứng nào cho thấy LDPE có tác hại đến sức khỏe con người, nhưng các chuyên gia cũng khuyên người sử dụng không nên lạm dụng loại nhựa số 4 này để đựng thức ăn.

5. Số 5 – PP

Được làm từ polypropylene, PP là một loại nhựa cứng và an toàn, có khả năng chịu nhiệt tuyệt vời cùng với độ bền cao. Nếu bạn muốn dùng hộp nhựa để đựng thực phẩm thì nên chọn loại có ký hiệu số 5 để đảm bảo không có hóa chất độc hại. PP có màu trắng, trong suốt, thường được dùng trong việc sản xuất hộp sữa chua, chai đựng nước lọc, lọ đựng thuốc, chai đựng sirô hay nước sốt cà chua, tương ớt, ống hút…

Hộp dùng trong lò vi sóng thường sử dụng loại nhựa này do khả năng chịu nhiệt đạt 130°C. Loại nhựa này được xem là an toàn, rất dễ tái chế.

PP (polypropylene) là loại nhựa màu trắng hoặc gần như trong suốt, dùng để làm cốc đựng sữa chua, si-rô, hoặc cốc cà phê. Chất này bền và nhẹ, chịu được ở nhiệt độ 167 độ C nên có thể tái sử dụng, quay trong lò vi sóng. PP cũng chống được ẩm và chất nhờn rất tốt.

6. Số 6 – PS

PS, hay polystyrene, là loại nhựa rẻ và nhẹ có thể tìm thấy trên vỏ một số hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic. Dù chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh đáng kể, nhưng ở nhiệt độ cao như lò vi sóng chúng có thể giải phóng chất độc hại. Ngoài ra, cũng không được dùng đựng đồ có chất acid mạnh, chất kiềm mạnh. Chính vì thế, loại nhựa này không được phép dùng để đựng đồ ăn thức uống lâu dài.

Khi sử dụng ở nhiệt độ cao, các chế phẩm này thường sản sinh ra chất Styrene cực độc.

Nhựa số 6 được sử dụng để làm ra các ly, hộp, đĩa thức ăn nhanh (dùng 1 lần rồi bỏ) hay các hộp thức ăn mang về. Chúng có khả năng chịu nhiệt và lạnh cao. Việc tái chế PS rất khó khăn. Do đó, nên hạn chế sử dụng các loại đồ nhựa mang ký hiệu số 6 càng tốt.

7. Số 7 – PC hoặc không có kí hiệu

Loại nhựa này có thể dùng để đựng thùng hoặc can nước dung tích 3 – 5 lít và một số sản phẩm đựng thức ăn. Là loại nhựa nguy hiểm nhất, dễ dàng sinh ra chất gây ung thư, vô sinh BPA.

PC được sử dụng rất phổ biến, nhất là làm chai sữa, cốc dùng một lần.

Tuy vậy, thỉnh thoảng cũng thấy ký hiệu PC ở những chai nước uống thể thao hay nắp, bình, chai chứa thực phẩm cần tiệt trùng… Vì vậy bạn tuyệt đối không nên sử dụng hay tái sử dụng chúng với bất kì hình thức gì.

Dùng loại ly nhựa nào là an toàn

Tóm lại, chúng ta chỉ nên sử dụng các loại ly có in ký hiệu HDPE, LDPE, PP và PET. Riêng đối với PET, hãy đảm bảo rằng bạn rửa sạch chai trước khi tái sử dụng

Từ khóa » Cốc Nhựa Chịu Nhiệt