Lưu ý Quan Trọng Khi đưa Trẻ Sơ Sinh Từ Viện Về Nhà - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà là một sự kiện lớn. Nếu đây là bé đầu lòng, chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều lo lắng. Vậy khi đưa bé từ viện về cần làm gì?
Những chia sẻ sau sẽ giúp bạn làm được điều này một cách dễ dàng hơn.
Chuẩn bị đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà
Sau khi sinh, bạn sẽ cần ở lại bệnh viện từ 1 – 3 ngày. Nếu bạn sinh thường, bạn sẽ được xuất viện sau 48 giờ nếu không có biến chứng. Nếu bạn sinh mổ, bạn sẽ được xuất viện sau 72 giờ.
Quần áo bạn mặc khi về nhà phải rộng rãi và thoải mái. Quần áo của bé nên phù hợp với thời tiết. Đừng để bé cảm thấy quá lạnh hoặc quá nóng khi ở trong xe.
Quá trình đón trẻ sơ sinh về nhà sẽ có rất nhiều công việc. Bạn nên chuẩn bị sẵn các vật dụng dành cho trẻ trong giai đoạn mang thai. Bạn cũng có thể nhờ các thành viên trong gia đình chuẩn bị sẵn mọi thứ trước khi bạn xuất viện.
Sau khi đón bé từ viện về nhà
Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ thường rất yếu. Do đó, trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh từ những người xung quanh. Vì vậy, bạn nên yêu cầu mọi người rửa tay trước khi chạm vào bé. Các chuyên gia khuyến cáo rằng bất cứ ai thường xuyên tiếp xúc với bé nên được tiêm vắc xin Tdap (uốn ván, bạch hầu, ho gà) và vắc xin cúm.
Bạn cần giới thiệu bé với anh chị em hoặc vật nuôi trong gia đình. Bạn nên làm điều này trong một môi trường an toàn. Đừng bao giờ để bé ở một mình với anh chị em và vật nuôi. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dành thời gian ở riêng với những đứa trẻ khác để các con không cảm thấy mình bị “ra rìa’ khi có thành viên mới.
Bạn cũng đừng “bỏ quên” chồng mình nhé. Hãy tâm sự với nửa kia về cảm xúc, những khó khăn và mong muốn để cả hai cùng vượt qua thời gian vất vả này.
Cuối cùng, bạn cần dành thời gian để chăm sóc bản thân. Xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập phù hợp sẽ giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh và phấn chấn hơn.
Kết nối tình cảm với trẻ sơ sinh trong tháng đầu tiên
Xây dựng tình cảm với bé là cả một quá trình. Đôi khi mối liên kết này sẽ xuất hiện ngay lập tức nhưng đôi lúc phải mất vài tuần hoặc vài tháng. Điều này phụ thuộc vào khoảng thời gian mà bạn ở cạnh bé. Nếu bé phải ở lại bệnh viện để điều trị thì bạn có thể gặp khó khăn đấy. Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào việc bé là con thứ mấy trong gia đình.
Sau khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà, có nhiều thứ bạn có thể làm để thúc đẩy sự gắn kết giữa bạn và bé. Bé rất nhạy cảm với xúc giác và thính giác. Do đó, hãy dành thời gian để ôm bé. Bạn có thể âu yếm hoặc hôn bé. Cố gắng giao tiếp bằng mắt với con. Cho bé bú mẹ, tắm cho bé… là những hoạt động giúp thắt chặt mối quan hệ giữa mẹ và bé tự nhiên nhất. Mỗi bé sẽ có cách phản ứng khác nhau, vì vậy hãy dành thời gian để tìm hiểu. Nếu bạn cảm thấy lo lắng về điều gì đó, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Giao tiếp là một phần để tạo nên sự gắn kết. Bạn nên nói, đọc và hát cho bé. Mỉm cười và các biểu hiện trên khuôn mặt cũng ảnh hưởng đến bé. Tất cả những điều này sẽ giúp bé phát triển.
Trẻ con không thể nói được, thay vào đó chúng sẽ khóc. Đây là một phản ứng tự nhiên, nếu quan sát kỹ, tiếng khóc của trẻ sẽ thể hiện một số ý nghĩa nhất định. Một số tiếng khóc có thể cho thấy bé đang đói, một số tiếng khóc khác lại cho thấy bé cần thay tã. Bé có thể khóc nếu sợ. Lúc này, bạn cần làm là dùng lời nói âu yếm để xoa dịu bé.
Khi 2 đến 3 tháng tuổi, bé sẽ có nhiều phản ứng khác. Bé có thể bắt chước bạn như cười. Bé cũng sẽ bắt đầu học hỏi và khám phá thế giới xung quanh.
Khi nào nên đưa bé đến bác sĩ?
Sau khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà, bạn cần theo dõi bé thường xuyên để nhận biết kịp thời những vấn đề bất thường. Hãy đưa trẻ đến bác sĩ nếu bé có các dấu hiệu sau:
- Sốt cao trên 38°C
- Thở nhanh hoặc không đều. Gọi cấp cứu ngay nếu bé không thở hoặc chuyển sang tím tái
- Nôn ra máu hoặc phân có máu
- Nôn mửa liên tục
- Có dấu hiệu nhiễm trùng
- Khô miệng hoặc khóc mà không có nước mắt. Bé đi tiểu ít và bị tiêu chảy. Đôi mắt lệch xuống hoặc có 1 chỗ mềm trên đầu cũng là dấu hiệu cần lưu ý.
- Tiêu chảy nhiều (hơn 8 lần trong 8 giờ)
- Không phát triển các giác quan, chẳng hạn như thính giác hoặc thị giác.
Việc ghi chép lại các triệu chứng và thay đổi của bé cũng rất hữu ích. Bạn có thể ghi chú vào cuốn sổ tay hoặc thiết bị điện tử thông minh như iPad hoặc điện thoại.
Gia đình bạn sẽ có nhiều thay đổi sau khi đưa trẻ sơ sinh từ viện về nhà. Do đó, hãy chuẩn bị vật dụng cần thiết cũng như tâm lý sẵn sàng để vượt qua giai đoạn đầu đầy khó khăn này bạn nhé.
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Từ khóa » Cách đón Trẻ Sơ Sinh Về Nhà
-
Mẹo Bế Con Từ Viện Về Nhà Theo Dân Gian Giúp Mẹ Nhàn Tênh
-
10 Phong Tục đón Trẻ Sơ Sinh Về Nhà Bố Mẹ Thông Minh Cần Biết
-
Phong Tục đón Trẻ Sơ Sinh Từ Kinh Nghiệm Dân Gian
-
ĐÓN BÉ TỪ VIỆN VỀ MẸ CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ? - Răng Sữa
-
6 Mẹo Hay Dân Gian để Trẻ Sơ Sinh ẵm Từ Viện Về Nhà Dễ Nuôi Sổ Sữa ...
-
Phong Tục đón Trẻ Sơ Sinh Về Nhà Không Phải Ai Cũng Biết
-
Chuẩn Bị đón Bé, Văn Khấn đón Trẻ Sơ Sinh Về Nhà Từ AZ
-
Những điều Bố Mẹ Cần Biết Về Phong Tục đón Trẻ Sơ Sinh Về Nhà
-
Đón Bé Từ Viện Về Nhà Theo Kinh Nghiệm Dân Gian. Những điều Cần ...
-
Mẹo Vặt Kinh Nghiệm Bà đẻ Làm Khi đưa Con Rời Viện Về Nhà Giúp Bé ...
-
Chọn Ngày đón Trẻ Sơ Sinh Về Nhà Như Thế Nào?
-
6 Mẹo Hay Dân Gian Ngày đầu Trẻ Sơ Sinh Về Nhà để Bé Dễ Nuôi, Sổ ...
-
10 Phong Tục Đón Bé Từ Viện Về Nhà Theo Kinh Nghiệm Dân Gian
-
Những Phong Tục đón Trẻ Sơ Sinh Về Nhà Theo Quan Niệm Dân Gian